Xem Nhiều 6/2023 #️ Việt Nam Đã Sản Xuất Thành Công Dầu Gạo Từ Gạo Lứt # Top 15 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 6/2023 # Việt Nam Đã Sản Xuất Thành Công Dầu Gạo Từ Gạo Lứt # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Đã Sản Xuất Thành Công Dầu Gạo Từ Gạo Lứt mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ai cũng biết gạo lứt tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết lớp màng cám mỏng manh của gạo lứt ẩn chứa một loại dầu quý giá. Việt Nam hiện đã sản xuất thành công dầu gạo nguyên chất, có nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Sản phẩm dầu gạo nguyên chất Simply.

200kg gạo lứt mới sản xuất được 1 lít dầu gạo

Gạo là lương thực phổ biến của hàng tỷ dân trên thế giới. Song đến những năm gần đây, giới khoa học mới công bố thông tin 70% dưỡng chất của hạt gạo lại nằm trong lớp vỏ cám vốn chỉ chiếm 8% trọng lượng hạt gạo. Đây là lý do mà gạo lứt – tức gạo nguyên cám, được mệnh danh là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe.

Ngày nay, những bí mật về dưỡng chất của lớp vỏ cám gạo lứt dần được các nhà khoa học hé mở. Hàng loạt nghiên cứu cho thấy, dầu trong vỏ cám gạo lứt rất dồi dào các chất chống oxy hóa như Gamma-Oryzanol, Vitamin E và 27 dưỡng chất thực vật phytosterols, giúp đào thải cholesterol xấu, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch.

Việc tìm ra công nghệ trích ly dầu từ lớp vỏ cám của gạo lứt đã mang đến cơ hội sử dụng sản phẩm giàu dưỡng chất thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe. Bởi được trích ly từ gạo lứt, đa số các dưỡng chất có trong dầu gạo đều là dưỡng chất quý hiếm, nổi bật nhất là Gamma-Oryzanol, dưỡng chất chỉ có trong gạo lứt. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo có chứa Gamma-Oryzanol sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Xu hướng sử dụng dầu gạo trên thế giới

Ngày nay, không chỉ các quốc gia phương Đông, mà nhiều quốc gia phương Tây cũng ưa chuộng dầu gạo nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

Sản phẩm dầu gạo Simply được nhiều gia đình ở Việt Nam sử dụng.

Tại Nhật Bản, dầu gạo được xem là một trong những bí quyết giúp mang lại sức khỏe. Người Nhật ưu ái gọi dầu gạo là “dầu của trái tim” bởi những lợi ích cho tim mạch mà hiếm có loại dầu nào có được. Sáng kiến ​​bổ sung chất Gamma-Oryzanol và Vitamin B1 từ dầu gạo vào thực đơn hằng ngày của các gia đình cũng được nước này đề xuất từ năm 1917. Tiến sĩ Mayu Aizawa, Công ty Thực phẩm Tsuno (Nhật Bản), cho biết: Theo thống kê, 40% bữa trưa bổ dưỡng và lành mạnh của các trường mầm non, tiểu học và trung học ở Nhật vẫn đang sử dụng dầu gạo.

Dầu gạo cũng được ưa chuộng ở những nước ăn lúa mì phương Tây, như New Zealand, Australia, Mỹ, châu Âu… Ở Mỹ, dầu gạo được mệnh danh là “dầu ăn tốt cho sức khỏe”, nhờ cung cấp nguồn chất béo cân đối và lành mạnh.

Cám tươi được sơ chế trong vòng 6 giờ khi tách khỏi hạt gạo lứt để trích ly thành công dầu gạo chất lượng cao.

Bởi ngày càng được ưa chuộng, nhiều nước trước đây xuất khẩu dầu gạo thì nay phải nhập khẩu thêm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhật Bản là một ví dụ, năm 2017 nước này tiêu thụ 90.000 tấn dầu gạo, trong đó có gần 30.000 tấn nhập khẩu. Trung Quốc cũng phải vừa sản xuất, vừa thu mua dầu gạo từ các nước khác trong khu vực.

Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất dầu gạo

Hiện nay trên thế giới, tổng sản lượng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cọ, dầu mù tạt…) đã tăng từ 177 triệu tấn (năm 2014-2015) lên 198 triệu tấn (năm 2017-2018) và kỳ vọng sẽ tăng 9 triệu tấn/năm trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, tổng sản lượng dầu gạo toàn cầu hiện chỉ 1,7 triệu tấn/năm và nhu cầu mỗi năm tăng thêm 100.000 tấn.

Sự chênh lệch sản lượng này đến từ những lý do như nguồn nguyên liệu chất lượng tốt để sản xuất dầu gạo khá hạn chế (cám tươi phải được sơ chế ngay trong vòng 6h sau khi tách khỏi hạt gạo lứt để giữ lại tối đa những dưỡng chất quý); công nghệ sản xuất dầu gạo phức tạp, ước tính cần đến 200kg gạo lứt để trích ly được 1 lít dầu gạo nguyên chất. Những yếu tố này dẫn đến chi phí sản xuất dầu gạo khá cao, kéo theo đầu ra cũng hẹp hơn so với các loại dầu thực vật khác. Trên thế giới, các quốc gia đứng đầu về sản xuất dầu gạo bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…

Dùng sản phẩm dầu gạo Simply tốt cho sức khỏe tim mạch.

Tại Việt Nam, nhãn hiệu Simply thuộc Tập đoàn Wilmar (Singapore) là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để sản xuất thành công dầu gạo chất lượng cao (100% nguyên liệu trong nước). Theo ông Peh Ping Teik, Chủ tịch Hội nghị dầu gạo quốc tế 2018, dầu gạo nguyên chất Simply của Việt Nam có chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế và hiện được xuất khẩu sang các nước có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm như New Zealand, Úc.

“Là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu gạo. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ được cập nhật vào danh sách các nước sản xuất chính về dầu gạo” – Tiến sĩ B.V Mehta, Chủ tịch Hiệp hội Chiết tách dung môi Ấn Độ, nhận định.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng bắt đầu khuyên dùng dầu gạo trong chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Với những chuyển biến tích cực trong xu hướng tiêu dùng, dầu gạo được dự đoán sẽ hiện diện nhiều hơn trong căn bếp gia đình Việt.

Gạo Lứt Bao Nhiêu Calo? Gạo Lứt Hay Gạo Trắng Tốt Hơn?

Gạo lứt bao nhiêu calo?

Gạo lứt cũng đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của nhiều gia đình, là một phần quan trọng đáp ứng nhu cầu về sức khỏe trong cuộc sống ngày nay. Song bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bạn chỉ từng được nghe tên chứ chưa thật sự hiểu gạo lứt là như thế nào.

Gạo lứt là gì?

Sở dĩ gạo lứt có thành phần dinh dưỡng cao và được mọi người ưa chuộng cũng như sử dụng nhiều tới vậy là do bản thân lớp vỏ cám bên ngoài rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố và sinh tố vi lượng. Vậy gạo lứt có mấy loại?

Xét trên bình diện ẩm thực gạo lứt được chia làm 2 loại:

Xét về đặc điểm, gạo lứt cũng được chia làm 2 loại:

Gạo lứt bao nhiêu calo?

Cùng đến với câu hỏi chính “Gạo lứt bao nhiêu calo?” thì theo như nguồn USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ) cứ 100g gạo lứt sẽ chứa khoảng 110,9 calo – một con số cũng không quá cao. Lượng calo có trong gạo lứt ít hơn một chút so với gạo trắng, cũng theo USDA, 100g gạo trắng sẽ có chứa 130 calo.

Bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Theo như thông tin được tra từ trang chúng tôi – trang thông tin uy tín hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng, 100g bún gạo lứt sẽ có chứa khoảng 380 calo. 380 calo cũng là một con số khá cao và chắc chắn đây sẽ là nỗi lo của những ai đang có ý định giảm cân hoặc đang trong chế độ ăn kiêng.

Tuy nhiên, 380 calo là lượng calo có trong 100g bún tươi, tức là gạo lứt xay nhỏ sau đó nhào với nước thành bột rồi chia thành từng sợi và nhúng qua nước sôi tạo thành sợi bún tươi. Bún gạo lứt còn có thể là bún khô, lượng calo có trong bún khô sẽ ít hơn nhiều so với bún tươi cụ thể, 100g bún khô sẽ rơi vào khoảng 100 calo mà thôi.

Ăn bún gạo lứt có giảm cân được không?

Bún gạo lứt bao nhiêu calo là thắc mắc đã có câu trả lời, vậy câu hỏi tiếp theo được đặt ra chính là ăn bún gạo lứt có giảm cân được không? Đối với những ai đang thực hiện chế độ ăn kiêng, dân gymer, những ai đang trong quá trình tập luyện nhằm thu gọn vóc dáng, cải thiện ngoại hình thì việc tìm hiểu lượng calo có trong các món ăn là vô cùng quan trọng.

Liệu bún gạo lứt có phải là món ăn có thể giúp họ giảm cân hay không?

Như đã đề cập ở trên, 100g bún gạo lứt tươi sẽ chứa khoảng 380 calo tuy nhiên, nếu như thêm vào chế độ dinh dưỡng, mỗi một bữa ăn, bạn không thể tiêu thụ hết 100g bún gạo lứt mà sẽ kết hợp cùng với những món ăn khác như thịt nạc, thịt gà, rau củ quả… Vì vậy cho nên, ăn bún gạo lứt sẽ không gây mập là điều chắc chắn.

Tiếp sau đó, khi ăn bún gạo lứt, cơ thể còn được cung cấp một lượng chất xơ lớn tạo cảm giác no lâu, trì hoãn cơn đói, đây cũng là tác dụng để minh chứng cho việc, ăn bún gạo lứt có thể giảm cân được. Vậy thì ngay từ bây giờ, hãy thêm bún gạo lứt vào chế độ dinh dưỡng ngay thôi!

Gạo trắng hay gạo lứt tốt hơn?

Vì vậy cho nên, nếu như bạn đã và đang giảm cân thì hãy thêm gạo lứt vào thực đơn dinh dưỡng ngay thôi. Gạo lứt vừa ít calo lại giàu chất xơ, giúp bạn no lâu, kiểm soát cơn đói một cách tốt nhất nhưng lại cầu kỳ trong công đoạn chế biến và nhược điểm lớn nhất là khiến cho người sử dụng cảm thấy khó tiêu.

Mỗi một loại gạo lại có những ưu, nhược điểm riêng tuy vậy nhưng chúng đều góp mặt như một phần không thể thiếu đối với cuộc sống, với bữa cơm hàng ngày.

Cháo gạo lứt rau củ – món ăn từ gạo lứt dành cho người giảm cân

Cách chế biến:

Cho gạo lứt vào chảo và thêm chút dầu rang lên khoảng 10 phút

Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, đun sôi lên rồi bỏ gạo lứt sau khi đã rang vào, vặn nhỏ lửa cho tới khi gạo thơm và mềm

Rửa sạch cà rốt, củ cải trắng cắt hạt lựu

Nấm rơm ngâm rửa sạch với nước muối sau đó cũng cắt hạt lựu

Cho mè vào chảo rang tới khi thơm lên thì thôi

Chuẩn bị nồi, cho chút xíu dầu mè vào sau đó bỏ tất cả các loại rau củ quả vào đảo chung với nhau, nêm nếm gia vị sao cho vừa vặn khoảng 5 phút thì tắt bếp

Cho tất cả hỗn hợp rau củ vừa nấu xong vào nồi cháo, đun vừa lửa khoảng 10 phút là có thể mang ra cùng nhau thưởng thức

Mì Gạo Lứt Bao Nhiêu Calo Và Mì Gạo Lứt Có Giảm Cân Không?

Mì gạo lứt vốn được làm từ gạo lứt nhưng được chế biến cầu kỳ hơn để làm ra những sợi mì dai, giòn, giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mì gạo lứt có nhiều loại khác nhau như: gạo lứt hữu cơ nguyên cám, mì gạo lứt đỏ hữu cơ,…đối với loại mì gạo lứt đỏ hữu cơ được ưa chuộng sử dụng nhất, lúc này gạo lứt được trồng theo phương pháp sinh học, dài ngày, không chất hóa học; hạt gạo chắc mẩy, đậm vị được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho người sử dụng.

Mì gạo lứt bao nhiêu calo?

Để biết được trong mì gạo lứt bao nhiêu calo thì chúng ta cần biết gạo lứt có lượng calo như thế nào. Theo đánh giá từ chuyên gia thì so với gạo trắng, lượng calo tìm thấy trong gạo lứt thấp hơn rất nhiều, kết cho cho thấy trong 100g gạo lứt chỉ chứa khoảng 120 calo. Trong khi đó, gạo lứt phải trải qua nhiều công đoạn mới cho ra được thành phẩm mì gạo lứt. Theo nhiều nghiên cứu thì 100g bún gạo lứt sẽ tương ứng với khoảng 350 calo. Thông thường để có 1 tô mì gạo lứt chỉ cần 50g là đủ. Như vậy, nếu không ăn kèm nguyên liệu khác thì 1 bát mì gạo lứt có khoảng 175 calo- đây là lượng calo tương đối thấp.

Mì gạo lứt vốn có hàm lượng đạm khá nhỏ chỉ từ 10% đến 12%, với 16 loại Axit amin khác nhau, riêng lysine gấp 3-4 lần gạo thông thường, arginine gấp 2 lần gạo thông thường. Một số dưỡng chất khác có trong mì gạo lứt có thể kể đến như: vitamin B1, B2, phosphor, sắt, kẽm, selenium, và các khoáng chất khác cũng cao hơn gạo thường. Theo nghiên cứu, nếu bạn thường xuyên ăn gạo lứt hoặc ăn mì gạo lứt có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm cholesterol trong máu rất tốt…Đây là dòng sản phẩm rất phù hợp với những người ăn chay, người mắc bệnh tiểu đường hay những người thừa cân, béo phì…Màu của mì gạo lứt là màu tự nhiên từ gạo không có bất cứ loại phụ gia hay pha trộn thêm một dòng nguyên liệu nào khác.

Mì gạo lứt có giảm cân không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành 1 ngày cần nạp khoảng 1800 calo. Và nếu muốn tăng cân cần nạp trên 2000 calo/ngày và nếu muốn giảm cân thì cần dưới 1500 calo/ngày. Với mức năng lượng này, so sánh tương quan với 100g mì gạp lứt chỉ có 370 calo, 1 bát mì gạo lứt 500g được nấu chín chỉ có 175 calo. Như vậy có thể kết luận ăn mì gạo lứt có thể giảm cân một cách hiệu quả mà bạn có thể sử dụng hàng ngày thay cơm trắng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều mì gạo lứt sẽ không đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, bạn có thể bổ sung bằng các thực phẩm khác để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất.

Theo khuyến cáo từ chuyên gia thì một ngày bạn chỉ nên ăn từ 2 -3 bát mì gạo lứt là tốt nhất. Nên ăn cách ngày để tránh chán và tốt cho việc giảm cân giữ dáng. Ví dụ các ngày chẵn trong tuần bạn ăn bún gạo lứt thì các ngày lẻ bạn có thể xen lẫn bữa cơm trắng hoặc ăn ngô, khoai lang hoặc ngũ cốc thay thế cho tinh bột cơ thể cần có. Tất nhiên rau xanh, hoa quả là không thể thiếu được trong tất cả các bữa ăn. Do vậy bạn có thể chế biến mì gạo lứt với các loại rau củ quả, có thể nấu mì gạo lứt riêu cua, …để thay đổi khẩu vì.

Ăn Bún Gạo Lứt Có Giảm Cân Không? Tháo Gỡ 1001 Thắc Mắc Bún Gạo Lứt

Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?

Ăn bún gạo lứt có giảm cân không là câu hỏi xuất hiện liên tục trên khắp các diễn đàn giảm cân lớn nhỏ. Có sự nghi hoặc này là bởi nguyên liệu làm ra bún gạo lứt có nguồn gốc từ tinh bột tự nhiên và quá trình làm lại bún này không có quá nhiều sự khác biệt so với phương pháp làm bún truyền thống. Trước khi tìm ra đáp án về bún gạo lứt giảm cân, liệu bạn đã biết lượng calo có trong thực phẩm này hay chưa?

Theo thông tin được công bố từ viện dinh dưỡng Việt Nam, thì để làm ra 100g bún gạo lứt chúng ta sẽ cần từ 170 – 200g gạo lứt. Trong quá trình làm bún, bột gạo lứt sẽ được ủ để lên men tự nhiên khiến lượng calo trong bún gạo lứt sẽ có chút biến động. Cụ thể, 100g bún gạo lứt khoảng 180 – 190 calo.

*** 100g bún gạo lứt 180 – 190 calo.

1 người trưởng thành cần: 1800 calo/ 1 ngày

1 ngày 1 người trưởng thành có thể ăn tối đa 750g bún gạo lứt (mỗi bữa 250g): 1350 – 1425 calo

(*Cách tính này áp dụng khẩu phần ăn là bún gạo lứt nguyên vị, không bao gồm chế biến thành xào, nấu, chiên…)

Như vậy theo cách tính calo phía trên có thể thấy, nếu bạn chỉ ăn < 750g bún gạo lứt 1 ngày đồng nghĩa cơ thể sẽ nạp khoảng 1350 – 1425 calo. Con số này nhỏ hơn lượng calo trung bình 1 người trưởng thành cần là 1800 calo.

*** Bún gạo lứt có giảm cân.

Giảm cân bằng bún gạo đã được xác nhận là có hiệu quả thế nhưng với loại bún được chế biến từ giống gạo lứt huyết rồng thì sao? Hiệu quả giảm cân liệu có giữ nguyên như bún gạo lứt truyền thống?

Theo các nhà dinh dưỡng, giá trị calo có trong bún gạo lứt huyết rồng không chênh lệch nhiều so với bún gạo lứt thường, tức là vẫn giữ nguyên 180 – 190 calo/ 100g bún. Như vậy, theo cách tính trước đó thì 1 ngày bạn cũng chỉ nạp vào 1350 – 1425 calo khi ăn bún gạo lứt huyết rồng < 1800 calo trung bình 1 ngày.

*** Ăn bún gạo lứt huyết rồng có giảm cân.

Ăn bún gạo lứt nhiều có tốt không?

Có lẽ với câu trả lời bún gạo lứt giảm cân đã được Thẩm mỹ viện Quốc tế Nevada cung cấp, nhiều tín đồ bắt đầu rục rịch lên kế hoạch giảm cân với bún gạo lứt. Trong số đó, cách mà đại đa số mọi người áp dụng là ăn bún gạo lứt giảm cân liên tục với suy nghĩ ăn càng nhiều càng giảm cân nhanh. Nhưng trong vấn đề sức khoẻ, ăn bún gạo lứt nhiều có tốt như nhiều người tưởng tượng hay không?

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong gạo lứt có những chất sau:

Saturated Fat: 0g

Cholesteron: 0mg

Sodium: 0.01mg

Carbohydrate: 75g

Sugar: 2g

Protein: 5g

Các chất khác: Gluxit, canxi, vitamin B1, B6, B12, vitamin E, Vitamin K…

Với các chất kể trên, việc ăn bún gạo lứt không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn phòng chống được rất nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khoẻ như: Loãng xương, thị lực kém, màu da bị sạm…Ngoài ra, ăn bún gạo lứt còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Thế nhưng, món ăn nào dù tốt đến đâu cũng trở thành mối đe doạ nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều, gạo lứt cũng vậy. Nếu bạn ăn bún gạo lứt giảm cân quá nhiều sẽ vô tình đẩy cơ thể vào trạng thái bị mất cân bằng dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và đường tinh bột tăng vọt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá và sức đề kháng. Vì vậy, mặc dù giảm cân với bún gạo lứt là cách giảm cân hiệu quả nhưng bạn không nên quá lạm dụng sẽ gây nên những rủi ro không đáng có.

*** Ăn bún gạo lứt giảm cân nhiều không tốt.

Hãy check chỉ số BMI trước khi tiến đến thực đơn giảm cân bằng bún gạo lứt!

Thực đơn ăn bún gạo lứt giảm cân 3 ngày cấp tốc

Câu hỏi Ăn bún gạo lứt có giảm cân không? Ăn bún gạo lứt nhiều có tốt không? đã có đáp án rồi. Với lời giải thích khoa học phía trên giờ bạn có thể yên tâm lên cho mình kế hoạch giảm cân bằng bún gạo lứt khoa học, phù hợp nhất. Để bạn không loay hoay trong việc xây dựng chế độ giảm cân từ nguyên liệu này, sau đây là thực đơn ăn bún gạo lứt giảm cân 3 ngày cấp tốc dành cho bạn tham khảo.

Ngày thứ nhất

Sáng: Bún gạo lứt + nước rau củ hầm + 1 ly nước ép cà rốt

Trưa: Bún gạo lứt trộn mắm chua ngọt + tôm luộc

Tối: Salad rau củ tổng hợp sốt chanh leo + 1 ly nước cam vắt không đường

Ngày thứ 2

Sáng: Bánh mì đen + 1 quả trứng oplet dầu olive + 1 ly nước eo bưởi

Trưa: Bún gạo lứt xào rau củ + ức gà nướng tiêu + 1 trái dưa leo

Tối: Bún gạo lứt chùm ngây sốt củ dền + 1 ly nước ép rau bina

Ngày thứ 3

Sáng: Bánh bao nhân gà nướng eat clean + 1 ly sữa đậu không đường

Trưa: Bún gạo lứt xào mướp và bắp bò + salad cà chua

Tối: Bún gạo lứt trộn rau củ + 1 ly nước ép cần tây

Theo thông tin từ viện dinh dưỡng quốc gia thì 100g bún tươi sẽ cung cấp cho cơ thể 110 calo, bún khô là 220 calo cùng rất nhiều chất dinh dưỡng khác.

Bún gạo xào CÓ KHẢ NĂNG MẬP. Trong bài thông tin bún gạo xào bao nhiêu calo từ cổng thông tin điện tử viện dinh dưỡng quốc gia thì 1 đĩa bún gạo xào chứa tới 543 – 678 calo tuỳ từng nguyên liệu kết hợp. Nếu bạn ăn từ 3 đĩa trở nên thì nguy cơ bạn bị béo phì rất cao.

Bạn đang xem bài viết Việt Nam Đã Sản Xuất Thành Công Dầu Gạo Từ Gạo Lứt trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!