Top 9 # Ý Nghĩa Vân Tay Từng Ngón Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Vân Tay Trên Từng Ngón

Vân tay của mỗi người là duy nhất, dù có là cặp song sinh cùng trứng thì vân tay vẫn khác nhau, thế nên ý nghĩa vân tay từng ngón trên cơ thể con người đóng vai trò rất đặc biệt.

TÌM HIỂU Ý NGHĨA VÂN TAY TRÊN TỪNG NGÓN

Mỗi con người là một cá thể độc lập thế nên vân tay trên 10 ngón tay của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Điều đáng nói là dấu vân tay bất biến cả đời, tức là từ khi sinh ra cho đến mất đi vân tay không thay đổi.

Chính sự bất biến và duy nhất ấy đã tạo điều kiện để vân tay trở thành đặc điểm có nhiều ứng dụng trong đời sống.

Thực ra, con người đã bắt đầu hiểu được sự đặc trưng riêng biệt và duy nhất của dấu vân tay từ thế kỷ thứ 14. Dưới thời Babylon cổ đại và Trung Quốc, dấu vân tay, đặc biệt là ngón cái, được sử dụng tương tự chữ ký ngày nay để đại diện cho uy tín của một người khi buôn bán, cũng như chuyển nhượng đồ vật qua lại.

Đến năm 1880, Francis Galton cũng chính là anh họ của nhà bác học Charles Darwin tìm ra đặc điểm di truyền cũng như phát hiện ra dấu vân tay mỗi cá nhân chỉ có một không hai và không đổi trong suốt cuộc đời. Từ kết quả nghiên cứu của mình, ông đã xuất bản cuốn sách, trong đó ông liệt kê ra ba loại dấu vân tay phổ biến nhất là: vòng lặp, xoắn và vòm.

Cách phân loại của Francis Galton vẫn được áp dụng cho tới ngày nay. Với bằng chứng nghiên cứu thuyết phục, các cơ quan điều tra áp dụng giá trị của bằng chứng vân tay vào công việc chuyên môn. Cụ thể là vào năm 1892, ở Argentina, Juan Vucetich một cảnh sát địa phương sử dụng kết quả nghiên cứu của Galton tạo ra hệ thống dấu vân tay và lần đầu tiên căn cứ vào nó để truy lùng dấu vết của một kẻ giết người.

Những năm trở lại đây việc kiểm tra dấu vân tay thông qua dịch vụ sinh trắc vân tay trở thành một xu hướng khoa học, hiện đại có thể giúp con người tự khám phá bản thân ở cả mặt năng lực và tính cách. Để từ có sẽ có những phương giáo dục rèn luyện phát triển toàn diện, bù đấp những thiếu sót.

Sinh trắc vân tay đã ra đời hơn hai trăm năm với tên khoa học Dermatoglyphics. Trước khi để có thể trở thành một ngành mà mọi người tin tưởng lựa chọn sinh trắc học vân tay đã phải trãi qua hàng ngàn nghiên cứu lớn nhỏ.

Điểm sáng và nổi bật nhất trong quá trình phát triển của ngành này chính là thành công trong nghiên cứu của hai nhà khoa học Stanley Cohen Rita và Levi-Montalcini. Kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết của vân tay và não bộ thông qua hai chỉ số NGF và EGF. Rồi từ những mối liên hệ đó, những bài phận tích chuyên sâu được ra đời giúp con người biết được khả năng của bản thân một cách khoa học.

Trong sinh trắc vân tay, để có thể phân tích, cũng như kiểm tra 10 vùng năng lực bên trong bộ não của con người, người làm dịch vụ phải lấy vân tay trên 10 ngón tay bằng thiết bị Scan vân tay hiện đại được chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển loại hình dịch vụ này.

Từ những ứng dụng thực tiễn như đã nêu ở trên, có thể thấy vân tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người.

Ý Nghĩa Của Từng Ngón Tay Đeo Nhẫn

Đa số đàn ông đều không có kiến thức về những điều cần lưu ý khi đeo nhẫn, những ẩn ý đằng sau việc đeo nhẫn ngón nào.

Thực sự thì đây không phải một vấn đề…

Nhưng bạn cần nhớ rằng, không phải đeo một chiếc nhẫn ở vị trí đặc trưng sẽ được đại đa số mọi người hiểu. Như chúng tôi đã đề cập thì có tới khoảng 95% dân số không biết được những ẩn ý đằng sau những chiếc nhẫn. Tuy nhiên, cũng như mọi xu hướng thời trang khác, điều này là dành cho những người hiểu biết, và là một “thành viên” của nhóm những người tinh tế hiểu được ẩn ý mới là điều thú vị và “đẳng cấp”

1. Tay phải và tay trái

Thực tế thì không có luật lệ bắt buộc nào về việc bạn phải đeo nhẫn ở bên tay nào. Nhưng đối với nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là các ngoại lệ, bởi chúng thể hiện và đánh dấu sự đặc biệt về tình trạng hôn nhân của bạn. Chính vì thế có rất nhiều các truyền thống, luật lệ cụ thể về những chiếc nhẫn này. Nhưng cũng chính vì có quá nhiều luật lệ gắn liền với nhẫn cưới ở nhiều nơi khác nhau nên không có một quy định nào thống nhất về việc đeo nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn.

Ví dụ, đàn ông Mỹ phần lớn sẽ đeo nhẫn cưới của họ ở bên tay trái, nhưng người đàn ông kết hôn theo nhà thờ Chính thống giáo Đông phương có thể sẽ đeo ở bên tay phải. Còn về nhẫn đính hôn thì thường không có người đàn ông nào đeo nhẫn đính hôn cả nên đương nhiên không có quy định nào cụ thể về trường hợp này.

Một số trường học hoặc tổ chức có thể có những luật lệ riêng về việc đeo nhẫn như thế nào (với những trường hợp này thường bạn sẽ được thông báo), nhưng đa số thì việc đeo nhẫn thường nghiêng về việc tự do, thoải mái thể hiện sở thích của mình.

Vậy nên, đối với việc đeo nhẫn, đừng quá lo lắng về việc tay phải hay tay trái mới là đúng.

2. Đeo nhẫn ngón út

Ngón út cũng là ngón tách biệt với phần cơ thể của bạn nhất khiến chiếc nhẫn càng được dễ dàng nhận thấy và nổi bật. Thế nên đây luôn là ngón tay được ưu ái đeo những chiếc nhẫn thời trang nhất, thu hút sự chú ý của mọi người.

3. Ngón đeo nhẫn

Ở đa số các nước trên thế giới thì ngón đeo nhẫn luôn được coi là ngón tay đặc biệt để đeo nhẫn cưới: đeo bên tay phải là để thể hiện sự đính hôn và đeo bên tay trái thể hiện là bạn đã có vợ hoặc chồng.

Nhẫn cưới hoặc nhẫn đính hôn thường được các chàng trai chọn là một chiếc nhẫn đơn giản không cầu kỳ. Bởi một chiếc nhẫn to bản, đính đá to hoặc có hoạ tiết loè loẹt thì thật không giống với một chiếc nhẫn cưới tí nào. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là người ta không chọn một chiếc nhẫn khác biệt, độc đáo để làm chiếc nhẫn thể hiện sự gắn kết tình yêu. Rất nhiều cặp đôi đã chọn những chiếc nhẫn cưới độc lạ để minh chứng cho tình yêu giữa hai người. Tuy nhiên khi để người ngoài nhìn vào thì một chiếc nhẫn được trang trí khác biệt, độc đáo được đeo ở ngón đeo nhẫn lại không được coi là giống với chiếc nhẫn cưới mà chỉ là một trang sức, phụ kiện mà thôi! Một chiếc nhẫn đơn giản, với thiết kế tối giản thì thường dễ dàng nhận thấy hơn.

Về mặt hình tượng thì ngón đeo nhẫn tượng trưng cho Mặt trăng, sự sáng tạo và cái đẹp, dĩ nhiên là cho cả các mối quan hệ tình cảm lãng mạn. Kim loại của mặt trăng chính là bạc, khiến cho chiếc nhẫn bạc là sự lựa chọn thường thấy cho những kiểu nhẫn không phải nhẫn cưới.

4. Đeo nhẫn ngón giữa

Điều đó nói rằng, rất nhiều người đeo nhẫn lần đầu có thể cảm thấy thoải mái hơn với ngón giữa, hoàn toàn bởi vì nếu cảm thấy mình được chú ý và thu hút hơn, thậm chí là trông manly hơn! Và nếu bạn không muốn có sự mặc định nào về việc bạn “đã có chủ” thì chọn ngón giữa là sự lựa chọn tuyệt vời.

Do vị trí trung tâm của nó, ngón giữa được giữ để tượng trưng cho sự cân bằng và trách nhiệm và được liên kết với Sao Thổ. Vì kim loại của Saturn là chì, các kim loại màu xám đơn giản như thép là lựa chọn cho ngón tay giữa phổ biến.

5. Đeo nhẫn ngón trỏ

Quay lại các thời kỳ trung đại, ngón trỏ là vị trí phổ biến nhất cho nhẫn của một người đàn ông (ở một số vùng của Châu Âu, những người dưới một cấp bậc nhất định thực sự bị cấm đeo nhẫn, vì họ biểu thị trạng thái hôn nhân cụ thể)/ Điều đó làm cho ngón trỏ trở thành một nơi tốt cho những thứ như nhẫn thể hiện tầng lớp, nhẫn huynh đệ, hoặc nhẫn biểu tượng gia đình hoặc biểu tượng thành viên của một tổ chức nào đó, mặc dù nhiều người đàn ông (đặc biệt là những người đàn ông trẻ tuổi, chưa lập gia đình).

Hiệp hội chiêm tinh cho ngón tay trỏ có gắn kết với Sao Mộc, tượng trưng cho sức mạng, sự lãnh đạo và quyền lực. Liên kết kim loại là thiếc, nguyên liệu ít được dùng để làm nhẫn, nhưng tông màu bạc sáng là một lựa chọn thường thấy cho nhẫn ở ngón trỏ.

6. Đeo nhẫn ngón cái

Nhẫn ngón tay cái có một cảm giác hơi kỳ lạ đối với những người đến từ văn hóa Bắc Mỹ thông thường, nhưng chúng thực sự rất phổ biến trên toàn thế giới.

Trong hầu hết các xã hội, một chiếc nhẫn ở ngón tay cái trên một người đàn ông là một thể hiện của sự giàu có hoặc ảnh hưởng, và chúng có xu hướng khá to bản và cầu kỳ để thể hiện điều đó (tất nhiên cũng để phù hợp thoải mái hơn trên ngón tay cái).

Một chiếc nhẫn ngón tay cái cũng thường là lựa chọn tự nhiên cho những người đàn ông muốn đeo nhiều chiếc nhẫn trên cùng một bàn tay vì nó cách khá xa các ngón tay khác, không gây nên sự kệch cỡm hay dư thừa.

7. Một người đàn ông nên đeo bao nhiêu chiếc nhẫn trên tay là vừa đủ?

Điều này phụ thuộc vào những chiếc nhẫn.

Thông thường, bạn sẽ không đeo nhiều hơn một chiếc nhẫn cho bất kỳ ngón tay nào, nhưng sẽ có những trường hợp bạn gặp những kiểu nhẫn là tập hợp của nhiều chiếc nhẫn nhỏ phải đeo cùng nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Nhưng giả dụ bạn chỉ đeo một chiếc nhẫn ở mỗi ngón tay thì số lượng 2-3 chiếc nhẫn ở cả hai bàn tay là số lượng vừa đủ. Ngay cả như vậy bạn cũng đã rất nổi bật rồi, và vượt quá số lượng ngày sẽ khiến bạn trông khá loè loẹt và không thời trang.

Kiểu đeo phổ biến nhất là bạn chỉ đeo một chiếc nhẫn to bản nổi bật trên một bàn tay và không đeo gì khác nữa, hoặc đơn giản chỉ là một chiếc nhẫn cưới đơn giản là tuyệt nhất.

Real Man Real Style

Và cuối cùng, chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng. Không quan trọng là ở ngón tay nào mà bạn muốn đeo nhẫn, quan trọng là chiếc nhẫn đấy cần phù hợp với phong tục tập quán và thể hiện được cá tính của bạn một cách đúng đắn. Vừa rồi ONOFF đã tổng hợp một số điều cần biết về ý nghĩa của nhẫn cho các bạn nam. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ gíup các bạn chọn được chiếc nhẫn ưng ý cho mình!

Ý Nghĩa Các Ngón Tay Đeo Nhẫn Theo Phong Thuy: Nên Đeo Nhẫn Ngón Nào

ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo phong thuy giúp bạn biết được nên đeo nhẫn ngón nào để may mắn, đeo nhẫn ngón giữa tay phải có ý nghĩa gì, áp út tay trái cũng như đối với nhiều người muốn biết đeo nhẫn ngón nào mang lại tài vận sức khỏe và tình duyên.

Nếu muốn nhận được những năng lượng tích cực, hãy đeo nhẫn bên tay trái. Nếu muốn bài trừ những năng lượng tiêu cực, chỉ cần đeo nhẫn lên tay phải.

tăng trí thông minh, vận may và phòng kẻ xấu hãm hại

Chất liệu thích hợp: thủy tinh tím, đá Lapis lazuli

Ngón út đại diện cho trí tuệ và phúc khí. Thông thường, những người đeo nhẫn ở ngón út là những người độc thân. Ngón út cũng thường được dùng để ngoắc tay hứa hẹn vì đây là bộ phận có ý nghĩa giữ gìn những lời hứa.

Nếu muốn trưởng thành, chuyển vận rủi sang may mắn thì nên đeo nhẫn ở ngón út. Đeo nhẫn ở vị trí này cũng giúp bạn phòng bị người xấu hãm hãi và được bảo hộ.

ý nghĩa của việc đeo nhẫn ngón áp út

tăng đào hoa, tăng may mắn trong hôn nhân và tình yêu

Chất liệu thích hợp: đá Tourmaline nhiều màu, thủy tinh hồng, đá Rhodochrosite

Ngón áp út đại diện cho tình yêu, thông thường người ta thường đeo nhẫn ở ngón áp út để tuyên bố mình đã đính hôn. Nếu ai quan tâm đến vận đào hoa của mình, muốn tìm kiếm người mới thì nên đeo nhẫn ở ngón áp út. Đồng thời, đeo nhẫn ở ngón này cũng giúp tăng thêm nhân duyên và tăng thêm nhiệt độ cho tình yêu.

đeo nhẫn ngón giữa có ý nghĩa gì

Tăng tự tin, ý thức trách nhiệm, khỏe mạnh và gia đình

Chất liệu thích hợp: thạch anh, kim cương

Ngón giữa đại diện cho sự nhận thức, ở nhiều nơi, đeo nhẫn ở ngón giữa nghĩa là đã kết hôn. Với những người thiếu tự tin, hay bỏ dở công việc nửa chừng, thiếu tinh thần trách nhiệm thì đeo ngón giữa giúp phát huy tinh thần trách nhiệm.

Nếu muốn may mắn trong nhiều mặt, thì đeo ngón giữa là tốt nhất, vì đây là nơi năng lượng được tập trung và phát huy.

đeo nhẫn ở ngón trỏ có ý nghĩa gì

Tăng vận may trong cuộc thi và sự nghiệp

Chất liệu thích hợp: đá thạch lựu

Ngón trỏ đại diện cho lực hành động vì rất nhiều hành động của bàn tay đều cần đến sự phối hợp của ngón trỏ. Nếu bạn muốn đạt được thành công thi cử và sự nghiệp thì nên đeo nhẫn ở ngón trỏ.

Tuy nhiên, cần chú ý cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Nên thường xuyên tiếp xúc với người thân và người yêu.

đeo nhẫn ngón tay cái có ý nghĩa gì

Tăng thêm quyền thế, tăng vận thăng chức và tốt cho sự nghiệp

Chất liệu thích hợp nhất là gỗ, vàng và ngọc.

Các vị vua chúa và những người giàu có ngày xưa thường thích đeo nhẫn vàng hoặc ngọc ở ngón tay cái. Nhìn sơ qua, đeo nhẫn ở ngón tay này sẽ tạo cảm giác quý giá và sang trọng đặc biệt,

Với cách đeo nhẫn này, bạn có thể gạt bỏ được người quản lý yếu kém của mình, rất thích hợp cho những người mong muốn thăng chức. Nhưng cần cẩn thận, đừng để đồng nghiệp hay cấp trên của bạn nhìn thấy, việc này sẽ làm lộ ý định của bạn và khiến mọi việc bị thất bại.

Xem ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo phong thuy

đeo nhẫn ngón giữa tay phải, nhẫn đá phong thủy theo tuổi, cách đeo nhẫn cóc phong thủy, ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo phong thuy, nhẫn phong thủy nam, đeo nhẫn ngón nào mang lại tài vận sức khỏe và tình duyên, deo nhan phong thuy theo tuoi, nhẫn phong thủy nữ, đeo nhẫn tay nào

Comments

Ý Nghĩa Của Các Ngón Tay Đeo Nhẫn Phong Thủy Là Gì?

1. Đeo nhẫn phong thủy ở tay bên nào?

Với những người chưa lập gia đình khi đeo nhẫn nên tuân theo quy tắc “nam tả, nữ hữu”. Tức là với nam giới tay trái đại diện cho bản thân, tay phải đại diện cho người yêu, người vợ. Còn nữ giới thì ngược lại tay phải đại diện cho bản thân, tay trái đại diện cho người yêu, người chồng.

Tức là nếu bạn là nam nên đeo nhẫn ở tay trái, còn là nữ thì đeo nhẫn tay phải để may mắn và tài lộc đến với mình.

Khi đã kết hôn rồi thì áp dụng quy tắc ngược lại “nam hữu, nữ tả”. Bởi chúng ta đều mong muốn đem lại vận khí tốt cho nửa kia của mình, vì vậy nên đeo nhẫn ở bàn tay đại diện cho người đó, đây cũng là một cách để thể hiện tình cảm, tôn trọng đối phương.

Tuy nhiên theo xu hướng phát triển hiện nay thì đa phần các cặp đôi khi hướng tới hôn nhân đều đeo nhẫn cưới ở bàn tay trái ngón áp út. Tùy theo phong tục của các quốc gia và quan niệm của mỗi người mà có cách đeo nhẫn khác nhau.

2. Đeo nhẫn phong thủy ở ngón nào? Mỗi ngón tay đeo nhẫn có ý nghĩa gì?

Theo Phong thủy, ngón cái đại diện cho vật chất và sự uy quyền, minh chứng qua hình ảnh các vua chúa thời xưa thường đeo nhẫn vào ngón cái, đây như một cách để tăng vận khí và quyền uy, quyền lực của bản thân. Khi đeo nhẫn ở tay phải mang ý nghĩa mong chờ sự may mắn còn tay trái là đặt hy vọng vào các mối quan hệ giữa người với người.

2.1. Đeo nhẫn phong thủy ở ngón cái: Thể hiện quyền uy

Đeo nhẫn ở ngón cái là người độc lập, mạnh mẽ, giàu ý chí, có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là một lãnh đạo tốt, có đường công danh sự nghiệp phát triển và mở rộng. Tuy nhiên lại lận đận trong những mối quan hệ tình cảm.

Do đó trong phong thủy người ta tin rằng nhẫn phong thủy nam nên đeo ở ngón tay cái như một cách tăng vận khí và quyền uy cho bản thân.

2.2. Đeo nhẫn phong thủy ở ngón trỏ: Thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp

Trên bàn tay ngón trỏ đại diện cho học vấn, công việc, sự nghiệp, nếu bạn muốn sự nghiệp hanh thông, đường học hành thuận lợi hãy đeo nhẫn ngón trỏ. Ngoài ra vị trí ngón trỏ cũng đem lại vận khí tốt cho đường tình duyên nở rộ, người ta cho rằng đeo nhẫn ở ngón trỏ chính là kích thích vận đào hoa của bản thân.

2.3. Đeo nhẫn phong thủy ở ngón giữa: Khai vận, duy trì hạnh phúc

Ngón giữa đại diện cho sự bình ổn và thúc đẩy bản thân, vị trí ngón giữa nằm ở trung tâm của bàn tay còn có nghĩa là tụ hợp, có thể tập trung sức mạnh và không bị phân tán đi. Đeo nhẫn ngón giữa giúp bạn hấp thu nguồn năng lượng lớn để khai vận, tăng cường vận may trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Ngoài ra, khi nhẫn đeo ngón giữa bạn là người quý trọng gia đình, bạn bè, biết giữ cân bằng trong cuộc sống. Vì vậy muốn duy trì niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống bạn nên đeo nhẫn ngón giữa.

2.4. Đeo nhẫn phong thủy ở ngón áp út: Để chiêu tài, chiêu lộc

Theo quan niệm phong thủy, ngón tay áp út là vị trí giúp tụ tài tốt nhất, muốn chiêu tài hút lộc thì nên đeo nhẫn ngón áp út bạn sẽ gặp nhiều may mắn về tiền bạc. Ngoài ra đeo tại ngón này còn giúp bản thân tu tâm, dưỡng tính.

Tuy nhiên, ngón áp út là vị trí đeo nhẫn cưới khi đã lập gia đình, chính vì vậy nhiều người cho rằng nếu còn độc thân mà đeo nhẫn ở ngón này thì rất dễ lỡ mất tình duyên. Do đó bạn nên sử dụng nhẫn có chất liệu khác với nhẫn cưới nếu muốn đeo tại vị trí này khi còn độc thân. Còn khi đang yêu hay đã kết hôn nhẫn đeo ngón áp út giúp tình cảm đôi lứa thêm gắn kết, bền chặt mà đường tài lộc cũng rộng mở.

2.5. Đeo nhẫn phong thủy ở ngón út: Tăng vận gặp quý nhân

Nhiều quan niệm cho rằng nhẫn đeo ngón út biểu hiện cho đã ly hôn, nên rất ít người đeo tại ngón này. Tuy nhiên, trong phong thủy ngón út lại là vị trí đại diện cho quý nhân phù trợ, mối quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp, đối tác, gia đình có hòa hợp hay không, nhân duyên có tốt đẹp không thì khi đeo nhẫn ngón út sẽ hỗ trợ cho bạn. Vị trí này cũng đem lại nhiều phúc khí cho người đeo.

Do vậy, đeo nhẫn ngón út sẽ giúp bản thân dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, mưu đồ hãm hại của kẻ tiểu nhân, hóa giải vận hạn, vận thế hanh thông và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

3. Nên đeo nhẫn phong thủy ra sao để hợp với mệnh, tuổi?

Nhẫn phong thủy không chỉ là phụ kiện trang sức mà còn là vật bảo hộ cho bản thân, thu hút may mắn, tài lộc, hóa dữ thành lành, thành công trong cuộc sống. Dựa vào tuổi tác và mệnh của bạn mà chọn nhẫn phong thủy cho phù hợp để nhẫn có thể phát huy tối đa công dụng.

3.1. Người mệnh Kim đeo nhẫn phong thủy gì?

Người mệnh Kim nên chọn nhẫn phong thủy có màu vàng, nâu đất, xám đá và ghi, ngoài chọn nhẫn bạc bạn có thể chọn nhẫn vàng hay nhẫn đính đá phong thủy, không chọn nhẫn màu đỏ, hồng, tím.

3.2. Người mệnh Mộc đeo nhẫn phong thủy gì?

Người mệnh Mộc nên chọn nhẫn phong thủy có màu đen, xanh nước…đeo nhẫn phong thủy có gắn đá gồm màu trắng, ghi và màu xám. Màu tương khắc mà người mệnh Mộc tránh đeo gồm: trắng, xám, ghi.

3.3. Người mệnh Thủy đeo nhẫn phong thủy gì?

Người mệnh Thủy nên chọn nhẫn phong thủy gam màu trắng, xám, ghi hoặc đen, xanh nước biển, không đeo nhẫn phong thủy có gắn đá màu vàng hoặc màu nâu đất.

3.4. Người mệnh Hỏa đeo nhẫn phong thủy gì?

Chọn nhẫn phong thủy cho người mệnh Hỏa nên chọn nhẫn có màu xanh trong đó nổi bật là màu xanh lục, màu đỏ, màu hồng, màu tím tránh chọn màu đen, màu nâu, màu đất.

3.5. Người mệnh Thổ đeo nhẫn phong thủy gì?

Đỏ, hồng, tím hoặc vàng, nâu đất là những màu sắc mà người thuộc mệnh Thổ nên đeo nhẫn đá phong thủy theo tuổi và không nên đeo nhẫn phong thủy có màu xanh lục.

4. Đeo nhẫn phong thủy theo ngũ hành của nhẫn

4.1. Nhẫn thuộc hành Kim hợp người mệnh Thủy

Nhẫn thuộc Kim thường có hình dạng tròn, nhẫn trơn không có mặt lồi lên nạm bằng đá quý. Trên thân nhẫn có thể gắn kết những viên đá quý hình tròn có màu vàng, trắng. Nhẫn phải được thiết kế đơn giản với màu trắng hoặc màu vàng và chất liệu thường làm từ vàng tây, bạch kim, bạc có thể kết hợp với kim cương.

4.2. Nhẫn thuộc hành Mộc hợp người mệnh Hỏa

Nhẫn thuộc Mộc thường có dạng tròn được cách điệu với nhiều đường nét uốn lượn, vặn chéo hay hình chữ nhật, mặt lồi của nhẫn thường được thiết kế thành hình tròn, bầu dục hoặc hình chữ L và được nạm những viên đá quý. Trên thân nhẫn có gắn những viên đá quý màu xanh.

4.3. Nhẫn thuộc hành Thủy hợp người mệnh Mộc

Nhẫn thuộc Thủy có dạng hình tròn được cách điệu với nhiều đường uốn lượn, thân nhẫn mảnh khảnh có thể có dạng hình chữ S, mặt lồi của nhẫn có hình tròn, bầu dục và có nạm những viên đá quý màu xanh tím, xanh đen, lục và đen. Trên thân nhẫn có gắn những viên đá quý màu sẫm.

4.4. Nhẫn thuộc hành Hỏa hợp người mệnh Thổ

Nhẫn thuộc Hỏa thường có hình dạng nhọn, đường nét nhô cao, thân nhẫn có thể cắt chéo cạnh có thể dạng chữ V, mặt lồi của nhẫn được thiết kế hình tam giác, đa giác và nạm những viên đá quý màu hồng, đỏ hoặc da cam.

4.5. Nhẫn thuộc hành Thổ hợp người mệnh Kim

Nhẫn thuộc Thổ có dạng hình vuông, thân nhẫn có thể là hình vuông có thể là hình chữ T, mặt lồi của nhẫn được thiết kế thành hình vuông, hình chữ nhật và nạm những viên đá quý màu vàng. Trên thân nhẫn có thể gắn những viên đá quý màu vàng, xám, ghi.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!

BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Kỳ lân phong thủy: Những điều nên tránh khi bày trí

Tư vấn phong thủy – Phong thủy nhà ở không phải mê tín