Top 6 # Ý Nghĩa Từ Para Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Chỉ Số Para Trong Sản Khoa

Khi đi khám thai thì các thai phụ sẽ nhận được giấy khám gồm nhiều chỉ số ghi tắt. Một trong số đó là chỉ số Para. Vậy ý nghĩa chỉ số Para trong sản khoa là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về chỉ số Para cũng như cách đọc chỉ số đó. Mong rằng kiến thức Y tá- Điều dưỡng này sẽ bổ ích nhất đối với bạn.

Chỉ số Para trong sản khoa là gì?

Chỉ số Para là chỉ số thường xuất hiện trong phiếu khám thai. Chỉ số Para là chỉ số đánh giá về tiền sử sản khoa của sản phụ. Nói dễ hiểu hơn là khi đọc chỉ số này thì có thể biết được trước đó sản phụ đã sinh con bao nhiêu lần. Đồng thời nó cho biết số con (còn sống), số lần sinh đủ tháng, số lần sinh thiếu tháng.

Như đã định nghĩa ở trên, Para là chỉ số đánh giá tiền sử sản khoa của sản phụ. Do đó khi bất kì ai đọc chỉ số Para thì sẽ có nhận định chung nhất về tình trạng mang thai của sản phụ trước đó. Đồng thời cũng sẽ nắm được số con (còn sống) của sản phụ đó. Ngoài ra quan trọng hơn là có thể đánh giá sơ bộ về một số tình trạng đặc biệt. Ví dụ như sinh thiếu tháng của các sản phụ để người nhà và bác sĩ có thể có sự chuẩn bị sẵn sàng cũng như xử lí kịp thời một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong lần mang thai này.

Giải thích về cách ghi và đọc chỉ số Para

Giải thích cách ghi chỉ số Para

Chỉ số Para gồm 4 số và được nhân viên y tế điền lần lượt vào 4 chỗ trống trong giấy khám thai, hồ sơ khám bệnh của sản phụ khi tới khám thai tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe y tế. Thông tin này không cần phải qua kiểm tra xét nghiệm hay khám chữa. Đây là thông tin ban đầu có được do thai phụ và người thân cung cấp cho điều dưỡng. Căn cứ vào đó mà điều dưỡng sẽ điền chính xác chỉ số Para này vào hồ sơ bệnh án của thai phụ. Chỉ số Para dù chỉ là một chỉ số nhỏ trong hồ sơ bệnh án của thai phụ. Cách đọc, cách ghi chỉ số Para cũng không hề phức tạp. Tuy nhiên việc cung cấp thông tin chính xác cho điều dưỡng để có chỉ số Para chính xác là điều rất cần thiết. Chỉ số này sẽ giúp bác sĩ nhìn tổng quan hơn về những lần mang thai của sản phụ. Từ đó sẽ điều chỉnh những động thái theo dõi sao cho phù hợp. Ví dụ với một sản phụ có para là 0030 thì bác sỹ sẽ cần phải có những quan tâm sát sao, kế hoạch dưỡng thai chặt chẽ khoa học hơn.

Giải thích cách đọc chỉ số Para

Chỉ số Para gồm 4 số, do đó thì bạn cần hiểu rõ từng số này có ý chỉ gì. Mỗi ô số sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Chỉ số Para gồm 4 số: A-B-C-D và đọc hiểu như sau:

A: số lần sinh con đủ tháng

B: số lần sinh con thiếu tháng

C: số lần sảy thai tự nhiên hoặc hút thai

D: số con hiện còn sống

Những lưu ý về cách xếp những lần mang thai vào chỉ số nào của Para

Như đã nói ở trên, những thông tin về chỉ số Para hoàn toàn là thông tin do sản phụ và người thân cung cấp, vì vậy đối với các sản phụ cần biết rõ những trường hợp nào thì nên xếp vào vị trí nào. Thực chất các chỉ số Para không hề phụ thuộc vào sinh thường hay sinh mổ, thai chết sẵn trong bụng rồi hay sau khi sinh mới chết… Mà phụ thuộc vào tuổi thai. Tức là:

A: số lần sinh con đủ tháng được tính là số lần mang thai tuổi thai từ 38 tuần trở lên (dù thai đó còn sống hay đã chết)

B: số lần sinh con thiếu tháng được tính là số lần mang thai tuổi thai từ 22 tuần đến 37 tuần (dù là thai đó hiện còn sống hay đã chết).

C: số lần mang thai tuổi thai dưới 22 tuần (chắc chắn là thai đã chết)

D: số con còn sống hiện tại. Tức là còn sống đến hiện tại chứ không phải chỉ sống sau khi sinh xong.

Mang thai 3 lần, lần 1 sinh đủ tháng. Lần 2 thai chết lưu tuổi thai 28 tuần. Lần 3 sinh non 33 tuần, không sảy hoặc hút thai lần nào. Hiện tại còn sống 2 người con. Khi đó Para là 1202, chứ không phải 1112. Vì lần 2 thai chết lưu lúc 28 tuần tuổi nằm trong khoảng 22 – 37 tuần thì xếp vào chỉ số B, chứ không phải chỉ số C.

Mang thai 2 lần. Lần 1 đẻ sinh đôi đủ tháng. Lần 2 thai ngoài tử cung. Hiện tại có 2 người con còn sống. Vậy chỉ số para sẽ là 1012, do lần đầu là song thai nhưng chỉ mang thai 1 lần nên chỉ số A sẽ là 1. Mang thai ngoài tử cung được xếp vào chỉ số C.

Một số ví dụ cụ thể như sau:

Ý Nghĩa Của Từ “Amen”

Chi tiết Đăng bởi : Ban Truyền Thông

Xin cho biết nghĩa tiếng Amen, Alleluia đọc trong thánh lễ?

Đáp:

tiếng Do thái (Hebrew: aman) nghĩa là làm cho mạnh sức ( strengthen) Khi dùng trong Kinh thánh và Phụng vụ, có nghĩa là “như vậy đó, mong được như vậy”(so be it). Sau khi người kia nói điều gì, người này kêu lên: như vậy đó.

Amen dùng kết lời cầu nguyện để tỏ lòng mong ước: mong được như vậy. Khi nhóm người đọc Amen sau lời nguyện có nghĩa họ đồng ý với tâm tình và cảm nghĩ diễn tả trong lời cầu nguyện. Khi linh mục trao Mình Thánh ta thưa Amen là ta tuyên xưng Mình Thánh chính là Chúa Giêsu. Amen giống như OK trong Anh văn.

Trong sách Khải huyền, thánh Gioan gọi Chúa Kitô là Đấng Amen: Kh 3,14 “Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Laođikia, Đây là lời của Đấng Amen, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng.

). Đây là cách nói đặc biệt bởi vì không thấy có nơi các bản văn khác trong cùng thời đại. Dường như lối nói này muốn bảo đảm cho chân lý của lời nói nhờ vào thẩm quyền của người nói. Lại nữa, sách Khải Huyền loan báo Chúa Giêsu là Đấng Amen: ” Các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi, dù không nói tiếng Do Thái, vẫn kết thúc lời kinh bằng từ “Amen” trong tiếng Do Thái.

” Amen ” được dịch là ” Xin được như vậy ! ” (tiếng Pháp là ” ainsi soit-il! “), nhưng như thế cũng không chuyển tải hết được những ý nghĩa khác nhau của từ “amen” trong tiếng Do Thái. Trong nguyên ngữ, ” amen ” nói lên sự chắc chắn, chân lý và sự trung tín. Nói “amen”, có nghĩa là “Vâng, đúng vậy, chắc như thế!”. Ngôn sứ Isaia còn nói rằng Chúa là Thiên Chúa của “amen” (Is 65,16 ), một vị Thiên Chúa mà ta có thể tin tưởng, Đấng nói và giữ lời. Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Laođikia: Đây là lời của Đấng Amen, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng ” (Kh 3,14 Trong Kinh Thánh, người ta đáp tiếng “amen” để nói lên sự gắn bó của mình với một lời chúc lành, chúc dữ hay một công bố long trọng nào đó. Chính vì thế, từ này đã trở nên một lời thưa trong phụng vụ. Chẳng hạn, trong sách 1 Sử Biên Niên 16,35-36 chép rằng: ” Hãy nói: lạy Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng con, xin thương quy tụ chúng con về, cứu chúng con từ giữa muôn dân nước, để chúng con cảm tạ Thánh Danh, và được hiên ngang tán dương Ngài. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel, từ muôn thuở cho đến muôn đời! ” Và toàn dân hô lớn: “Amen! Halêluia! “, đây là cách thức để đám đông dân chúng đáp trả lại lời kinh Tạ Ơn, để lời kinh nguyện trở nên lời kinh của chính mình. Nhiều tiếng “amen” cũng được sử dụng trong các Thánh Vịnh. Sách Khải Huyền cũng dùng từ “amen” trong bối cảnh bài thánh ca phụng vụ để tăng sức nặng cho những điều đã được khẳng định.

Trong các Tin Mừng, tiếng “amen” được dùng theo cách khác. Thỉnh thoảng trong Tin Mừng Thánh Gioan người ta nhân đôi tiếng “amen”. ” Amen, amen, tôi bảo thật các anh …” (Ga 1,51 ). Ta hiểu điều này chỉ muốn nói rằng Ngài chính là chân lý. Vậy thì mỗi lần đáp lời thưa ” amen “, bạn hãy quyết chắc rằng mình hoàn toàn đồng ý với những gì được nói bởi vì thưa “amen” là bạn quả quyết rằng đó là sự thật và là điều chắc chắn.

Bản dịch CGKPV : ” Thiên Chúa chân thật” ; bản dịch Cha Nguyễn Thế Thuấn: ” Thiên Chúa danh hiệu Amen ”

Bản dịch CGKPV : ” Thật, tôi bảo các anh” ; bản dịch Cha Nguyễn Thế Thuấn: ” Quả thật, quả thật, ta bảo các ngươi ”

, Tiếng Dothái có nghĩa: “Chúc tụng Chúa” Thường dùng trong khi cầu nguyện hay thờ phượng trong đền thờ. Linh mục kêu: ‘hallelu’ (hãy ca tụng) và toàn dân kêu phần đầu của tên Chúa Yahweh. Và thế là có tiếng ‘hallelu’-Ya!”

http://gpquinhon.org/qn/news/than-hoc-kinh-thanh/Y-nghia-cua-tu-Amen-990/#.U1SYI1WSyNA

http://www.xuanha.net/Kh-Hoidesongdao/64nghia%20AmenAlleluia.html

Từ Ip Có Ý Nghĩa Gì

IP được hiểu là mức độ bảo vệ thiết bị , nó được định nghĩa của từ “INTERNATIONAL PROTECTION” được viết tắt là IP, quy định về mức độ khả năng bảo vệ các loại thiết bị điện với các yếu tố xâm hại thiết bị từ môi trường bên ngoài như Bụi và Nước, ZODI chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn.

IP được hiểu là mức độ bảo vệ thiết bị , nó được định nghĩa của từ ” INTERNATIONAL PROTECTION” được viết tắt là IP, quy định về mức độ khả năng bảo vệ các loại thiết bị điện với các yếu tố xâm hại thiết bị từ môi trường bên ngoài như Bụi và Nước, tùy theo khả năng bảo vệ của từng chủng loại thiết bị điện mà có nhiều Tiêu chuẩn IP Khác nhau, ví dụ như: IP44, IP54, IP55, IP64, IP65 …

CẤU TRÚC CỦA IP:

IP có nghĩa là cấp độ bảo vệ thiết bị

Số “5” là mức độ chống nước

Để hiểu được ý nghĩa của từng con số trong các trường hợp Cấp độ bảo vệ khác nhau, sau đây là ý nghĩa của các con số được ứng dụng:

Ý nghĩa cùa Cột Số thứ nhất: ( Khả năng chống vật thể bụi )

Số 1 cho biết mức độ ngăn chặn các ngại vật có đường kính lớn hơn 50mm, ví dụ như bàn tay con người.

Sồ 2 cho biết mức độ ngăn chặn các vật đường kính lớn hơn 12mm.

Sồ 3 cho biết mức độ ngăn chặn các vật đường kính lớn hơn 2,5mm

Sồ 4 cho biết mức độ ngăn chặn các vật đường kính lớn hơn 1mm

Sồ 5 cho biết mức độ ngăn chặn các vật có đường kính rất nhỏ, bảo vệ an toàn tuyệt đối khi chạm tay vào mà không va chạm vào các thiết bị bên trong, nhưng không mang tính chất an toàn tuyệt đối về bụi

Số 6 cho biết mức độ ngăn chặn các vật thể rất nhỏ, hoàn toàn ngăn bụi

Ý nghĩa cùa Cột Số thứ hai: ( Khả năng chống nước )

Ý Nghĩa Ngữ Pháp Của Từ

LÊ Đình Tư (Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009)

Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau. Trong các thứ tiếng không biến hình, như tiếng Việt chẳng hạn, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp thường phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. Ví dụ, từ ‘bàn’ trong tiếng Việt có thể là danh từ nếu nó nằm trong kết cấu ‘cái bàn’, song cũng có thể là động từ, nếu nó nằm trong ‘sẽ bàn’. Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ biến hình, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ có vẻ dễ dàng hơn nhiều, vì người ta chỉ cần căn cứ vào cấu tạo của bản thân một từ nào đó mà thôi. Ví dụ: Trong tiếng Nga, xét một từ như ‘kraxivưi’ (đẹp) chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và là tính từ ở số ít… Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp của từ: đó chính là biến tố [-ưi].

Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có cấu tạo hình thái. Đương nhiên, không phải tất cả các từ trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có cấu tạo hình thái. Chẳng hạn, các từ trong tiếng Việt không có cấu tạo hình thái, nhưng phần lớn các từ của các thứ tiếng biến hình, như Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, đều có cấu tạo hình thái. Tuy nhiên, hệ thống cấu tạo hình thái của các từ trong các ngôn ngữ biến hình cũng không giống nhau. Có những ngôn ngữ hệ thống cấu tạo hình thái của từ rất phong phú (ví dụ như các ngôn ngữ Xlavơ), nhưng cũng có những ngôn ngữ, trong đó hệ thống cấu tạo hình thái lại khá nghèo nàn. Ví dụ như trong tiếng Anh, với một dạng thức từ như ‘love’, chúng ta khó có thể nói ngay là nó có ý nghĩa ngữ pháp gì, vì dạng thức này có thể là động từ, danh từ, hoặc tính từ, tuỳ thuộc vào sự kết hợp của nó với các từ khác. Tuy nhiên, dạng thức ‘loved’ của nó lại có thể cho ta biết ngay đây là thời quá khứ của động từ, hoặc đây là một tính động từ.

Như vậy, ngoài việc phân tích cấu tạo của từ để tìm hiểu các phương thức tạo từ mới trong các ngôn ngữ, ta còn có thể phân tích cấu tạo từ để tìm ra các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp. Việc phân tích từ như vậy gọi là phân tích cấu tạo hình thái của từ. Nhờ kết quả phân tích cấu tạo hình thái của từ, ta có thể biết được trong một ngôn ngữ cụ thể, các loại ý nghĩa ngữ pháp được thể hịên như thế nào. Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta có thể đối lập các từ với nhau hoặc đối lập các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ ‘ozero’ (cái hồ) với ‘reka’ (sông), ta nhận biết được [-o] là dấu hiệu hình thức biểu thị “giống trung” của từ ‘ozero’, còn [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ ‘reka’; song đối lập dạng thức ‘reka’ với dạng thức ‘reki’ (các dạng thức khác nhau của cùng một từ), ta nhận biết được [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn [-i] là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ ‘reka’. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp gọi là ‘hình vị ngữ pháp’.

2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

Cũng giống như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp là một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn. Tuy nhiên, khác với trường hợp ý nghĩa từ vựng, vốn là phạm trù ý nghĩa bao gồm các thành phần ý nghĩa bộ phận giống nhau trong các ngôn ngữ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng), trong phạm trù ý nghĩa ngữ pháp, số lượng các thành phần ý nghĩa bộ phận có thể rất khác nhau giữa các ngôn ngữ: có ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp của từ rất nghèo nàn, như tiếng Việt chẳng hạn, nhưng có những ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp lại rất phong phú, ví dụ như tiếng Nga. Số lượng ý nghĩa ngữ pháp nhiều hay ít phụ thuộc vào từng ngôn ngữ hoặc từng loại hình ngôn ngữ.

Kết quả phân tích cấu tạo hình thái của các từ và/hoặc khả năng kết hợp của các từ trong một ngôn ngữ sẽ cho ta biết tổng số ý nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

Tổng hợp tất cả các loại ý nghĩa ngữ pháp trong các ngôn ngữ cho phép ta phân biệt những loại ý nghĩa ngữ pháp sau đây:

2.1 Ý nghĩa từ pháp hay ý nghĩa hình thái

Đó là ý nghĩa được phản ánh qua kiểu cấu tạo hình thái của từ và hệ biến đổi hình thái (gọi tắt là hệ biến thái) của nó, nếu có. Chẳng hạn, từ ‘reader’ (độc giả) trong tiếng Anh chỉ cho ta biết những thông tin ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ, – Nó là một danh từ số ít,

Song, một danh từ tiếng Nga còn có thể cho ta biết về hệ biến đổi hình thái của nó. Ví dụ: Từ ‘xtudentka’ (nữ sinh viên) với vĩ tố [-a] cho ta biết các ý nghĩa ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ giống cái, – Nó là một danh từ số ít, – Nó là một danh từ ở nguyên cách (chủ cách),

và danh từ này sẽ biến đổi theo hệ biến đổi hình thái đặc trưng cho những danh từ giống cái có vĩ tố [-a] (ví dụ, ở sở hữu cách số ít: [-i]; ở tặng cách số ít:[-e]; ở đối cách số ít: [-u], v.v…).

2.3 Ý nghĩa từ loại

Con công xòe rộng cái đuôi.Khúc sông chỗ này rất rộng.

Ý nghĩa từ loại của từ có thể được biểu thị bằng các hình vị ngữ pháp (ví dụ: [-er] trong tiếng Pháp hay [-at’] trong tiếng Nga biểu thị ý nghĩa ‘động từ’), nhưng cũng có thể không được thể hiện qua hình thức của từ, và do đó chỉ có thể nhận biết được ý nghĩa này của từ bằng cách phân tích những đơn vị lớn hơn từ, như trong tiếng Việt chẳng hạn.

(còn nữa)