Top 10 # Ý Nghĩa Protein Niệu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Protein Niệu Trong Bệnh Thận Tiết Niệu

Nhận định chung

Bình thường protein không có hoặc rất ít trong nước tiểu. Khi protein xuất hiện thường xuyên và số lượng nhiều trong nước tiểu thường có ý nghĩa bệnh lý và là một trong những chỉ điểm quan trọng của bệnh lý thận tiết niệu.

Xác định protein niệu (Proteinuria) rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Hiện nay, xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc bệnh lý thận, tiết niệu.

Về mặt số lượng, có thể phân loại

Protein niệu sinh lý: Khi protein dưới 30 mg/ 24 giờ.

Microprotein niệu (protein niệu vi thể): Khi protein 30 – 300 mg/ 24 giờ.

Protein niệu thực sự: Khi protein trên 300 mg/24 giờ.

Mã số (theo ICD 10): N06.

Protein niệu sinh lý

Mỗi ngày, có từ 10 kg đến 15 kg protein huyết tương đi qua tuần hoàn thận, nhưng chỉ có 100 đến 150 mg được bài tiết ra trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Protein được tiết ra nước tiểu từ thành mao mạch cầu thận và hầu hết lượng protein này được tái hấp thu ở ống lượn gần.

Ở người bình thường, khoảng 60% lượng protein niệu có nguồn gốc từ huyết tương, 40% còn lại có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu.

Protein có nguồn gốc từ huyết tương, bao gồm:

+ Albumin.

+ Các Globuline có trọng lượng phân tử thấp.

+ Các Hormone có cấu trúc là các chuỗi peptid.

Protein có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu, bao gồm:

+ Protein Tamm – Horsfall: Được tổng hợp ở nhánh lên của quai Henlé, chức năng của nó đến nay vẫn chưa được biết rõ.

+ IgA.

+ Urokinase.

Các phương pháp xác định protein niệu

Phương pháp định tính

Đốt nước tiểu: Đặc điểm lý học của protein là đông vón ở nhiệt độ cao, lợi dụng đặc điểm này, có thể phát hiện được protein có trong nước tiểu bằng cách đốt nước tiểu. Đựng nước tiểu trong một ống nghiệm và đốt trên ngọn đèn cồn, protein trong nước tiểu sẽ đông vón khi nhiệt độ của nước tiểu trên 700C. Hiện tượng đông vón của protein trong nước tiểu sẽ làm vẩn đục nước tiểu và dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Tùy thuộc vào nồng độ protein niệu cao hay thấp mà mức độ vẫn đục nước tiểu thay đổi, có thể chỉ lởn vởn đục ít, có thể nước tiểu đông quánh lại khi lượng protein trong nước tiểu nhiều.

Làm lạnh bởi acide sulfosalicylique hay trichloracétique: Dựa vào tính chất lý học của protein là đông vón trong môi trường acid, khi nhỏ acid vào để tìm hiện tượng đông vón protein.

Phương pháp bán định lượng

Dùng que thử nước tiểu Là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong vấn đề sàng lọc bệnh thận trong cộng đồng. Các que thử này được tẩm Tétra bromephénol citraté (pH3), màu bị biến đổi từ vàng sang xanh khi có protein trong nước tiểu.

Phản ứng này phát hiện protein với lượng ít nhất là 150 – 200 mg/l.

Kết quả được biểu thị dưới dạng kết quả: âm tính, Protein niệu vết, 1+ đến 4+ tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi màu sắc của que thử khi so sánh với bảng màu chuẩn.

Nhược điểm của phương pháp này là không phát hiện được các Globulin miễn dịch chuỗi nhẹ.

Que thử nước tiểu ngày nay không chỉ được dùng để xác định protein niệu mà còn kết hợp với việc phát hiện các thông số khác.

Định lượng Protein niệu

Cách lấy nước tiểu 24 giờ: sáng ngủ dậy, lúc 6h sáng người bệnh đi tiểu hết sau đó tính từ lúc này đến 6 h sáng hôm sau khi nào đi tiểu đều phải đi vào trong bô đó, sáng hôm sau ngủ dậy đi tiểu bãi cuối cùng lúc 6h và đong xem nước tiểu cả ngày là bao nhiêu, lấy 5 ml nước tiểu để làm xét nghiệm.

Được tiến hành tại phòng xét nghiệm hóa sinh. Có nhiều phương pháp, có thể dùng ion đồng (Cu2+).

Cần phải tính ra lượng Protein niệu / 24 giờ.

Xác định được MicroProtein niệu (Protein niệu vi thể, từ 30 -300 mg/24giờ).

Phát hiện được cả Globulin chuỗi nhẹ.

Điện di Protein niệu

Thường áp dụng phương pháp dùng Cellulose Acetate.

Xác định được bản chất của protein niệu, rất có ích trong việc xác định nguyên nhân của protein niệu.

Dựa vào kết quả điện di, có thể chia Protein niệu thành các loại:

+ Protein niệu chọn lọc: Khi thành phần Albumin chiếm trên 80% tổng lượng protein niệu. Thường do bệnh cầu thận gây ra, hay gặp nhất là hội chứng thận hư có tổn thương tối thiểu trên sinh thiết thận.

+ Protein niệu không chọn lọc: Khi Albumin chiếm dưới 80% tổng lượng protein niệu, loại này thường bao gồm hầu hết các thành phần protein có trong huyết tương. Hầu như tất cả các bệnh lý thận, tiết niệu đều thuộc loại protein niệu không chọn lọc này.

+ Protein niệu gồm phần lớn là các protein bất thường: Gồm một đỉnh nhọn của Beta hoặc gamma globulin, do bài tiết bất thường một Globulin miễn dịch đơn dòng chuỗi nhẹ, thường là Protein Bence-Jones. Protein này có đặc tính lý học là động vón ở nhiệt độ khoảng 500C và tan ra ở nhiệt độ 1000C. Đặc tính này có được khi trong thành phần Protein niệu có trên 50% là Protein Bence-Jones.

+ Các Protein ống thận: Chủ yếu là các Globulin trọng lượng phân tử thấp, các loại này dễ phát hiện khi điện di trên thạch Polyacrylamide. Với phương pháp này thì các protein với trọng lượng phân tử khác nhau có trong nước tiểu sẽ tách biệt nhau dễ dàng.

Các tình huống lâm sàng của protein niệu

– Gắng sức.

– Sốt cao.

– Nhiễm trùng đường tiểu.

– Suy tim phải.

– PolyGlobulin.

– Protein niệu tư thế.

Trong đó, cần chú ý đến Protein niệu tư thế: Là protein niệu thường gặp ở người trẻ và biến mất sau tuổi dậy thì. Protein niệu tư thế không có ý nghĩa bệnh lý.

Để chẩn đoán Protein niệu tư thế, phải khẳng định protein này biến mất ở tư thế nằm, bằng cách lấy nước tiểu sau khi cho người bệnh nằm nghỉ 2 giờ.

Protein niệu thường xuyên

Protein có thường xuyên trong nước tiểu thường là biểu hiện của bệnh lý thận tiết niệu hoặc có bất thường về protein huyết tương. Có thể phân loại protein niệu theo 3 loại như sau:

Protein niệu do tăng lưu lượng:

Xuất hiện một lượng lớn protein có trọng lượng phân tử thấp, các protein này được lọc qua các cầu thận bình thường. Khi lượng lọc ra vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận thì protein xuất hiện trong nước tiểu.

Trường hợp này được quan sát thấy trong các bệnh lý tiểu ra protein BenceJones (đa u tuỷ xương), tiểu ra Hemoglobin (do tan huyết) và tiểu ra Myoglobin (do huỷ cơ vân).

Protein niệu ống thận:

Thường không quá 2 gam/24 giờ. Gồm có 3 loại:

+Protein có trọng lượng phân tử trung bình (Beta 2 Microglobulin, Amylase) được lọc qua cầu thận nhưng ống thận không tái hấp thu hết.

+ Protein niệu do ống thận bị tổn thương bài tiết ra (N-Acetylglucosamin, Lysozym).

+ Protein Tamm-Horsfall.

Protein niệu cầu thận:

Trên điện di chủ yếu là Albumin, thường lượng nhiều, khi có trên 3,5 g/24 giờ/1,73 m2 da thì chẩn đoán hội chứng thận hư.

Một số điều cần chú ý khi phân tích Protein niệu

Protein niệu cao nhiều không do hội chứng thận hư mà có thể do tăng Globulin chuỗi nhẹ.

Lượng Protein niệu thường giảm xuống khi chức năng thận giảm dưới 50 ml/phút.

Một bệnh lý cầu thận có thể phối hợp với 1 bệnh lý thận kẽ hoặc bệnh mạch máu thận.

MicroProtein niệu: Được định nghĩa khi lượng protein niệu từ 30 – 300 mg/24 giờ, đây là một dấu chỉ điểm rất tốt và tương đối sớm trên lâm sàng cho bệnh cầu thận đái tháo đường. MicroProtein niệu có thể biến mất sau khi điều trị các thuốc ức chế men chuyển.

Protein Niệu Là Gì, Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn Đoán Bệnh Thận Tiết Niệu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Mạnh Thắng – Khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Protein niệu là gì và những bệnh lý nào có thể gây ra protein niệu là câu hỏi nhiều người quan tâm. Protein niệu có thể xuất hiện do một số nguyên nhân không phải tổn thương tại thận và cũng là một dấu hiệu có ý nghĩa giúp chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Vậy khi nào protein niệu có thể giúp chẩn đoán bệnh thận tiết niệu?

Protein niệu là cụm từ để chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.

Protein niệu sinh lý là khi mức protein xuất hiện trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ, với microalbumin ( là protein niệu vi thể ) niệu từ 30-300mg/ 24 giờ.

Protein niệu thực sự khi lượng protein trong nước tiểu trên 300mg/ 24 giờ.

Protein niệu là thông số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu

Do lao động gắng sức

Sốt cao

Suy tim phải

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Protein niệu tư thế: Chẩn đoán xác định khi xuất hiện protein niệu khi đứng lâu và hết ở tư thế nằm bằng xét nghiệm protein niệu sau khi người bệnh nghỉ ngơi 2 giờ.

Đối với phụ nữ có thai: Đặc biệt là 3 tháng cuối nếu xuất hiện protein niệu, kèm theo tăng huyết áp và phù thì phải chú ý vì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén.

Khi lượng protein niệu xuất hiện không thường xuyên, lượng ít gọi là protein niệu thoáng qua gặp trong trường hợp:

Do bất thường về protein huyết tương: Xuất hiện lượng lớn protein trong lượng phân tử thấp, chúng được lọc qua các cầu thận, khi lượng protein này được lọc quá mức tái hấp thu ở các ống thận thì sẽ bị đào thải ra ngoài và xuất hiện nhiều trong nước tiểu. Gặp trong bệnh đa u tủy xương, bệnh tan huyết (tiểu ra hemoglobin) hay do hủy cơ vân (tiểu ra myoglobin).

Bệnh thận tiết niệu phân chia mức độ protein niệu để có hướng chẩn đoán bệnh:

Khi lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.

Khi lượng protein niệu từ 1-3g/24h: Gặp trong các bệnh lý cầu thận viêm cầu thận cấp và mạn hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu máu…

Protein niệu xuất hiện thường xuyên là biểu hiện các bệnh lý về thận tiết niệu hoặc do có bất thường về protein huyết tương.

Để phát hiện có protein trong nước tiểu có thể sử dụng phương pháp định tính như: Đốt nước tiểu, bằng acid sulfosalicylic 3%.

Định lượng protein niệu bằng cách gom nước tiểu 24h lại sau đó do lượng nước tiểu 24h: Sau đó sử dụng một trong các phương pháp để định lượng protein niệu bằng phương pháp đo độ đục, bằng phương pháp đo màu, bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ ( phát hiện microalbumin).

Bằng xét nghiệm nước tiểu có thể định tính và định lượng protein niệu 24 giờ.

Chức năng thận kém

Bệnh đái tháo đường

Mắc các bệnh lý về tim mạch như: Bệnh mạch vành, suy tim…

Các bệnh lý hệ thống lupus ban đỏ

Có người nhà bị bệnh thận

Bệnh nhân tiểu máu

Phụ nữ có thai

Nên xét nghiệm protein niệu khi:

XEM THÊM:

Thận có chức năng quan trọng là đào thải các chất độc trong cơ thể, giúp cân bằng huyết áp và tạo máu. Xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu giúp cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Protein Niệu Là Gì, Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn Đoán Các Bệnh Về Thận?

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Thận khỏe sẽ đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn có vai trò điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Nhưng khi chức năng thận suy giảm, các màng lọc cầu thận sẽ bị rộng ra, tạo điều kiện cho những phân tử protein đi qua chúng vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu đục, sủi bọt.

Protein niệu (hay đạm niệu) là tình trạng nước tiểu xuất hiện protein. Đây là một trong những dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có vấn đề. Ở người bình thường, nước tiểu không chứa protein hoặc có ở mức tiêu chuẩn cho phép (không quá 0,2 gam/24 giờ). Nếu lượng protein niệu trên 3 gam/24 giờ thì có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thận như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận, suy thận,… Trong đó, được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất. Nếu nước tiểu chứa nhiều protein sẽ có màu đục, đặc biệt, khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa, vẩn đục. Ngoài ra, protein niệu còn gặp trong một số bệnh như: Đau tủy xương, ung thư,… ở người trên 60 tuổi, không có hội chứng thận hư; Phụ nữ có thai: Thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ có kèm tăng huyết áp, phù nề,… Nếu không điều trị dự phòng từ trước, sản phụ có thể bị sản giật, thai lưu,…

Protein niệu có ý nghĩa gì trong chẩn đoán các bệnh lý về thận?

Xét nghiệm protein niệu được tiến hành thường quy, có giá trị trong chẩn đoán xác định tổn thương cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư,…) và một số bệnh nội khoa khác có thể gây hư hại thận (đái tháo đường, tăng huyết áp,…). Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao xét nghiệm protein niệu lại có thể giúp đánh giá chức năng thận. Tùy theo yêu cầu và tính chất bệnh lý mà người ta xét nghiệm protein niệu định tính hay định lượng.

Protein niệu giúp chẩn đoán bệnh thận

Chẩn đoán các bệnh lý về thận thông qua mức độ protein niệu như sau:

+ Lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.

+ Lượng protein niệu từ 1 – 3g/24h: Gặp trong trường hợp viêm cầu thận cấp và mạn tính hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu ra máu,…

Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Xét nghiệm là cách duy nhất để xem có protein trong nước tiểu hay không. Nếu vấn đề cơ bản gây ra protein niệu mà không được điều trị, nguy cơ mắc các vấn đề về thận sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thận có thể mất một số chức năng hoặc thậm chí ngừng hoạt động.

Làm sao để cải thiện chỉ số protein niệu hiệu quả?

Protein niệu không phải là một căn bệnh cụ thể. Vì vậy, điều trị đạm niệu phụ thuộc vào việc xác định và kiểm soát các nguyên nhân. Nếu là do bệnh thận thì cần có những can thiệp y tế thích hợp vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy thận. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao rất cần các phương pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn tổn thương thận gây ra protein niệu. Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi lối sống khoa học có thể giúp cho chỉ số protein niệu trở về mức bình thường.

– Bổ sung các loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây và rau xanh.

– Lựa chọn chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.

– Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến có nhiều đường, natri.

– Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh nhờ hoạt động thể chất mỗi ngày.

– Bổ sung đủ lượng protein, calo, vitamin, kali, phốt pho và khoáng chất cần thiết.

Ngũ cốc tốt cho người mắc bệnh thận

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể: Kiểm tra lại lượng nước uống hàng ngày (từ 6 – 8 ly nước, mỗi ly 250ml). Thiếu nước sẽ khiến thận sản xuất ít nước tiểu, điều này gây khó khăn trong việc thải chất độc và có thể dẫn đến protein niệu. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng, cơ thể bạn không bị thiếu nước. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận bởi nó khiến huyết áp tăng cao, từ đó làm tăng áp lực lên thận.

Có một chế độ tập luyện phù hợp cũng là cách cải thiện chỉ số protein niệu. Bạn cần có thời gian biểu tập luyện điều độ và nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Thay vì chạy hoặc chơi bóng rổ, hãy thử đi bộ hoặc tập yoga sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Cải thiện protein niệu, hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, giới chuyên gia khuyên bạn nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn để tăng cường chức năng thận từ bên trong. Đó là bổ sung sản phẩm thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi và tăng cường chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén tiện dùng.

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị bệnh thận an toàn, hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo nghiên cứu khoa học, quả chứa các hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả. Sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện triệu chứng của bệnh thận yếu, nhất là tình trạng tiểu nhiều về đêm; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển của các loại bệnh thận, cản trở quá trình dẫn tới suy thận. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Ích Thận Vương chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

Sau 1 tuần: Người bị suy thận cảm thấy cơ thể đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái.

Sau 4 tuần: Chỉ số creatinine chững lại và giảm dần. Người dùng không còn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu đêm ít hơn, ăn được, ngủ được, sức khỏe hồi phục dần.

Sau 3 – 6 tháng sử dụng: Chỉ số creatinine ổn định và trở về mức cho phép mà không gây mệt mỏi. Không còn các triệu chứng suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Người dùng ăn uống tốt, da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi.

Phòng ngừa tái phát: Người bệnh nên sử dụng liều duy trì hàng ngày để ổn định bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát nặng hơn.

Bác Thuận bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 – 8 lần. Rất may trong một lần đang theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe, bác Thuận thấy có nhắc đến sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua về dùng. Bác Thuận hồ hởi kể: “Tôi đã mua về và kiên trì dùng, khi đến tuần thứ 5, tôi thấy hai chân bắt đầu xẹp xuống, giảm phù, lưng bớt đau, đặc biệt là đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ phải dậy khoảng 1 lần, cùng lắm là 2 lần để đi tiểu. Sau 3 tháng dùng Ích Thận Vương, tôi đã cải thiện tình trạng tiểu đêm, các chỉ số trở về mức bình thường”. Xem chia sẻ của bác Thuận trong video sau:

Phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng của vị thuốc dành dành đối với các bệnh lý về thận trong video sau:

Để được giải đáp mọi thắc mắc về protein niệu hay các vấn đề về thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: hoặc (zalo/viber) hotline: –

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Sỏi Thận Uống Bia Được Không? Lưu Ý Từ Chuyên Gia Tiết Niệu

Sỏi thận uống bia được không là câu hỏi nhiều bệnh nhân đặt ra. Việc uống bia thường xuyên với mức độ quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ sỏi thận cao hơn. Đối với bệnh nhân sỏi thận, bên cạnh việc kiêng bia, các đồ uống có ga thì cần bổ sung nhiều nước, trái cây, rau củ để cân bằng lượng axit trong cơ thể.

Tác dụng của bia đối với bệnh sỏi thận

Bia là một loại đồ uống chứa cồn, được sản xuất từ quá trình lên men hạt ngũ cốc thông thường là lúa mạch. Với bia được làm từ lúa mạch, nếu bổ sung ở mức độ vừa phải thì đây là thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của bia đối với người bị bệnh sỏi thận.

Sỏi thận có được uống bia? Người bị sỏi thận ở mức độ trung bình và nặng tuyệt đối không nên uống bia thường xuyên. Uống bia quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu. Uống bia quá mức còn khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể, một vài tác hại của bia đối với bệnh sỏi thận:

Suy giảm chức năng thận: Tiêu thụ quá nhiều bia thường xuyên sẽ gây hại đến thận. Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc các cặn dư thừa, chất độc hại, thúc đẩy các chất thải ra ngoài bằng đường tiểu. Do đó, khi uống nhiều bia sẽ khiến khả năng lọc nước tiểu của thận bị giảm. Điều này khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Ảnh hưởng đến chức năng duy trì nước của thận: Thận còn có chức năng quan trọng trong việc duy trì lượng nước ở trong cơ thể. Khi uống bia, sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng duy trì lượng nước, khiến cơ thể bị mất nước. Từ đó dẫn đến hình thành sỏi thận.

Khiến sỏi thận phát triển: Đặc tính của bia là chất lợi tiểu vì bia có tính háo nước. Uống bia quá nhiều khiến cơ thể có triệu chứng khô cổ, khát nước và đi vệ sinh nhiều hơn. Chính điều này tạo cơ hội thuận lợi để sỏi phát triển, gây ra tác động xấu đến chức năng thận.

Làm tổn thương thận cấp tính: Uống nhiều bia sẽ làm lượng cồn trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm. Tình trạng này thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính. Nguy hiểm hơn có thể tổn thương thận vĩnh viễn. Thận bị ảnh hưởng, chất thải không được lọc, bệnh nhân phải được lọc máu cho đến khi hoạt động của thận bình thường trở lại. Không những vậy, bệnh nhân còn mất nhiều thời gian và kinh phí để hồi phục.

Nguy hại đến các cơ quan khác: Uống bia thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể. Không chỉ thận, gan, mật, tim mạch và hệ tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Từ đó dẫn đến tăng nguy cơ tai biến, nghiêm trọng có thể đột tử.

Sỏi thận uống bia được không?

Bia được liệt vào danh sách những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Vậy sỏi thận uống bia được không? Người bệnh sỏi thận không nên uống bia, trong thời gian điều trị bệnh cần kiêng tuyệt đối.

Trong bia có hàm lượng purin chất cao, chất hoá học này có thể thể gây ra sỏi acid uric trong thận. Chất purin thường được đào thải khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Việc uống bia khiến hàm lượng chất này trong nước tiểu tăng cao, có thể tích tụ acid uric dẫn đến sỏi thận.

Một trong những yếu tố hình thành sỏi thận là do mất nước. Trong khi đó, bia lại có tác dụng lợi tiểu, cơ thể thải nước ra liên tục dẫn đến nồng độ ure cao, gây ra sỏi crystal. Bên cạnh đó, uống nhiều bia cũng làm tăng cân nhanh, dễ gây ra tình trạng béo phì. Mà béo phì cũng là một yếu tố hình thành nên sỏi thận.

Câu trả lời cho câu hỏi: “Sỏi thận uống bia được không?” là có. Khi uống quá nhiều bia cũng sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Khi huyết áp cao, sẽ gây căng thẳng lên các mạch máu nhỏ của thận, ngăn chặn hoạt động của thận.

Vậy nếu bị sỏi thận uống bia có tốt không? Thực tế, nếu sử dụng bia trong thời gian dài, sẽ gây áp lực cho thận, khiến thận làm việc quá sức. Từ đó làm suy giảm chức năng thận, khiến nguy cơ hình thành sỏi thận gia tăng. Vì vậy, bị sỏi thận uống bia là không tốt và nên tránh.

Một số lưu ý cho bệnh nhân sỏi thận

Ngoài việc băn khoăn đặt ra câu hỏi: “Sỏi thận uống bia được không?”, bệnh nhân cũng nên ăn uống khoa học. Bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần phòng ngừa sỏi thận, giảm các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh việc kiêng bia thì bệnh nhân sỏi thận cũng cần kiêng đồ uống chứa cồn, chất kích thích.

Ngoài ra, cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, rèn luyện thể chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể như sau:

Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống từ 2 – 3 lít nước để có một cơ thể khỏe mạnh.

Hạn chế lượng muối, đường trong bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa hình thành các viên sỏi thận 5 ly, thậm chí lớn hơn.

Hạn chế những thức ăn có thành phần dễ hình thành sỏi thận. Tránh những thực phẩm giàu mỡ, cholesterol.

Không nên nhịn tiểu lâu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong trái cây, rau củ.

Tăng sức đề kháng bằng cách vận động thể dục, thể thao.

Qua bài viết, hy vọng độc giả đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “Sỏi thận uống bia được không?”. Đối với người đang có bệnh lý thì bia là một thực phẩm cần hạn chế, thậm chí là kiêng kị. Bên cạnh đó, người bệnh sỏi thận cần kiểm soát, chữa trị bệnh bằng những phương pháp phù hợp chủ động điều trị sớm để tránh bệnh thêm nặng, gây ra biến chứng nguy hiểm.