Top 8 # Ý Nghĩa Logo Của Trường Đại Học Khoa Học Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Trường Đại Học Khoa Học, Đh Huế

Sự kiện tiếp tục là minh chứng rõ ràng cho tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐHKH, Đại học Huế.

Đồng chí Nguyễn Tường Du, Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Nhà trường đã đánh giá cao tinh thần thiện nguyện, sẵn sàng chung tay vì cộng đồng của toàn thể hội viên, sinh viên Nhà trường và đặc biệt có sự tham gia đông đảo của Cán bộ, giảng viên và các anh chị cựu sinh viên cho thấy sự lan tỏa trong phong trào hiến máu nhân đạo của Hội Sinh viên Nhà trường ngày càng lớn. Có thể nói trong nhiều năm qua công tác hiến máu nhân đạo đã trở thành một hoạt động xã hội tổ chức thường xuyên tại Trường ĐHKH. Từ ý nghĩa sâu sắc của phong trào hiến máu tình nguyện – một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người, đồng thời cũng là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân Việt Nam, ngày hội hiến máu tình nguyện đã góp phần động viên tinh thần tự nguyện của các đoàn viên thanh niên, rèn luyện ý thức của sinh viên đối với tinh thần “Mình vì mọi người – Mọi người vì mình”.

Bạn Nguyễn Minh Hiếu, cựu sinh viên Khóa 39 Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường chia sẻ: “Mình rất vui khi được đồng hành cùng Hội Sinh viên Trường trong hoạt động hiến máu lần này. Và trong sáng nay, mình thấy có rất nhiều cựu sinh viên về tham gia hiến máu, đây là tín hiệu rất vui và đáng mừng. Mình hiễn máu cũng hơn 15 lần rồi, nhưng mỗi lần tham gia hiến máu mình lại có một cảm xúc khác nhau sau khi chứng kiến những ca cấp cứu nguy kịch cần sự chung tay của cộng đồng, điều đó thôi thúc bản thân mình phải luôn rèn luyện để có thể trạng tốt nhất và tham gia hiến máu nhiều lần hơn để giúp ích cho xã hội nhiều hơn”

Ngày hội hiến máu nhân đạo tháng 6/2020 với thông điệp ” Hiến giọt máu đào – trao đời sự sống ” tiếp tục thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên trong trường tham gia với 232 đơn vị máu thu được. Rất nhiều Thầy Cô giáo và các bạn sinh viên đã có mặt từ rất sớm để đăng ký tham gia. Cô Hoàng Trần Như Ngọc, 1 Tiến sĩ trẻ, Bí thư Liên Chi đoàn Khoa Lý luận Chính trị chia sẻ: Mình rất vui vì đã làm được một việc có ích, mình nghĩ đây là một hoạt động rất nhân văn và ý nghĩa… Và mình cũng đã đồng hành cùng Hội Sinh viên với các bạn trong Câu lạc bộ hiến máu của Nhà trường rất nhiều đợt và mình cũng không nhớ rõ là mình đã hiến bao nhiêu lần rồi nữa. Và qua đây, mình cũng hy vọng, phong trào hiến máu ngày càng được lan tỏa và được động đảo Cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường cũng như toàn xã hội hưởng ứng tham gia.

Sự thành công của “Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt 1 năm 2020” đã góp phần giúp nguồn máu của Bệnh viên Trung ương luôn có sắn để kịp thời cứu sống người bệnh nguy kịch và giúp ngành y tế bớt khó khăn về tình trạng thiếu máu sau mùa dịch Covid-19. Hiến máu tình nguyện là hành động mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện nghĩa cử cao đẹp của con người. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Huế trong phong trào hiến máu nhân đạo, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư.

Trước đó, vào ngày 28 tháng 5 năm 2020 cũng đã có 12 Cán bộ, sinh viên Nhà trường đã tham gia hiến máu tại Trung tâm huyết học truyền máu, Bệnh viên TW Huế do ĐTN Đại học Huế phát động. Và trong sáng 15 tháng 5 năm 2020, CLB Sinh Nhật Hồng Tuổi 18 – Hiến Máu Cứu Người đã phối hợp với Đoàn Thanh niên cục quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đi những giọt máu đầy ý nghĩa tại Trung tâm huyết học truyền máu với 19 đơn vị máu cho đi.

Một số hình ảnh về chương trình:

Tường Du

Người đăng: Trần Thị Mai Thi

Trường Đại Học Khoa Học Huế Khai Giảng Năm Học Mới

Công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo ngày càng hoàn thiện.

Nhà trường đã triển khai chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận hiện đại, đánh giá các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn châu Á-AUN. Đào tạo sau ĐH tiếp tục phát triển với 24 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 17 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ.

Trong năm học 2014-2015, Trường ĐHKH Huế đã đào tạo tốt nghiệp cho 730 SV hệ chính quy, 217 học viên cao học và 7 tiến sĩ, kết thúc năm học có 117 SV đạt kết quả học tập xUất sắc, 422 SV học giỏi và rèn luyện tốt đã được Hiệu trưởng tặng bằng khen.

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, chúng tôi Hoàng Văn Hiển – Hiệu trưởng – đã đặt ra những chỉ tiêu, quyết tâm của cả thầy và trò nhà trường. Đó là:

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình giảng dạy ĐH và sau ĐH. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, bảo đảm phẩm chất đạo đức, cải thiện tiền lương và thu nhập để thu hút cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao vào công tác tại trường.

“Hằng năm chúng ta tổ chức lễ khai giảng năm học mới để đánh dấu thời khắc quan trọng cho thầy và trò nhận thức và hành động vì “sự nghiệp trồng người” đạt hiệu quả thiết thực.

Sứ mệnh của một trường đại học là làm thế nào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội. Với ý nghĩa đó, tôi mong rằng mỗi thầy cô giáo phải không ngừng sáng tạo, phải thật sự có trách nhiệm cao với lương tâm và lòng nhiệt huyết của người thầy, tất cả vì học sinh và sinh viên Trường ĐHKH Huế mến yêu” – chúng tôi Hoàng Văn Hiển nhấn mạnh.

Năm học mới 2015- 2016, trường ĐH Khoa học Huế đón nhận gần 1.800 tân sinh viên vừa trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015, chính thức trở thành sinh viên khóa 39 của nhà trường.

Nhiệm vụ trọng tâm của trường trong năm học mới đó chính là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bắt đầu từ chất lượng đội ngũ, tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết 29 BCH T.Ư Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong thời kỳ mới.

Theo Giaoducthoidai.vn

Trường Đại Học Bách Khoa

Ý nghĩa Logo Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

Logo Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN

Thương hiệu của các công ty nổi tiếng thường được gắn liền với logo đặc trưng của họ. Học hiệu của các trường đại học cũng được gắn liền với logo của trường. Logo Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng không chỉ dùng để nhận biết học hiệu và uy tín về đào tạo mà còn dùng để truyền tải vào đó các thông điệp của Nhà trường. Các nét thiết kế, hình dáng và màu sắc là những lời nhắn nhủ của Nhà trường về đặc trưng đào tạo của các chuyên ngành, mục tiêu và chiến lược phát triển của Nhà trường.

Trường Đại học Bách khoa được thành lập năm 1975 có tên là Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Sau 03 lần đổi tên đến năm 2004 Trường được đổi tên thành Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng là trường lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên về đào tạo kỹ thuật với 14 khoa, 8 phòng và 12 trung tâm; đào tạo 16 chuyên ngành tiến sĩ, 17 chuyên ngành thạc sĩ, 31 chuyên ngành kỹ sư, cử nhân và kiến trúc sư.

Vì thế, bố cục của Logo Bách khoa có cấu trúc hình vuông trong hình vuông thể hiện sự chắc chắn làm nền móng vững chắc cho sự phát triển. Điều này cũng thể hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường, đó chính là việc cung cấp kiến thức nền tảng, làm điểm tựa cho các thế hệ sinh viên Nhà trường bay cao, bay xa hơn.

Logo được cấu tạo thành 02 phần: Phần chữ và phần hình.

Về màu sắc Logo của Trường sử dụng các tông màu cơ bản: Đỏ, Vàng, Xanh Dương giúp dễ nhận biết, in ấn đồng thời nhấn mạnh tính cơ bản của khoa học kỹ thuật.

( Bài viết có sử dụng thuyết minh của tác giả ThS. KTS Trần Đức Quang)Tin: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN

Ý Nghĩa Của Ngày Khoa Học

Ngày 18/5/1963 lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các nhà trí thức trong một Hội nghị phổ biến khoa học do Hội phổ biến khoa học kỹ thuật tổ chức lần đầu tiên (Hội được thành lập từ năm 1963, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo). Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự phát triển của KH&CN vì Người cho rằng nó có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Người không ngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN để phục vụ cho nước nhà. Khi nói về khoa học công nghệ, những vấn đề Người quan tâm hàng đầu đó là:

– Khoa học phải từ sản xuất mà ra;

– KH&CN phải bảo vệ môi trường thiên nhiên;

– Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và trọng dụng nhân tài.

Quan điểm của Người ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, nó được thể hiện đầy đủ và sâu sắc trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến 2030 và tầm nhìn 2050, đã và đang được triển khai chi tiết trong chương trình khoa học công nghệ của tất cả các ngành lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước.

Quan điểm về “Khoa học phải từ sản xuất mà ra” Bác Hồ đã phân tích: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều,…”(1). Cho nên “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta là nước chậm phát triển, việc xây dựng tiềm lực KH&CN hướng tới hiện đại, làm cho sản xuất phát triển nhanh, tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là bảo đảm các yêu cầu cơ bản, xóa đói giảm nghèo. Người khẳng định: “Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kì quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất, để xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Quan điểm về “KH&CN bảo vệ môi trường thiên nhiên” x uất phát từ thực tiễn Việt Nam mà trước mắt là cải thiện môi trường, hạn chế hậu quả của thiên tai được hình thành từ rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm ấy còn có trước cả khi thế giới đề ra phong trào bảo vệ môi trường sau khủng hoảng hoá dầu đầu những năm 70 của thế kỷ 20. Bản thân Người rất quan tâm và sống hòa mình, gần gũi với thiên nhiên. Trong vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta, Bác nhấn mạnh đến việc giữ gìn, bảo vệ “môi trường xanh” chính là thảm thực vật, là rừng. Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây vào năm 1959 và đưa ra một lộ trình cụ thể. Cùng với quá trình CNH, HĐH, sẽ có rất nhiều vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ra. Bảo vệ, cải thiện môi trường mà chính KH&CN là yếu tố then chốt bảo đảm cho sự phát triển nhanh, bền vững là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta. Do vậy, chúng ta càng cần phải đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về KH&CN để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Quan điểm về “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và trọng dụng nhân tài” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện tối đa cho trí thức phát huy tài năng, hiểu biết của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Bên cạnh sự quan tâm và chính sách trọng dụng nhân tài, Người cũng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực KH&CN. Bác rất coi trọng xây dựng “con người mới” bởi con người là nhân tố quyết định mọi thành công. Bác căn dặn những người làm khoa học: “Các đồng chí phải đi xuống tận các xí nghiệp, các hợp tác xã, hỏi han công nhân, nông dân yêu cầu gì, họ làm ăn và sinh sống như thế nào và phổ biến những điều cần thiết giúp đỡ họ cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học, và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ vẫn mãi là kim chỉ nam, là động lực để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tạo nên ngày càng nhiều thành tích về khoa học, công nghệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước.

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều, theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật khoa học và công nghệ. (s ố: 29/2013/QH13, ngày 18/6/2013) bao gồm 9 chương, 81 điều, trong đó có Điều 7 quyết định ngày khoa học và công nghệ Việt Nam là Ngày 18 tháng 5 hàng năm. Theo dõi toàn bộ văn bản luật có thể tra cứu trên trang web chính phủ, đối với doanh nghiệp lưu ý một số điều sau:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

Điều 4. Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ

Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới.

Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.

Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự phát triển của đất nước.

Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu:

Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức;

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;

Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ;

Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ;

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới.

Điều 25. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại

Điều 59. Các quỹ hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ

Nhà nước thành lập, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ để huy động nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được thành lập theo quy định của Luật này. Quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao được thành lập theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ, Luật công nghệ cao.

Cơ chế, hình thức hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của quỹ được thực hiện theo điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ.

Điều 63. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngoài nhà nước được khuyến khích thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ.

Doanh nghiệp nhà nước phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ trích thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập quỹ và cơ chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích thành lập quỹ và thông báo việc thành lập quỹ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Nhận thức được vai trò, vị trí hết sức quan trọng của KH&CN, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về phát triển KH&CN. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới. Việc quyết định có ngày KH&CN quốc gia một lần nữa khẳng định quan điểm rõ ràng của Đảng trong xây dựng và phát triển tiềm lực, phát triển nhanh, mạnh, toàn diện các lĩnh vực trong nền kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống.