Top 12 # Ý Nghĩa Logo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Logo Thương Hiệu

Quay trở về những thế kỷ trước, khi nhắc đến Apple, thứ duy nhất người ta nghĩ đến là một quả táo. Nhưng trong thời đại này, khi nghe đến Apple, chúng ta mặc nhiên nghĩ tới những chiếc laptop, điện thoại thông minh. Chỉ trong vòng 50 năm, Apple đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghệ, trở thành “quả táo” được săn lùng nhất, và là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, ẩn sau chiếc logo thương hiệu quả táo cắn dở huyền thoại ấy là một thông điệp vô cùng ý nghĩa.

Tại sao lại là Apple – Câu chuyện ba quả táo thay đổi toàn thế giới

Ở phương Tây, quả táo từ xưa đến nay thường là loại trái xuất hiện trong nhiều giai thoại. Từ câu chuyện của Adam Eva, cho đến nàng Bạch tuyết hay kể cả câu chuyện của Newton, cũng đều luôn có dáng dấp của một quả táo. Quả táo trong văn hoá phương Tây có nhiều ý nghĩa tượng trưng, đôi lúc nó là biểu tượng của tri thức, của sự sáng tạo, sự khởi đầu, nhưng ở một phương diện khác, nó là thứ trái của ham muốn và tội lỗi. Trong lịch sử, đã có 3 trái táo thay đổi cả thế giới.

Bắt đầu từ câu chuyện của Adam và Eve, dù Kinh thánh chỉ miêu tả khi ở vườn địa đàng, Adam và Eve đã ăn trái của cây Đúng Sai và mạo phạm đến Chúa, nhưng giới học giả phương Tây vẫn kiên quyết đó là một trái táo, để rồi từ đó, trái táo trở nên huyền nhiệm hơn bao giờ hết. Nó được xem là thứ trái của thần thánh, và cũng là thứ trái của sự tội lỗi, dục vọng, thứ trái đã đẩy con người rời xa vườn địa đàng và vòng tay của Thiên Chúa. Một thứ trái đỏ mọng, mơn mởn và ngon ngọt, nằm giữa ranh giới của tri thức (knowledge) và ham muốn (lust), là hình tượng đã gắn liền với câu chuyện Nguồn gốc của sự sống.

Sau trái táo của Kinh thánh, trái táo thứ hai đã thay đổi thế giới chính là trái táo của Newton. Chính trái táo một buổi sáng đẹp trời vô tình rụng vào đầu nhà bác học, đã mang lại cho ông nói riêng và cả thế giới nói chung định luật vạn vật hấp dẫn – một định luật thay đổi toàn bộ giới khoa học, là nền tảng cho nhiều ứng dụng vật lý, và đặc biệt là nền tảng để con người khám phá vũ trụ rộng lớn.

Đến đây, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra, trái táo thứ ba đã thay đổi toàn bộ thế giới, đó chính là Apple. Với sự tự tin vào sản phẩm của mình, Steve Jobs và những nhà cộng sự đã có một niềm tin mãnh liệt rằng những chiếc máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc của họ sẽ tạo nên một kỷ nguyên công nghệ mới, kỷ nguyên chúng ta không cần đến những chiếc máy tính cồng kềnh, không cần đến những bản phím điện thoại, tất cả những tri thức và sự tiến bộ của nhân loại đã được tích hợp gọn nhẹ trong 1 sản phẩm – quả táo thứ ba – Apple.

Hình ảnh quả táo không những gắn liền với sự sáng tạo, tri thức và hiểu biết của nhân loại, mà còn biểu tượng cho những đam mê, ham muốn của con người. Những nhà sáng tạo của Apple có lẽ đã dự đoán được trước viễn cảnh sản phẩm của mình sẽ trở thành những “quả táo” được ham muốn và săn lùng nhất, được xếp hàng chờ mua trên toàn thế giới.

Trong một chia sẻ của Steve Jobs, ý tưởng về Apple đến với ông sau khi trở về từ chuyến thăm nông trại của người thân. Đối với Jobs, cái tên Apple mang lại niềm hân hoan, năng lượng và không làm người khác sợ hãi như những cái tên của các thương hiệu công nghệ khác.

Miếng cắn trên quả táo

Vết cắn trên logo thương hiệu cũng là một điểm nhấn nổi bật kích thích trí tò mò của nhiều fan Apple. Nhưng trái ngược với cái tên nhiều ý nghĩa, người vẽ ra logo quả táo cắn dở, Rob Janoff cho biết vết cắn ấy chỉ nhằm mục đích để người nhìn không nhầm lẫn trái táo với những lại trái tròn khác như cherry chẳng hạn, chứ không có ý nghia sâu xa nào hơn. Vết cắn, được phát âm trong tiếng Anh là bite, vô tình đồng nghĩa với byte – đơn vị chủ chốt của ngành công nghệ thông tin.

Lịch sử logo thương hiệu Apple

Logo thương hiệu đầu tiên

Logo thương hiệu đầu tiên của Apple cũng là logo có kết cấu phức tạp nhất. Được sáng tạo bởi Ronald Wayne năm 1976, bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Issac Newton và định luật vạn vật hấp dẫn của ông.

Logo cầu vồng (

Năm 1976, nhà thiết kế Rob Janoff đề xuất với Steve Jobs về một logo trái táo cắn dở nhiều màu sắc. Biểu tượng này đã gắn liền với Apple trong gần 20 năm.

Những logo ngày nay (1995 tới nay)

Năm 1995, Steve Jobs trở về Apple sau 12 năm, việc đầu tiêng Jobs đề xuất là thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Apple. Phiên bản logo nhiều màu sắc không còn phù hợp với những thiết kế Macbook, iPhone mới. Và thế là những quả táo với tông màu trầm hơn, đơn sắc hơn ra đời. Cho đến ngày nay, quả táo trên logo Apple vẫn trung thành với 2 màu bạc, đen và đã dần trở thành bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng nhất của Apple.

Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

Bài: Hạnh Nguyên (Nguồn: Culture Creature, InkbotDesign)

Ý Nghĩa Logo Bách Khoa

Logo Bách Khoa không còn xa lạ với các sinh viên dân kỹ thuật, hiện logo Bách Khoa của 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM. Trường đại học Bách Khoa có 2 cơ sở tại Hà Nội và chúng tôi tuy nhiên logo Bách Khoa cũng được thiết kế theo khu vực, đại diện cho mỗi trường và không hề giống nhau. Việc logo Bách Khoa ở 2 trường khác nhau nhằm mục đích phân biệt rõ ràng 2 trường theo vị trí, tăng tính nhận diện, giúp cho sinh viên cũng như các đối tác nhận biết dễ dàng hơn.

1. Ý nghĩa logo Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có tên tiếng Anh là Hanoi university of science and technology – viết tắt HUST thành lập ngày 6-3-1956 theo Nghị định số 147/NĐ. Đây được xem là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta đào tạo kỹ sư công nghiệp, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực. Trường có định hướng phát triển thành trường đại học uy tín trong khu vực và trên thế giới. Trường có đội ngũ giảng viên chuyên môn cao 1200 người, phần lớn được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Hơn 60% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên, 276 giảng viên là giáo sư, Phó giáo sư, 733 cán bộ tiến sĩ. Logo Bách Khoa Hà Nội lấy ý tưởng từ biểu tượng chiếc compa, hình bánh răng và sao vàng trên nền đỏ, trắng với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Một lý giải khác về Logo Bách Khoa sử dụng màu đỏ và vàng làm màu chủ đạo. Màu đỏ là màu cờ, màu máu cũng là màu của nhiệt huyết, của quyết tâm luôn sôi sục, bùng cháy trong mỗi thế hệ sinh viên Bách Khoa. Màu vàng tạo sự thu hút, cũng là màu phổ biến của những tòa nhà trước kia và là màu của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tổng thể logo Bách Khoa toát lên niềm tự hào dân tộc Việt, màu lá cờ tổ quốc, như một quyết tâm của các thế hệ sinh viên Bách Khoa sẵn sàng học hỏi, trau dồi để xây dựng đất nước ngày càng giàu và đẹp.

2. Logo Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Technology) thành lập vào ngày 29/6/1957, là một trong những trường đầu ngành về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam. Trường có khoảng 930 giảng viên gồm 9 giáo sư, 103 phó giáo sư, 276 tiến sĩ, 443 thạc sĩ và 98 giảng viên có trình độ đại học tính đến tháng 3 năm 2017. Logo Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh được thiết kế trái ngược hẳn với logo Bách Khoa Hà Nội. Nếu như logo Bách Khoa Hà Nội mang hơi thở truyền thống với gam màu đỏ, vàng thì logo Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh mang hơi thở hiện đại với sự kết hợp của các tông màu xanh dương. Logo Bách Khoa này lấy biểu tượng hình khối lục giác làm trung tâm, xung quanh 3 hình lập phương tạo một không gian 3 chiều ấn tượng. Biểu tượng cũng khiến ta liên tưởng đến hình ảnh một tổ ong – tượng trưng cho sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo của các thế hệ sinh viên Bách Khoa. Ngoài ra, hình ảnh này còn khiến chúng liên tưởng đến quyển sách mở. Sách mở ra tri thức, mở ra những chân trời mới, những hướng đi mới. Sách là nền tảng kiến thức giúp các sinh viên có những lý thuyết thực hành đúng đắn. Màu xanh dương được ứng dụng trong các thiết kế logo Bách Khoa bởi nó đem lai sự thanh bình, tạo sự tin cậy, uy tín, chất lượng như một sự khẳng định về chất lượng giáo dục tại trường. 2 tone màu xanh dương đơn sắc tạo nên tổng thể logo Bách Khoa mới mẻ, hiện đại. 2 thiết kế logo Bách Khoa ở 2 cơ sở có điểm khác biệt rõ ràng nhưng nó giúp cho sinh viên và đối tác tránh nhầm lẫn, giúp cho việc nhận diện khu vực dễ dàng. Hiện tại thì Bách Khoa dù ở cơ sở nào cũng đều là những sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên ở 2 miền khi muốn theo học những khoa về kỹ thuật. Với những thông tin trên hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những lý giải cho những biểu tượng logo Bách Khoa thân thuộc. Hy vọng, các thế hệ sinh viên Bách Khoa luôn nỗ lực để xứng đáng với những gì mà nhà trường đã đặt niềm tin trên chính thông điệp từ logo. Bạn cần thiết kế logo cho trường đại học, cao đẳng, các trung tâm giáo dục trên cả nước? Liên hệ ngay với Rubee –

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Logo Facebook

 

Đơn giản hóa logo facebook của mình

Logo facebookmới sẽ được làm đơn giản hơn và không còn dải màu xanh nhạt phía dưới chữ “F”, chữ “F” cũng được kéo gần về phía góc logo hơn

Theo như nhà phát triển web Tom Waddington thì loạt biểu tượng mới này được cập nhất ở trang thông tin cho Facebook Home – Ứng dụng di động mới được Facebook cung cấp. Tất nhiên, logo facebook và biểu tượng mới vẫn chưa được cập nhật trên tất cả các trang, thiết kế này chắc chắn sẽ sớm được Facebook đưa vào sử dụng để phù hợp với giao diện News Feed mới của mình.

Vì sao Facebook luôn trung thành với logo facebook màu xanh?  Việc thay đổi màu sắc của nút bấm cũng có thể thay đổi hành vi của người dùng hoặc thu hút nhiều khách hàng hơn. Những phân tích của Leo Widrich sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của màu sắc trong việc thiết kế website và thương hiệu Facebook. Vì sao Facebook luôn lấy gam màu chủ đạo là xanh? Theo tờ The New Yorker, lý do là bởi vì Mark Zuckerberg bị mù màu đỏ và xanh lá, nên xanh dương là màu mà anh có thể nhìn thấy rõ nhất. Nghe có vẻ không khoa học lắm nên có lẽ đây không phải là lý do giải thích cho màu sắc chủ đạo của Facebook, nhưng có một vài ví dụ đáng ngạc nhiên về việc màu sắc có tác động thế nào đến quyết định mua hàng của người sử dụng. Suy cho cùng thị giác là giác quan phát triển nhất của con người. Vì vậy không có gì lạ khi 90% quyết định có nên thử sản phẩm hay không lại đến từ chính màu sắc của sản phẩm đó.  

làm huy chương

 

sản xuất huy hiệu

 

làm huy hiệu

 

in huy hiệu

 

cơ sở sản xuất huy hiệu

 

làm kỷ niệm chương

 

in móc khóa giá rẻ

 

in móc khóa mica

 

móc khóa in hình

 

in móc khóa

 

in ly thủy tinh

 

in bảng tên nhân viên

 

làm bảng tên nhân viên

 

in vòng tay giấy

 

làm vòng tay cao su

 

in vòng tay cao su

 

in hình lên ly sứ

 

in ly sứ

 

in quạt nhựa

 

 

in bút bi

 

in dây đeo thẻ

 

gối in hình theo yêu cầu

 

in hình lên gối

 

dây đeo thẻ co rút

 

dây đeo thẻ yoyo

 

in túi vải

 

in áo thun số lượng ít

 

in logo lên áo

 

bình giữ nhiệt in logo

 

in bình giữ nhiệt

 

in đồng hồ treo tường

 

đồng hồ in hình

 

gương bỏ túi

 

gương mini

 

làm thẻ nhựa

 

in thẻ nhân viên

 

in thẻ nhựa

 

đặt làm gấu bông

 

gấu bông tốt nghiệp

 

in lót chuột

 

làm lịch để bàn

 

in lịch để bàn

 

in hình lên đĩa sứ

 

in sổ tay

 

làm sổ tay

Ý Nghĩa Logo Gas Petrolimex Là Gì?

Logo gas Petrolimex có một câu chuyện dài đằng sau gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương hiệu uy tín này. Để hiểu hơn về ý nghĩa của logo ga Petrolimex, quý khách có thể tham khảo những thông tin được chia sẻ ngay sau đây.

Logo gas Petrolimex ra đời trong hoàn cảnh nào?

Biểu tượng chữ P của Petrolimex được công bố lần đầu tiên vào ngày 12/01/1991. Đây là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang hạch toán kinh doanh thay vì thuần túy cung ứng xăng – gas theo pháp lệnh của nhà nước. Bên cạnh đó, vì công ty trực tiếp thực hiện các hoạt động giao dịch đối ngoại nên cần phải có bộ nhận diện thương hiệu tên tuổi. Từ đó, lãnh đạo Petrolimex đã tổ chức cuộc thi thiết kế nhãn hiệu và chữ P được sử dụng để hình thành biểu tượng với yêu cầu đơn giản, dễ nhớ, đẹp và giàu ý nghĩa.

Sang năm 2010, logo chữ P của gas Petrolimex được cải tiến nhằm diễn đạt những giá trị quý báu của thương hiệu Petrolimex từ khi thành lập tới nay với tinh thần hội nhập và cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Vì sao phải có sự thay đổi logo?

Logo gas Petrolimex mới được hoàn thành trong năm 2010, sau gần 20 năm sử dụng logo cũ. Đây là một bước trong tổng thể chiến lược thương hiệu của Petrolimex. Lý do là vì trên thế giới không có một thương hiệu nào dù có logo đẹp mà từ khi ra đời lại chưa từng có sự thay đổi nào. Khi các yếu tố bên trong và bên ngoài cùng thay đổi thì việc tạo một sức sống mới cho thương hiệu chính là việc cần làm để tiến xa hơn.

Sở dĩ logo gas Petrolimex không có sự thay đổi lớn giữa 2 thời kỳ vì theo khảo sát trên diện rộng của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, có tới 85% người được hỏi đều nhận diện được chữ P là thương hiệu của Petrolimex và có đánh giá rất tốt đối với thương hiệu. Vì vậy, việc điều chỉnh lại logo chỉ nhằm mục đích duy trì đánh giá và nhận thức, giá trị đã được định vị trong lòng khách hàng. Do đó, nền tảng vẫn là logo chữ P nhưng được cách điệu nhẹ nhàng, trẻ trung và năng động hơn, phù hợp với cơ chế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và hội nhập sâu rộng. Và xét về phương diện thẩm mỹ thì logo chữ P mới đẹp hơn và cho cảm nhận tốt hơn.

Kết cấu và ý nghĩa của logo gas Petrolimex

Nhà thiết kế đã gửi gắm nhiều ý nghĩa của logo trong mỗi đường nét, họa tiết đặc trưng, màu sắc và tổng thể của nhãn hiệu. Về màu sắc, logo sử dụng 2 màu phản ánh hoạt động của Petrolimex là giọt dầu trên nền xanh dương, thể hiện sự phát triển bền vững đi liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Về kết cấu, hình vuông với 2 góc vuông và 2 góc vát thể hiện sự vững vàng và năng động của Petrolimex. Vì vậy, logo của hãng có tính lan tỏa cao, tạo sự tin tưởng, trân trọng đối với đối tác của Petrolimex.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý khách hiểu hơn về ý nghĩa logo gas Petrolimex và lựa chọn được sản phẩm chính hãng cho nhu cầu sử dụng của gia đình, đơn vị mình. Mọi câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách đừng ngần ngại liên hệ hotline 0243 6789 888 – 0243 6789 999 để nghe hỗ trợ tư vấn miễn phí, kịp thời.