Top 3 # Ý Nghĩa Nhân Văn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Nhân Văn (Humanities) Là Gì? Làm Sao Để Nhân Văn? Ý Nghĩa Của Nhân Văn

Nhân văn (Humanities) được người ta nhắc tới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu xét về lĩnh vực nghiên cứu, thì chúng ta thường biết đến nhân văn học. Nếu nói về lối sống con người, thì lại có lối sống nhân văn. Vậy nhân văn là gì? Làm sao để nhân văn?

Nhân văn (Humanities) là gì?

Người ta nói đến chủ nghĩa nhân văn không chỉ đơn thuần là khái niệm đạo đức, mà còn là những đánh giá, nhìn nhận về con người ở các góc độ khác nhau. Những góc độ này vừa có thể là đời sống xã hội, đời sống tự nhiên,…

Làm sao để nhân văn?

Biểu hiện đầu tiên của người sống nhân văn đó là độ lượng, vị tha và khoan dung. Đây là đức tính không dễ có. Bởi lẽ, trước những tình huống trong cuộc sống, người ta dễ nổi giận, thù hằn, ghét bỏ nhau. 

Tuy nhiên, suy cho cùng, để lòng mình thanh thản, xây dựng lối sống nhân văn, người ta vẫn cần phải khoan dung, tha thứ.

Sống hài hoà với thiên nhiên

Cốt lõi của sự nhân văn đó là tình yêu thiên nhiên, khát khao khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong tự nhiên.

Độc lập trong cuộc sống

Trở nên nhân văn hơn còn có nghĩa là rèn luyện lối sống độc lập. Điều này được thể hiện trong khả năng tự chủ về tư duy, tài chính, quyết định của bản thân.

Hơn nữa, sự độc lập của mỗi cá nhân còn gắn với sự độc lập, tự chủ của đất nước. Người có lối sống nhân văn thường đề cao tinh thần tự do bất diệt, đứng về lẽ phải.

Một đặc điểm nữa cũng khá phổ biến ở con người nhân văn đó là hướng tới công lý. Là người biết đâu là lẽ phải và lên tiếng, hành động để bảo vệ nó, chính là cách để xây dựng lối sống nhân văn và khiến xã hội tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa của nhân văn

Như vậy, nhân văn là chìa khoá để chúng ta hoàn thành bản thân với những phẩm chất tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, đây còn là cách để xã hội trở nên nhân văn hơn. 

Do đó, sự chia sẻ và lan toả lối sống nhân văn ở mỗi người đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trung thực (integrity) là gì, sống trung thực có thật sự…

Tư duy (thingking) là gì? Tư duy giúp gì trong cuộc…

Quyết đoán là gì? Đặc điểm và ý nghĩa

Ý Nghĩa Nhân Văn Của Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng đều mang tính chất nhân văn. Bởi đều là biện pháp chia sẻ rủi ro, bằng cách mỗi người trong cộng đồng cùng đóng góp vào một quỹ chung để từ đó bù đắp thiệt hại cho một hay một số ít người không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Trong xã hội, nghề nào cũng là nghề, cũng mang lại những giá trị nhất định cho xã hội. Bảo hiểm cũng là một sản phẩm có vai trò riêng của nó, bảo hiểm đóng góp vào cuộc sống con người, giúp chúng ta có một cuộc sống được đảm bảo và yên tâm hoạch định tương lai. Ý nghĩa của bảo hiểm chính là để cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Người dân các nước phát triển trên thế giới luôn xem bảo hiểm nhân thọ như một phát kiến “văn minh” của nhân loại, vì nó giúp thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả xã hội.

Bảo hiểm giúp mỗi cá nhân có thể độc lập về tài chính trong trường hợp gặp biến cố khó lường như mắc ung thư, bệnh hiểm nghèo hay thương tật do tai nạn… mà không trở thành gánh nặng cho người khác. Không chỉ thế, nếu một gia đình có nhiều thành viên cũng tham gia bảo hiểm nhân thọ, thì đó chính là một gia đình thể hiện rõ trách nhiệm của họ trước các rủi ro trong cuộc sống, có thể chủ động ứng phó mà không phải liên lụy tới họ hàng hay cộng đồng xã hội.

Một đứa trẻ mất đi bố mẹ nhưng nó không mất đi quyền được giáo dục và có tri thức, nhưng để con trẻ đi học thì vẫn phải cần có học phí. Một người lao động thu nhập thấp không may gặp tai nạn trong lao động, phải vào viện chữa trị thì cho dù được cứu hay không họ vẫn phải trả viện phí, tiền thuốc men…

Một trường học tốt có thể vận động để miễn học phí cho một số trường hợp, nhưng không phải tất cả các chi phí đều được miễn. Một bệnh viện tốt, một bác sĩ tốt có thể miễn viện phí cho một vài bệnh nhân nghèo, nhưng không thể miễn toàn bộ tiền thuốc men.

Với bảo hiểm nhân thọ, những rủi ro trong cuộc sống đều có thể được đảm bảo.

Và đó chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bảo hiểm nhân thọ, một sản phẩm tuy “vô hình” nhưng lại có thể đem đến sự thanh thản trong cuộc sống, tương lai cho trẻ thơ và sự an tâm về tài chính cho người tham gia bảo hiểm.

Nêu Ý Nghĩa Của Văn Bản Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

“dân ta có lòng nồng nàn yêu nước,Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng,thì tin thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước…” 1,đoạn văn được trích trong văn bản nào? A,tinh thần yêu nước của nhân dân ta B,đức tính giản dị của Bác Hồ C,ý nghĩa văn chương D,sự giàu đẹp của tiếng việt 2,đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A,miêu tả B,tự sự C,biểu cảm D,nghị luận 3,câu văn” Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng,thì tin thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A,liệt kê B,so sánh C,nhân hóa hoán dụ 4,từ nào không phải từ láy? A,mạnh mẽ B,đông đủ C,khó khăn D,tươi cười 5,từ nào sau đây là từ hán việt ? A,nhân dân B,truyền thống C,tổ quốc D,làn sóng 6,sự xuất hiện của ba cụm từ”kết thành,lướt qua,nhấn chìm”trong câu văn nhằm mục đích gì? A,nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm B,nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta C,nhấn mạnh ý thức chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta 7,luận điểm của đoạn văn trên là: A,dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước B,mỗi khi tổ quốc vị xâm lăng C,đó là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta

Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời. Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

– “Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. “. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. Lời giải chi tiết:

Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:

a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

– Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

– Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời. Lời giải chi tiết:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;

– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.

Lời giải chi tiết:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.

b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Câu 5 LUYỆN TẬP Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó. Lời giải chi tiết: Trả lời:

– “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương giúp ta có thêm hiểu biết đối với các thông tin, các đối tượng mà tác phẩm nhắc đến.

– Văn chương rèn luyện những tình cảm ta sẵn có”: văn chương bồi đắp thêm cho chúng ta những cảm xúc yêu, mến, giận, hờn… đối với những đối tượng có trong tác phẩm.

Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đối chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thía hơn.

Ví dụ 1: Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biết Côn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng gắn bó, lại có Bài ca Côn Sơn hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có “, nay nhờ văn chương mà có;

Ví dụ 2: Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học Bài ca Côn Sơn em hình dung “Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” – nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn). Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có ” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.

Bố cục Lời giải chi tiết:

Bố cục (3 phần):

– Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

– Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống): Nhiệm vụ của văn chương.

– Đoạn 3 (còn lại): Công dụng của văn chương.

ND chính

Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

chúng tôi