Top 11 # Yêu Nhau Có Nên Sống Thử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Con Gái Có Nên Sống Thử?

Sống thử không còn là điều xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Mục đích của việc sống thử có thể là trải nghiệm cuộc sống chung, để đi tới hôn nhân hoặc để thỏa mãn tình dục. Việc sống thử có thể làm hai người yêu nhau càng thêm gần gũi, gắn bó, cũng có thể khiến người trong cuộc bị ảnh hưởng, chịu tổn thương. Sống thử không có gì sai, nhưng nếu lợi dụng việc sống thử để thực hiện ý đồ cá nhân thì lại là điều đáng trách.

Những người phản đối sống thử cho rằng nữ giới sẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận khi quyết định sống thử, việc này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bạn nữ. Nếu như mang thai ngoài ý muốn mà không thể giải quyết mọi chuyện theo hướng tích cực, thì người chịu thiệt thòi và tổn thương vẫn là nữ.

Bản thân chuyện sống thử không có đúng hoặc sai, cũng giống như tình yêu vốn không có tốt hay xấu, chỉ là người trong cuộc dùng cách đúng hay sai để giải quyết vấn đề. Những người do dự sợ rằng sống thử sẽ ảnh hưởng đến tình cảm sau này, người không có niềm tin lo rằng sống thử có thể “chôn vùi” tình yêu. Có người coi việc sống thử là một phép thử của tình yêu, có người lại lấy sống thử làm cớ để thỏa mãn dục vọng cá nhân.

Nếu nói rằng vì yêu mà sống thử thì đó là một lý do thoái thác mục đích không chính đáng. Hai người yêu nhau không nhất thiết phải sống thử để duy trì mối quan hệ lâu dài. Đối với con người, tình yêu chủ yếu dựa trên sự hòa hợp về mặt tình cảm và khích lệ về mặt tinh thần. Lấy việc duy trì tình yêu làm mục đích của sống thử chỉ để lừa gạt người khác, mục đích chính là thỏa mãn tình dục của một trong hai người, mà phần lớn là nam giới.

Giới Trẻ Có Nên Sống Thử?

Các bạn trẻ – nhất là những người đi học, làm việc xa nhà – do thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm, quản lý sát sao của gia đình nên suy nghĩ và hành động theo cảm tính. Không ít người tự quyết định cuộc sống riêng tư bằng việc dọn về ở chung hoặc cho bạn trai/gái đến ở cùng.

Về hành động này, hầu hết giới trẻ cho rằng, sống thử để hiểu nhau nhiều hơn. Nếu họ cảm thấy không hợp, sẽ kết thúc sớm, như vậy sẽ giảm tỷ lệ ly hôn.

Nguyễn Văn Hải – nam sinh đang học tại Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải – chia sẻ: “Sống thử sẽ tiết kiệm được tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc vặt. Đặc biệt, chúng tôi sẽ những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đình sau này như cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng, người thân và quản lý kinh tế. Vì vậy, với tôi sống thử không xấu”.

Cùng quan điểm trên, Vũ Thị Hồng Xiêm (Hòa Bình) hiện là thực tập sinh cũng không giấu giếm: “Trước đây, lúc mới học năm thứ nhất mình yêu một bạn trai cùng quê. Sau một thời gian chúng mình quyết định chuyển về sống với nhau. Việc này vừa tiết kiệm các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày cho cả hai, bên cạnh đó mình dễ kiểm soát người yêu”

Xiêm cũng cho rằng sống thử là điều dễ hiểu, bởi khi yêu ai cũng có nhu cầu ở gần nhau.

“Lúc đầu bọn mình xảy ra nhiều mâu thuẫn. Nhưng rồi cả hai cũng bỏ qua cho nhau. Sau những lần như thế chúng mình hiểu nhau hơn. Hiện cả hai đã về ra mắt gia đình để tính chuyện hôn nhân”.

Nhiều cặp đôi sống thử sau này nên duyên chồng vợ và sống hạnh phúc bên nhau, nhưng cũng có cảnh đường ai nấy đi.

Một số người ví von, ngày xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng các cụ vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long. Hiện nay, giới trẻ tự do yêu đương, thoải mái thể hiện cái tôi, vậy sống thử liệu có phải là cách duy nhất để “hiểu nhau”.

Khi chuyện xảy ra ngoài ý muốn (bạn gái có bầu), các bạn trai thường là khuyên người yêu mình đi “giải quyết”. Cũng có trường hợp bạn trai chịu trách nhiệm nhưng bị gia đình ngăn cấm nên đành chia tay.

Nhi và Minh hai người bạn khác quê nhưng yêu nhau khi cả hai bắt đầu vào đại học tại Hà Nội. Thời gian đầu mới yêu, tuy khác phòng trọ, nhưng Nhi luôn nấu cơm, giặt quần áo, chăm lo cho Minh từ bữa cơm đến giấc ngủ. Tình yêu của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Sau này, lấy lý do “để cho tiện”, Nhi sống cùng phòng với Minh như đôi vợ chồng trẻ.

Khoảng thời gian vui vẻ hạnh phúc không được bao lâu, mâu thuẫn giữa họ xảy ra ngày càng nhiều. Ban đầu chỉ là những trận cãi nhau bình thường. Sau đó, nửa đêm mọi người xung quanh thường bị đánh thức bởi cảnh Minh chửi mắng, đánh đập bạn gái.

Kết cục của chuyện sống thử là Nhi nhập viện. Cô vừa phải phá thai vừa trồng hai chiếc răng do Minh đấm gãy. Trong lúc Nhi nằm viện, bạn trai cô chuyển chỗ trọ không một lời nhắn nhủ.

sống thử trước hôn nhân nên hay không nên

sống thử trong sinh viên hiện nay

Hãy Trả Lời Cho Thử Thách Yêu Xa Có Nên Không? : Sống Giá Trị

Yêu xa có nên không là băn khoăn của rất nhiều người. Trong tình yêu, được ở gần nhau là điều ai cũng mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Đôi khi bạn sẽ cảm nắng một người cách xa cả nghìn cây số.

Câu hỏi 1: Hai bạn đã sẵn sàng tìm kiếm kết quả của yêu xa chưa?

Trước tiên, bạn cần xác định được tình cảm của đối phương. Để có thể bắt đầu một mối quan hệ, cả hai bạn cùng phải cố gắng. Và nỗ lực này còn cần thiết hơn khi hai người muốn bắt đầu yêu xa.

Hãy cho đối phương biết được tình cảm và sự nghiêm túc của bạn. Đồng thời, bạn cần lắng nghe ý kiến của người kia về tình yêu. Từ đó,chắc chắn rằng cả hai người đều thực sự mong muốn tình yêu này sẽ tiếp tục phát triển.

Câu hỏi 2: Hai bạn có đủ lòng tin dành cho nhau không?

Việc Yêu xa có nên không sẽ phụ thuộc vào niềm tin của hai bạn. Niềm tin chính là những viên gạch xây dựng nên một tình yêu bền chắc qua năm tháng. Và niềm tin khi yêu xa giữa hai người cần được xác định ngay từ ban đầu. Chuyện tình yêu thời hiện đại khi có mạng xã hội trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi cả hai đều có những mối quan hệ ngoài luồng.

Nếu cả hai bạn thực sự yêu thương, hãy tôn trọng cuộc sống riêng tư của đối phương. Cần tránh những màn tra hỏi như Anh/em đang làm gì, ở đâu, với ai… Những điều này sẽ khiến cả hai người vô cùng mệt mỏi và dễ dẫn đến đổ vỡ tình yêu.

Câu hỏi 3: Hai bạn có thể giao tiếp thoải mái với nhau không?

Khi yêu xa, việc liên lạc chỉ dựa chủ yếu vào những cuộc trò chuyện quan mạng, điện thoại. Lúc mới yêu, hai người có hàng trăm câu chuyện từ sáng tới khuya.

Thế nhưng khi yêu xa thì khác. Rất bình thường nếu bạn cảm thấy có những chuyện khi nói với người kia cũng không hiểu hay giúp được điều gì. Lâu dần, điều đó sẽ khiến cho hai bạn đẩy nhau ra xa hơn. Và việc chia tay rất dễ xảy ra.

Ngoài ra, nếu hai tâm hồn không thể hòa hợp. Việc nói ra những suy nghĩ trở nên khó khăn sẽ dẫn đến chuyện không thấu hiểu. Dẫn tới việc nghi ngờ, ghen tuông, khó chịu rất mệt mỏi.

Câu hỏi 4: Hai bạn có sẵn sàng chứng minh tình yêu không?

Yêu xa đòi hỏi cả hai người đều cần sự can đảm và mạnh mẽ. Một trong hai người sẽ luôn suy nghĩ về tương lai của cả hai, cảm thấy sợ hãi và không an toàn. Chính vì vậy, sự động viên và thể hiện tình cảm của người kia là liều thuốc an thần quan trọng.

Câu hỏi 5: Hai bạn có sẵn sàng về việc không được ở gần nhau?

Việc tiếp xúc thân mật như nắm tay, ôm hôn,… hay đơn giản chỉ là được dạo qua những địa điểm đẹp, cùng đi siêu thị, nấu một bữa ăn cùng nhau,… là chất xúc tác khiến hai người gắn bó và gắn kết tình yêu thêm sâu đậm. Thế nhưng yêu xa, hai người chỉ có thể nói những lời yêu thương và nén nỗi nhớ nhung lại.

Câu hỏi 6: Hai bạn có thể tự lập khi không có người kia không?

Cả hai bạn đều sẽ có những mối quan hệ khác như bạn bè, đồng nghiệp… Họ chính là người sẽ khỏa lấp nỗi buồn khi người kia của bạn bận rộn với công việc. Bạn có thể đi cafe, shopping hay xem phim thay vì ở nhà và suy nghĩ về những vấn đề do chính mình nghĩ ra và trở nên bực dọc, mất tin tưởng.

Câu hỏi 7: Hai bạn đã có kế hoạch xa hơn cho tình yêu của mình chưa?

Bất cứ một chuyện tình yêu nào cũng nên có những kế hoạch lâu dài. Nhất là khi hai người yêu xa, biết bao nhiêu cám dỗ, bạn cần phải tạo được niềm tin và xây dựng một đích đến cho cả 2 người.

Đầu tiên có thể là bao lâu hai người sẽ gặp nhau một lần, có kế hoạch để hai người có thể về gần nhau được không, khi nào hai bạn sẽ chính thức được ở cạnh nhau,… Tất cả những điều này đều thể hiện sự nghiêm túc và hướng đến một tương lai xa hơn, giúp cả hai đều có thêm động lực để cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.

Yêu xa có nên không là một điều gì đó khiến bất cứ ai khi nghe đến đều có một vài phần ái ngại. Thế nhưng nếu bạn và người thương có thể cùng nhau trả lời được những câu hỏi này thì hai người nên tin vào tình yêu của mình sẽ vượt qua được mọi sóng gió. Chúc các cặp đôi yêu xa luôn có được một cái kết đẹp!

Ban Biên tập sống Giá Trị

Chọn Lựa “Có Nên Sống Thử Hay Không?”

Tôi đã từng yêu anh – một chàng trai không cùng tín ngưỡng với mình. Có lẽ, chính nụ cười “tỏa nắng” nơi anh tạo nên điểm nhấn trong tâm hồn tôi, ít là như vậy. Từ đó, tôi chủ động làm quen anh.

Hai năm gắn bó cùng nhau nơi giảng đường Đại Học là những kỉ niệm đẹp đối với cả tôi và anh. Giữa những bon chen, xô bồ của cuộc sống và cả những lo lắng trong học tập, anh là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong những năm tháng xa gia đình. Tôi không phủ nhận những khoảnh khắc thật gần bên anh, những cử chỉ âu yếm, những lời động viên chân thành và cả những nụ hôn ngọt ngào cho nhau cũng khiến tôi hạnh phúc. Đứng trước anh, có lúc tôi không đủ can đảm để vượt qua những cám dỗ, những yếu đuối của chính mình; cảm xúc dâng trào, đã có lúc tôi từng muốn “yêu” anh cách sâu đậm hơn. Chiến đấu với nó, thật khó!

Chuyện xảy ra sau đó, khi anh muốn tôi cùng về sống chung với nhau. Tôi hơi bất ngờ, lưỡng lự. Anh chờ câu trả lời từ tôi.

Hôm đó, một cảm giác bối rối tràn ngập tâm hồn tôi, nó phát sinh từ những cảm nghĩ trái ngược nhau: một đàng, lí trí muốn phủ nhận vì đó là điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Đàng khác, con tim muốn chấp nhận nhưng sợ rằng điều đó đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp từ Giáo Hội – nơi đã nuôi dưỡng đức tin đang lớn lên từng ngày trong tôi.

Tôi đã suy nghĩ nhiều và rất nhiều. Nên hay không? Rồi cuối cùng tôi đã quyết định thế nào? Tôi đã từ chối lời đề nghị của anh. Tôi đã làm anh thất vọng. Tôi không dễ để đưa ra quyết định ấy và anh cũng không dễ dàng chấp nhận. Tôi trả lời anh rằng tôi chưa sẵn sàng; rồi mâu thuẫn xảy ra giữa chúng tôi. Làm sao để anh hiểu tôi bây giờ? Thật khó! Anh đã chủ động chia tay.

Tôi đã chiến đấu với nỗi giằng xé ấy rất nhiều, đã rất đau khổ và rất mệt mỏi. Hàng ngàn câu hỏi đã đặt ra trong tôi. Đã có lần, tôi nghi ngờ niềm tin nơi chính mình. Tôi từng ước rằng mình đừng bao giờ thuộc về niềm tin tôn giáo nào đó. Để rồi, tôi sẽ không phải bị lệ thuộc những luật lệ khắt khe và gò bó. Tôi sẽ được tự do làm điều mình thích. Tại sao bạn bè tôi làm được còn tôi lại không? Có phải Giáo Hội mà tôi gắn bó không đủ khả năng để đáp lại muôn vàn nhu cầu và hoàn cảnh của con người hôm nay? Tôi đang bị lung lay về niềm tin của chính mình. Lối thoát nào cho tôi? Dưới ánh sáng của Lời Chúa tôi đã nhận ra rằng: “Tôi được phép làm mọi sự nhưng không phải mọi sự đều có ích. Tôi được phép làm mọi sự, nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ tôi.” (1 Cr 6, 12). Có những điều tôi được chọn lựa nhưng có những điều nó không thuộc về tôi. Tôi đã tìm được sự chia sẻ từ chính Giáo Hội của tôi và từ những người bạn cùng sinh hoạt trong nhóm sinh viên Công Giáo. Tôi đã khóc rất nhiều vì hạnh phúc; để rồi tôi nhận ra rằng tôi không bước đi một mình nhưng vẫn có những động lực thiêng liêng bên cạnh tôi.

Thú thực lúc đó, tôi chưa nghĩ đến điều đó vì tôi nghĩ mình chưa đủ trưởng thành trong công việc và học tập. Việc học còn dang dở và công việc chưa vững chắc. Tôi nghĩ rằng, một chút chín chắn sẽ tốt hơn cho cả hai.

Bạn học cùng tôi cũng từng theo tiếng gọi của tình yêu để rồi về sống chung với bạn trai. Tôi hỏi nó: “Suy nghĩ kỹ chưa?”. Nó bảo tôi: “Chúng tao yêu nhau thật lòng nên muốn ở với nhau nhiều hơn.”. Sau đó, tôi ít gặp lại nó hơn. Hôm gặp lại nó ở lớp, nó bảo muốn nghỉ học vì lỡ mang bầu. Nó và bạn trai chia tay.

Tự nhiên tôi đặt cho mình một câu hỏi: Đâu là trách nhiệm và sự chân thành với nhau? Tôi không nghĩ chuyện về sống chung với nhau chỉ là chuyện giữa hai người yêu nhau nhưng đằng sau đó lớn hơn là trách nhiệm với nhau, với gia đình, xã hội và Giáo Hội.

Chuyện tôi từ chối anh có thể anh sẽ nghĩ tôi không yêu anh thật lòng. Nhưng ngay từ bây giờ tôi không muốn lừa gạt anh, và nhất là lừa gạt chính bản thân mình. Tôi không muốn đánh mất tình yêu chân thành tôi dành cho anh, càng không muốn lệ thuộc lẫn nhau, nhất là trong các bản năng dục vọng của chính mình. Tôi nhìn lại mình trong vai trò của một Kitô hữu. Đâu là trách nhiệm của tôi?

Tôi nghĩ đến Giáo Hội đang phải nỗ lực ra sao để bảo vệ cho sự trong sáng của Hôn nhân ngày nay. Động lực nào khiến Giáo Hội làm điều đó? Cho ai và vì ai? Giáo Hội luôn đặt tầm quan trọng của Hôn nhân vì đó như biểu tượng đẹp trong tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Một tình yêu linh thánh và cao quý. Một tình yêu không chấp nhận thử nghiệm nhưng đòi hỏi hiến thân cho nhau trọn vẹn và dứt khoát hơn.[1] Một tình yêu có trách nhiệm và chân thành với nhau, cùng nhau lưu truyền và giáo dục con cái là tặng phẩm cao quý từ Thiên Chúa ban cho.

Một chị đã từng nói với tôi rằng: “Mày có cảm thấy tôn giáo của mày quá khắt khe và cấm đoán không? Yêu nhau ai mà chả muốn cho nhau điều quý nhất. Tao thấy quan hệ tình dục trước hôn nhân đâu có gì là xấu. Nó thuộc về quyền quyết định của mình, nên cứ thế mà làm thôi”.

Tôi như cứng họng. Làm thế nào để chị hiểu được đây? Với chị đó là chọn lựa đúng đắn nhưng là thách đố cho chính tôi và cho chị nữa. Làm sao tôi có thể cho chị hiểu điều đó không được phép xảy ra trước hôn nhân?

Điều đó giúp tôi nhìn lại chính mình trong hành trình yêu và sống. Với tôi, tính dục gắn liền với những chiều kích sâu xa nhất của con người. Nó không là sở hữu của riêng tôi nhưng là do ân huệ của Thiên Chúa. Tôi không thể nào lí giải nổi tại sao tôi có nó.

Nó chiếm chỗ lớn trong cuộc sống của con người, nhất là trong đời sống hôn nhân. Nó không chỉ là cảm xúc nhất thời nhưng lớn hơn là biểu hiện cho một tình yêu trao hiến trọn vẹn và mãi mãi.

Như tôi đã nói, tôi đã không hối hận vì chia tay anh. Qua biến cố ấy, quá trình chiến đấu, giằng co với bản thân mình thật không dễ dàng chút nào. Ý thức rằng, tôi hiện diện trong xã hội này, hơn hết tôi cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng một tình yêu lành mạnh hơn. Mỗi người có một chọn lựa khác nhau, tôi hoàn toàn tôn trọng chọn lựa ấy. Nhất là trong trách nhiệm một Kitô hữu giữa xã hội hiện đại, việc xây dựng một Giáo Hội với khuôn mẫu là Đức Kitô là cả một thách đố cho tôi và cho bạn.

Nguồn: https://dongten.net