Xem Nhiều 6/2023 #️ Ý Nghĩa Trọng Đại Của Cách Mạng Tháng Mười # Top 15 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 6/2023 # Ý Nghĩa Trọng Đại Của Cách Mạng Tháng Mười # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Trọng Đại Của Cách Mạng Tháng Mười mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“…Dù người ta nghĩ thế nào về chủ nghĩa bônsêvích chăng nữa cũng không thể chối cãi được tằng: Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện lớn của lịch sử nhân loại…”                                                                                                                                              Giôn Rít

Một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, cuộc cách mạng đã làm cho mơ ước ngàn đời của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột về cuộc sống tốt đẹp, về khả năng xây dựng một xã hội mới công bằng, văn minh đã trở thành hiện thực. Vì thế Cách mạng Tháng Mười được ghi nhận là cuộc cách mạng giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nhưng chính vào những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, trong gần ba thập kỷ qua, đã xuất hiện không ít những luận điệu xuyên tạc, bôi đen Cách mạng Tháng Mười, công kích quyết liệt lý tưởng và sự nghiệp cao cả của cuộc cách mạng vĩ đại này. Những luận điệu đó đổi trắng thay đen, coi Cách mạng Tháng Mười là một thể nghiệm sai lầm, là cuộc cách mạng phi lý, không tưởng , kéo lùi sự phát triển của loài người. Cái cớ mà họ đưa ra vẫn chỉ là coi sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đặt dấu chấm hết đối với Cách mạng Tháng Mười. Đúng là kể từ khi Cách mạng Tháng Mười thành công, gần ba thập niên vừa qua là tổn thất nặng nề nhất và đau buồn nhất đối với các đảng cộng sản, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Nhưng không vì thế mà Cách mạng Tháng Mười mất đi ý nghĩa lịch sử nhân loại.

I

1. Cách mạng Tháng Mười là sự đột phá quan trọng tạo ra sự thay đổi trình tự phát triển của các nấc thang trong xã hội

Nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, Mác đã khái quát nó qua sự phát triển các phương thức sản xuất kế tiếp nhau và gọi đó là các hình thái kinh tế – xã hội. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử, tự nhiên. Sự thay đổi hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế – xã hội khác nhất định sẽ diễn ra và phải có điều kiện: hình thái cũ đã mất hết khả năng tự phát triển và trở thành lực cản xã hội. Chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị chủ nghĩa xã hội thay thế, và điều đó sẽ xảy ra ở những nước mà chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh cao.

Trước Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa tư bản Nga còn ở giai đoạn phát triển thấp. Phải có sự phát triển hơn nữa thì chủ nghĩa tư bản ở đây mới có thể tạo ra những tiền đề cho xã hội mới. Cũng vì vậy, không ít các nhà dân chủ – xã hội Nga cho rằng: trước tên, cần tạo ra những tiền đề văn minh cho chủ nghĩa xã hội, sau đó giai cấp công nhân mới có thể giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin và Đảng bônsêvích Nga đã vận dụng sáng tạo các luận điểm của Các Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga bằng việc trước tiên giai cấp công nhân giành lấy chính quyền, rồi sau đó dựa vào chính quyền của mình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Sự vận dụng sáng tạo đó của Lênin là có căn cứ thực tế. Nước Nga Sa hoàng lạc hậu hơn các nước tư bản rất nhiều, xã hội vô cùng thối nát. Đã thế, nó lại bị cuốn vào cuộc chiến tranh đế quốc nên càng gặp khó khăn gấp bội. Mặc dù ở Nga, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chưa thật sâu sắc nhưng đã xuất hiện tình thế cách mạng vì mâu thuẫn trong lòng xã hội đã gay gắt đến tột độ. Đó là mâu thẫn giữa giai cấp thống trị với các tầng lớp lao động và binh lính. Khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến tranh cách mạng” là khẩu hiệu sáng tạo. Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra và thành công. Sự “đột phá Tháng Mười” mở đầu cho một xu thế mới của lịch sử thế giới. Nước Nga đứng trước một thách thức vĩ đại của lịch sử: chủ nghĩa xã hội khoa học vượt ra ngoài lý thuyết, đi vào thực tiễn trong một nước tư bản chủ nghĩa chưa phát triển, tàn dư phong kiến còn nhiều, lại bị kiệt quệ sau chiến tranh. Nó phải giải quyết một cách rất sáng tạo hàng loạt vấn đề chưa có tiền lệ.

2. Cách mạng Tháng Mười tạo xung lực mạnh mẽ làm thay đổi thế giới

Sự phát triển của xã hội loài người từ sau Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ những đóng góp của Cách mạng tháng Mười là rất to lớn.

Thế giới trước Cách mạng Tháng Mười la thế giới của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu sau chiến thắng chủ nghĩa phong kiến đã bành trướng ra khắp thế giới với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự chưa từng có. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm vũ trụ, chi phối mọi mặt đời sống quốc tế. Cách mạng Tháng Mười nổ ra và thắng lợi đã làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa bị phá vỡ một mảng lớn. Các dân tộc bị áp bức bừng tỉnh, bung ra với một động lực mới. Các nước tư bản phát triển không còn có thể mặc sức bành trướng, tự do “tranh ăn” với nhau bằng những xung đột, kể cả chiến tranh thế giới. Không có Cách mạng Tháng Mười thì không thể có phong trào giải phóng dân tộc quốc tế lớn mạnh, dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải phóng hàng loạt nước trên thế giới như gần thế kỷ vừa qua đã chứng thực.

Cách mạng Tháng Mười tạo ra một khả năng mới cho sự phát triển của các dân tộc, tạo ra đối trọng mới để thế giới cân bằng. Trước Cách mạng Tháng Mười, chế độ tư bản chủ nghĩa hiện diện như một định mệnh. Các nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, các nước thuộc địa nhìn thấy thực trạng của nhà nước tư bản chính quốc mà kinh hãi. Chủ nghĩa tư bản phát triển trên máu và nước mắt của người lao động. Tích lũy tư bản là tích lũy sự giàu sang, cũng là tích lũy sự khốn khó. Sự xuất hiện một nước Nga Xô viết, tiếp theo là hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa khác, đã thành tấm gương lớn, thành một sức hút mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội chưa mang lại sự giàu có hơn chủ nghĩa tư bản vì điểm xuất phát quá thấp, nhưng nó cũng đã làm được nhiều việc hơn chủ nghĩa tư bản trong việc xóa bỏ áp bức, bất công. Đó là sự đáp ứng nhiều mặt khát vọng của con người.

Không ai có thể phủ nhận sự thật sau đây:

Chủ nghĩa xã hội đã từng là một hệ thống hùng mạnh trên thế giới. Với hơn 10 nước, trên 1,5 tỷ người, trong đó có nước đứng vào hàng siêu cường, là một trong hai khối kinh tế chính trị quân sự hùng mạnh. Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong một thời gian dài đã là chỗ dựa tin cậy của các nước thuộc địa, của phong trào giải phóng dân tộc, vì thế, đã làm cho chủ nghĩa tư bản phải kiêng nể. Chính nhờ có đối trọng ấy mà thế giói vừa qua có sự cân bằng nhất định, đỡ bị áp đặt, chèn ép, đe dọa từ phía các thế lực tư bản từng thống trị thế giới trước đây, ngăn ngừa được thảm họa chiến tranh hạt nhân. Chủ nghĩa xã hội hiện thực không chỉ là nhân tố cần thiết cho hòa bình và ổn định thế giới, mà còn là điều kiện không thể thiếu để các nước nhỏ có được độc lập, tự do thật sự.

Cách mạng Tháng Mười đã làm cho ngay các nước tư bản chủ nghĩa cũng phải có sự thay đổi cần thiết. Chủ nghĩa tư bản tới nay còn đứng vững và phát triển được là vì bản thân nó đã có nhiều thay đổi khác trước. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản có sự điều chỉnh và thích nghi. Có một điều chắc chắn là: ngày nay chủ nghĩa xã hội vẫn là một yếu tố quan trọng tham gia quyết định chiều hướng phát triển của thế giới, chủ nghĩa tư bản đã không thể “tự nó”, mà phải “vì nó”. Những thay đổi của chủ nghĩa tư bản trong chiến lược kinh tế, chính trị và trong các chính sách về phúc lợi xã hội, về lương, về bảo hiểm… đều do kết quả đấu tranh của gia cấp những người lao động và cùng với nó, là có phần tác động của chủ nghĩa xã hội.

II

Thế giới trong những thập kỷ qua đã thay đổi chưa từng thấy, đặc biệt là xảy ra sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, thành quả trực tiếp do cách mạng Tháng Mười đem lại.

Trước hết cần xác định: sự sụp đổ đó, tuyệt nhiên không thể quy tội cho Cách mạng Tháng Mười. Đó cũng không phải là sự tiêu vong của chủ nghĩa xã hội. Lịch sử đã chứng tỏ Châu Âu sau một loạt cuộc cách mạng tư sản đâu đã thuần chất tư sản. Ở Pháp, không ít năm sau Cách mạng tư sản, thế lực quân chủ phong kiến vẫn còn trỗi dậy. Thành quả do Cách mạng Tháng Mười đem lại có thể bị mất đi ở nơi này, nơi khác, nhưng Cách mạng Tháng Mười trước sau vẫn là cột mốc lịch sử báo hiệu một chiều hướng và khả năng phát triển mới của nhân loại.

Cách mạng Tháng Mười đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và đã thực hiện được sứ mệnh của nó. Những thành quả của nó không thế lực nào có thể phủ nhận, cho dù đang bị thử thách. Sự khủng   hoảng và đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân khách quan và có những nguyên nhân chủ quan.

1. Những nguyên nhân khách quan

Cách mạng Tháng Mười mang tính chất đặc thù. Đây không phải là cuộc cách mạng thủ tiêu xã hội tư bản chủ nghĩa khi xã hội đó đã phát triển đến tột đỉnh và mâu thuẫn nội tại gay gắt tới mức không thể điều hòa, mà đây là cuộc cách mạng chống chiến tranh đế quốc diễn ra ở một nước tư bản chủ nghĩa thuộc loại lạc hậu ở châu Âu. Và chính điều đó đặt cuộc cách mạng sau đó trước những nhiệm vụ khó khăn chưa từng thấy. Nếu không có sự nỗ lực lớn, không có bước đi, phương pháp thích hợp, thì việc phải trả giá nặng nề, thậm chí bi đát là điều khó tránh.

Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không chỉ phải vượt qua sức ỳ to lớn của các thực trạng kinh tế- xã hội lạc hậu, thua kém xa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, mà chủ nghĩa xã hội hiện thực còn phải thường xuyên đương đầu với sự chống phá điên cuồng mang tính phục thù của chủ nghĩa tư bản. Bằng mọi thủ đoạn kinh tế- chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng, các thế lực đế quốc đã không ngừng gây sức ép, làm suy yếu, và là nhân tố dẫn đến làm tan rã nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

2. Những nguyên nhân chủ quan

Sự lãnh đạo của một số Đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tích và ưu điểm, còn có nhiều thiếu sót, sai lầm, thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, duy ý chí, cứng nhắc và chủ quan. Các Đảng khi nắm quyền thường tự đưa ra nguyên tắc, quy luật, mô hình theo một dạng, một kiểu, rồi tự buộc mình phải vận động trong khuôn khổ  và theo tiêu chí đã định. Như vậy, chủ nghĩa xã hội tại các nước đó đã không tránh khỏi trì trệ, rập khuôn, thiếu khoa học, mất khả năng sáng tạo, làm cạn kiệt tiềm năng vốn có, ngày càng lạc hậu với thời đại, thua kém chủ nghĩa tư bản về nhiều mặt.

Hai là, vi phạm, xa rời và từ bỏ những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin, của chủ nghĩa xã hội. Có thể nêu một số trường hợp.

Cải tổ, cải cách là cần thiết để chủ nghĩa xã hội khắc phục được những biến dạng tai hại. Nhưng coi cải tổ như một sự phủ định sạch trơn thì chẳng khác gì từ bỏ, chống lại Cách mạng Tháng Mười, đi chệch mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Phát triển  nhận thức, tư duy mới là cần thiết nhưng không thể nhân danh tư duy mới đi đến phủ nhận tất cả, phủ nhận quan điểm, lập trường giai cấp, rồi phủ nhận luân học thuyết cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Dân chủ là cần, là hoài bão, là nhu cầu bức xúc của xã hội văn minh. Nhưng dân chủ tràn lan, vô tổ chức, không có van hãm, thì lại thành vô chính phủ.

Không thể không cảnh giác với vấn đề đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập. Không ít Đảng cộng sản cầm quyền vì thực hiện đa nguyên, đa Đảng như thế nên đã mất chính quyền, và sau đó lại không được hưởng chính chế độ đa nguyên, đa Đảng do mình đã đề ra.

III

Tình hình trên làm nổi rõ một số bài học lớn:

Bài học về nguyên tắc. Phải tránh cả hai cực đoan : một phía là nguyên tắc hóa vô tội vạ, quy luật hóa tràn lan, mô hình hóa cứng nhắc; và cực đoan phía khác là vi phạm  và xa rời nguyên tắc, từ bỏ nguyên tắc và vô nguyên tắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói; “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Phải có nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ; là việc bảo vệ và củng cố chính quyền nhân dân. Phải phân biệt được những gì là nguyên tắc, định hướng, những gì là giải pháp tình thế. Phong trào cộng sản phải tiếp tục sự nghiệp Cách Mạng Tháng Mười, nhưng không khát khao đeo bám những kinh nghiệm quá khứ, mà luôn luôn sáng tạo, mở cửa, để bước đi theo nhịp bước của thời đại.

Bài học về sự đổi mới. Chủ nghĩa xã hội là sự vận động không ngừng. Chủ nghĩa xã hội cần phải đổi mới. Sự nghiệp đổi mới cần được tiến hành thường xuyên liên tục. Nhưng đổi mới cũng phải có định hướng, chỉ đạo. Đổi mới sáng tạo có kế thừa chứ không phải là xóa bỏ sạch trơn. Đổi mới phải đảm bảo tình hình ổn định, bảo đảm trật tự, kỷ cương chứ không thể là sự đảo lộn, hỗn loạn vô chính phủ.

Bài học cảnh giác. Cách mạng đã thành công – chưa đủ. Cách mạng đã đứng vững và đã trải qua những thử thách – cũng vẫn chưa đủ. Chúng ta đều biết, cách mạng Tháng Mười có sức sống vô cùng mạnh mẽ; chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã từng chiến thắng chủ nghĩa phát xít; Liên Xô đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu và trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Thế mà chúng ta đã chứng kiến sự tan rã nhanh chóng của Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Vậy luôn luôn phải đề cao cảnh giác. Cảnh giác với nhiều loại kẻ thù chính trị, tư tưởng, gây sức ép từ ngoài và đục phá từ trong. Cảnh giác với các thế lực hiếu chiến, phản động, không bao giờ từ bỏ dã tâm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội hòng giành lại vị trí đã mất.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta nhớ và luôn luôn nhớ rằng nhờ có Cách mạng Tháng Mười, nhân dân ta đã tìm ra con đường giải phóng; nhờ có chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đánh tan chủ nghĩa phát xít, chúng ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra Nhà nước của mình; nhờ có sự giúp đỡ to lớn của Đảng cộng sản và nhân dân Liên Xô của các Đảng cộng sản và nhân dân các nước bầu bạn xa gần, chúng ta đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội như hôm nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng Mười”./.

Cách Mạng Tháng Mười Nga Vĩ Đại Với Cách Mạng Việt Nam .Công An Tra Vinh

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VĨ ĐẠI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM  Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản Nga tiến hành, đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Nga Xô viết – Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Đây là một sự kiện trọng đại trong tiến trình lịch sử của nhân loại, mở ra thời kỳ phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc. Từ chỗ chỉ là ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực, có sức mạnh vô cùng to lớn, lôi cuốn các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”[1].  Từ sau Cách mạng Tháng Mười, Liên Xô đã giành được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, nhất là đã huy động được lực lượng vật chất và tinh thần đánh thắng liên minh các thế lực đế quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các thế lực phát xít tàn bạo trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong hơn bảy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quan trọng đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chính chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh rộng lớn, mạnh mẽ của nhân dân lao động đã là động lực to lớn buộc các thế lực thực dân, đế quốc phải thừa nhận quyền độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa; chính quyền các nước tư bản có những cải cách xã hội để cải thiện đời sống của người lao động…  Ở Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh các lực lượng yêu nước bế tắc về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười đến với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Năm 1927, trong cuốn “Đường cách mệnh” – cuốn sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Người khẳng định: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mác và Lênin”[2]. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin; đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và dân tộc Việt Nam, là yêu cầu khách quan, con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.  Kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Mười, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những kỳ tích vẻ vang. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam một lần nữa đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tính chất đúng đắn của đường lối mà Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 đã vạch ra…”[3]. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đưa đất nước ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.     Với những thắng lợi vĩ đại giành được trong suốt 87 năm qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng mở, có vị thế, uy tín ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới. Những mốc son chói lọi mà cách mạng Việt Nam giành được là sự nối tiếp hào hùng lý tưởng, mục tiêu của Cách mạng Tháng Mười, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việt Nam có câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng Mười”[4]. Chính vì vậy, trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình cảm gắn bó và lòng biết ơn đối với Cách mạng Tháng Mười cũng như đối với V.I. Lênin – lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản – là vô cùng sâu sắc.  Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 của thế kỷ 20, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ; chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, tác động sâu sắc đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Đây là tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tiến hành cải cách, đổi mới.       Đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là kết quả của quá trình tìm tòi, thử nghiệm, bám sát thực tiễn, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Theo đó, Đảng ta luôn kiên định quan điểm đổi mới có nguyên tắc, đổi mới nhưng không đổi màu, đổi mới nhưng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới để hoàn thành tốt hơn hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước những diễn biến thăng trầm của lịch sử, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhấn mạnh: “Chẳng lẽ bao nhiêu thành quả cách mạng giành được bằng xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vào tay những lực lượng đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa, con đường chắc chắn không thể bảo đảm độc lập thật sự cho dân tộc, tự do hạnh phúc thật sự cho tuyệt đại đa số nhân dân… Chính vì vậy, nhân dân ta quyết không chấp nhận con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa”[5]. Trong bối cảnh tình hình thế giới cực kỳ phức tạp, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin sâu sắc vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đã vượt lên muôn trùng khó khăn, thử thách, từng bước đưa đất nước vững bước đi lên. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười tiếp tục được Đảng ta lãnh đạo hiện thực hóa trong sự nghiệp đổi mới, giành được những thành tựu to lớn. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.  Những thắng lợi vẻ vang qua hơn 30 năm đổi mới là minh chứng sinh động về sự kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về quá trình đúc rút, tổng kết những bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Mười, cũng như những kinh nghiệm từ cả thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.           V.I. Lênin đã nhấn mạnh: “Bất cứ cuộc cách mạng nào cũng đều đánh dấu một bước ngoặt trong đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân. Chừng nào mà bước ngoặt như thế chưa chín muồi, thì không một cuộc cách mạng thật sự nào lại có thể nổ ra được. Và, cũng như mỗi bước ngoặt trong cuộc đời của một người đều đem lại cho người đó rất nhiều bài học, làm cho người đó sống qua và nếm trải rất nhiều cái, thì cách mạng cũng vậy, nó cũng đem lại cho toàn thể nhân dân, trong một thời gian ngắn, những bài học bổ ích nhất và quý giá nhất”[6]. Với ý nghĩa sâu sắc đó, dù thế giới có nhiều biến động, đổi thay, Cách mạng Tháng Mười vẫn luôn tỏa sáng, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời về khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội. Những bài học bổ ích, kinh nghiệm quý báu của cuộc cách mạng vĩ đại này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  Thời gian tới, đất nước ta có nhiều thời cơ, thuận lợi cơ bản để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tiếp tục tiến hành toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, trong đó phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”[7], chúng ta cần chú trọng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục nhận thức rõ hơn về mô hình xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.           Tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý nghĩa thời đại và những bài học quý báu của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại là tài sản vô giá, có giá trị bền vững, tiếp tục tỏa sức sống mạnh mẽ đối với cách mạng Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc cách mạng tiền bối đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, nhất định chúng ta sẽ phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.  

GS. TS. Trần Đại Quang        

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam 

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 12, tr. 300.  [2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 2, tr. 280.  [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 8, tr. 572.  [4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 12, tr. 305.  [5] Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên, tập IV, Nhà Xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr. 155.   [6] Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 34, tr. 73.  [7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 12, tr. 303./.

Cổng TTĐT Chính phủ – chúng tôi

Các Tháng Trong Tiếng Anh: Cách Viết Và Ý Nghĩa Của Các Tháng

Bạn hoàn toàn có thể ghi nhớ nghĩa của từ thông qua sự liên tưởng, sáng tạo các tình huống hài hước để ghi nhớ. Kết hợp chêm các từ tiếng Anh trong đoạn văn tiếng Việt cũng là cách để bạn nâng cao hiệu quả việc ghi nhớ từ vựng.

2. Cách viết ngày tháng năm trong tiếng Anh

Dù cho bạn đã học tiếng Anh bao lâu rồi thì đôi khi bạn vẫn thường mắc phải các lỗi vô cùng ngớ ngẩn khi viết ngày tháng như “in May 4” hay “on April”…

Cách viết các tháng trong tiếng Anh

Khi viết các ngày trong tuần chúng ta cần sử dụng giới từ “ON” ở phía trước: On Monday, on Tuesday, on Wednesday, on Thursday, on Friday, on Saturday, on Sunday.

Khi viết các ngày cụ thể trong năm, ta sử dụng giới từ “ON” ở trước: On May 5th, 2020

Cách viết các ngày trong tháng:

Ex: Tuesday, May 3rd, 2019

Ex: Tuesday, 3rd May, 2019

Đôi lúc chúng ta có thể bắt gặp người Anh, Mỹ viết ngày tháng như sau:

Wednesday, December 3, 2019

Wednesday, 3 December, 2019

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

3. Ý nghĩa các tháng tiếng Anh trong năm

Gần như toàn bộ các tháng trong tiếng Anh đều có nguồn gốc từ các chữ cái Latin và được đặt tên dựa theo các vị thần La Mã cổ đại. Vì thế, mỗi tháng đều mang một ý nghĩa riêng. Hiểu được ý nghĩa của các thánh này cũng là một trong những cách để bạn t ăng cường khả năng giao tiếp tiếng Anh , thể hiện sự am hiểu về lĩnh vực này của bạn đó.

Ý nghĩa các tháng tiếng Anh

Tháng 1 tiếng Anh: January

Tháng 2 tiếng Anh: February

February có nguồn gốc từ từ Februa, đây là tên một lễ hội của người La Mã được tổ chức vào đầu năm nhằm thanh tẩy, gột rửa những thứ ô uế trước khi bắt đầu mùa xuân. Ngoài ra cụm từ này còn có ý nghĩa mong muốn con người sống hướng thiện, làm những điều tốt.

Từ March xuất xứ từ chữ La tinh là Mars. Trong thần thoại La Mã cổ đại thì thần Mars là vị thần của chiến tranh. Cho tới trước thời Julius Caesar thì một năm chỉ có 10 tháng và khởi đầu từ tháng 3. Nó được đặt tên theo vị thần này với ngụ ý mỗi năm sẽ là khởi đầu của một cuộc chiến mới.

Tháng tư tiếng Anh: April

Từ April xuất phát từ từ gốc Latinh là Aprilis . Theo quan niệm của người La Mã cổ đại, trong một năm chu kỳ thời tiết thì đây là thời điểm mà cỏ cây hoa lá đâm chồi nảy lộc. Theo tiếng La tinh từ này có nghĩa là nảy mầm nên người ta đã lấy từ đó đặt tên cho tháng 4 . Còn trong tiếng Anh cổ, April đôi khi được gọi là Eastermonab (tháng Phục sinh, thời điểm thường dùng để tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus theo quan niệm của người Kitô giáo).

Tên gọi của tháng này được đặt theo tên nữ thần Maia của Hy Lạp. Bà là con của Atlas và mẹ của thần bảo hộ Hermes. Maia thường được nhắc tới như nữ thần của Trái đất và đây được xem là lý do chính của việc tên bà được đặt cho tháng 5, một trong những tháng mùa xuân. Còn theo một số thần thoại khác tên gọi tháng 5 còn có ý nghĩa là phồn vinh.

June được lấy theo tên gốc là Juno- là thần đứng đầu của các nữ thần La Mã, vừa là vợ vừa là chị cái của Jupiter. Juno cũng đồng thời là vị thần đại điện của hôn nhân và sinh nở.

July được đặt tên theo Julius Caesar, một vị hoàng đế La Mã cổ đại, ông là người đã lấy tên mình để đặt cho tháng. Sau khi ông qua đời vào năm 44 trước Công nguyên, tháng ông sinh ra được mang tên July. Trước khi đổi tên, tháng này được gọi là (trong tiếng Anh là , có nghĩa “ngũ phân vị”).

Tháng 8 tiếng Anh: August

Cũng tương tự tháng 7, từ August được đặt theo tên của Hoàng đế Augustus Caesar. Danh xưng này có nghĩa “đáng tôn kính”.

Tháng 9 tiếng Anh: September

(có nghĩa “thứ bảy”) trong tiếng Latin là tháng tiếp theo của và . Kể từ tháng 9 trở đi trong lịch đương đại, các tháng sẽ theo thứ tự như sau: tháng 9 (hiện nay) là tháng thứ 7 trong lịch 10 tháng của La Mã cổ đại (lịch này bắt đầu từ tháng 3).

Tháng 10 tiếng Anh: October

Từ Latin có nghĩa là “thứ 8”, tức tháng thứ 8 trong 10 tháng của một năm. Vào khoảng năm 713 trước Công nguyên, người ta đã thêm 2 tháng vào lịch trong năm và bắt đầu từ năm 153 trước Công nguyên, tháng một được chọn là tháng khởi đầu năm mới.

Tháng 11 tiếng Anh: November

Tháng 12 tiếng Anh: December

Tháng cuối cùng trong năm hiện tại là tháng (thứ 10) của người La Mã xưa.

4. Bài tập về các tháng trong tiếng Anh

Bài tập 1: Điền giới từ vào chỗ trống

…………… summer, I love swimming in the pool next to my department

He has got an appointment with a student …………… Monday morning.

We’re going away …………… holiday …………… September 2019.

The weather is very hot here …………… May.

I visit my grandparents …………… Sundays.

I are going to travel to Phu Quoc …………… April 15th.

Would you like to play game with me …………… this weekend?

My son was born …………… October 20th, 1999.

Bài tập 2: Cách đọc cụm từ về ngày – tháng – năm được in đậm

She’s flying back home on Tuesday, February 15th.

My mother’s birthday is on November 2nd.

They’re having a party on 22nd July.

Their Wedding is on August 23th in the biggest restaurant in Ha Noi.

New Year’s Day is on 1st January.

Bài tập 1: Điền giới từ vào chỗ trống

In summer, I love swimming in the pool next to my department

He has got an appointment with a student on Monday morning.

I visit my grandparents on Sundays.

I are going to travel to Phu Quoc on April 15th.

Would you like to play game with me at/on this weekend?

Bài tập 2: Phát âm từ in đậm

Their Wedding is on August 23th in the biggest restaurant in Ha Noi. (Phát âm ‘on August the twenty third’.)

Comments

Ý Nghĩa Của Hoa Ly Vàng Thanh Lịch, Sang Trọng

Giới thiệu hoa ly vàng

Hoa ly vàng hay còn gọi là lily vàng, là một loài hoa đẹp và sang trọng có xuất xứ từ các nước châu Âu. Tại Việt Nam, ngoài tên gọi là ly ra thì nhiều nơi gọi chúng là loa kèn (mặc dù thật sự chúng không phải loa kèn) hay bách hợp. Hoa ly vàng đẹp được trồng tại các vùng có khí hậu ôn đới. Tại nước ta, lily vàng đẹp được trồng nhiều ở Đà lạt hay các tỉnh có khí hậu lạnh.

Hoa ly vàng mang ý nghĩa thanh cao, sang trọng

Vẻ đẹp của ly vàng là vẻ đẹp của sự giàu có, sang trọng và cao quý. Chúng được biểu dương là 1 trong 10 loài hoa có vẻ đẹp kiêu sa nhất trong thế giới loài hoa. Với vẻ đẹp mang tính thẩm mỹ và ý nghĩa mang tính biểu tượng của ly, chúng là loài hoa rất được yêu thích để cắm trong các dịp tết đến xuân về, dùng để trang trí trong phòng khách, nhà hàng, tiệc cưới hay trong các hội nghị cấp cao.

Ý nghĩa hoa ly vàng

Ý nghĩa hoa ly vàng tượng trưng cho sức khỏe. Thường được dùng để làm quà tặng những người lớn tuổi hoặc những người đang bị bệnh.

Hoa ly vàng ý nghĩa nhất với thông điệp: Hãy luôn giữ được sức mạnh của bản thân. Những điều mới mẻ luôn ở quanh bạn. Hãy luôn nhớ rằng, khi một cánh cửa khép lại, thì sẽ có những cánh cửa khác được mở ra”.

Hoa ly vàng tặng bố để tỏ lòng hiếu thảo

Hoa ly vàng nên tặng vào dịp gì?

Ngày của mẹ: Hoa ly vàng đẹp nhất thường được dùng làm quà tặng cho ba mẹ, hoặc những người lớn tuổi trong các ngày lễ như ngày của mẹ, ngày của cha.

Thăm người bệnh: Bạn cũng có thể tặng một bó hoa ly vàng cho những người đang bị bệnh để chúc họ mau chóng bình phục.

Sinh nhật: Hoa ly là một trong những lựa chọn lý tưởng để dành tặng sinh nhật cấp trên, đồng nghiệp và bạn bè.

Hoa ly vàng là một trong những lựa chọn lý tưởng để dành tặng sinh nhật

Ly Vàng: Hoa ly màu vàng là loài hoa đại diện cho những người đàn ông hào hoa, phong nhã. Vậy nên,hãy dành tặng loài hoa này cho người đàn ông luôn giúp đỡ bạn trong công việc.

Hình ảnh hoa ly vàng đẹp

Hình ảnh chậu hoa ly vàng đẹp nhất

Hình ảnh hoa ly vàng ấn tượng nhất

Tổng hợp những hình ảnh ly vàng đẹp nhất

Hoa ly vàng Đà Lạt đẹp say đắm lòng người

Hoa ly vàng khoe sắc trong nắng hình ảnh nổi bật và đẹp nhất

Hình ảnh hoa ly với vẻ đẹp độc đáo

Bó hoa ly vàng với vẻ đẹp khó cưỡng

Địa chỉ mua hoa ly vàng tại Hoa tươi 360

Là một trong những món quà ý nghĩa và mang nhiều tâm tư của người gửi. đã và đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho những ai có nhu cầu tặng quà cho người thân, bạn bè đặc biệt hơn là dành tặng người yêu trong một dịp đặc biệt nào đấy. Vậy mua hoa ly vàng giá rẻ ở đâu? Có những shop hoa ly vàng giá rẻ TP. HCM nào?

Hoa Tươi 360 chúng tôi cũng là một trong những cửa hàng hoa tươi nhập hoa trực tiếp từ chợ hoa tươi Đà Lạt, nên giá cả phải chăng. Nếu như bạn thích sự nhanh chóng, tiện lợi, và phong cách cắm hoa mới lạ, sang trọng hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay – shop bán hoa ly vàng đẹp TP. HCM. Nơi chất lượng và giá thành được đặt lên hàng đầu để luôn hướng tới người tiêu dùng.

Hoa Tươi 360 – cửa hàng bán hoa ly đẹp nhất

Shop hoa tươi 360 hiện đang cung cấp hàng trăm mẫu hoa ly đẹp và sang trọng để làm quà tặng trong những sự kiện đặc biệt. Mua hoa ly vàng giá rẻ xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP XNK HOA TƯƠI 360

Trụ sở: 413 Lê Văn Sỹ, P.2, Q.Tân Bình, TP. HCM (Gần ngã tư Phạm Văn Hai với Lê Văn Sỹ)

Điện thoại: (028) 22 298 398 – 0936 65 27 27 – 0977 301 303

Website: hoatuoi360.vn

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Trọng Đại Của Cách Mạng Tháng Mười trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!