Top 4 # Ý Nghĩa Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

1.1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học hay tiếng Anh gọi là Scientific Research là quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn nhằm tìm ra kiến thức mới, những ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả và những mô hình mới có ý nghĩa với thực tiễn. Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là đi tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm và đôi khi phải trải nghiệm thử,… dựa trên cơ sở những già đã thu thập được về số liệu, tài liệu,…

Từ đó có thể rút ra khái niệm cụ thể của nghiên cứu khoa học chính là việc thực hiện tổng hợp hợp một chuỗi các phương pháp để nghiên cứu tìm ra quy luật mới, khái niệm mới, hiện tượng mới,… đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế hay qua những số liệu, tài liệu đã được thu thập.

Việc tiến hành nghiên cứu những công trình khoa học lớn cần nhiều thời gian công sức về cả người và của nhưng một khi đã thành công, kết quả từ quá trình nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong thực tiễn phục vụ nhu cầu cho chính con người hay còn là yếu tố tác động chính tới sự phát triển của xã hội.

1.2. Nghiên cứu khoa học cần tới con người sở hữu tố chất nào?

Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu – công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa – xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có:

– Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng.

– Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống

– Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất

– Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp.

– Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là sinh viên: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học nhiều trường đại học đã phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học với đề tài chuyên môn tự chọn thu hút sự tham gia của không ít nhóm sinh viên. Họ đều là những người có niềm đam mê nghiên cứu, tinh thần ham học hỏi, thích khám phá những điều mới mẻ. Đặc biệt với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đối tượng nghiên cứu này luôn hy vọng đem đến những điều mới mẻ chứng minh năng lực sau quá trình nghiên cứu với nhà trường tạo tiền đề cho nhiều công trình nghiên cứu lớn sau này cống hiến cho nền khoa học nước nhà.

1.3. Ai là người nghiên cứu khoa học?

Một nhóm người nghiên cứu khoa học

– Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu

– Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp

– Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước

– Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân

– Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,…

1.4. Các hình thức tổ chức nghiên cứu

– Đề tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học chứa đựng nhiệm vụ nghiên cứu cho một cá nhân hay một nhóm người thực hiện. Đây mà một nghiên cứu có mục tiêu cụ thể, phương pháp rõ ràng nội dung hướng tới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc dùng kết quả để xây dựng chính sách, là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

– Dự án khoa học nghiên cứu: Thường có vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, nhằm mục đích ứng dụng tăng hiệu quả kinh tế – xã hội. Trước tiên kết quả sẽ được sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất với quy mô lớn và đời sống

– Chương trình khoa học nghiên cứu: Là tập hợp các đề tài/ dự án có cùng mục đích nghiên cứu cho ra kết quả áp dụng cùng cho một vấn đề. Các dự án/ đề tài được quản lý một các phối hợp nhằm hướng tới một số mục tiêu chung đã định ra từ trước.

Việc làm Công chức – Viên chức

2. Môn phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

2.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những công cụ hỗ trợ quá trình nghiên cứu khoa học giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra điều mới mẻ,… Các phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống tức là phương pháp này phải đi liền với phương pháp khác theo một chuỗi nhất định đảm bảo tính thống nhất và khá dễ sử dụng.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học

Một đề tài, dự án, chương trình hay một đề án được hoàn thành với rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau được phân thành:

– Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là các phương pháp áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tế để hiểu rõ bản chất và các quy luật của những vấn đề đó.

+ Phương pháp quan sát khoa học: Có hai loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và gián tiếp hoặc phân thành quan sát theo thời gian và không gian. Đối với những nghiên cứu quy mô lớn nên chia thời gian nghiên cứu theo từng giai đoạn để thu thập được nguồn thông tin chính xác nhất, xác thực nhất với vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng đối với một số vấn đề nghiên cứu cần tác động vào đối tượng để điều hướng chúng phát triển hay hoạt động theo mục tiêu dự kiến đã đặt ra

+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

+ Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ phù hợp với chuyên môn nghiên cứu sâu rộng nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá một sản phẩm khoa học làm cơ sở để bổ sung, chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu. Với mỗi lĩnh vực cần nghiên cứu bạn phải chọn đúng chuyên gia có năng lực chuyên môn đó, có phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.

– Các phương nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở dữ liệu, thông tin có sẵn tại các văn bản, tài liệu bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu thông qua các phương pháp sau:

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích thành từng bộ phận các tài liệu đề tìm hiểu sâu sắc về đối tượng rồi tổng hợp những thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và bám sát hơn vào đối tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp giả thuyết: Trước tiên nghiên cứu hay đưa ra quan điểm, giả thuyết về đặc điểm định nghĩa của vấn đề rồi sau đó đi chứng minh điều mình đưa ra là đúng, có cơ sở khoa học để minh chứng

+ Phương pháp lịch sử: Là phương pháp áp dụng để đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, hình thành đối tượng nghiên cứu dựa trên tài liệu đã được ghi chép rồi từ đó rút ra mấu chốt

Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Phổ Biến

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học.Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học.

Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì?

Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.

3. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể

3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Xác định tiêu thức để phân chia.

Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Trong các ngành khoa học xã hội- nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.

3.2. Phương pháp quy nạp và diễn giải

Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nào đó.

Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kết quy nạp thành những nguyên lý chung. Cơ sở khách quan của phương pháp quy nạp là sự lặp lại của một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng.

Nếu như phương pháp phân tích – tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hình thức và nội dung thì phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp. Phương pháp quy nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết luận tổng quát đưa ra các giả thuyết.

Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ những giả thuyết hay từ những nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tượng cụ thể nhờ vậy mà có nhận thức sâu sắc hơn từng đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp diễn giải ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng.

Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, và bằng những suy diễn logic để rút ra những kết luận, định lý, công thức.

Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn giải. Phương pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.

Các đối tượng nghiên cứu( sự vật, hiện tượng) đều luôn biến đổi, phát triển theo những hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục được biểu hiện ra trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ có cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Phương pháp lịch sử là phương pháp thông qua miêu tả tái hiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự kiện kế tiếp nhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển.

Hay nói cách khác, phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá của đối tượng, để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng.

Phương pháp lịch sử phải chú ý tìm ra cái khác trước, cái không lặp lại để thấy những nét đặc thù lịch sử. Thí dụ, cũng là khởi nghĩa nông dân, nhưng khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu có khác khởi nghĩa nông dân Hoàng Hoa Thám về đối tượng, quy mô và hình thức đấu tranh…

Phương pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bước quanh co, thụt lùi tạm thời…của phát triển lịch sử. Bởi vì lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ, có khi cái cũ chưa đi hẳn, cái mới đã nảy sinh. Hoặc khi cái mới đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn có điều kiện và nhu cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. Phương pháp lịch sử phải đi sâu vào những uẩn khúc đó.

Phương pháp lịch sử phải chú ý những tên người, tên đất, không gian, thời gian, thời gian cụ thể, nhằm dựng lại quá trình lịch sử đúng như nó diễn biến.

Do đó phương pháp lịch sử có những đặc điểm sau:

Phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến. Và trên cơ sở nắm được những đặc thù cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử.

Yêu cầu phải tìm hiểu cái không lặp lại bên cái lặp lại. Các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, nhưng không bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ.

Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát sự vật, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển. Từ cái lịch sử chúng ta sẽ phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tượng.Tức là tìm ra cái logic của lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nếu phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của lịch sử thì phương pháp lôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng.

Phương pháp lôgíc nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra bản chất của hiện tượng.

Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp lôgíc lại có thể bỏ qua những bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. Như Anghen đã nói: lôgíc không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại nhưng uốn nắn theo quy luật mà bản thân quá trình lịch sử đem lại.

Do đó phương pháp lôgíc có những đặc điểm sau:

Thí dụ, trong khi viết Tư bản luận, Mác có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển điển hình cao nhất của lịch sử lúc đó là xã hội tư bản. Khi phát hiện ra được quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật thặng dư giá trị, tức là nắm được sâu sắc các giai đoạn điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm ra các quy luật phát triển của các xã hội trước tư bản chủ nghĩa, mà không nhất thiết phải đi từ giai đoạn đầu của lịch sử xã hội loài người.

Trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp, nếu bạn gặp phải bất kì khó khăn gì cần giúp đỡ thì đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0988 55 2424 để dịch vụ tư vấn làm luận văn của chúng tôi giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất.

Nghiên Cứu Phương Pháp Học 2 Ngoại Ngữ Cùng Một Lúc

Hành trình đạt IELTS 8.0 và JLPT N1 trong vòng 1 năm của mình

Update 2: Mình đã viết một bài chia sẻ về phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ, dựa trên kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được trong vòng 1 năm nay:

Phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ của mình

Đặt cái tiêu đề nghe nó “chuyên môn” thế, chứ thực ra cốt lõi vấn đề là “làm sao để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc”. Như mình đã kể với các bạn về chuyện học ngoại ngữ của mình ở bài viết trước, mình có học tiếng Anh và tiếng Nhật. 4 năm sinh sống ở bên Nhật đã giúp mình cải thiện 2 ngoại ngữ rất nhiều. Tuy nhiên, duy trì nó thực sự là một điều khó khăn, nhất là khi mình đã về Việt Nam.

Mình muốn chia sẻ với mọi người một số phương pháp của mình để duy trì 2 thứ tiếng. Ngoài ra, viết blog cũng là cách để mình tự tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp học 2 ngoại ngữ, để chính mình học tập và áp dụng.

Một số phương pháp mình đang áp dụng để duy trì cả 2 thứ tiếng

Mình nghĩ cách để duy trì ngoại ngữ hiểu quả nhất là đem nó vào đời sống hàng ngày của chúng ta, thay vì chỉ có ngồi học từ sách vở.

1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Hồi mới bắt đầu viết nhật ký, mình cũng có băn khoăn nên viết bằng tiếng gì. Mình cảm thấy viết tiếng Việt nó cứ “sến sến”, còn viết tiếng Nhật mà không viết được chữ Hán thì hơi “nhục”, nên đã chọn tiếng Anh. Hàng ngày sau khi dậy và tập yoga, mình sẽ ngồi vào bàn và viết khoảng 1 trang nhật ký (khoảng 100 từ). Mình nghĩ đây đơn thuần chỉ là cách mình kích thích não bộ khởi động một ngày mới bằng ngoại ngữ, thay vì tiếng Việt.

3. Nghe Podcast tiếng Anh

Google Podcast là một phương tiện cực kì hữu ích khi nó chứa hàng trăm kênh podcast nổi tiếng, từ CNN đến BBC, hay là Ellen Podcast. Bất kể là khi đạp xe, đi bộ hay đi tập thể dục thì mình sẽ bật podcast lên nghe thay vì nghe nhạc. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng tập trung nghe podcast được. Nhưng mà cứ bật thôi, gọi là để tạo một môi trường “ngoại ngữ” ngay cả khi đi ra ngoài đường phố Hà Nội.

4. Viết blog bằng tiếng Nhật

Nãy giờ toàn thấy nói về tiếng Anh. Thế còn tiếng Nhật thì sao? Well, mình đang duy trì tiếng Nhật bằng cách viết blog. Thường thì mình sẽ viết blog tiếng Việt trước, sau đó ngồi dịch và viết lại bằng tiếng Nhật ở trang khác. Tuy nhiên có một số bài mình viết thẳng luôn bằng tiếng Nhật vì có lúc dễ nghĩ bằng tiếng Nhật hơn thay vì dịch từ tiếng Việt sang. Tuy không phải là ngày nào mình cũng viết, nhưng cũng cố gắng viết ít nhất 1 tuần 1 lần, gọi là để không quên.https://kiranomainichi.home.blog/

5. Đọc sách tiếng Nhật

Mình chọn đọc các cuốn self-help vì nó dễ đọc hơn thay vì các cuốn tiểu thuyết. Hơn nữa, mình không đọc theo kiểu từng chữ một, mà mình sẽ skim-reading để đọc lấy ý. Cách đọc này chủ yếu giúp mình nắm bắt nội dung cuốn sách một cách nhanh chóng cũng như duy trì được phần nào ngôn ngữ Nhật trong đầu. Mỗi tội tháng này toàn đọc sách tiếng Việt nên không đụng đến sách Nhật mấy.

Đây là những cách mình áp dụng vào đời sống hàng ngày để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc, nhưng mà nó vẫn chỉ đang ở mức DUY TRÌ. Giai đoạn vừa rồi thì mình cũng có ôn thi IELTS nên cũng có học một tí.

Mục tiêu học ngoại ngữ năm 2019

Một trong những mục tiêu của mình trong năm 2019 chính là việc HỌC 2 ngoại ngữ, thay vì chỉ DUY TRÌ nó. Nói theo một cách khác thì mình muốn trở thành một trilingual thực sự. Và tất nhiên điều này sẽ yêu cầu mình phải áp dụng các phương pháp học trên sách vở. Nhưng có một điều làm mình tò mò hơn, là liệu mình có thể kết hợp học 2 thứ tiếng cùng một lúc trong một thời gian nhất định hay không. Trước đó, có ba thứ mình cần phải làm rõ, đó là lí do tại sao muốn học hai thứ tiếng, năng lực hiện tại, và thứ tự ưu tiên.

Lí do vì sao muốn trở thành trilingual?

Thực ra thì mình cũng có một background “ngon nghẻ” khi biết được cả tiếng Anh và tiếng Nhật, và mình cũng muốn duy trì cả 2 ngôn ngữ đó. Nhưng kể cả đối với người đang biết 1 ngoại ngữ, biết thêm một thứ tiếng sẽ rất có ích ở nhiều mặt, ví dụ như là du học, du lịch hay là công việc. Đối với mình, nếu trong tương lai mình muốn làm việc ở Nhật trong một môi trường global, năng động thì tiếng Anh đôi khi lại quan trọng hơn. Mình cũng có thể đi làm việc phiên dịch Nhật – Anh – Việt như là một việc làm chuyên môn.

Đánh giá năng lực ngoại ngữ hiện tại

Mình nghĩ bước đầu tiên để xác định được phương pháp học chính là việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình hiện tại, gồm cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Lấy bản thân mình làm ví dụ:

Điểm mạnh:

Nói: đây có lẽ là cái mà mình tự tin nhất khi nói chuyện bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. Vốn sống ở Nhật từ bé, rồi trong quá trình học tập, mình có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là trong 4 năm du học ở Nhật.

Nghe: Giao tiếp thì phải có nói và nghe. Và mình cũng khá tự tin với năng lực nghe của mình. Xem anime hay phim thì không cần phụ đề mình vẫn có thể hiểu được địa khái nội dung, tất nhiên có những lúc mình không hiểu, vì đơn giản là không biết nghĩa của một số từ

Điểm yếu:

Ngữ pháp: Cả tiếng Nhật và tiếng Anh ngữ pháp của mình đều thuộc loại “tàng tàng”. Tiếng Nhật thì vì sống ở Nhật từ bé nên ngữ pháp nó tự ngấm vào đầu, nên đôi khi làm bài ngữ pháp đúng hết nhưng lại không biết giải thích thế nào. Tiếng Anh cũng không hiểu vì sao mà lại ghét ngữ pháp đến thế. Cho đến tận bây giờ đôi lúc mình vẫn chia sai thể, dùng sai thì, rồi sai linh tinh.

Vốn từ vựng kém: mình tự thấy cả 2 ngoại ngữ của mình đều có vốn từ không được phong phú cho lắm. Thực ra thì nếu đọc các cuốn sách tiếng Nhật hay tiếng Anh bây giờ thì nó cũng không có quá nhiều từ khó, nhưng mà nếu mà lên các trang báo, đặc biệt là tiếng Nhật thì thú thật là mình cũng chẳng đọc được hết.

Tiếp theo là lựa chọn xem cần ưu tiên học ngoại ngữ nào nhiều hơn ở thời điểm hiện tại. Lấy ví dụ: Mình muốn ôn thi N1 để thi vào hè năm sau, rồi sau đó thi IELTS lại vào khoảng cuối năm sau. Như vậy, mình sẽ ưu tiên cho việc học tiếng Nhật nhiều hơn.

Phương pháp học tham khảo

Như mình đã nói thì đưa việc học ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày và biến nó thành thói quen cũng là một cách tốt để ta có thể tiếp nhận và duy trì thứ tiếng đó trong đầu mà không tốn nhiều sức lực. Ví dụ như viết nhật ký bằng tiếng Anh, nghe podcast thay vì nghe nhạc, viết blog bằng tiếng Nhật.

Mình cũng đã tìm hiểu qua một số trang web chia sẻ, và mình thấy có một số chia sẻ khá là hay mà mình cũng muốn áp dụng thử.

Trang web này chia sẻ cách học theo kiểu MIX-UP, tức là kết hợp 2 ngoại ngữ cùng lúchttps://www.fluentu.com/blog/learning-two-languages-at-once/

Luyện 2 thứ tiếng cùng 1 lúc bằng cách dịch Nhật – Anh. Bằng cách này mình sẽ tránh được việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vốn đã thành thạo làm “điểm tựa”, qua đó giúp mình có thể “suy nghĩ” được bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật thay vì phải nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang.

Trộn lẫn flashcards (thẻ học từ vựng) của 2 thứ tiếng với nhau. Điều này giúp mình có thể học được các từ mới của 2 thứ tiếng cùng một lúc, đồng thời cải thiện tốc độ của não phản ứng với việc phải đổi ngoại ngữ liên tục. Tất nhiên cũng có ý kiến cho rằng cách này lại phản tác dụng vì có thể gây nên confusion (rối loạn). Nhưng mà phải thử thì mới biết.

Cách học theo kiểu riêng biệthttps://www.rocketlanguages.com/blog/is-it-possible-to-learn-two-languages-at-the-same-time/

Học mỗi thứ tiếng ở địa điểm khác nhau. Ví dụ: học tiếng Anh ở phòng riêng, còn tiếng Nhật thì học ở phòng sinh hoạt chung.

Sử dụng các dụng cụ và phương pháp học tập khác nhau. Ví dụ: Tiếng Anh học bằng điện thoại và flashcard, còn tiếng Nhật học bằng sổ và máy tính.

Đây là một số cách học được chia sẻ trên mạng. Sau khi đã tham khảo kĩ lưỡng, cùng với việc kết hợp với phương pháp học hiện tại của mình, đây sẽ là 10 chiến lược mình muốn áp dụng cho việc học ngoại ngữ năm 2019:

MY STUDY PLAN 2019

Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Đọc 1 trang sách tiếng Anh mỗi buổi sáng

Sử dụng app điện thoại để học IELTS. Mình đang sử dụng app IELTS Ngoc Bach và cảm thấy rất có ích. Đôi khi mình có thể mở app và check qua một số bài writing hay speaking.

Nghe podcast tiếng Anh mỗi khi ra ngoài đường, hay kể cả khi là đi tập thể dục.

Nghe thời sự, tin tức tiếng Nhật bằng máy tính ở nhà. Mình đã tìm được cách để đổi đường truyền từ Việt Nam sang Nhật Bản, nhờ đó mình có thể xem các trang TV của Nhật, ví dụ như https://abema.tv/

Sử dụng note để học tiếng Nhật ôn thi N1. Học N1 thì ngữ pháp, chữ Hán rất quan trọng. Nên vở ghi chép là cần thiết.

Học ngoại ngữ theo topic và sử dụng flashcards nếu cần thiết.

Đọc sách ngoại ngữ trước khi đi ngủ.

Viết blog bằng tiếng Nhật ít nhất một lần mỗi tuần

Nói chuyện tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Từ hồi về Việt Nam thi thoảng mình có nhắn tin, gọi điện nói chuyện với mấy đứa ở bên Nhật. Thôi thì “mặt dày” tí đôi lúc nhắn tin gọi điện hỏi thăm, vừa gọi là quan tâm bạn bè mà vừa được giao tiếp tiếng Anh tiếng Nhật.

Tất nhiên để master được 2 ngoại ngữ trong cùng 1 thời gian thì phải rất kiên trì và chăm chỉ. Với một năm nghỉ ngơi quý báu thì mình càng không được lãng phí thời gian này và sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2019.

Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học

(Trích từ cuốn “Phương pháp Nghiên cứu khoa học” Tác giả: Nguyễn Đăng Bình và Nguyễn Văn Dự Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2010

Đề cương nghiên cứu (Research Proposal) là một tài liệu khoa học được công bố ở giai đoạn khởi đầu của một nghiên cứu. Với các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, luận văn tốt nghiệp của học viên cao học hay luận án của nghiên cứu sinh, đề cương nghiên cứu có vai trò như một báo cáo xin phép được triển khai nghiên cứu.

1. Mục đích, chức năng của đề cương

Một đề cương nghiên cứu có mục đích cơ bản là nhằm thuyết phục người đọc rằng, tác giả có một đề xuất nghiên cứu đáng giá (so với yêu cầu của cấp độ nghiên cứu đang đưa ra), có tính cạnh tranh và có một kế hoạch bài bản để đảm bảo hoàn thành nghiên cứu. Do vậy, một đề cương nghiên cứu cần bao gồm các yếu tố cần thiết để người đọc có thể đánh giá đề xuất nghiên cứu được trình bày. Các yếu tố này nhằm trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề nghiên cứu là gì? Kế hoạch nghiên cứu ra sao? Tại sao cần tiến hành như vậy? Làm thế nào để thực hiện kế hoạch đó?

Các lý do căn bản để người làm nghiên cứu cần và nên viết đề cương nghiên cứu bao gồm:

Vì những lý do trên, các tổ chức quản lý hay cấp phép nghiên cứu luôn yêu cầu người dự định triển khai nghiên cứu phải làm đề cương.

Một đề cương nghiên cứu có ba chức năng chính (theo Locke et al. 1993, tr. 3-5), bao gồm:

Hãy lưu ý rằng, bất kỳ đề cương nghiên cứu nào cũng bao gồm các kế hoạch dự định làm, các kết quả mong muốn sẽ đạt được. Vì vậy, người viết phải trình bày sao cho những người đọc thấy những dự định, đề xuất không quá đơn giản, nhưng cũng không viển vông.

2. Cấu trúc của đề cương

Mỗi quốc gia, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo thường có những quy định khá cụ thể về đề cương nghiên cứu. Các quy định này có thể có các yêu cầu chi tiết khác nhau, nhưng nói chung, các đề cương nghiên cứu thường cần có các phần cơ bản sau đây:

– Tiêu đề: tên của nghiên cứu; tên tác giả;– Giới thiệu– Mục tiêu của nghiên cứu– Dự kiến các kết quả đạt được– Phương pháp và phương pháp luận– Các công cụ, thiết bị cần thiết cho nghiên cứu– Kế hoạch thực hiện

Tiêu đề. Nguyên tắc chung để đặt tiêu đề (tên nghiên cứu) là cần chắc chắn về những gì dự định làm, vấn đề gì cần nghiên cứu để giải quyết. Tiêu đề phải bao gồm những từ chuyên môn thông dụng của lĩnh vực nghiên cứu, mô tả được công việc dự định thực hiện. Tiêu đề cần súc tích, ngắn gọn, tránh những cụm từ chung chung như “một nghiên cứu về…”, “một khảo sát về…” v.v… Trong kỹ thuật, nên sử dụng các cụm từ mô trả quan hệ chức năng, bởi chúng phản ánh một cách rõ ràng các biến độc lập và phụ thuộc. Tiêu đề nên chứa những từ khóa chính phản ảnh vấn đề và hướng giải quyết để sau này, người đọc có thể dễ dàng tìm thấy đề tài trong các kho lưu trữ. Những từ này cần được chọn sao cho chúng mô tả chính xác các yếu tố (các biến nghiên cứu) chính, dạng nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu.

Lưu ý rằng, tổng quan tài liệu trong đề cương có ý nghĩa làm nổi bật vai trò, vị trí của nghiên cứu mới (có đóng góp gì thêm, đề xuất cách tiếp cận mới… so với các nghiên cứu đã có). Vì vậy, nếu có nhiều thông tin tham khảo cần trích dẫn, mới nên tách thông tin tổng quan thành một mục nhỏ. Nói chung, chỉ nên trình bày thông tin tổng quan trong phần giới thiệu như là cơ sở đề xuất vấn đề nghiên cứu.

Mục tiêu của nghiên cứu. Phần này trình bày mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu nhắm đến. Các mục tiêu nên dùng động từ hành động để chỉ rõ nghiên cứu dự định làm gì. Cần trình bày được thông số sẽ dùng để đánh giá mục tiêu. Mục tiêu chung được trình bày trước. Sau đó, các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chính sẽ được trình bày sau. Các mục tiêu cụ thể nên được trình bày ngắn gọn, mỗi mục tiêu một dòng và được đánh số thứ tự.

Ví dụ:

Đề tài này đặt mục tiêu chính là qua phân tích động lực học của cơ cấu RLC, cải thiện được hiệu năng của cơ cấu. Hiệu năng được đánh giá qua khả năng hệ thống thắng được lực cản ma sát lớn hơn, cho tốc độ di chuyển lớn hơn so với cơ cấu cũ.

Các mục tiêu cụ thể là:

đặc tính động lực học của cơ cấu RLC 07 để tìm ra khả năng tiếp tục cải tiến cơ cấu này;

2. Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ cấu cải tiến để tiến hành thí nghiệm khảo sát và so sánh hiệu năng với cơ cấu cũ;

3. Tiến hành thí nghiệm để phân tích, đánh giá các đặc tính động lực học chính của cơ hệ mới nhằm tiếp tục phát triển, hoàn thiện và hiện thực hóa ứng dụng của nó;

Kết quả dự kiến. Phần này trình bày các kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ đạt được. Các kết quả này được cụ thể hóa từ các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu đã trình bày ở phần trước. Các kết quả dự kiến đạt được cần bám sát theo từng mục tiêu đã đặt ra. Kết quả có thể được mô tả bằng danh từ chỉ sản phẩm đạt được hoặc động từ chỉ hành động sẽ được thực hiện.

Ví dụ:

1. Phân tích và khai thác được đặc tính động lực học của cơ hệ để xây dựng được mô hình cơ cấu rung mới;2. Thiết kế, chế tạo và vận hành thành công cơ cấu rung va đập mới;3. Thiết kế và thực thi được các bộ thí nghiệm khẳng định ưu việt của mô hình mới; Các kết quả thí nghiệm sẽ được phân tích, so sánh với mô hình cũ…

Phương pháp và phương pháp luận. Trong phần này, nên trình bày các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu cơ bản. Đừng quá băn khoăn về thuật ngữ “phương pháp luận” ở đây. Có thể hiểu “Phương pháp luận” là một kế hoạch triển khai các công cụ cần thiết để thực hiện nghiên cứu này. Cũng nên và cần giải thích tại sao lại sử dụng các công cụ đó.

Trước hết, hãy xem xét vấn đề nghiên cứu có thể giải quyết bằng cách tiếp cận nào: định tính hay định lượng. Hầu hết các nghiên cứu trong kỹ thuật thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng thường được chia nhỏ thành các cách tiếp cận: Nghiên cứu suy luận (inferential), nghiên cứu thí nghiệm/ thực nghiệm (Experimental) và nghiên cứu mô phỏng (Simulation). Hãy xem lại chương một của tài liệu này để xác định rõ, nghiên cứu của bạn thuộc loại nào.

Thứ hai, cần tránh lạm dụng thuật ngữ “Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm…”. Hãy lưu ý rằng, việc tìm hiểu và nắm vững lý thuyết cơ bản để hiểu rõ vấn đề và cách thức tiến hành nghiên cứu thì không được gọi là nghiên cứu. Trong các thuật ngữ, cũng không có khái niệm “nghiên cứu lý thuyết” mà chỉ có dạng nghiên cứu cơ bản (Basic research) hay nghiên cứu thuần túy (Pure research).

Các ý chính cần trình bày về phương pháp nghiên cứu bao gồm:

– Mô tả các hoạt động cụ thể để đạt được từng mục tiêu như đã trình bày ở phần “Mục tiêu nghiên cứu”;

– Làm cho người đọc thấy rõ, nghiên cứu cần thực hiện các phương pháp nào để thu thập dữ liệu. Cần trình bày rõ, dữ liệu nghiên cứu được đo định lượng từ các thí nghiệm, hay khảo sát đánh giá ý kiến, phiếu khảo sát…

– Nêu rõ phương pháp dự định dùng để xử lý dữ liệu thí nghiệm;

– Lý giải tại sao chọn phương pháp này mà không chọn các phương pháp khác.

Các công cụ, thiết bị nghiên cứu. Phần này trình bày các công cụ, các thiết bị cần thiết để thực hiện các phương pháp nghiên cứu đã nêu. Với các thiết bị đo, nếu có thể, nên nêu yêu cầu về độ chính xác, thang đo, độ phân giải… Cũng cần nêu rõ, thiết bị đã sẵn có hay chờ mua sau khi nghiên cứu được duyệt. Các giải thích này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để những người đọc, người đánh giá đề cương có thể góp ý cho tác giả về cách chọn thiết bị hay tư vấn thêm.

Kế hoạch thực hiện. Căn cứ vào khối lượng nghiên cứu đã dự kiến và khung thời gian đã định, tác giả cần đề xuất kế hoạch thực hiện từng nội dung này. Cần lưu tâm không những thứ tự các bước tiến hành (bước nào cung cấp dữ liệu, công cụ cho bước nào), mà còn quỹ thời gian được cân đối cho khối lượng công việc của từng bước. Nên nêu rõ kết quả cần đạt được của mỗi bước.

Tài liệu tham khảo. Chỉ được liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong đề cương. Nói chung, cần tránh sử dụng tài liệu tham khảo là các sách giáo khoa, giáo trình trừ khi bắt buộc phải lấy thông tin từ đó. Số lượng tài liệu tham khảo cho một đề cương cao học nên ít nhất là 10. Số lượng quá ít dẫn đến người đánh giá có thể cho rằng, hoặc tác giả không biết nghiên cứu của mình có mới không, có đóng góp gì cho kiến thức đã có không, hoặc không có ai quan tâm đến lĩnh vực này. Dù là lý do nào, cũng dẫn đến đánh giá cho rằng đề xuất nêu lên của đề cương là không đáng quan tâm nghiên cứu.