Top 5 # Ý Nghĩa Truyện Peter Pan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Peter Pan, James Matthew Barrie – Mỗi Chúng Ta Đều Cần Có Mẹ

“Thuyền trưởng, hay bọn mình bắt cóc mẹ của bọn trẻ con để đem về làm mẹ của chúng mình?”

“Tuyệt vời! Hook kêu lên.”

Có lẽ đây là chi tiết dễ thương, hài hước mà xúc động nhất trong truyện Peter Pan dành cho một kẻ tự nhận mình có tính cách “quái dị” và nhiều lúc cũng cần mẹ kinh lên được như tôi đây. Đọc xong cuốn truyện, tôi chẳng quá bận tâm đến cuộc phiêu lưu kỳ ảo của “cậu bé không bao giờ lớn lên” Peter ấy, tôi cũng không lấy làm ấn tượng lắm với chuyện đám cướp biển lừa được lũ trẻ lạc và rồi chúng lại bị bọn trẻ ranh bịp bợm trở lại, vì một bức tranh lớn khác đã hiện lên choáng ngợp tâm trí tôi, đó là: Ở đây toàn một lũ không có mẹ, và chúng đang đánh nhau!

Mẹ, theo định nghĩa ban đầu của tôi, là bất kỳ ai, bất kỳ điều gì mang lại cho chúng ta cảm giác được chăm sóc, thương yêu và dưỡng nuôi, mẹ cho chúng ta cảm giác như đang ở nhà – thoải mái, yên bình và an toàn tuyệt đối. Nếu những gì tôi nghĩ là đúng thì quả nhiên, tất cả nhân vật trong truyện đều là những kẻ thiếu thốn tình yêu thương trầm trọng!

Nhìn kỹ lại mới thấy, Peter đã cướp Wendy từ chính tay mẹ của cô bé để mang về làm mẹ mình (Dù rằng Wendy tình nguyện ra đi nhưng quyết định của nàng ta đã bị Peter thao túng), rồi những tên cướp biển lang thang tội nghiệp lại cướp Wendy từ tay Peter để mang về làm mẹ mình (lần này không phải thao túng, vụ cướp vẫn thành công nhờ mưu hèn kế bẩn!). Các bạn có thấy không, người ta thiếu thốn tình cảm đến mức trở nên đê tiện và phải giở món cướp giật thủ đoạn, ngay đến cả người mẹ đáng kính họ cũng đem ra tranh giành nhau. Ôi chao, đáng thương thay cho những đứa con khốn khổ! À mà không! Phải là đáng thương thay cho người mẹ mới đúng! Chao ôi!

Tôi dám cá rằng già nửa số người trên hành tình này dù có mẹ đi chăng nữa nhưng vẫn luôn sống trong sự thiếu thốn tình cảm, cần người sẻ chia và chăm sóc! Tôi không có ý đổ lỗi cho những bà mẹ không biết quan tâm con cái mình (nếu như thế thật thì cũng đáng bị đổ lỗi lắm), điều tôi muốn nói ở đây là:

“Bên trong mỗi chúng ta luôn có một đứa trẻ, chúng cần được yêu thương và dưỡng nuôi.”

Các bạn có nhận ra những lúc mình cáu kỉnh, giận dỗi khi không được làm điều mình thích, những lúc mình tham lam quá mức, đòi hỏi quá mức sự chiều chuộng, quan tâm từ người khác, những lúc mình cần được khen ngợi khi làm tốt điều gì đó rồi nhanh chóng cảm thấy tủi thân ghê gớm khi chẳng ai ngó ngàng gì đến mình cả? Đó chính là phản ứng của đứa trẻ bên trong bạn đó. Nó luôn kiếm tìm sự chú ý, sự yêu thương, sự chấp nhận từ người khác, nó huênh hoang, tự mãn, thích thể hiện, thích phiêu lưu, tự do, sáng tạo, lãnh đạo và đặc biệt, nó rất dễ bị tổn thương. Có nhiều những vết thương lòng sâu sắc và chất chồng đến mức người ta luôn khao khát tìm được một mái ấm, một người yêu, người tri kỷ, để lắng nghe, để vỗ về, để dỗ dành mỗi khi họ khóc.

Nói tới đây tôi lại nhớ đến mấy câu hát trong bài Try của Pink: “Why do we fall in love so easy? Even when it’s not right.” Vì sao ư? Vì chúng ta khổ quá rồi, có ai ngỏ lời yêu (hay chỉ mới bật đèn xanh thôi) là chúng ta đã xiêu vẹo ngay lập tức! Nhưng bi kịch thật sự đó là hai kẻ đều thiếu thốn tình cảm lại cùng lúc đòi hỏi tình yêu từ kẻ kia, và họ vẫn có cảm giác rằng mình đang cho đi tình yêu khi ở trong mối quan hệ quá đỗi nghèo nàn đó.

Nghe thật muốn phì cười vì nó chẳng khác gì hai kẻ đang cùng chết khát giữa sa mạc khô cằn, mừng rỡ gặp nhau và cùng mong kẻ khốn cùng kia tưới cho mình một ít nước. Vâng, họ sẽ được tưới nước mát thôi, nước mát trong ảo ảnh! Và rồi khi cơn khát càng ngày càng dâng cao, còn ảo ảnh thì càng lúc càng mờ nhạt, đó là lúc họ nhận ra lưỡi hái của thần chết đã kề sát cái cổ họng héo quắt của họ. Thiếu thốn lại càng thiếu thốn, cộng thêm niềm tin vào tình yêu bị sụp đổ, thêm một chút căm phẫn đớn đau, kẻ đó sẽ chết nhanh hơn bao giờ hết!

Nếu tôi được làm mẹ của lũ trẻ lang thang rồi được cướp về để làm mẹ của những tên cướp biển cũng lang thang nốt ấy, thì có lẽ tôi sẽ không làm những công việc như “bà mẹ trẻ Wendy” vẫn làm trong truyện, đó là: Hàng ngày kể chuyện Lọ Lem cho những đứa con, nhắc chúng đi ngủ rồi dém chăn cho từng đứa vào buổi tối, và khâu khâu vá vá đủ các thứ từ tất rách cho đến đầu gối quần bị thủng. Tôi, chính tôi sẽ làm một cuộc cách mạng trong sự nghiệp làm mẹ này, bằng cách dạy cho tất cả những đứa con bé bỏng cách yêu thương chính bản thân mình, cách tự đối mặt với nỗi cô đơn và những nỗi đau để biết cách an ủi, chữa lành cho chính mình.

Tóm lại tôi sẽ dạy chúng cách tự làm mẹ của chính chúng nó! Để không đứa nào phải tranh cướp tôi hay bất kỳ bà mẹ nào khác nữa, chẳng có đứa nào phải giết nhau bằng được chỉ vì nhìn thấy vẻ hợm hĩnh đáng ghét của đứa kia nữa! Chúng nó sẽ tự biết yêu thương bản thân và biết yêu thương nhau, dù cướp biển và lũ trẻ lạc đã từng là kẻ thù không đội trời chung. Sau đó ắt hẳn câu chuyện sẽ có những khung cảnh thật ngọt ngào, ấm cúng:

Đùa chút thôi! Vậy là một người mẹ không chỉ đơn giản đẻ ra những đứa con, mà một người mẹ thật sự cần đẻ ra những người mẹ – những người kiên nhẫn, biết lắng nghe, trí tuệ sắc sảo cùng trái tim đầy nhân từ. Thế giới này cần nhiều mẹ hơn bao giờ hết, vì các bạn cứ nhìn mà xem, ngay đến mẹ Trái Đất to lớn như thế, bao dung như thế cũng chẳng đủ cho những đứa con tham lam và ngu dốt, suốt ngày chỉ thải ra ngùn ngụt những khói và tòng tọc những nước đen ngòm cho người mẹ khốn khổ xử lý, rồi khi rảnh rỗi, chan chán, cũng như lúc hóa điên lên vì lòng tham, chúng lại quay ra đâm chém anh em đồng loại và ăn thịt các anh em khác loại.

Các bạn ạ, Peter và tất cả các nhân vật khác trong truyện đều cần mẹ, chỉ trừ mẹ của Wendy, vì không ai đề cập đến rằng bà Darling có cần một người mẹ không, khi bà ấy còn đang mải mê làm một người mẹ. Nếu như ai cũng cần mẹ theo đúng nghĩa là một dòng nước mát lành, là đại dương xanh bao la và là Mặt Trăng êm dịu thì sẽ còn ai hỏi đến mẹ nữa không khi đã có bà rồi? Liệu còn bà mẹ nào khác nữa ở ngoài kia nữa không, người mà chẳng bao giờ xuất hiện bằng xương bằng thịt trước mắt ta nhưng luôn ở trong tâm hồn ta, một nơi thật gần gũi mà đôi lúc ta lại cảm thấy xa lơ xa lắc.

Ý tôi muốn nói là Người mẹ tinh thần của mỗi người. Có thể đó là Phật, là Chúa, là mẹ Quán Âm hay mẹ Mary, đối với những tín đồ sùng bái tâm linh, tôn giáo; hay có thể đó chỉ là một giọng nói khẽ khàng trong tâm khảm chúng ta, gợi lên một hình bóng thân thuộc luôn yêu thương và giúp ta bình an trước mọi giông tố cuộc đời, người mà xuất hiện trong từng lời nguyện cầu của chúng ta và ru ta đi vào giấc ngủ thanh bình, để rồi sáng hôm sau thức giấc, mọi nguyện ước đã đều được thành tựu theo cách ngọt ngào nhất.

Một đứa trẻ thiếu đi người mẹ Trái Đất sẽ vướng phải không ít khó khăn trong cuộc đời, chúng sẽ gặp ít nhiều vấn đề nào đó về sức khỏe, tâm lý hoặc sinh lý. Nhưng một đứa trẻ hoàn toàn quên mất người mẹ tinh thần của mình, chúng sẽ không bao giờ tìm về được NGÔI NHÀ thật sự của chúng. Trong lòng đứa trẻ đó sẽ luôn phảng phất cảm giác lang thang, lạc lối dù nhà cửa đề huề, gia đình đầy đủ, thường xuyên ám ảnh cảm giác bất an dù cả đời đã sống lương thiện, và đôi lúc nghĩ mình bị hoang tưởng khi trỗi lên cảm giác mất đi nguồn cội dù ngày nào cũng ba lần vái lạy bàn thờ tổ tiên.

Tôi dám khẳng định rằng, ngoài một người mẹ bằng xương bằng thịt (có thể dưới hình hài một người mẹ, người yêu, người bạn, người thầy, người tri kỷ, v.v…), chúng ta còn rất cần một người Mẹ tinh thần, một người hướng dẫn cho tâm hồn. Các bạn có bao giờ tự hỏi rằng: Điều gì đã thôi thúc Peter đi tìm một người mẹ? Ai đã nhắc cho cậu bé ý tưởng đó nếu như không phải là người mẹ tinh thần của cậu? Và ai là người “xúi bẩy” Hook đi cướp “mẹ Wendy” về cho riêng mình? Những bà mẹ sẽ mãi là những bà mẹ, luôn thấu hiểu đứa con bé bỏng tội nghiệp của mình và giúp nó đi tới để đạt được điều mà nó cần, điều tốt nhất cho nó. Chẳng phải Peter và Hook đều cần Mẹ đó sao?

Nhắc đến Mẹ không thể không nhắc đến cha, vì bản chất cuốn truyện này đã sặc mùi nhị nguyên. Ấy thế mà tôi lại chẳng thấy hình ảnh người cha ở đâu cả, cho dù Peter có giả vờ làm cha đi chăng nữa, cậu ta chẳng hiểu cái cóc khô gì cả! Quên cha đi, tôi chỉ đang thấy hàng núi phân cực và những sự chia rẽ trải đều khắp truyện.

Điển hình dễ nhìn thấy nhất là cuộc chiến giữa Peter và Hook, giữa những đứa trẻ và những tên cướp biển, giữa sự ngây thơ trong sáng và sự xảo trá đen tối. Nhưng ôi chao, bản thân sự phân cực này đã đầy đau đớn hơn rất nhiều lần cuộc chiến tranh mà hai phe gây nên với nhau rồi. Bi kịch nhất là khi cả nhân loại đều đứng về phe Peter cùng đồng bọn và hả hê, mãn nguyện khi nhìn thấy Hook cùng những người đồng nghiệp bị giết chết không còn một mống nào, dù là bị kiếm đâm hay rơi vào mồm cá sấu.

Những người Mẹ hẳn phải xót xa lắm khi nhìn những đứa con chém giết nhau như vậy. Tôi không muốn đứng về phía “tốt đẹp” để mà phải nhìn cái “xấu xa” bị đâm chém. Tôi không muốn thấy ai bị tàn sát cả vì mọi biểu hiện của sự sống đều đáng được trân trọng, dù là trong ý niệm của cả thế giới, những thứ gọi là “xấu xa” đó là những điều đáng bị nguyền rủa. Tôi thấy điều duy nhất đáng bị nguyền rủa chính là bản thân những lời nguyền đó (Mà cũng chẳng cần, chính sự nguyền rủa đã tự mang năng lượng của sự nguyền rủa rồi, nó đã tự uống thuốc độc trước khi bỏ chính mình vào bát nước của kẻ khác rồi). Câu truyện trở nên quá tàn nhẫn khi được nhúng vào một sự chia rẽ và phân cực tột độ.

Tình Mẹ, nó ở một đẳng cấp hoàn toàn khác với tình yêu trẻ ranh này. Bây giờ bọn học sinh cấp một cũng yêu nhau được như vậy! Nó chẳng có gì là vĩ đại trong tình yêu đó cả, tôi chỉ nhìn thấy biểu hiện của một dạng tâm sinh lý bất ổn do sử dụng quá nhiều sản phẩm biến đổi gen, hay một cái gì đó bất thường tương tự.

Peter trong sáng như một đứa bé mới chào đời. Chẳng có đứa trẻ mới chào đời nào lại mặt đỏ tưng bừng khi được một kẻ khác giới hôn cả, vì nó còn chẳng thèm quan tâm xem giới tính của chính mình là cái cóc khô gì. Thứ duy nhất nó quan tâm trên đời đó là mẹ, là mẹ chứ không phải “gấu chó” và mấy vụ hôn hít ngu xuẩn.

Nếu như câu chuyện thành công trong việc nhắc khéo người đọc về tầm quan trọng kinh khủng của những người mẹ thì nó còn chứa cả một bể đầy những hình ảnh ẩn dụ, mà nếu viết chúng ra và giải nghĩa tất cả thì ta có thể xuất bản một cuốn sách dày cộp dài khoảng 600 trang với tựa đề Peter Pan và ngôn ngữ biểu tượng. Cuốn sách sẽ lần lượt diễn ra như sau: Chương 1. Peter – Đứa trẻ bên trong mỗi người. Chương 2. Wonderland – Những chiều kích khác trong vũ trụ. Chương 3. Tinker Bell – Mọi thứ không như vẻ bề ngoài, đôi lúc trái ngược một cách quái đản,… Và cứ như thế cho đến chương 60. Cái hôn – Tình yêu hoặc là cái cúc treo ở sợi dây chuyền trên cổ.

Phải nói là truyện có quá nhiều ngôn ngữ biểu tượng mang nội dung sâu sắc, nếu nó chỉ được viết để cho bọn con nít đọc chơi thì thật quá hoài công, để cho chúng nó xem “sản phẩm lỗi” của Disney là được lắm rồi, vì cuốn sách này thừa sức làm thầy cho hàng triệu người lớn trên quả đất này!

“Peter Pan” được viết nên bằng một văn phong đậm chất hài hước, phản ánh một nội tâm phong phú và trí tưởng tượng không biên giới của tác giả. Hài hước đủ các cấp độ từ mỉa mai, châm biếm cho đến quái đản, hại não. Tôi có cảm giác tác phẩm là sự kết tinh toàn bộ chất hài từ những cuốn truyện thiếu nhi đặc sắc nhất như: “Nhóc Niclolas” “Pippi tất dài” và “Lão Kẹo Gôm”. Nếu không học được chút gì về cách làm Mẹ hay về những bài học khác trong nội dung của cuốn sách, người lớn có thể học được cách pha trò hay rèn luyện cái óc khôi hài của mình đến trình độ làm đứa con bật dậy ngồi cười rơi cả răng ngay sau khi vừa ru nó vào giấc ngủ.

Chẳng phải trong cuộc đời, hài hước là điều mà chúng ta cần chỉ ngay sau mẹ thôi đó sao! Vì một khi mẹ không thể làm chúng ta an bình và đi qua khó khăn được (thật ra là chúng ta quá ngu dốt khi không hiểu được lời mẹ) thì chúng ta cần tìm thấy chút hài hước trong mọi tình huống ngặt nghèo của cuộc sống. Ví như khi nghe tên sếp quát tháo điên cuồng vào mặt, ta lại nhớ đến tiếng loa phát thanh của thôn những lúc bị chập điện, rồi ta lại khẽ mỉm cười trong lòng và dâng trào cảm giác an bình khi nhớ về quê hương yêu dấu. Thế đó, hoặc là mẹ, hoặc là khiếu hài hước sẽ cứu rỗi cuộc đời bạn. Sẽ thật may mắn nếu như bạn có một bà mẹ hài hước, cả thế giới sẽ muốn làm anh em của bạn!

Tóm lại, “Peter Pan” là một tác phẩm đáng để các bạn nghiền ngẫm cũng như tận hưởng. Nếu chủ đích của tác giả viết cuốn truyện này là để cho người ta thấy rõ được bức tranh về nhị nguyên, về sự chia rẽ và tranh đấu, về mẹ, thì tôi sẵn sàng cho nó điểm 10 đẹp nhất. Nhưng với tư cách là một độc giả hướng đến sự hợp nhất và hài hòa, thì tôi thấy “Peter Pan” chưa vượt qua được mức điểm liệt. Tôi có thể cho nó 9 điểm về tính bạo lực, chia rẽ và tranh đấu, 1 điểm còn lại cho lòng nhân từ. Nhưng vì cuốn truyện đã gợi mở cho tôi những ý tưởng về mẹ và “mãn não” (thỏa mãn bộ não) tôi bằng những pha gây cười số một, tôi sẽ cho nó điểm 8.0/10.

Này con ơi nghe lời mẹ dặn Đảo điên trời đất mấy mùa trăng Dòng đời vội vã bao mưa nắng Bình an con giữ lặng trong lòng.

Chuyện người ta đâu cần nghe ngóng Mắc vào lòng bao mớ bòng bong Đường con thẳng tiến đi muôn dặm Giũ cho sạch rác chớ lòng vòng.

Con ơi hay giữ đủ thong dong Khi đời đen, đỏ, tím với hồng Người đâu phiền hà con mấy chốc Gồng lên một cổ với bao tròng.

Mẹ luôn ở đây con thấy không? Là tiếng ca nhỏ khẽ trong lòng Mang nặng còng lưng con mỏi mệt Trong vòng tay Mẹ hé cầu vồng.

Con ơi hãy cứ lặng yên thôi Bên Mẹ con đã có Nhà rồi Kệ ngoài kia bão hay mưa quất Ngủ ngoan con chẳng vướng sự đời.

Dõi theo con qua hẻm cong, ngõ tối Ngày thư thả, chiều ngả chơi vơi Mẹ ở đây dẫn đường chỉ lối Khi con lạc mất ánh mặt trời.

Và điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn rằng:

“Trong mỗi chúng ta đều có Peter và Hook. Hãy làm Mẹ của cả hai đứa này!”

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Like this:

Like

Loading…

Related

Tóm Tắt Truyện Thạch Sanh, Nêu Ý Nghĩa Truyện

Gửi đến các em học sinh lớp 6 bài tóm tắt truyện Thạch Sanh và ý nghĩa của truyện cổ tích vô cùng nổi tiếng này. Chú ý đón đọc nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn bài học ngày hôm nay.

Tóm tắt truyện Thạch Sanh, ý nghĩa truyện

Truyện Thạch Sanh có 3 đoạn được chia cụ thể như sau:

– Đoạn 1 (Từ đầu truyện cho đến … mọi phép thần thông): cậu bé Thạch Sanh ra đời và trưởng thành.

– Đoạn 2 (tiếp theo cho đến … bị bắt hạ ngục): vượt qua khó khăn Thạch Sanh liên tiếp lập chiến công.

– Đoạn 3 (phần còn lại): tố cáo tội ác của Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và dẹp yên quân chư hầu đang có ý định tấn công.

2. Sự khác biệt giữa Thạch Sanh và Lí Thông

Theo dõi bảng bên dưới để hiểu hơn về sự đối lập trong tính cách và hành động của 2 nhân vật chính trong truyện Thạch Sanh và Lí Thông.

Hành động

– Giết chằn tinh giúp dân làng thoát nạn.

– Giết đại bàng, vào hang đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề

– Đẩy lui quân của 18 nước chư hầu nhưng vẫn hòa bình, yê n ấm

– Cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh nhằm đoạt công trạng.

– Cướp công cứu công chúa, lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang hòng giết hại Thạch Sanh

3. Bài tóm tắt truyện Thạch Sanh tham khảo

Ngày xưa có đôi vợ chồng nghèo, tốt bụng mà mãi vẫn chưa có con, thương tình Ngọc Hoàng phái con trai xuống đầu thai làm con của họ. Hai vợ chồng mất sớm, chỉ còn lại Thạch Sanh kiếm sống bằng nghề hái củi.

Người hàng rượu tên là Lí Thông vờ kết nghĩa Thạch Sanh với mục đích xấu. Đến năm Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh, Lí Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay. Nhưng Thạch Sanh với sức khỏe và tài nghệ đã giết được chằn tinh, thấy vậy Lí Thông dùng lời ngon ngọt dụ dỗ Thạch Sanh bỏ trốn còn hắn mang đầu chằn tình đi lãnh thưởng và được phong làm chức làm Quận công.

Công chúa đến tuổi cập kê, nhưng lại bị đại bàng khổng lồ bắt. Thạch Sanh thấy vậy liền giương cung bắn đại bàng bị thương, Thạch Sanh lần theo đến nơi đại bàng giấu công chúa. Nhà vua ra lệnh Lí Thông phải giải cứu công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai cứu nước công chúa. Lại một lần nữa Lí Thông tìm đến Thạch Sanh. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, Lí Thông băng cướp công chúa và nhốt Thạch Sanh dưới hang.

Trong hang động, Thạch Sanh giải cứu được con vua Thủy Tề nên được vừa mời xuống thủy cung, vua Thủy Tề tặng thưởng nhưng chàng chỉ xin 1 cây đàn.

Thạch Sanh lấy công chúa, các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh dùng tiếng đàn làm cho quân địch phải đầu hàng. Dùng niêu cơm chiêu đãi quân địch khiến họ thán phục và rút quân. Cuối cùng vua cha truyền ngôi cho Thạch Sanh.

3. Ý nghĩa truyện Thạch Sanh

– Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện cổ tích.

– Khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”, thể hiện niềm tin và mong muốn của người xưa về một xã hội công bằng.

– Những kẻ tham lam, ích kỉ, lợi dụng người khác chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả.

Ý Nghĩa Tên Họ Của Nhân Vật Trong Truyện Doremon

Doremon, chàng mèo máy tài năng, đáng yêu, tốt bụng có lẽ rất quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ. Nhưng chắc không phải ai cũng biết được ý nghĩa mà bác Fujio Fujiko nhà ta đã đặt tên cho các nhân vật của mình nhỉ ^^

Tiếng Nhật là tiếng tượng hình, và hầu hết mỗi cái tên của người Nhật

* Nobita (Nôbita)

Tên đầy đủ là Nobi Nobita (người họ Nobi), chữ “ta” là Thái, trong “thông thái” – mơ ước của bố mẹ Nobita.

Nobi trong tiếng Nhật là vượt quá, vượt mức giới hạn, Nobita nghĩa là quá thông minh ( hài nhỉ ). Nobi Nobita nghĩa là thông minh vượt quá giới hạn. Ở đây chơi chữ, x2 Nobi với nghĩa thông minh vượt quá cả giới hạn của sự thông minh.

* Nimamoto Shizuka (Xuka) Shizu có nghĩa là tĩnh lặng, còn “ka” có nghĩa là hương thơm. Minamoto trong Minamoto Shizuka có nghĩa là khởi nguồn.

Shizuka là một từ chứ không phải chia ra “shizu” ghép với “ka” đâu. Shizuka có nguyên nghĩa là yên tĩnh, êm đềm. Tuy nhiên chữ “ka” ở cuối lại có nhiều nghĩa, mà nghĩa thường dùng nhất là đẹp, tốt, tuyệt hảo.

* Gouda Takeshi (Jaian – Chaien) Thì Gou có nghĩa là mạnh, Takeshi có nghĩa là đấm đá. Nếu viết ra tiếng Hán có nghĩa là võ Jaian có lẽ là sự chơi chữ từ tiếng Anh “Giant” với nghĩa khổng lồ.

* Dekisugi (Đêkhi) Sugi có nghĩa là rất, là quá, còn Deki là có thể làm được, thế nên tác giả chơi chữ ĐêKhi nhà ta là “cái j cũng làm rất tốt”, ý là rất thông minh!!!

* Suneo (Xeko) Ghép bởi 2 từ là Sune nghĩa là “dỗi” và O nghĩa là dỗi, suy ra tên của nhân vật này là cậu bé hay hờn dỗi. Honekawa ghép bởi 2 từ Hone và Kawa.

Hone nghĩa là xương, Kawa nghĩa là da ( có người dịch Kawa là sông là máy móc ) suy ra Honekawa là da bọc xương, nghĩa là gầy. Honekawa Suneo là cậu bé gầy hay hờn dỗi.

Quên mất nhân vật quan trọng nhất là Doraemon Được ghép bởi Dora và Emon. Dora ở đây lấy từ từ “Doraneko”. Doraneko ghép bởi Dora và Neko. Neko là con mèo.

Doraneko là con mèo bị lạc. Dora là 1 tiền tố, khi ghép với 1 chủ thể thì nghĩa là “bị lạc” ( còn từ dora bình thường nghĩa là cái cồng chiêng – không phải trường hợp này ). Trong Doraemon thì Dora là viết tắt của dorayaki là 1 loại bánh nướng (bánh rán).

Emon là 1 hậu tố, nó là một cái ending-name phổ biến trong tên người Nhật trước kia. Ngày nay vẫn có người Nhật có emon ở trong tên của mình, chẳng hạn Kichiemon v.v..Nếu ai đọc Doraemon Base cung thấy các nhân vật với tên Kuro-emon, Shiro-emon v.v..

Như vậy Doraemon có nghĩa là chú mèo đi lạc, ở đây có thể hiểu là là đi lạc từ tương lai về quá khứ.

(Nguồn: theo Yume.vn)

Thông Điệp Và Ý Nghĩa Truyện Cô Bé Bán Diêm

Cô bé bán diêm kể về một cô bé mồ côi mẹ và trong đêm giao thừa em không bán được một bao diêm nào nên không dám về nhà. Những ước mơ của em lần lượt được thể hiện qua những lần em đốt những que diêm khi đang ngồi trên con phố. Và cuối cùng em chết đi trong sự lạnh lẽo của đêm giao thừa. là một truyện ngắn thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua câu truyện người đọc đã cảm nhận được một cách rất chân thực và sâu sắc thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.

Tóm tắt câu truyện Cô bé bán diêm

Truyện kể về một cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó. Mẹ em mất sớm, bà cũng qua đời, em phải sống chui rúc ở một xó tối tăm, lúc nào cũng phải nghe những tiếng chửi rủa của bố. Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa, cô bé đầu trần, chân đất, bụng thì đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Em sợ bố sẽ đánh em vì em không bán được bao diêm nào nên em cũng không dám về nhà, cô bé ngồi nép người vào một góc tường rồi lặng lẽ quẹt que diêm lên để sưởi ấm.

Cô ngồi đó quẹt que diêm đầu tiên lên và trước mắt em hiện lên một cái lò sưởi làm cho em có cảm giác ấm áp. Em vội quẹt thêm một que diêm thứ hai, lần này em được thấy một bàn ăn rất thịnh soạn có một con ngỗng quay. Rồi em tiếp tục quẹt thêm que diêm thứ ba, em lại được thấy một cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư lên, người bà hiền từ của em hiện lên thật đẹp đẽ, phúc hậu và gần gũi.

Nhưng những ảo ảnh đó đều nhanh chống tan biết sau khi que diêm vụt tắt, thực tế lại hiện ra trước mắt em, em lại nghĩ đến việc bố sẽ mắng em vì không bán được diêm. Phố xá vắng vẻ tuyết rơi lạnh buốt, gió thổi vi vu và những dòng người khách qua đường lại vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé bán diêm, họ không thèm để ý đến em.

Sáng hôm sau, một ngày đầu năm mới mọi người qua đường phát hiện một cô bé chết lạnh ngồi co ro bên góc tường, cô bé đã chết trong đêm giao thừa giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi mãi.

Ý nghĩa của câu truyện Cô bé bán diêm

Qua câu truyện Cô bé bán diêm có thể thấy được tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen còn được thể hiện ở sự cảm thông và tình yêu thương sâu nặng đối với cô bé bán diêm đáng thương, bất hạnh. Khi nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị cho đêm giao thừa thì em bé tội nghiệp ấy vẫn không trở về nhà vì em sợ bố sẽ đánh em vì cả ngày nay em không bán được bao diêm nào.

Sự tương phản giữa không gian rực rỡ ánh đèn, sự ấm áp trong mỗi ngôi nhà với hoàn cảnh tội nghiệp của em trong màn đêm giá rét đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước hoàn cảnh của cô bé, đặc biệt gợi lên trong người đọc niềm cảm thương với những số phận bất hạnh, nghèo khổ đặc biệt là trẻ em. Em bé đáng thương ngồi trong góc tường, ấy vậy mà người người đi qua lại đều không mảy may để ý đến em đang buốt rét trong trời tuyết trắng xóa, cho thấy được sự vô cảm thờ ơ trước hoàn cảnh bất hạnh của một số người lúc bấy giờ.

Đó là đêm giao thừa đương nhiên cô bé cũng muốn được đón Nô-en, một đêm giao thừa thật ấm áp, nhưng tiếc thay hoàn cảnh của cô không cho phép. Tác giả đã để cho cô bé bán diêm thực hiện những mong ước của mình – những thứ mà trong cuộc sống đời thường cô bé tội nghiệp ấy chưa bao giờ có được.

Qua lần quẹt diêm em được gặp lại người bà thân thương của mình và rồi cô bé đã van xin bà của mình là hãy cho em đi theo cùng, cô bé muốn được đi theo bà của mình vì cuộc sống đã quá khổ cực và bất hạnh rồi. Điều ấy là biểu hiện của sự cảm thông và yêu thương sâu sắc mà tác giả dành cho cô bé bán diêm đáng thương. Cuối cùng, nỗi xót xa trước cái chết của cô bé là minh chứng cho tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.

Câu truyện đã kết thúc với cái chết của em bé đáng thương. Em không chết đi chỉ bởi vì cái lanh lẽo thấu xương của trời tuyết băng giá mà còn bởi vì sự vô tâm, thờ ơ của chính những con người trong xã hội ấy. Kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh cái chết của em bé và sự vô tâm của những người qua đường, tác giả đã thể hiện rõ nỗi đau xót xa trước những số phận nghèo khổ, bất hạnh, đặc biệt là trẻ em và đồng thời lên án sự vô tâm, dửng dưng của một số người trong xã hội lúc ấy.

Tóm lại, qua câu truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của minh với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Cô bé bán diêm là câu chuyện cảm động về cô bé tội nghiệp, đáng thương phải đi bán diêm trong đêm giao thừa giá rét. Và qua câu truyện này tác giả cũng mang lại nhiều bài học và thông điệp sâu sắc vô cùng quý giá cho người đọc mọi thế hệ sau này.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…