Top 3 # Ý Nghĩa Xét Nghiệm Tq Tck Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Công Thức Máu

1. RBC (Red blood cells – Số lượng hồng cầu)

– Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

– Giá trị bình thường:

+ Nam: 4,5 – 5,8 T/L

+ Nữ: 3,9 – 5,2 T/L

– Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài (bệnh tim, bệnh phổi…).

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…

2. HGB (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố)

– Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.

– Giá trị bình thường:

+ Nam: 130 – 180 g/L

+ Nữ: 120 – 165 g/L

– Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy…

Giá trị chẩn đoán:

– Thiếu máu khi:

+ Nam giới < 130 g/L.

+ Nữ giới < 120 g/L.

+ Khi HST < 80 g/L: cân nhắc truyền máu.

+ Khi HST < 70 g/L: cần truyền máu.

+ Khi HST < 60 g/L: truyền máu cấp cứu.

3. HCT (Hematocrit – Thể tích khối hồng cầu)

– Là tỉ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.

– Giá trị bình thường:

+ Nam: 0,39 – 0,49 L/L

+ Nữ: 0,33 – 0,43 L/L

– Tăng trong các trường hợp: cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…

4. MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình hồng cầu)

– Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.

– Giá trị bình thường: 85 – 95 fL

– Tăng trong các trường hợp: Thiếu VTM B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, tan máu cấp…

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…

5. MCH (Mean corpuscular hemoglobin – Lượng HST trung bình hồng cầu)

– Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC.

– Giá trị bình thường: 28 – 32 pg

– Tăng trong các trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…

– Giảm trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.

6. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration – Nồng độ HST trung bình hồng cầu)

– Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.

– Giá trị bình thường: 320 – 360 g/L

– Tăng trong các trường hợp: Mất nước ưu trương, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường…

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, xơ gan, nghiện rượu…

7. RDW (Red distribution width – Dải phân bố kích thước hồng cầu)

– Đánh giá mức độ đồng đều giữa các hồng cầu.

– Giá trị bình thường: 11 – 15%

8. WBC (White Blood Cells – Số lượng bạch cầu)

– Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.

– Giá trị bình thường: 4 – 10 G/L

– Tăng trong các trường hợp: Viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…

– Giảm trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm virus, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…

9. NEU (Neutrophil – Bạch cầu hạt trung tính)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.

– Giá trị bình thường: 43 – 76%

2 – 8 G/L

– Tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, áp se…), nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật lớn mất nhiều máu, stress, một số ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị…

10. EO (Eosinophil – Bạch cầu hạt ưa acid)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.

– Giá trị bình thường: 2 – 4%

0,1 – 0,7 G/L

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…

– Giảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

11. BASO (Basophil – Bạch cầu hạt ưa base)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.

– Giá trị bình thường: 0 – 1%

0.01 – 0,25 G/L.

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm độc, tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

12. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu lympho)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.

– Giá trị bình thường: 17 – 48%

1 – 5 G/L.

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, viêm loét đại tràng, suy thượng thận…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid…

13. MONO (Monocytes – Bạch cầu Mono)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.

– Giá trị bình thường: 4 – 8%

0,2 – 1,5 G/L

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…

14. PLT (Platelet – Số lượng tiểu cầu)

– Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

– Giá trị bình thường: 150 – 400 G/L

– Tăng trong các trường hợp: hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lách…

– Giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…), bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị…

+ Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu…

15. MPV (Mean platelet volume – Thể tích trung bình tiểu cầu)

– Giá trị bình thường: 5 – 8 fL

– Tăng trong các trường hợp: bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…

– Giảm trong các trường hợp: thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương…

16. PCT (Plateletcrit – Thể tích khối tiểu cầu)

– Giá trị bình thường: 0,016 – 0,036 L/L

– Tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

17. PDW (Platelet distribution width – Dải phân bố kích thước tiểu cầu)

– Giá trị bình thường: 11 – 15%

– Tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…

– Giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

18. P-LCR (Platelet Larger Cell Ratio – Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn:

– Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.

– Giá trị bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Ggt Trong Máu

GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận ​​chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Xét nghiệm gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) giúp đo lượng enzyme GGT trong máu. GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận ​​chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Nồng độ GGT trong máu thường cao khi gan bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác đo men gan nếu nghi ngờ có khả năng tổn thương gan.

Gan có vai trò quan trọng trong sản xuất protein trong cơ thể và thải lọc các chất độc. Gan cũng tham gia sản xuất mật – giúp cơ thể xử lý và tiêu hóa chất béo.

Các triệu chứng xuất hiện khi có vấn đề ở gan bao gồm:

Nếu bệnh nhân đang trong quá trình cai nghiện rượu hoặc kiêng rượu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này để kiểm tra liệu bệnh nhân có đang tuân thủ đúng liệu pháp điều trị hay không. Xét nghiệm cũng có thể theo dõi nồng độ GGT ở những người đã được điều trị viêm gan do rượu.

Cần nhịn ăn trong 8 giờ trước khi xét nghiệm đồng thời ngừng sử dụng một số loại thuốc.

Uống rượu hoặc thức uống có cồn mặc dù chỉ là lượng nhỏ trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số GGT kết hợp với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, phạm vi bình thường của GGT từ 9 – 48 (U/L). Giá trị bình thường có thể thay đổi ở từng cơ sở xét nghiệm, tuổi tác và giới tính của người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm GGT có thể chẩn đoán tổn thương gan, nhưng nó không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao có thể phải tiến hành một vài xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán khác. Thông thường, mức GGT càng cao thì tổn thương gan càng lớn.

GGT thường được tiến hành kiểm tra cùng với một enzyme khác là phosphatase kiềm (ALP).

Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ có vấn đề với gan hoặc ống mật.

Nếu GGT bình thường và ALP tăng, điều này có thể chỉ ra bệnh xương. Sử dụng xét nghiệm GGT kết hợp với một số xét nghiệm khác là phương pháp để loại trừ một số vấn đề nhất định.

GGT nhạy cảm với những thay đổi? (những thay đổi do chế độ ăn và sinh hoạt). Nếu bác sĩ nghi ngờ việc sử dụng thuốc hoặc rượu tạm thời đang ảnh hưởng đến xét nghiệm, Xét nghiệm GGT có thể cần được kiểm tra lại.

Barbiturates, phenobarbital và một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tăng mức GGT trong cơ thể. Ngoài ra, mức độ GGT tăng theo tuổi ở phụ nữ.

Có thể mất đến 1 tháng để GGT giảm xuống mức bình thường sau khi ngừng sử dụng rượu hoặc các đồ uống chứa cồn. Hút thuốc cũng có thể làm tăng mức GGT trong máu.

(Bảng nồng độ GGT trong máu theo độ tuổi và giới tính)

Tổn thương gan là một tình trạng nghiêm trọng và thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương có thể khiến gan không thể tự hồi phục. Vì vậy, xét nghiệm GGT kết hợp với các xét nghiệm khác có thể giúp bác sĩ đánh giá sự hiện diện và mức độ của tổn thương gan.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm mức GGT ở những người nghiện rượu nặng. Tuy nhiên uống cà phê quá mức gây ra các vấn đề sức khỏe khác bao gồm huyết áp cao và khó ngủ.

Cuối cùng bỏ thuốc lá, rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý là những bước quan trọng để giảm mức GGT và cho phép gan có khoảng thời gian để tự chữa lành.

Giải Thích Ý Nghĩa Xét Nghiệm Alt Và Ast

Ngày nay là thời đại của cuộc sống công nghệ, con người ngày càng tiến gần hơn với các thiết bị hiện đại cùng vốn kiến thức sẽ được nâng cao thêm nữa, việc tìm hiểu về sức khỏe của bản thân cũng như các thông tin chuyên môn sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, có những chỉ số và ý nghĩa của việc xét nghiệm gan trong y học không thể hiểu rõ dễ khiến cho người đọc có nhận định chưa rõ ràng, trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa xét nghiệm ALT và AST. Hai chỉ số này rất quan trọng trong vai trò đánh giá chức năng gan nhằm đánh giá mức độ tổn thương của gan.

Men gan là gì?

Gan là một nội tạng lớn trong cơ thể, trong gan có một hệ thống enzyme rất hoàn chỉnh để thực hiện các hoạt động tổng hợp và chuyển hóa các chất protid, gluxit, lipid. Những enzyme này được gọi chung là men gan. Các enzyme đó là SGOT(AST), SGPT (ALT), GGT, LDH,.. Khi những tế bào gan chết đi các enzyme trong tế bào sẽ được giải phóng vào máu. Khi nhiều hơn các số lượng enzyme này, thì bạn đã bị men gan cao. C hỉ số ALT và AST bình thường được tìm thấy chủ yếu ở tế bào gan, thận, cơ tim và cơ bắp.

AST(SGOT) là từ viết tắt của Aspartate Transaminase, một loại enzyme giúp chuyển hóa Alanine, một axit amin hiện diện trong cơ tim, cơ bắp và gan, ngoài ra còn nằm ở thận, phổi, bạc cầu và hồng cầu. Ở người khỏe mạnh, nồng độ AST trong máu thường thấp. Nhưng khi gan bị tổn thương thì AST được giải phóng vào máu nhiều hơn, làm cho chỉ số men gan trong máu tăng cao và gây tổn thương cho gan.

ALT (SGPT) là từ viết tắt của Alanin Amino Transferase, một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong thận, cơ bắp và tim của người. Chúng có vai trò trong quá trình chuyển hóa, biến đổi thức ăn thành năng lượng. Trong cơ thể người chỉ số ALT trong máu thường thấp trong khoảng 20-40 UI/L. cho đến khi gan có dấu hiệu xấu đi thì chỉ số men gan Alt tăng lên nhanh chóng. Việc xét nghiệm đo nồng độ ALT cho thấy những thông tin về gan hoặc những vấn đề khác rất quan trọng.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

Ý nghĩa xét nghiệm của ALT và AST

Khi có những triệu chứng mệt mỏi, vàng da, đau hạ sườn phải thường là những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan. Và để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân hình thành bệnh, sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm AST và ALT, hai xét nghiệm quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh khi gan có biểu hiện bất thường. Ngoài ra việc xét nghiệm hai chỉ số này còn được chỉ định phối hợp chung với các xét nghiệm khác để theo dõi điều trị bệnh ở những người có nguy cơ gia tăng bệnh gan như : Có tiền sử virus viêm gan, nghiện rượu, người có tiền sử bệnh gan ở gia đình, người tiểu đường, thừa cân.

Hiện nay AST và ALT được xem là những xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện những tổn thương ở gan, mặc dù ALT tăng cao hơn AST, nhưng đôi khi AST được so sánh trực tiếp ALT và tính toán tỷ lệ AST/ALT.

→ → Mức độ ALT và AST được đánh giá rất cao khi nó lớn hơn 10 lần mức bình thường do viêm gan cấp tín hoặc bị nhiễm virus. Mức ALT và AST tăng cao có thể trở lại bình thường sau 3 – 6 tháng. → Trong viêm gan mãn tính, chỉ số AST và ALT có thể sẽ tăng nhẹ, và bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra để theo dõi tiến độ điều trị. Các nguyên nhân khác làm nồng độ tăng cũng có thể do tắc nghẽn đường mật, xơ gan và có khối u trong gan. Nồng độ AST trong máu cũng tăng lên trong cơn đau tim, và chấn thương. Mức độ AST sẽ tăng cao hơn ALT. → Nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số ALT và AST bình thường khiến men gan tăng cao bằng cách gây tổn thương gan, do gan là nơi chuyển hóa các chất, nhưng khi thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng thì AST và ALT sẽ bình thường trở lại. Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu Đối với người khỏe mạnh chỉ số ALT và Ast bình thường là nhỏ hơn 30 UI/L, nhưng cũng còn tùy vào điều kiện tại phòng xét nghiệm mà kết quả có thể khác nhau.

Xét nghiệm ALT và Ast là hai xét nghiệm không thể thiếu khi chẩn đoán các chức năng gan, hai chỉ số này phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe, nên khi có dấu hiệu bất ổn hãy thăm khám kỹ lượng và cần làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để tìm được nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư Cea

Ứng dụng của CEA

Ứng dụng của xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA như sau:

Giúp theo dõi hiệu quả điều trị và tiên lượng, đánh giá tái phát ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân ung thư đại tràng đã được chẩn đoán. Xét nghiệm CEA ban đầu thường sẽ thực hiện trước khi điều trị. Nếu giá trị CEA tăng thì có thể sử dụng để theo dõi để điều trị và phát hiện sớm tái phát, di căn.

CEA cũng có thể được sử dụng giống như một dấu ấn của các ung thư tuyến giáp thể tủy, tuyến tụy, phổi, dạ dày…

CEA trong một mẫu chất dịch cơ thể cũng có thể giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn, lan rộng tới một khoang cơ thể. Tuy nhiên, do độ chính xác thấp nên trong lâm sàng ngày càng ít sử dụng.

Không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA và tăng nồng độ CEA không phải lúc nào cũng do ung thư. Vì vậy, CEA không được khuyến cáo để sàng lọc trong cộng đồng dân cư không triệu chứng.

Chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm CEA được chỉ định khi một người được chẩn đoán ung thư dạ dày, đại trực tràng, phổi. CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị, sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn.

Xét nghiệm CEA có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư mà chưa được chẩn đoán. Đây không phải là xét nghiệm sử dụng chung cho các ung thư bởi CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA vẫn có thể được chỉ định để có thể cung cấp thêm thông tin cho việc chẩn đoán tùy theo bệnh cảnh lâm sàng cụ thể.

Xét nghiệm CEA dịch cơ thể được chỉ định để phát hiện khối u được xâm lấn hay di căn đến các khoang trong cơ thể.

Giá trị bình thường của xét nghiệm dấu ấn CEA

CEA huyết tương

– Giá trị CEA huyết tương đối với người bình thường không hút thuốc lá là <2,5 ng/ml.

– Giá trị CEA huyết tương ở người hút thuốc lá thường là <5 ng/ml.

– Giá trị CEA huyết tương đối với người có bệnh lành tính thường không quá 10 ng/ml.

CEA trong dịch cơ thể

Giá trị CEA trong các dịch chọc dò ở những người không bị ung thư có giá trị gần như giá trị CEA trong huyết tương người bình thường. Cụ thể như sau:

– Giá trị CEA dịch màng bụng đối với những người không ung thư là < 4,6 ng/mL, giá trị cắt là < 5,0 ng/ml.

– Giá trị CEA dịch màng phổi ở người không bị ung thư có giá trị cắt là 2,4 ng/ml.

– Giá trị CEA dịch não tủy đối với người không ung thư là 1,53±0,38 ng/ml.

Ý nghĩa lâm sàng

Đối với ung thư đại trực tràng

Sàng lọc và chẩn đoán sớm

Độ nhạy lâm sàng của xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50%, độ đặc hiệu là 90%.

Tiên lượng

– Giá trị CEA tăng cao hơn khi bệnh tiến triển, sử dụng điểm cắt là 5 ng/ml.

– Giá trị CEA trong ung thư đại trực tràng có thể được sử dụng để tiên lượng và phát hiện khối u còn sót sau phẫu thuật.

Giá trị CEA trước phẫu thuật cũng là giá trị tiên lượng, giúp xác định giai đoạn của khối u. Các khối u có giá trị CEA cao thì tiên lượng rất xấu.

Theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát

Sau khi phẫu thuật ung thư đại trực tràng, xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA có giá trị CEA huyết tương sẽ giảm dần và trở về mức bình thường trong khoảng từ 4 – 6 tuần .

Trong ung thư đại trực tràng, xét nghiệm hàng loạt CEA huyết tương là một trong những phương pháp không xâm lấn nhạy nhất giúp chẩn đoán tái phát của khối u sau phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát.

Đối với mỗi bệnh nhân, giá trị CEA huyết tương ban đầu được xác định làm nền cho việc theo dõi sự diễn biến của bệnh. Khi giá trị CEA tăng lâu, ít nhất trên 2 tháng, rất có khả năng ung thư đang bị tái phát.

Phát hiện di căn

Nếu xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA tăng lên trong dịch cơ thể, có thể khối ung thư đã xâm lấn sang những vùng lân cận, cũng có thể di căn tới các vùng tương ứng của cơ thể. Ví dụ:

Nếu như CEA được phát hiện tăng trong dịch chọc dò màng phổi, có thể ung thư đã di căn tới phổi, màng phổi

Nếu CEA được phát hiện tăng trong dịch màng bụng thì có thể ung thư đã di căn vào phúc mạc; nếu CEA được phát hiện tăng trong dịch não tủy thì có thể ung thư đã di căn vào tủy sống hoặc não.

Trong một số ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, tụy, tuyến giáp thể tủy, phổi, thực quản, buồng trứng… Giá trị CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển với tỷ lệ khoảng 50% – 70% trong số các trường hợp .

CEA trong các bệnh lành tính

Giá trị xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA cũng có thể tăng ở một số bệnh lành tính và gây nên hiện tượng dương tính giả. Ví dụ như chẳng hạn như viêm phổi, khí phế thũng, xơ gan, viêm gan, viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh vú lành tính, polyp trực tràng…

Xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA giúp bạn tiên lượng, đánh giá được tình hình sức khỏe tốt nhất cho bạn. Chính vì thế mà nên thực hiện xét nghiệm này, đặc biệt là những bệnh nhân đã từng phẫu thuật.

Sàng lọc ung thư đại trực tràng ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà thì Xander đang dần trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Xander là tên gọi tắt của Công ty cổ phần công nghệ Xander, hiện tại đang là đối tác độc quyền của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Xander giúp bạn tiết kiệm hơn 5 giờ chờ lấy mẫu và đợi kết quả so với khi thực hiện tại các bệnh viện công. Kết quả của bạn sẽ được gửi trả tận nhà và qua địa chỉ email. Hơn nữa Xander còn có đội ngũ tư vấn viên miễn phí giúp bạn gỡ rối những thắc mắc cũng như biện luận giúp bạn kết quả xét nghiệm. Với phương châm “Minh bạch tuyệt đối – Chuyên môn hàng đầu – Dịch vụ tiện lợi” Xander đang dần cố gắng từng ngày để làm hài lòng mọi khách hàng.

Hiện Xander cung cấp Gói sàng lọc ung thư đại trực tràng gồm 3 xét nghiệm nhỏ:

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ

Đối với ung thư đại trực tràng, CEA giúp tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị, phát hiện tái phát, phát hiện di căn. Độ nhạy lâm sàng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50% và độ đặc hiệu là 90%. Giá trị CEA càng cao thì kết quả càng xấu.

– Xét nghiệm CA 19-9

Xét nghiệm CA 19-9 giúp xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng..

CA 19-9 là một kháng nguyên có ở tế bào tuyến của dạ dày, ruột, vú…CA 19-9 là một chỉ số quan trọng thứ 2 sau CEA giúp phát hiện ung thư đại trực tràng. Chỉ số này sẽ tăng cao đối với những người mắc bệnh.

– Xét nghiệm CA 72-4

Xét nghiệm CA 72-4 giúp phát hiện dấu ấn ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng…

CA72-4 là một kháng nguyên ung thư có ở trên bề mặt của nhiều loại tế bào như buồng trứng, vú, tụy, dạ dày, đại tràng….Với ung thư đại trực tràng, chỉ số này giúp chẩn đoán bệnh với độ nhạy từ 20 – 41%. Nồng độ CA 72-4 là khác nhau trong các giai đoạn, do đó xét nghiệm này còn có ý nghĩa theo dõi quá trình phát triển của bệnh và hiệu quả của việc điều trị.

Chi phí gói xét nghiệm:

Giá Gói sàng lọc ung thư đại trực tràng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 588.000 đồng.

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30, Thứ Bảy: 06:00 – 10:00

Nguyên tắc “vàng” để bị ung thư đại trực tràng vẫn sống khỏe tới già

Tránh ung thư trực tràng: Không nên ăn ốc?

Đăng ký nhận tư vấn