Top 4 # Ý Nghĩa Mác Bê Tông M200 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Bê Tông Mác 200 Nghĩa Là Gì?

Mác bê tông là nói đến cường độ chịu nén của mẫu bê tông. Theo TCXD cũ của Việt Nam TCVN 3118 :1993, mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15cm × 15cm × 15cm, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (R28). Sau đó được đưa vào máy nén để xác định cường độ chịu nén của bê tông , đơn vị tính bằng MPa (N/mm²).

Khi đề cập đến cấp phối bê tông mác 200 chính là chúng ta đang nói tới cường độ chịu nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn, tuổi mẫu 28 ngày, đạt 200 kG/cm2.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều cách xác định mác bê tông đạt tiêu chuẩn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đưa ra cách xác định mác bê tông đơn giản nhất. Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ).

Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác bê tông (tuổi 28 ngày). Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

II) Thiết Kế Định Mức Cấp Phối Bê Tông 200

Chúng thường được dùng trong việc đổ móng, cột, dầm, sàn.

Lưu ý : đây là thiết kế theo mác bê tông không phụ gia.

Đây là loại vật liệu được mọi người tiin dùng và sử dụng rộng rãi trên khắp nước để đổ cột móng, sàn, dầm… nhằm góp phần nâng cao tuổi thọ và độ chắc chắn cho công trình xây dựng.

Bê Tông Mác 200, Mác 250 Là Gì? Ý Nghĩa Con Số

1. Bê tông mác 200, mác 250 là gì?

Mác bê tông là thuật ngữ được sử dụng để biểu thị cường độ chịu nén của mỗi mẫu bê tông. Cụ thể là với những mâu bê tông có kích thước 15x15x15, hình lập phương. Mẫu bê tông ngày được tạo thành với tỷ lệ các thành phần đạt tiêu chuẩn và đợi khô trong 28 ngày. Đơn vị được dùng để đo cường độ chịu nén của bê tông chính là kG/cm2.

Mác bê tông là thuật ngữ chỉ cường độ chịu nén của mẫu bê tông

Ký hiệu của mác bê tông là chữ M, mác bê tông phân làm nhiều loại khác như như: M100, M200, M250 cho đến M500. Hiện nay có một số nơi sản xuất bê tông có cường độ chịu nén cực cao, mác bê tông lên đến M1500. Những loại bê tông này đều được dùng để phục vụ nhu cầu xây dựng công trình phù hợp.

Như vậy mác bê tông M200 có nghĩa là khả năng ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông này đạt mức 200kG/cm2. Tương tự, với mác bê tông M250 có nghĩa khả năng ứng suất nén phá hủy đạt mức 250kG/cm2.

2. Cấp phối bê tông mác 200, mác 250 là gì?

Cấp phối mác bê tông là chỉ tỷ lệ pha trộn của các thành phần tạo nên bê tông như xi măng, cát vàng, đá, nước, phụ gia nếu có. Bên cạnh đó còn có thuật ngữ định mức cấp phối khác bê tông để chỉ tỷ lệ của các loại vật liệu tạo nên bê tông.

Cấp phối mác bê tông biểu thị tỷ lệ pha trộn của thành phần tạo nên bê tông

Thực hiện pha trộn các thành phần tạo nên bê tông cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn cơ bản như: TCVN 3105:1993; TCVN 356-2005;… Điều này nhằm bảo đảm khối bê tông sau khi hình thành đạt đủ độ bền, cường độ chịu nén theo quy định.

3. Định mức cấp phối mác bê tông là gì?

Mỗi loại mác bê tông sẽ có tỷ lệ định mức vật liệu xây dựng khác nhau. Thông thường sẽ có bảng định mức cụ thể cho mọi người tham khảo.

Định mức cấp phối chính là tỷ lệ của các loại vật liệu tạo nên bê tông

Ví dụ, mác bê tông 200 có tỷ lệ định mức như sau: xi măng (350.55kg) – cát vàng (0.48m3) – đá (0.90m3) – nước (185l).

Còn đối với mác bê tông 250 thì có tỷ lệ định mức vật liệu như sau: (415.12kg) – cát vàng (0.46m3) – đá (0.88m3) – nước (185l).

Định mức bê tông chính là tính toán tỷ lệ của các thành phần cho 1m3 bê tông như thế nào. Trong các thành phần này, vữa xi măng được xem là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất. Vữa xi măng tạo nên khả năng chịu nén cũng như độ bền chắc của bê tông. Không chỉ bê tông, vữa xi măng cũng có mác quy định riêng.

Mọi người cũng có thể tham khảo bảng tra cấp phối vật liệu cho vữa xi măng. Mỗi loại vữa xi măng khác nhau sẽ có số liệu cấp phối vật liệu và định mức khác nhau.

4. Làm sao để xác định mác bê tông?

Cách xác định mác bê tông là gì? Muốn xác định được mác bê tông thì cần phải có tổ giám sát thực tế đi lấy mẫu để làm thí nghiệm. Tùy vào quy mô công trình lớn nhỏ để lấy số lượng mẫu bê tông làm thí nghiệm sao cho phù hợp. Công trình càng lớn thì cần càng nhiều mẫu bê tông để xác định mác.

Tìm hiểu về cách xác định mác bê tông cho ra kết quả chính xác cao

Sau khi có kết quả về sức chịu nén tại thời điểm phá hủy của các mẫu bê tông trên hãy tính giá trị trung bình. Đây chính là giá trị cuối cùng xác định mác bê tông của những mẫu trên.

Khi xác định mác bê tông yêu cầu mẫu bê tông đạt đủ các điều kiện như:

Đã đủ 28 ngày tuổi từ khi tạo nên khối bê tông.

Lấy đủ số mẫu bê tông theo quy định.

Thực hiện thí nghiệm đúng quy định để xác định sức chịu nén.

Tính toán số liệu chính xác với sai số nhỏ nhất.

Định Mức Cấp Phối Bê Tông Mác 100, 150, 200, 250, 300

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông và vữa xây theo TCVN thể hiện đầy đủ tỷ lệ cát đá xi măng có trong bê tông từ mác 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400

Cấp phối bê tông là tỷ lệ giữa các thành phần vật liệu cát đá xi măng cho 1 m³ bê tông.

Cấp phối bê tông phụ thuộc vào mác bê tông, kích thước cốt liệu, chất kết dính và thành phần phụ gia.

Cấp phối bê tông được quy định trong định mức dự toán vật liệu theo mác bê tông. Mác bê tông là khả năng chịu nén của mẫu bê tông, mẫu theo TCVN có kích thước hình lập phương 150 mm x 150 mm x 150 mm, được bảo dưỡng trong điều kiện nhất định, thường là 28 ngày và được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu. Mác bê tông được phân loại từ mác 100, mác 150, mác 200, mác 250, mác 300, mác 350, mác 400,…

Cấp phối bê tông mác 150, 200, 250 theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

Bảng định mức cấp phối mác bê tông 150, 200, 250 theo Bộ xây dựng

Những yếu tố ảnh hưởng tới cấp phối bê tông:

Cùng công ty bê tông tươi Miền Nam tìm hiểu về cấp phối mác vữa bê tông qua bảng sau đây:

Bảng tra mác vữa xi măng bê tông trong xây dựng

Công thức trộn bê tông đúng mác bê tông theo tỷ lệ mà bạn chưa biết

Cách trộn bê tông đúng Mác bê tông theo tỷ lệ, cách trộn vữa xây đúng mác giúp cho bê tông được chất lượng và làm việc hiệu quả nhất

Bê tông là hỗn hợp gồm cát + đá + nước + xi măng. Vậy trộn thế nào để đạt đúng Mác theo quy định? Hầu hết, trên bao bì xi măng có ghi tỷ lệ trộn cho 1 m3 bê tông. Ví dụ:

Bê tông Mac 100: 320 kg Xi măng + 1060 Lít cát + 260 lít nước thì tỷ lệ trộn là: 6.4 bao Xi măng +1060 lít cát + 260 lít nước tương đương với 1 bao Xi măng : 165.6 lít cát : 40.6 lít nước

Lấy thùng sơn 18 lít để làm chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:

Bê tông mác 200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá

Bê tông mác 250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá

Bê tông mác 300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá

Nếu bạn có những thắc mắc gì vui lòng liên hệ trực tiếp qua số: 0898.868.268 hoặc gửi mail trực tiếp về: betongmiennam.com.vn@gmail.com

Mác Bê Tông Là Gì? Và Số 150, 200, 250, 300… Có Nghĩ Gì?

Bê tông là gì?

Bê tông là hợp chất được cấu thành bởi : xi măng, đá, cát và nước được pha trộn bằng phương pháp thủ công hay bằng máy chuyên nghiệp để tạo nên một hợp chất kết dính, được sử dụng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Mác bê tông là gì ?

Mác bê tông là tên gọi của ký hiệu bê tông theo tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam, thông số của mác bê tông thể hiện cường độ chịu nén của bê tông.

Thông số càng lớn khả năng chịu được lực ép càng cao.

Trước khi tiến hành việc xây dựng công trình, mẫu bê tông hình lập phương kích thước 150*150*150mm được tạo thành để thử nghiệm cường độ chịu nén của khối bê tông suốt 28 ngày trong điều kiện môi trường bình thường (đơn vị kh/cm2) rồi đưa vào máy ép cho đến khi khối bê tông bị vỡ để do lường khả năng chịu nén.

Mẫu mác mê tông bị vỡ với sức nén <250kg/cm2 : mẫu bê tông không đạt M250

Thời gian kết dính của khối bê tông được hoàn thiện sau ngày thứ 28, dựa vào ghi chép trên bảng đồ phát thảo để nghiên cứu độ cứng của khối bê tông.

+ 3 ngày đầu: độ cứng đạt 40% quá trình kết đông.

+ 4 ngày tiếp theo : độ cứng đạt 60% quá trình kết đông.

+ ngày thứ 8 đến ngày 28 : độ cứng đạt mức 100% , khối bê tông được hoàn thiện để đưa vào máy kiểm tra độ nén.

Trong quá trình thi công khối bê tông kỹ sư phải thật sự chú trọng đến tỷ lệ pha trộn bê tông và quá trình bảo dưỡng để có kết quả chính xác nhất.

Tiêu chuẩn của mác bê tông theo Bô xây dựng :

+Yếu tố nước trong bê tông sẽ quyết định thời gian kết đông, hoàn thiện của khối bê tông. Nếu nước nhiều, hỗn hợp bê tông bị nhão, thời gian kết dính lâu, trì hoãn tiến độ thi công. Nước ít, hỗn hợp bê tông nhanh khô, sự liên kết chưa được phát triển tối đa, dễ phá vỡ cấu trúc bê tông.

+ Bê tông được pha trộn bằng phương pháp thủ công hay bằng máy trộn công nghiệp vẫn phải tuân thủ đến tỷ lệ chuẩn nhất định để mang đến hiệu quả cao nhất.

Công thức pha trộn bê tông lấy chuẩn (đơn vị tính : m3)

Mác bê tông Xi măng (Kg) Cát vàng (m3) Đá 1×2 (m3) Nước (lít)

150 288.02 0.5 0.913 185

200 350.55 0.48 0.9 185

250 415.12 0.46 0.88 185

Bảng định mức cấp phối mác bê tông M150, M200, M250 theo Bộ xây dựng

Phân loại mác bê tông

+ Tùy vào mục đích sử dụng bê tông mà mác bê tông được phân loại từ : M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500… và với nhu cầu xây dựng công trình nhiều tầng có thể chịu được sức ép cao, có thể sử dụng phụ gia để làm mác mê tông M1000 đến M1500 tăng khả năng chịu nén tối ưu.

+ Mác bê tông M250 thường được sử dụng phổ biến trong công trình dân dụng nhà ở.

+ Thông số của mác bê tông từ M300 trở lên được dùng trong công trình nhà cao tầng có chịu tải lớn.

Lưu ý trong quá trình bảo dưỡng mác bê tông

+ Nước trong khối bê tông sẽ thất thoát dưới điều kiện môi trường bên ngoài, nên khi thi công bê tông nên trải mộ lớp nilong lên mặt trên cùng, để hạn chế mất nước.

+ Tránh tác động lên cốp pha.

+ Tránh tác động ngoài lực vào khối bê tông làm gẩy liên kết kết dính giữa các thành phần trong bê tông.

+ Kiểm tra tính liên kết giữa cốp pha và bê tông, tránh làm thất thoát nước ảnh hưởng thời gian đông của bê tông.

+ Bảo dưỡng bê tông để giữ độ ẩm cho bê tông bằng biện pháp phun nước.

+ Tuân thủ đúng tỷ lệ và thời gian thi công bê tông.

Kết luận

Việc sử dụng mác bê tông cho từng bộ phận riêng biệt của công trình thi công giúp phát huy hết công hiệu và hiệu quả của từng loại mác bê tông, phân tán đều lực chịu tải và tránh lãng phí khi không thật sự cần thiết.

Bê tông như quả tim của ngôi nhà, cần được bảo dưỡng, bảo trì đúng kỹ thuật để tăng tuổi thọ và niên hạn sử dụng.

Việc thi công và nghiệm thu bê tông rất quan trọng, đảm bảo khả năng chịu lực và tính năng thẩm mỹ của công trình thi công.

5

/

5

(

1

bình chọn

)