Top 6 # Ý Nghĩa Rồng Rắn Lên Mây Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Đọc Rồng Rắn Lên Mây

Những câu ca dao tục ngữ, những bài đồng dao ra đời đều có nguồn cội từ dân gian. Chúng ra đời thấm nhuần hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của thời kì đó, được cha ông sáng tạo nên và truyền miệng lại cho thế hệ sau. Chính vì tính truyền miệng, vô danh mà các tác phẩm dân gian thường có rất nhiều dị bản. Các bài đồng dao cũng vậy, qua nhiều năm, đồng dao trở thành những bài hát, trò chơi vui vẻ của trẻ nhỏ mà ý nghĩa gốc cũng như hoàn cảnh lịch sử ở trong đó cũng mờ dần đi. Trong những bài đồng dao lại thường mang những sự kiện quan trọng, đôi khi lại vô cùng đau thương của dân tộc hay trong tín ngưỡng của các gia đình dân gian, điển hình là bài đồng dao “Rồng rắn lên mây”.

Trò chơi “Rồng rắn lên mây” luôn là một trò chơi hấp dẫn của trẻ em. Sẽ có một bên đóng vai “tà” – người thầy thuốc đứng ở một bên. Bên kia là một đám trẻ xếp hàng dọc bám gấu áo nhau “rồng rắn”. Người đóng vai thầy thuốc sẽ đối đáp với đám trẻ đến xin thuốc chữa bệnh và đến cuối cùng sẽ bắt đầu đuổi bắt một người trong đám trẻ xếp hàng. Nguyên văn lời đối thoại của bài đồng dao ấy như sau: “Rồng rắn lên mây Có cây núc nác Có nhà điểm binh Thầy thuốc có nhà hay không?” Thầy thuốc báo không có nhà thì lại đi vòng từ đầu. – Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu? – Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con – Thầy thuốc: con lên mấy? – Rồng rắn: con lên một – Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon – Rồng rắn: con lên hai – Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon (Cứ thế đến mười) – Rồng rắn: con lên mười – Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu – Rồng rắn: khúc đầu toàn xương toàn xẩu. – Thầy thuốc: xin khúc giữa. – Rồng rắn: khúc giữa toàn máu toàn me. – Thầy thuốc: xin khúc đuôi – Rồng rắn: Khúc đuôi tha hồ mà đuổi. Trò chơi mang lại cảm giác hồi hộp cho người chơi khi tất cả những đứa trẻ phải bảo vệ người bị bắt khỏi nhân vật “thầy thuốc”. Trò chơi vui vẻ là vậy nhưng lại ẩn chứa phía sau câu chuyện đau thương, nỗi ám ảnh của nhân dân từ ấy tới thời nay vẫn chưa dứt. Đó là câu chuyện xuất phát từ một dòng họ Việt Nam xưa. Vào thời kì phong kiến, người Việt hay sống theo quần thể làng xã, những người có mối quan hệ họ hàng thường sống quây quần với nhau. Cho tới tận bây giờ, ở rất nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước, nếp sống gần gũi này vẫn được duy trì. Vì thế nếu chỉ cần có một gia đình ở trong dòng họ có chuyện, cả một vùng xung quanh cũng nhốn nháo theo. Bi kịch bắt đầu khi anh Trỗi, ở độ tuổi ngoài bốn mươi vẫn còn đang khỏe mạnh, trúng gió mà mất đột ngột trong đêm. Anh Trỗi là con thứ hai của bà cụ Mai – dòng họ Trần làng Thanh Phiến (địa danh được đổi tên). Cả dòng họ đau xót đưa tiễn, làm ma chay đầy đủ, đem chôn cất ở nghĩa địa của làng. Dòng họ Trần trước nay thân thiết khăng khít, chỉ là không phải hộ phú trong làng, đa số là nông dân làm đồng làm ruộng, thuê mướn quanh năm. Chính vì thế nên các gia đình đều ở trong cảnh bần hàn. Nén đau thương, vợ con anh Trỗi vẫn tiếp tục quay trở lại cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Ai ngờ bất hạnh vẫn chưa dứt. Chưa đầy 9 tháng sau cái chết của anh Trỗi, bà Mai lâm bệnh nặng mà chết. Bà Mai năm đó đã ngoài 70, ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nên mọi người cũng nghĩ rằng bà đã hết vận cùng số. Dù cũng có đau xót nhưng con cháu vẫn hùn tiền bạc để lo ma chay cho bà cụ. Trong một năm đã có hai đám tang, kinh tế của dòng họ ngày một kiệt quệ. Tuy nhiên nghĩa tử là nghĩa tận, họ không muốn làm qua loa sơ sài. Vào hôm đưa bà cụ ra ngoài đồng hạ huyệt, người dân làng cũng đi tiễn đưa. Đám đưa kéo dài trên con đường đất. Mây đen từ từ kéo về, gió bắt đầu thổi. Lúc ấy mới là đầu giờ chiều mà đàn chim đã xao xác trên bầu trời. Đoàn người đang lúi húi ngoài nghĩa địa đào mả cho kịp giờ lành mà không để ý tới đàn chim đã bâu đầy những cây dâu xung quanh. Đột nhiên, những con quạ kêu rống lên thê thiết khiến người nghe cũng cảm thấy rờn rợn. Đêm hôm ấy, tiếng quạ kêu ám ảnh cả giấc ngủ của những con người đi đưa ma. Nửa đêm, chị Hậu, vợ anh Tư, con trai thứ tư của bà Mai giật mình tỉnh giấc. Chị nghe thấy tiếng kêu từ đâu đó vẳng lại. Thấy không khí trong nhà lạnh buốt, chị mở cửa sổ bên hiên nhà, gần giường nằm mong đón ít khí trời. Nay vẫn đang là mùa hè, vậy mà ban đêm trong nhà lại lạnh lẽo bất thường. Khi vừa mở cửa ra, chị Hậu giật mình nhìn thấy một con chim trông giống cú, đậu ngay trên cây nhãn ngoài bờ rào. Nó nhìn chằm chằm vào cửa sổ nhà chị, kêu lên một tiếng lớn “Écccc” rồi bay đi. Chị cảm thấy sợ hãi nhưng không biết rõ sẽ có chuyện gì xảy ra. Cuối tuần sau, trong họ có đám giỗ cụ, các gia đình mới có dịp tụ hội. Chị Hậu ngồi cùng mâm với các chị em gái, em dâu trong nhà. Mọi người xì xầm nói chuyện với nhau các mẩu chuyện cỏn con vụn vặt hàng ngày. Chị Hậu thấy mặt cô em họ bên chồng có phần xám xịt thì mới cất tiếng hỏi thăm. Cô em họ này là con em trai bà Mai, đã lấy chồng ở ngay làng bên. Cô ở hơi xa nên cũng không sâu sát chuyện của gia đình. Hỏi ra, hóa ra nhà cô có sự lạ.

” Thằng con em… Thằng Thìn ấy chị, thằng cả. Hôm qua đi làm đồng về nó như người khác ấy…” “Khác như nào? Nó ốm à?” “Không chị ạ, em làm cơm tối, gọi chúng nó vào ăn. Thằng Thìn nó lừ lừ đi vào, hỏi chẳng nói chẳng rằng. Lao vào mâm cơm dùng tay bốc ăn thùm thụp. Em quát nó cũng không dừng lại. Bố nó mới nắm lấy tay nó giữ lại thì tự nhiên nó vứt văng cái bát ra, khóc lóc gà gật trông tội lắm, rồi bắt đầu nói linh tinh. Nghe ghê cả người ấy chị!” “Thằng bé nói gì?” Cả mâm cơm bắt đầu tò mò nghe câu chuyện của cô em chồng. “Nó mếu máo tự nhận mình là anh Trỗi. Cứ “anh Trỗi đây, mày không nhận ra anh à, anh khổ quá!” Mà anh Trỗi thì mất gần năm nay rồi. Em thấy cũng ngờ ngợ nhưng thường tính thằng Thìn trầm trầm, chưa bao giờ như này nên em cũng thử dỗ dành ngồi nghe… Thằng bố định lao vào đánh con nhưng em cản lại. Em nghĩ là có khi anh Trỗi về thật. Anh ấy khóc ghê lắm, nói không ra câu, cứ mấp máy mãi. Em nghe câu được câu mất. Anh ấy kêu bị đánh đau, bị ép nói ra gì đó…Rồi bảo là không dám về nhà…Bảo nhà mình cẩn thận, tìm người giúp đi thôi…” “Thế thôi á? Ghê thật đấy!” Chị Hậu xuýt xoa. Những người phụ nữ ngồi xung quanh cũng xôn xao. Chị Hậu nhân dịp cũng kể vụ con chim cú tối hôm trước. “Tôi nghe ấy, chim cú lợn kêu thường là không có điềm tốt đâu. Nhà cô Hậu cẩn thận đấy!” “Vụ thằng Thìn liệu có thật không? Hay là báo với ông trưởng họ đi?” Một người đề nghị. “Em cũng không biết tại sao anh lại về trên người thằng bé, cũng không rõ anh muốn gì. Em nghĩ không nên làm to chuyện lên, vì các anh các chú còn phải lo việc lớn, tiền nong cũng đủ mệt rồi. Mình phụ nữ cứ làm cho anh Trỗi cái lễ là được. Em theo chồng rồi nên cũng nhờ các chị vậy…” “Dù sao thời gian tới cũng phải để ý mọi sự trong nhà…” Người phụ nữ lớn tuổi nhất nói. Vậy là câu chuyện bên mâm cơm dần trôi đi như thế. Sau hôm ấy, một vài người phụ nữ cũng đứng ra làm lễ cho anh Trỗi bên nhà của anh, thế rồi thôi. Chị Hậu sống trong lo lắng một thời gian, luôn cẩn thận. Nhưng mấy tháng sau cũng chẳng có chuyện gì xảy ra cả, vậy nên chị cũng quên đi sự cảnh giác. Bẵng đi tầm một năm, vào một hôm, trời mưa lớn. Anh Tư đội cái nón lá, ôm theo đống vải bạt, định vượt mưa chạy ra ngoài đồng.

“Anh đi đâu thế! Mưa to lắm!” Chị Hậu nói với theo. “Anh ra cứu lúa, tự nhiên mưa to thế này, nó ủng hết mất!” Thế rồi anh chạy đi mất. Cả nhà cửa có mỗi hai sào ruộng, nếu năm nay không thu hoạch được thì đúng là cả nhà chị lại rơi vào cảnh bữa đói bữa no. Chị Hậu lo lắng nhìn mây vần vũ trên bầu trời, từng tiếng sấm nổ đùng đoàng. Buổi chiều hôm ấy, người dân đưa anh Tư về, cả người cháy đen. Người ta bảo, anh bị sét đánh dưới gốc cây. Chị Hậu sốc nặng, ngã khuỵu xuống. Tai ương xảy đến bất ngờ, dù đã được ứng báo nhưng lại chẳng ai có thể tránh được. Cả làng xôn xao. Dòng họ Trần mới hơn 2 năm mà đã có 3 người chết. Cả dòng họ phải họp lại. “Tôi vừa đi gặp các ông bà trong làng về. Đợt chú Trỗi mất, ngày tháng an táng xem thế nào? Ai xem?” Ông trưởng họ nói với cả gia đình. “Đợt đó cũng bất ngờ nên mọi người mới chỉ nhờ ông Miên trong làng xem ngày tốt, chứ cũng…chưa đi xem tử tế ạ…” Một người trả lời. “Giời ơi! Sao lại tắc trách thế! Cái chuyện lễ nghi là quan trọng. Ông Miên chỉ là thầy Nam bốc thuốc, đâu có rành được. Tôi nghe hiện tượng này chưa nhiều, nhưng cũng có nơi bị, vừa được các ông bà trong làng nói cho. Nghe nói là trùng…trùng tang gì đó. Sẽ chết cả loạt!” Cả dòng họ tím tái mặt mày, cuống cuồng lên. Lời ông trưởng họ không phải không có lí. Trong 2 năm rồi đã có tận ba người chết, hai người bất đắc kì tử. “Vậy giờ phải làm sao ạ… Thế này thì sao mà chịu nổi…” Đám đàn bà mếu máo khóc lóc. “Không biết rồi sẽ đến lượt ai nữa…” “Tôi đã hỏi được địa chỉ của một thầy rất nổi tiếng cách đây mấy thôn. Thôi thì đành phải đi cầu cứu vậy. Mọi người luân phiên nhau mà lo. Đây là chuyện có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả dòng họ đấy!” Thế rồi sau đó, những người có tiếng nói trong dòng họ Trần đành lặn lội đường xa tới tìm gặp ông thầy pháp giỏi kia. Nghe nói người này ngoài việc là thầy lang bốc thuốc cứu người thì còn trị việc âm rất tốt. Tuy nhiên, các quan lại, các trưởng làng nhiều nơi cũng tới nhờ cậy việc riêng, cửa nhà ông thầy lúc nào cũng đông nghịt người. Những người họ Trần đi đi về về mấy phen mà vẫn chưa gặp được thầy. Trong lòng nóng như lửa đốt, họ chỉ sợ tai ương lại tiếp tục ập xuống. Cầu cạnh tới gần chục lần, cuối cùng họ cũng gặp được ông thầy vào lúc chiều muộn. Thầy ngồi giữa phản, tay cầm chiếc quạt, nghe họ trình bày rồi ngẫm nghĩ tính toán. “Hỏng! Hỏng rồi! Sao lên chỗ thầy muộn thế? Tận 2 năm. Tắc trách quá!”

Chương 24: Rồng Rắn Lên Mây

An dí mặt sát vào chiếc hộp thủy tinh trước đấy vài phút còn đầy mùi hôi thối và những thứ ô uế. Giờ thì không những không còn mùi hôi, mà những thứ gớm ghiếc cũng biến mất hoàn toàn để trơ ra bộ xương. Hình ảnh phản chiếu trên mặt hộp cho thấy ba người còn lại cũng đang cắm mặt vào đó giống như cô bé. Không biết là những thứ đó bốc hơi đi đâu là câu hỏi chung của tất cả.

Vẻ thất thần, đôi mắt dại đi của Minh mang đến sự lo lắng cho An.

– Bố, có chuyện gì vậy ạ?

Minh bừng tỉnh, lập tức trấn an con gái:

– Không có gì đâu con gái, con có ý tưởng gì về những thứ này không? Mà này…

Ánh mắt Minh bị thu hút bởi thứ ánh sáng xanh phát ra trong túi áo của An. Nó đang sáng dần lên.

– Con lấy viên đá ra xem sao, nó đang muốn nói gì đó thì phải.

An mở cánh áo, nhìn vào trong. Quả thực, viên đá đang sáng lên rõ ràng. Cô bé luồn tay vào chiếc túi vải lấy ra bảo vật. Nó đang muốn nói gì nhỉ?

– Những thứ này có gợi cho ông điều gì không? Ông Hải ngoảnh mặt sang phía ông Khiết.

– Có, nhưng có vẻ nghe hơi buồn cười.

– Ông cứ nói đi.

– Đó là trò chơi Rồng rắn lên mây.

– Rồng rắn lên mây?

Ông Hải nhẩm lại lời đồng dao quen thuộc này. Ông giật nảy mình khi từng câu chữ như lột tả chi tiết những thứ ở trước mặt. Ông nhìn chăm chú vào những khúc xương, đọc thành tiếng bài đông dao:

“Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có nhà điểm binh

Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?

Khúc đầu lắm xương lắm xao

Khúc giữa lắm máu lắm me

Khúc giữa lắm cứt lắm đái

Tất cả gần như bất động khi nghe những từ mà người có nhiều kinh nghiệm với những thứ kì bí nhất ở đây nói ra. Đối đầu với những con người bằng xương bằng thịt, họ đã khốn đốn cùng cực rồi, giờ lại phải đối đầu với thứ tồn tại ở thế giới tâm linh.

– Tại sao lại thế ạ? Làm sao bác có thể suy từ một trò chơi dân gian đến một thứ ở “âm phủ”

Ông Hải nhìn một lượt, có vẻ như người chiến hữu già của ông cũng không biết câu trả lời. Ông buộc phải tự mình diễn giải ý nghĩa thực sự của trò chơi dân gian này:

– Truyền miệng là cách lưu giữ thông tin đảm bảo nhất thời xưa dù cho mặt hạn chế của nó về tính dị bản. Giấy, tre có thể bị tiêu hủy dễ dàng nhưng miệng người thì không. Có thể ông cha ta muốn dùng cách này để tránh việc nghi lễ trừ tà bị thất truyền. Lồng ghép những thông tin cần truyền đạt vào một trò chơi là cách làm hiệu quả, vì nó tạo nên được sự hứng thú. Họ đã thành công vì đến nay, trò chơi dân gian này vẫn còn được nhớ tới. Việc sử dụng cây núc nác như một trong những loại thuốc diệt Trùng vẫn được xem là phương thuốc hữu hiệu nhất. Ngoài mối liên hệ về cây núc nác thì còn phải kể đến việc đoàn người tạo thành hàng dọc, diễu qua diễu lại, đây được xem là hình thức tiến hành nghi lễ thời cổ xưa. Hình ảnh này có thể được tìm thấy trên trống đồng Đông Sơn hay Cồng chiêng Tây Nguyên. Rồi câu “có nhà điểm binh”, binh ở đây là âm binh, Thần Trùng luôn có một toán âm binh đi theo để bảo vệ cũng như giúp cho nhiệm vụ bắt người trở nên dễ dàng hơn. Câu hát này gợi cho ta hình ảnh Thần Trùng đang điểm lại số quân của mình trước khi lên đường bắt người hoặc đang chuẩn bị đối đầu với ai đó, có thể là đoàn người đang tiến đến nhằm diệt trừ mình. Mục đích của đoàn người hay đoàn thầy pháp, thầy thuốc đến là để tiêu diệt Thần Trùng nhưng lúc này, họ nghi ngờ Thần Trùng đã nhập vào một trong số những đồng nghiệp của họ là một thầy thuốc. Chính vì vậy, họ phải tìm cách kiểm tra bằng câu hỏi: “Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?”. Sau đó là một loại lời qua tiếng lại để dụ Trùng lộ diện. Khi đã biết chắc Trùng đang nhập vào người dương, các thầy pháp mới quyết định nhử mồi để diệt Trùng. Họ mang theo mình ba khúc cá, khúc đầu “lắm xương lắm xao”…

Ánh mắt ông Hải hướng vào chiếc hộp có chứa miếng đầu với những chiếc xương nhọn hoắt, chồng chéo lên nhau. Những người còn lại nhìn theo, họ dần hiểu ra được những gì ông Hải đang muốn truyền đạt. Ông Hải tiếp tục nói:

– “Khúc giữa lắm máu lắm me”, “Khúc cuối lắm cứt lắm đái”…Nói đến đây chắc mọi người cũng thấy được mối liên hệ giữa những vật này và trò chơi Rồng rắn lên mây. Thứ kinh tởm nhất ở khúc đuôi lại là món ăn khoái khẩu của Trùng, và nó quyết tâm dành bằng được phần đuôi. Đây cũng chính là cái bẫy mà đoàn người giăng ra khi làm Trùng phân tâm và nhân cơ hội yểm vào người Trùng bài thuốc diệt Trùng khiến nó không kịp trở tay. Đó là tất cả những gì mà tôi tìm hiểu được.

– Vậy, ý ông là chúng ta sẽ phải đem theo những thứ này đến gặp Trùng và dụ chúng rồi diệt chúng như cách người xưa đã từng làm?

– Thực ra nói là “diệt” thì không đúng cho lắm, vì chúng ta chưa đủ pháp lực để làm vậy. Cùng lắm chúng ta chỉ có thể nhốt Trùng lại.

– Nhưng chúng ta kiếm đâu ra thuốc bây giờ?

– Tôi biết một chỗ, không xa đây lắm, mọi người yên tâm. Vấn đề bây giờ là phải tìm cho ra xem chúng ta sẽ phải gặp Trùng ở đâu?

Ông Hải mở chiếc hộp đầu tiên, khéo léo lấy ra miếng đầu đầy xương xẩu. Dù nó được đông lạnh suốt thời gian dài nhưng ông vẫn cảm nhận được luồng hơi ấm phát ra từ khúc xương. Ông chầm chậm xoay khúc xương rồi nheo mắt lại để có thể nhìn kỹ hơn vào những vết rạn nhỏ nhất nhưng không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt. Ông dừng lại khi thứ ánh sáng xanh phủ lên hai mắt kính của ông.

– Tại sao nó lại tự nhiên sáng lên như vậy?

– Cháu không biết ạ. Từ khi cháu đến gần những vật này, viên đá ngày càng sáng lên, An đáp lời.

– Biết đâu nó sẽ cho chúng ta biết địa điểm ta đang tìm kiếm đấy ạ. Bác mang khúc xương dịch vào đây được không ạ? Minh gợi ý.

Ông Hải vòng qua bàn và tiến về phía Minh, hai tay nâng khúc xương ở khoảng cách chừng nửa mét so với viên đá đang nằm trên tay An. Không có điều gì mới mẻ xảy ra, ông đưa khúc xương lại gần hơn nữa, đến khi khoảng cách chỉ còn là một gang tay.

– Bác xem thử phần cổ xem, cháu thấy có gì đó vừa xuất hiện, Minh nghiêng đầu để quan sát nhưng những biểu tượng quá nhỏ để anh có thể biết nó là gì.

Giữ nguyên khoảng cách, ông Hải xoay ngược khúc xương lại, đồng thời dí khúc xương gần sát viên đá. Ở vòng quanh phần cổ, quả thực có những chữ nhỏ li ti hiện lên khiến ông nhớ lại thủ thuật dùng mực tàng hình của bà Nga vừa nãy. Ông Hải rút từ trong túi chiếc máy dịch tức thời soi vào dòng chữ. Những chữ cái hiển thị trên màn hình tự động phóng to ra và được dịch sang tiếng Việt trong giây lát.

– Minh, cậu lấy cho tôi nốt hai khúc còn lại đặt ra đây. Những chữ cái này chưa có ý nghĩa gì hoàn chỉnh cả, chắc cần phải ráp hai phần còn lại nữa.

Minh với sự giúp đỡ của ông Khiết lần lượt đặt hai khúc xương theo thứ tự. An hiểu mình phải làm gì, cô bé lần lượt soi từng khúc xương khi ông Hải nhấc chúng lên và chỉ cho ông những chỗ có chữ. Chừng hai phút, sau khi đã ghép ba tấm ảnh chụp những dòng chữ lại với nhau, ông Hải đọc câu hoàn chỉnh đã được dịch hiện trên màn hình:

– Ở nơi sấm sét không thể chạm tới, quái vật đang đợi chờ.

– Nơi sấm sét không thể chạm tới? Quá nhiều nơi sấm sét không thể chạm tới, Minh thở dài khi ông Hải vừa dứt lời.

– Đúng, nhưng chỉ đúng với thời hiện đại mà thôi, thời xưa đâu có quá nhiều chỗ như vậy? Ông Khiết quặc lại.

– Bác nói đúng, nhưng hồi xưa hoàn toàn có thể vào nhà cơ mà, ở trong nhà thì làm sao mà sét có thể đánh trúng được, nếu có thì cũng chỉ là vô cùng hi hữu.

Ông Hải chỉ khẽ cười trước cuộc tranh luận giữa Minh và ông Khiết như người thầy giáo đang quan sát hai học trò của mình đôi co xem ai giải đúng bài toán. Cuối cùng, ông quyết định đưa ra đáp án ngay để không làm mất thời gian.

– Từ “chạm” ở đây nên được hiểu theo hai nghĩa, cả về nghĩa hình lẫn nghĩa âm, tức là ngoài việc sét không thể đánh trúng thì nơi đây còn không thể nghe được tiếng sấm sét nữa, mà thời xưa, làm gì có cửa cách âm phải không nào? Nơi chúng ta đang tìm kiếm là Thưởng Trì cung.

Cách Chơi Rồng Rắn Lên Mây /Có Cây Núc Nắc /Có Nhà Khiển Binh

Rồng rắn lên mây là gì?

Rồng rắn lên mây chính là trò chơi dân gian truyền thống. Nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và gắn bó với tuổi thơ của bao người Việt. Bên cạnh đó, theo người xưa thì bài rồng rắn lên mây có trong trò chơi còn gắn liền với nghi thức cầu mưa của những người nông dân: Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh…” .

Cho tới ngày nay, thì trò chơi thú vị này vẫn được yêu thích và tổ chức tại các trường mẫu giáo hay trong những buổi team building ngoài trời. Việc tổ chức rồng rắn lên mây cũng góp phần rèn luyện sự léo léo, nhanh nhẹn, tính kỷ luật và phát huy tinh thần đoàn kết của những người tham gia.

Cách chơi rồng rắn lên mây

Luật chơi

Luật về đối tượng tham gia: Đây là trò chơi dành cho đa dạng các đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, đối tượng tham gia rồng rắn lên mây nhiều nhất là các em học sinh mầm non 4 – 5 tuổi trở lên.

Luật về số lượng người chơi: Bởi vì là trò chơi tập thể, đặc biệt đoàn “rồng rắn” này càng dài thì chơi càng hấp dẫn.

Về nơi tổ chức: Đòi hỏi không gian rộng và bằng phẳng, không có chướng ngại vật hay xuất hiện các đồ vật nguy hiểm gì.

Luật tham gia: Người chơi cần phải đọc thuộc bài đồng dao và đung đưa theo nhịp. Đồng thời người thầy thuốc và người đứng đầu tiên của đoàn rồng sẽ đối thoại với nhau. Thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người đứng cuối cùng trong hàng để thay thế vị trí của mình. Người cuối cùng này cũng phải tìm mọi cách để trốn thoát. Nếu thầy thuốc bắt được người đứng cuối thì thắng. Ngược lại thì thầy thuốc thua.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn trò chơi rồng rắn lên mây cụ thể như sau:

“Rồng rắn lên mây Có cây núc nác Có nhà hiển vinh Thầy thuốc có nhà hay không?”

Đầu tiên sẽ chọn ra một người làm thầy thuốc bằng cách oẳn tù tì hoặc tự bàn.

Sau đó các thành viên còn lại sẽ đứng xếp thành một hàng dọc. Bước này cũng tương tự cần chọn ra người đứng đầu. Thường thì nhân vật dẫn đầu đoàn rồng này sẽ là thành viên lớn nhất, nhanh nhẹn hoặc khỏe nhất thì mới có thể bảo vệ đoàn.

Tay của những người đứng sau sẽ nắm vào vai, nắm đuôi áo hoặc ôm eo người đứng trước.

Sau đó cả đoàn “rồng” bắt đầu chuyển động lượn đi lượn lại như hình con rồng. Vừa di chuyển vừa đọc vang bài đồng dao:

Lúc này thầy thuốc có thể trả lời: “Thầy thuốc đi chợ mua rau” (hoặc “Thầy thuốc đến thăm người bệnh, đang ăn cơm, đi câu cá,.. Tùy theo ý có thể đưa ra các đáp án khác nhau).

Đoàn rồng lại tiếp tục vừa di chuyển vừa hát đồng dao cho tới khi nghe thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc có nhà”.

Lúc này người đứng đầu và thầy thuốc bắt đầu việc đối thoại:

– Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

– Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.

– Thầy thuốc: Con lên mấy?

– Rồng rắn: Con lên một.

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên hai

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên ba

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên bốn

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên năm

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên sáu

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên bảy

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên tám

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên chín

– Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

– Rồng rắn: Con lên mười

– Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

– Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

– Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

– Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

– Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

– Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

Lúc này thì thầy thuốc phải tìm cách đuổi đoàn rồng để làm sao cho bắt được người cuối cùng trong hàng (khúc đuôi). Ngược lại thì người đứng đầu hàng cũng cần quan sát, dang tay chạy theo về phía thầy thuốc và cản, né để họ không bắt được người đứng cuối cùng.

Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì người này phải ra làm thầy thuốc thay thế. Đồng thời những người trong đoàn rồng cũng cần giữ chặt để không bị đứt khúc.

Trường hợp nếu trong quá trình chơi mà bị đứt khúc nào hoặc bị ngã thì đoàn sẽ phải dừng lại và loại các bạn đó ra. Sau đó mới tiếp tục ván chơi tiếp nhưng đoàn rồng lúc này sẽ không có các bạn vừa bị loại nữa. Hoặc thêm một lựa chọn khác là chơi lại với người thầy thuốc khác.

Kết luận

Rồng Và Ý Nghĩa Của Rồng Trong Phong Thủy

Theo đặc tính :

Rồng thần vật linh thiêng có sức mạnh tối thượng trong 12 con giáp mang điềm lành là biểu tượng của Hoàng Đế, người quân tử . Mình rồng dài, thân có nhiều vảy, đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, có thể lên trời xuống biển, thở ra nguyên khí của đất trời ( nguyên khí là nền tảng của thuật phong thủy ).

Theo phong thủy :

Thìn – Rồng thần thú cực Dương trong 12 địa chi thuộc hành Thổ, nằm ở trung tâm của ngũ hành mang Long khí là sinh lực của vũ trụ ( Long khí ẩn hiện trong lòng đất chuyển thành Long mạch được rất nhiều đại sư phong thủy tìm kiếm ).

Trong phong thủy, phù điêu Rồng hay tượng hình Rồng bằng gỗ thường là những vật phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất, mang cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc. Ngoài ra còn được dùng để trấn yểm nhằm tìm đến sự an ổn trong cuộc sống, tránh điều tiếng thị phi rất phù hợp với người làm kinh doanh, hành chính hoạt động chính trị .

Rồng được xem là biểu tượng may mắn mạnh nhất trong phong thủy biểu tượng của Trung Quốc – là một trong tứ linh là biểu tượng chính trong phong thủy . Tượng trưng cho sự bắt đầu tươi mới .

Theo truyền thuyết xa xưa thì rồng vốn là một loài vật linh thiêng tượng trưng cho sự tốt lành. Hình ảnh con rồng thường biểu tượng cho những bậc quân tử, đế vương nên các vị vua thường mặc long bào có nghĩa là áo thêu hình con rồng và trên ngai vàng, cung điện của vua cũng trạm khắc hình ảnh rồng.

Hình ảnh con rồng được mô tả với mình rồng dài, đầu có sừng giống như sừng hươu, có râu hai bên mép, chân có móng vuốt nhọn, thân có rất nhiều vảy, có khả năng bơi được cả trên trời và dưới nước.

Rồng có ý nghĩa biểu trưng cho năng lượng của trời đất, có sức mạnh tạo ra tiết khí, ánh sáng, gió mưa, đất đai, ánh sáng,.. và được coi là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa quan trọng.

Theo phong thủy thì long khí chính là sinh lực của vũ trụ và tồn tại trong lòng đất tạo ra long mạch. Nguồn sinh khí xuất phát từ hướng Đông nên các nhà phong thủy đã tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng, kích thích sinh khí ở hướng này bằng một số cách như: đặt tượng rồng hoặc đeo tranh rồng ở hướng Đông, đặt tượng rồng đá xanh trong khuôn viên trước của nhà và tuyệt đối không đặt rồng trong phòng ngủ bởi chúng có dương khí rất lớn.

Theo phong thủy, rồng được cho là có tác dụng trừ khử kẻ tiểu nhân hãm hại đặc biệt là rồng xanh hay còn gọi là thanh long. Rồng xanh đặt theo hướng Thìn trong ngôi nhà thì sẽ khiến những kẻ tiểu nhân sẽ không quấy phá, gây hại hoặc nếu hướng Bạch Hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy thì xấu mà đặt rồng xanh ở hướng Thìn sẽ hóa giải tai ương do Bạch Hổ gây ra.

Rồng được coi là loài vật đứng đầu trong các loài thú lành nên rồng xanh con có tác dụng giúp tăng cường phát huy quyền lực chính vì vậy người có chức quyền cao sử dụng linh vật này càng có hiệu quả lớn. Bên cạnh đó, rồng xanh còn rất phù hợp cho những người hoạt động chính trị để nhằm chống lại những điều xấu xa và gia tăng thêm quyền lực.

Theo phong thủy, rồng là hình ảnh tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn đồng thời có tác dụng trừ tà, hóa giải khí xấu nên người ta thường thích sử dụng hình tượng rồng để trưng bày với mong muốn tăng thêm phần may mắn.

Địa chỉ bán bàn ghế Rồng Đỉnh nào uy tín, chất lượng?

Nội Thất Huyền Hiếu là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trong đó có bàn ghế phòng khách Rồng Đỉnh , Bát Mã ,Hoàng Gia bằng các loại gỗ quý như hương đỏ lào , gỗ trắc , gỗ mun … Ngoài ra chúng tôi còn chuyên sản xuất các mặt hàng mẫu mã nhỏ gọn hợp lí tùy thuộc vào không gian của gia chủ .

Nội Thất HUyền Hiếu tự hào là một trong những địa chỉ kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ uy tín được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng đến với công ty chúng tôi sẽ tư vấn, phục vụ tận tình và chu đáo nhất để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp. Không những thế chúng tôi còn chuyên nhận đặt hàng theo yêu cầu của quý khách. Chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp phong thủy mà giá thành lại phù hợp.

Địa chỉ ; Thôn Châu Phong Xã Liên Hà Huyện Đông Anh Thành Phố hà Nội .

hotline : 0868.39.8888

zalo : 0968.68.9819 / 0379.98.0539

website : noithathuyenhieu.com

youtube :https://www.youtube.com/channel/UCijfVKwQeG8AwBpJ7UDlzJQ?view_as=subscriber