Cập nhật thông tin chi tiết về Trứng Gà Ấp Dở Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Có Tốt Không? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trứng gà ấp dở có tác dụng gì?
Trứng gà là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của con người. Ăn trứng gà có thể vừa bổ sung được các chất cần thiết cho cơ thể, vừa giảm được lượng mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bảo vệ thị lực và còn có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ của người già.
Trứng gà mang lại những giá trị dinh dưỡng dồi dào như vậy cho nên các chị em phụ nữ sẽ không bỏ qua được loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống thường ngày của gia đình. Ngoài những món như trứng gà chiên, trứng gà luộc thì trứng gà còn có thể chế biến thức ăn cùng với các loại thực phẩm khác hoặc có thể dùng để làm bánh,…
Tuy nhiên, hiện nay khi mà nhiều người đang đồn thổi nhau rằng ăn trứng gà ấp dở sẽ có thể chữa được nhiều bệnh và có nhiều tác dụng hơn so với ăn trứng gà bình thường. Nó được mệnh dnah như là một loại “thần dược” và được nhiều người yêu thích, săn lùng mà nhất là các cánh mày râu. Trên các trang mạng xã hội cũng như nhiều website còn rao bán trứng gà ung, trứng gà ấp dở với giá khá cao.
Nhiều người đồn thổi rằng, ăn trứng gà ung sẽ cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có thể giúp chon am giới tăng cường sức khỏe, chữa trị các bệnh như đau đầu, chóng mặt,… Trứng gà ấp dở, trứng gà ung được rao bán với giá khoảng 2.000 – 2.500 đồng/ quả. Trứng gà ấp dở được cho là nên sử dụng vào bữa ăn sáng hoặc ăn nhẹ vào buổi chiều.
Có nhiều người còn cho rằng, trứng gà ấp dở, trứng gà ung chứa khí H2S, đây là khí có thể chống lại được các gốc tự do gây hại cho các tế bào, có tác dụng tăng cường sức khỏe ở nam giới. Một số người cho rằng, trứng gà ấp dở có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với trứng gà thông thường cho nên còn cho con mình ăn trứng gà ấp dở.
Trứng gà ung không chỉ được mệnh danh là tốt cho sức khỏe nam giới, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà trứng gà ung còn được cho là có khả năng chữa được bệnh đau đầu, chóng mặt ở người. Ăn trứng gà ấp dở hay trứng gà ung mỗi ngày sẽ có thể giúp trị được dứt điểm những cơn đau đầu không ngớt. Hoặc cũng có thể chế biến trứng gà ấp dở cùng với rau ngải cứu sẽ trị được đau cả đầu hoặc đau nửa đầu.
Ăn nhiều trứng gà ấp dở có tốt không?
Trứng gà ấp dở lại trứng gà được đưa vào lò ấp nhưng không nở thành con, có thể do trứng không được thụ tinh hoặc là do trứng bị hỏng trong quá trình ấp. Điều này có thể chứng tỏ rằng lòng đỏ của trứng gà ấp dở đã bị biến chất, có chứa chất độc vì hợp chất lưu huỳnh trong trứng sẽ chuyển hóa thành sulful hidro (H2S) có hại cho sức khỏe của con người.
Ngoài ra trứng gà ấp dở sẽ có vỏ không chắc chắn, không thể bảo vệ được bên trong trứng gà cho nên vi khuẩn, ký sinh trùng có thể dễ dàng xâm nhập và làm hư hỏng trứng, sinh ra nhiều độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Có hai loại trứng gà ấp dở, một loại trứng có hai lòng trắng và đỏ vẫn rõ, thường có giá cao hơn so với những quả trứng gà loãng lòng, có mùi ung lạ miệng.
Đối với trứng gà còn rõ hai lòng thì bạn có thể bảo quản trong vòng hai tuần nhưng đối với những loại trứng gà ấp dở loãng hai lòng thì chỉ có thể bảo quản trong khoảng từ 1 cho đến 2 ngày là không còn có thể sử dụng được nữa. Không nên ăn trứng gà dở đã được chế biến qua đêm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đối với trứng gà thông thường thì được khuyên là ăn 4 quả/lần để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên đối với trứng gà ấp dở, trứng gà ung thì chứa nhiều chất được cho là không tốt cho sức khỏe con người cho nên nếu như bạn muốn sử dụng trứng gà dở thì nên chú ý tuyệt đối không nên ăn quá nhiều trứng cho một lần ăn và cũng không được ăn thường xuyên.
Tốt nhất nên ăn trứng gà dở 2 -3 quả/ tuần dành ch người lớn và tốt nhất là không nên cho trẻ em sử dụng trứng gà ấp dở vì nó sẽ có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ, trẻ còn nhỏ thì sức đề kháng càng yếu cho nên sẽ có thể gây ra nhiều bệnh không mong muốn. Tuy nhiên đối với người lớn cũng nên hạn chế ăn trứng gà ấp dở, trứng gà ung, nó hoàn toàn không phải là một “thần dược” như người ta hay đồn đại.
Trứng gà là một món ăn vô cùng bổ dưỡng,. tuy nhiên nó sẽ chỉ phát huy với trứng gà sạch , đảm bảo. Trứng gà ung, trứng gà dở vẫn còn nhiều “khuất mắt” vẫn chưa nghiên cứu kĩ lưỡng cho nên muốn sử dụng trứng gà ấp dở bạn nên hết sức cẩn thận. Bài viết Trứng gà ấp dở có tác dụng gì? Ăn nhiều trứng gà ấp dở có tốt không? đã giải đáp những thắc mắc xung quanh việc ăn trứng gà ấp dở. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích dành cho tất cả mọi người.
Rate this post
Trứng Gà Ấp Dở Là Gì? Ăn Trứng Gà Ấp Dở Có Tốt Không
Trứng gà ấp dở trước đây được khá ít người biết đến. Tuy nhiên, sau tin đồn loại trứng gà này là thức ăn đại bổ, chữa được bệnh đau đầu và giúp phái mạnh cải thiện chức năng sinh lý thì rất nhiều người đã tìm mua loại trứng này. Vậy bạn có biết trứng gà ấp dở là gì không? Nếu bạn chưa biết về loại trứng này thì hãy xem những giải thích sau từ Mactech để hiểu rõ hơn về loại trứng đang được đồn thổi là thập toàn đại bổ này.
Trứng gà ấp dở là loại trứng gà đã được ấp khoảng 7 ngày. Sau khi soi trứng, các trứng bị chết phôi sẽ bị loại ra, các trứng phôi phát triển tốt sẽ được ấp tiếp. Những trứng bị chết phôi sau 7 ngày ấp này được gọi là trứng gà ấp dở hay nhiều người còn gọi là trứng ung.
Loại trứng này có đặc điểm là lòng đỏ bị vữa ra và lòng trắng cũng đã biến chất không còn độ trong như ban đầu. Nếu trứng để lâu, khi đập ra sẽ có mùi thối và lòng đỏ cũng như lòng trắng đều bị đổi màu.
Ăn trứng gà ấp dở có tốt không
Trứng gà ấp dở có tin đồn là thức ăn đại bổ, giúp chữa được bệnh đau đầu và cải thiện sinh lý nam giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ viện dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa hay kể cả các y sĩ của viện y học cổ truyền đều khẳng định chưa có chứng cứ nào chứng minh trứng gà ấp dở tốt như vậy.
Theo các nghiên cứu, trứng ấp dở bị chết phôi nên lòng đỏ trứng bị biến chất, vỏ trứng cũng không còn tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập nên bên trong trứng sản sinh ra rất nhiều độc tố. Lưu huỳnh bên trong lòng đỏ trứng sẽ kết hợp với gốc Hydro để tạo thành khí H2S. Đây là chất khí có mùi thối và càng để lâu trứng sẽ sinh ra càng nhiều chất khí này. Ngoài ra, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển bên trong trứng cũng kết hợp với H2S tạo thành các hợp chất không tốt cho cơ thể có dạng như các axit béo. Đây là nguyên nhân khi các bạn luộc hoặc chiên trứng ấp dở sẽ thấy có vị béo ngậy và vẫn thơn ngon nhưng thực tế thì trứng này không hề tốt cho sức khỏe. Rất nhiều bác sĩ đã khuyến cáo, trứng gà ấp dở chứa nhiều vi khuẩn và độc tố có hại đối với con người. Trong quá trình chế biến thức ăn, các vi khuẩn có thể bị chết đi do nhiệt độ cao nhưng các độc tố thì không bị mất đi và ăn trứng ấp dở không tốt cho sức khỏe.
Trứng gà ấp dở có tác dụng gì
Trứng ấp dở là thức ăn không được khuyến cáo sử dụng đối với con người. Các cơ sở ấp trứng gà quy mô lớn với các máy ấp trứng hàng vạn quả khi loại các trứng chết phôi này ra thường chỉ làm thức ăn cho gia súc là chính. Một số ít được các thương lái thu mua để bán lại cho các khách yêu cầu loại trứng này. Do giá bán của trứng gà ấp dở thường rất rẻ nên cũng có không ít tiệm cơm bụi dùng loại trứng này để giảm chi phí nguyên liệu.
Như vậy, có thể thấy rằng trứng gà ấp dở chưa biết công dụng thực tế ra sao nhưng rõ ràng là nó không hề tốt cho sức khỏe. Vì thế, các bạn không nên tin vào những tin đồn về loại trứng này và cũng không nên ăn loại trứng này.
1 Quả Trứng Gà Bao Nhiêu Calo? Ăn Trứng Nhiều Có Tốt Không?
1 quả trứng gà bao nhiêu calo
Trứng gà được dùng nhiều trong các chế độ dinh dưỡng giảm cân bởi nó chứa hàm lượng calo khá thấp. Vậy chính xác 1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn những người muốn thực hiện chế độ giảm cân với trứng gà.
Các quả trứng gà không có cùng lượng calo, mà lượng calo phụ thuộc vào kích thước, trọng lượng của từng quả trứng. Ở 1 quả trứng gà với kích cỡ vừa thì có 63 calo, cụ thể như sau:
Tuy nhiên, lưu ý rằng đây là hàm lượng calo trong 1 quả trứng sống không có thành phần bổ sung. Khi chế biến thì tùy thuộc vào cách chế biến khác nhau như luộc, ốp la, chiên… thì khi đó lượng calo trong trứng sẽ thay đổi.
Cụ thể, 1 quả trứng gà cỡ vừa được chế biến khác nhau sẽ chứa hàm lượng calo như sau:
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu 1 quả trứng gà bao nhiêu calo bạn cũng cần chú ý đến lượng calo trong lòng trắng và lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng chiếm khoảng 60% trọng lượng quả trứng, nhưng lượng calo lại thấp hơn, với khoảng 17 calo trong 1 cái lòng trắng trứng.
Vì vậy những người ăn kiêng giảm cân được khuyên nên bổ sung lòng trắng trứng vào khẩu phần ăn. Trong khi đó, 1 cái lòng đỏ trứng có chứa 55 – 60 calo, cao hơn nhiều so với lượng calo trong lòng trắng. Tuy nhiên, lượng calo này cũng được đánh giá ở mức thấp, nên cũng phù hợp cho những ai giảm cân.
Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà
Protein
Có 6,28g protein trong một quả trứng lớn, trong đó tập trung chủ yếu ở lòng trắng trứng. Protein là thành phần thiết yếu cho sự tăng trưởng cũng như sức khỏe cơ thể. Ngoài ra, protein cũng cần thiết để sản xuất hormone, enzyme và các tế bào mới.
Chất béo
Trong trứng có chứa hàm lượng chất béo lành mạnh, tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng. Bên cạnh đó, trứng cũng chứa các axit béo omega-3 lành mạnh. Thành phần này có tác dụng giúp giảm viêm tự nhiên và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, viêm khớp, ung thư.
Cholesterol
Một quả trứng cỡ vừa chứa 186mg cholesterol. Tuy có chứa cholesterol nhưng không phải tất cả cholesterol đều xấu. Và cholesterol trong trứng gà là loại cholesterol tốt mà cơ thể rất cần cho một số hoạt động quan trọng. Do đó, bạn có thể ăn 1 hoặc 2 quả trứng mỗi ngày mà không lo gặp vấn đề gì với mức cholesterol này.
Carbohydrate
Trứng chứa rất ít carbohydrate, chỉ với 0,36g trong một quả trứng lớn. Với mức carbohydrate thấp này nên không khó hiểu khi trứng được ưa chuộng trong các thực đơn giảm cân.
Vitamin
Trứng cung cấp nguồn vitamin B tuyệt vời, đặc biệt là vitamin B12. Vitamin B12 là thành phần quan trọng để tạo ADN trong cơ thể, đồng thời giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh, chống lại bệnh tim và ngăn ngừa một loại thiếu máu như thiếu máu hồng cầu.
Ngoài vitamin B, trứng cũng chứa một lượng vitamin A, D, E và choline tốt. Trong đó, choline là chất cùng nhóm với vitamin B, giúp xây dựng tế bào và rất tốt cho tế bào não. Và hầu hết các vitamin kể trên được tìm thấy trong lòng đỏ trứng.
Khoáng chất
Trứng rất giàu các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, phốt pho, selen, i-ốt. Trong đó, đáng chú ý là chất chống oxy hóa selen trong trứng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương do các gốc tự do, rất tốt cho tim mạch và hỗ trợ chống lại một số bệnh ung thư.
Thông tin giá trị dinh dưỡng có trong 100g trứng:
– Protein: 13g
– Chất béo: 11g (trong đó có 3,3g chất béo bão hòa)
– Cholesterol: 373mg
– Carbohydrate: 1,1g
– Các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, C, D, B12, B6
– Khoáng chất: Canxi, phốt pho, selen, i-ốt
Ăn trứng nhiều có tốt không? Ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng
Trứng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể, đồng thời chứa nhiều axit amin thiết yếu. Do đó, ăn trứng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, rất tốt cho người mới ốm dậy, người dễ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Gia tăng lượng cholesterol tốt
Trứng chứa hàm lượng cholesterol khá cao, nhưng đây là cholesterol tốt (hay còn gọi là HDL), rất có lợi cho cơ thể. HDL có tác dụng duy trì năng lượng cho cơ thể, giúp bạn có cảm giác no lâu cũng như tốt cho hoạt động của tim mạch.
Ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ đột quỵ
Trong lòng đỏ trứng có chứa thành phần chất béo không bão hòa đơn, một số loại axit béo khác, đặc biệt là omega-3 rất cao giúp đẩy lùi tác nhân gây ra bệnh tim mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh tim rất tốt. Ăn trứng còn giúp giảm 28% nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
Tốt cho thị lực
Trong trứng gà có chứa các chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin. Đây là 2 chất rất tốt cho mắt, có tác dụng hỗ trợ tăng cường thị lực, đồng thời làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể gây mù lòa ở người già. Bên cạnh đó, vitamin A có trong trứng cũng giúp sáng mắt và bổ mắt.
Với những lợi ích tuyệt vời như vậy nên các món từ trứng rất được yêu thích và xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn của nhiều người. Tuy nhiên, không phải cứ tốt là nên càng ăn nhiều. Vậy ăn nhiều trứng có tốt không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn trứng với lượng vừa đủ sẽ mang lại lợi ích tốt nhất. Theo đó, không nên ăn quá 2 lòng đỏ trứng mỗi ngày và không quá 3 lòng đỏ trứng mỗi tuần. Đối với lòng trắng trứng thì bạn có thể ăn thoải mái mà không cần hạn chế. Với những người bị tăng huyết áp, xơ hoá động mạch vành thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng gà, đặc biệt là lòng đỏ trứng.
Ăn trứng gà có giảm cân không?
Bạn đã biết 1 quả trứng gà bao nhiêu calo rồi đúng không nào, vậy từ đây bạn sẽ biết được ăn trứng gà có giảm cân hay không. Như đã phân tích ở trên, trứng gà chứa hàm lượng calo thấp nên rất tốt cho việc giảm cân và duy trì vóc dáng. Trong thành phần dinh dưỡng của trứng gà còn cho thấy, trứng có chứa ít carbohydrate nên cũng rất lý tưởng cho việc giảm cân.
Bên cạnh đó, trứng chứa nhiều protein nên ăn trứng cho bạn cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, từ đó hạn chế thu nạp năng lượng vào cơ thể. Vì vậy với những người theo đuổi chế độ ăn kiêng như chế độ keto, eat-clean thì trứng là thực phẩm không thể thiếu.
Ngoài ra, các axit amin trong trứng còn được sử dụng để tăng cường quá trình trao đổi chất. Khi quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, thì cũng là lúc cơ thể tăng cường đốt cháy năng lượng từ nguồn thực phẩm được dung nạp vào cơ thể. Chính vì vậy sẽ mang đến hiệu quả giảm cân tối ưu.
Ăn trứng gà đúng cách như thế nào?
Bên cạnh vấn đề 1 quả trứng gà bao nhiêu calo thì ăn trứng gà như thế nào đúng cách cũng là điều bạn nên lưu tâm. Việc ăn trứng gà đúng cách, hợp lý sẽ phát huy hết lợi ích của trứng gà và ngược lại. Những lời khuyên dành cho bạn là:
– Ăn trứng được nấu chín: Có nhiều cách chế biến trứng gà khác nhau và các món ăn từ trứng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên ăn trứng chín được chế biến bằng những cách như luộc, chiên, chưng, hấp…
– Không ăn trứng sống: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn trứng gà sống thì tỷ lệ hấp thu và tiêu hoá chỉ chiếm 40%. Ngoài ra trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella có hại, gây chướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm.
– Không nên ăn trứng được nấu quá kỹ: Nên ăn trứng chín nhưng không nên chín quá kỹ. Theo đó, nên ăn trứng được luộc trong khoảng 5 – 7 phút là tốt nhất, không nên luộc quá chín. Với trứng rán cũng vậy, không nên rán quá kỹ vì lượng protein cao trong trứng có thể biến thành amino axit. Chất này sẽ biến đổi thành các hợp chất hóa học chứa độc khi gặp nhiệt độ cao.
– Chỉ nên ăn những loại trứng sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng về chất lượng, tốt nhất là nên sử dụng trứng gà ta được nuôi sạch.
Một số lưu ý khác khi ăn trứng gà
– Không nên uống trà sau khi vừa ăn trứng gà vì protein của trứng kết hợp với axit tannic của trà sẽ gây khó tiêu.
– Không dùng các loại thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng để tránh ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
– Không nên ăn trứng với đậu nành vì sẽ cản trở quá trình hấp thu các chất.
– Không ăn trứng đã để qua đêm.
– Không ăn trứng cùng với các thực phẩm kỵ trứng như óc heo, thịt thỏ, quả hồng.
– Không ăn trứng chiên cùng với tỏi.
Chia sẻ kinh nghiệm ăn trứng gà giảm cân
Cách ăn trứng gà giảm cân
– Nên ăn trứng gà luộc vì có hàm lượng calo thấp, đồng thời cách chế biến này cũng giữ được nhiều dinh dưỡng của trứng.
– Hạn chế các món trứng được chế biến với nhiều dầu mỡ, bơ, phô mai vì có lượng calo cao, ảnh hưởng xấu đến quá trình giảm cân của bạn.
– Nên ăn trứng luộc vào bữa sáng sẽ tốt nhất cho việc giảm cân bằng trứng. Bởi vì trứng cho cảm giác no lâu nên giảm được lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày.
– Kết hợp uống nhiều nước, từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ giảm cân tốt hơn.
– Ngoài ra nên kết hợp trứng gà với các thực phẩm khác như rau củ, trái cây để tăng cường hiệu quả giảm cân mà vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
– Ăn kiêng giảm cân với trứng gà cũng không nên ăn quá nhiều trứng trong một ngày. Chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng/ngày và không ăn trứng gà quá 3 ngày/tuần. Việc ăn quá nhiều trứng dễ khiến bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá.
Cách chế biến trứng gà giảm cân
Yến mạch là một loại ngũ cốc tốt, có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Yến mạch không chứa gluten và là nguồn cung cấp chất xơ, các vitamin, chất khoáng và các chất chống oxy hoá quan trọng. Trong đó, hàm lượng chất xơ và chất đạm từ thực vật cao trong yến mạch giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Yến mạch kết hợp với trứng gà sẽ mang đến món ăn bổ dưỡng mà không lo bị tăng cân.
Nguyên liệu:
– 50g bột yến mạch
– 1 quả trứng gà ta
– Tiêu xay, hành lá, gia vị
– Cho 300ml nước vào nồi, sau đó cho bột yến mạch vào khuấy đều để bột nở ra và mềm.
– Cho lên bếp nấu khoảng 10 phút, lưu ý để nhỏ lửa và đảo đều tay để cháo không bị dính nồi hay cháy.
– Sau đó thêm trứng gà vào cháo yến mạch, trộn đều cho trứng hoà quyện vào cháo.
– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm tiêu và hành lá vào để tăng hương vị cho món cháo.
– Cuối cùng, tắt bếp và thưởng thức.
Trong quả chuối có chứa hàm lượng chất xơ lớn, giúp bạn nhanh no, đồng thời có có thể đốt cháy chất béo hiệu quả. Nhờ đó mà ăn chuối giúp giảm thu nạp calo vào cơ thể và tránh tích trữ mỡ thừa. Do đó, chuối kết hợp với trứng gà cũng là công thức chế biến món ăn giảm cân được nhiều người lựa chọn.
Nguyên liệu:
– 1 quả trứng gà
– 1 quả chuối chín
– 100g bột mì
– Chuối lột bỏ vỏ, xay nhuyễn sau đó trộn với bột mì, thêm trứng gà vào và đánh đều cho các nguyên liệu quyện vào nhau.
– Làm nóng lò nướng, sau đó cho hỗn hợp trên vào khuôn nướng và cho vào lò nướng trong khoảng 20 phút cho bánh chín và vàng đều.
– Lấy bánh ra và thưởng thức.
Trong công thức bánh trên, bạn có thể thay chuối bằng khoai lang cũng rất ngon, bổ và cho hiệu quả giảm cân tốt. Bởi khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ và tinh bột trong khoai lang giúp tạo cảm giác no lâu. Khoai lang kết hợp với trứng giúp giảm cân nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Salad trứng luộc với rau củ
Salad luôn là món ăn hỗ trợ đắc lực cho việc giảm cân. Trong đó, món salad trứng luộc ít calo, kết hợp với các loại rau củ nhiều chất xơ sẽ gấp đôi hiệu quả giảm cân. Món ăn với nhiều màu sắc và dễ ăn này sẽ vô cùng hấp dẫn với những người ăn kiêng giảm cân, bạn có thể ăn thoải mái mà không hề bị ngán, ngoài ra còn rất tốt cho hệ tiêu hoá cũng như quá trình trao đổi chất.
Nguyên liệu:
– 2 quả trứng
– Các loại rau củ như: xà lách, cà chua, dưa leo, khoai tây, bông cải xanh
– Dầu oliu, muối, đường, tiêu xay
– Trứng luộc chín, cắt múi cau hoặc thái lát vừa ăn
– Rửa sạch các loại rau củ
– Cà chua, dưa leo thái lát mỏng
– Khoai tây và bông cải xanh luộc chín, cắt thành miếng vừa ăn
– Trộn đều khoai tây, bông cải xanh với một ít muối, đường và dầu oliu sao cho hợp khẩu vị.
– Trải lá xà lách và dưa leo, cà chua thái lát lên đĩa, cho hỗn hợp rau củ vừa trộn ở trên lên, sau đó sắp trứng luộc lên trên.
– Rắc thêm ít tiêu xay lên và thưởng thức.
Súp trứng là món ăn kết hợp nhiều loại rau củ với trứng, vừa ngon, đảm bảo dinh dưỡng lại không lo tăng cân. Súp trứng chứa ít calo và dễ tiêu, nhẹ bụng nên thường xuyên xuất hiện trong thực đơn giảm cân của nhiều người.
Nguyên liệu:
– 2 lòng trắng trứng gà
– Các loại rau củ như: bắp ngọt, cà rốt, măng tây, nấm rơm
– 200g tôm tươi
– 2 muỗng canh bột năng
– Hành lá, tiêu xay
– Tôm rửa sạch, hấp chín rồi bóc bỏ vỏ và thái nhỏ.
– Rửa sạch bắp, cà rốt, măng tây, nấm rơm và thái miếng nhỏ, mỏng.
– Cho nước lọc vào nồi, nấu sôi và cho tôm cùng các loại rau củ vào (nếu có thì dùng nước luộc thịt để nước súp ngon ngọt hơn). Nêm nếm với muối, hạt nêm cho vừa ăn.
– Hoà tan bột năng với một ít nước lọc, sau khi các loại rau củ đã chín thì đổ từ từ vào nồi súp, vừa đổ vừa khuấy đều tay để súp sền sệt lại.
– Sau đó, đặt một chiếc rây bên trên nồi súp rồi đổ lòng trắng trứng cho chảy vào nồi, khuấy đều để tạo thành các vân trứng đẹp mắt.
– Cuối cùng, thêm ít bột ngọt, tiêu xay và hành lá vào và thưởng thức.
Ăn Mướp Có Tác Dụng Gì, Ăn Nhiều Có Tốt Không ?
❁ Quả mướp dài 25 – 30cm hay có thể hơn, rộng 6 – 8cm, hình trụ khuôn, khi còn non quả mướp sẽ có màu xanh, khi về già thì khô, có màu vàng, bên trong có nhiều xơ dai.
❁ Cây mướp sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chính vì vậy cây được trồng rất rộng rãi ở khắp nước ta để lấy quả ăn. Mùa hoa quả mướp rơi vào tháng 8 – 10. Thông thường thì người ta ăn quả mướp còn non, dùng để nấu canh hay xào ăn. Nếu đã già quả sẽ có nhiều xơ, thì ta loại bỏ vỏ ngoài và hạt, chỉ dùng xơ mướp.
❁ Quả mướp chứa chất đắng, chất nhầy, saponin, mangan, xylan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các gốc acid amin tự do (alanin, arginin, lysin, glycin, threonin, leucin, acid aspartic, acid glutamic, tryptophan và phenylalanin).
❁ Hạt mướp có chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thủy phân cho acid oleonlic và một sapogenin trung tính, còn có một saponin khác. Ngoài ra, trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, phốt pho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Giá trị tuyệt vời của các bộ phận trái mướp
Y dược học hiện đại phát hiện ra tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, tốt cho sức khỏe mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết giải độc, thanh nhiệt hóa đàm.
Lá mướp có vị đắng, chua, hơi hàn, có tác dụng hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt giải độc.
Hạt mướp có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt hóa đàm, nhuận táo.
Dây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, hóa đàm chỉ khái.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Ăn mướp có tác dụng gì? ăn nhiều có tốt không?
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Mướp là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mẹ, giải pháp tuyệt vời cho những mẹ ít sữa. 1 trái mướp nhỏ (khoảng 100g) có chứa đến 95gr nước, 0,9gr protit, 0,1gr lipit, 3gr glucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen và rất nhiều vitamin B, C… Đây thực sự là 1 nguồn dinh dưỡng quý giá cho mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những người có tỳ vị kém, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên. Và tác dụng của quả mướp có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của từng đối tượng sử dụng cụ thể.
Một số bài thuốc tốt từ quả mướp
Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội, sau đó chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Hỗ trợ trị viêm xoang: Mướp tươi thái lát, phơi khô, sau đó đem rang chín rồi nghiền nát thành bột mịn. Mỗi ngày một lần lấy khoảng 6g bột mướp hòa với nước uống vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy chưa ăn gì. Kiên trì thực hiện trong vòng 8 – 10 ngày thì chứng viêm xoang sẽ biến mất.
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Với những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thì mỗi ngày bạn dùng 30g hoa mướp sắc thành nước uống, mỗi ngày uống 1 lần duy nhất. Hoặc đơn giản nhất là bạn có thể dùng mướp để nấu mướp ăn mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn bao giờ hết.
Thanh nhiệt giải độc ngày hè: Vào mùa hè, lấy quả mướp tươi rửa sạch, thái nhỏ và dùng máy ép lấy nước, hòa với đường trắng để uống. Cách 2 – 3 ngày uống 1 lần để thanh nhiệt, tiêu viêm, đồng thời giải độc cơ thể.
Hỗ trợ điều trị nổi mề đay: Lấy một nắm lá mướp tươi, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, sau đó bôi lên vết lở, nổi.
Chữa ho, hen kéo dài: Lấy 15g lá mướp hương nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Hỗ trợ điều trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giầy liên tục 15 ngày.
Tác dụng của mướp trong làm đẹp
Không chỉ mang đến những món ăn ngon và lợi ích cho sức khỏe, mướp còn giúp các chị em trong việc làm đẹp, cải thiện làn da vô cùng tuyệt vời:
Làm trắng da: Nói về tác dụng của trái mướp trong việc làm đẹp da chắc chắn sẽ ít người biết đến nhưng mướp có tác dụng thực sự trong việc làm đẹp, đặc biệt là quả mướp hương. Vì mướp có tính mát giúp giải độc nên các sắc tố da trở nên hồng hào và tươi sáng hơn. Cách làm như sau: Lấy 1/2 quả mướp hương non rửa sạch rồi xay nhuyễn sau đó đắp lên mặt trong vòng 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng, 1 tuần 2 lần bạn sẽ nhận thấy kết quả rõ rệt.
Giúp giảm cân: Mướp chứa một lượng lớn chất xơ, các vitamin : B6, B2,B6, C, canxi, xenlulo, nhiều nước giúp hổ trợ giảm cân cực tốt. Các chất này có tác dụng làm chậm sự hình thành melani giúp cơ thể kiểm soát được cân nặng, vóc dáng thon thả, nhất là vitamin khả năng làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể.
Giảm nếp nhăn: Lá mướp, quả mướp hoặc ngọn mướp non có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nếp nhăn trên da. Bạn chỉ cần lấy một trong những bộ phận kể trên giã nát, vắt lấy nước rồi lấy nước đó bôi lên da ngày vài lần. Làn da của bạn không chỉ căng mịn mà những lỗ chân lông, tàn nhang, đỏ mẩn sẽ biến mất.
Bạn đang xem bài viết Trứng Gà Ấp Dở Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Có Tốt Không? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!