Top 7 # Ý Nghĩa Lá Cờ Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Lá Cờ Việt Nam, Ý Nghĩa Ngôi Sao Năm Cánh Trên Quốc Kỳ Việt Nam

Ý nghĩa lá cờ Việt Nam là gì?

Theo Wikipedia, Quốc kỳ Việt Nam (còn gọi là Cờ Tổ quốc) hiện nay được công nhận chính thức từ năm 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam sau ngày thống nhất hai miền Nam – Bắc. Quốc kỳ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Ngôi sao vàng 5 cánh trên Quốc kỳ Việt Nam tượng trưng cho 5 giai cấp, tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh trong xã hội. Các giai tầng này cũng nhau đoàn kết trong lao động và chiến đấu, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.

Chính sức mạnh của sự đồng sức, đồng lòng của mọi giai tầng trong xã hội là một trong những yếu tố để làm nên những chiến công vang dội, để Việt Nam luôn hiên ngang chiến thắng trước mọi thế lực bạo tàn, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của dân tộc.

Lịch sử ra đời của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước trước âm mưu chia rẽ của kẻ thù để nhân dân Việt nam hôm nay có được cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp và phát xít Nhật năm 1940. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, còn được gọi với cái tên khác là thầy giáo Hoài ( sinh ngày 5/3/1901 tại Duy Tiên, Hà Nam) là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Ông đã bị địch bắt và hi sinh ngày 28/8/1941.

Trước đó, từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng nhưng được lồng trên hình búa liềm.

Năm 1940, Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ họp và quyết định khởi nghĩa. Theo di huấn của đồng chí Trần Phú, lá cờ đỏ sao vàng được chọn làm lá cờ khởi nghĩa.

Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Đoạn mở đầu của Chương trình Việt Minh ghi rõ: ” Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kì”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8 /1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kì Việt Nam là nền đỏ, ở giữa có một ngôi sao vàng 5 cánh

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: ” Quốc kì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Bắc – Nam với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bắc – Nam thống nhất một dải, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã công nhận Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

Hiện nay, tại Khoản 1 Điều 13, Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: ” Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

* Lá cờ tung bay trong nắng gió

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng gió là một biểu tượng đẹp đẽ của một đất nước yêu chuộng hòa bình, tự do, nỗ lực vươn lên để phát triển và hội nhập.

Lá cờ ấy phất lên, hiên ngang, đẹp đẽ hơn bất cứ điều gì khác. Nó là kết tinh của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ mà vẻ vang, hào hùng.

Hình ảnh người chiến sĩ nơi đảo xa chắc tay súng dưới cột cờ Tổ quốc tung bay đẹp hào hùng. Nơi đầu sóng ngọn gió, lá cờ ấy vẫn một sắc đỏ, sao vàng phấp phới bay, hướng về đất liền – trái tim yêu của Tổ quốc!

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng là một biểu tượng không thể thiếu để cổ vũ tinh thần cho các “anh hùng sân cỏ”. Cả một vùng trời ngập tràn cờ đỏ sao vàng thể hiện một tinh thần dân tộc thiêng liêng, mãnh liệt hơn bất cứ thứ sức mạnh nào. Các cầu thủ Việt Nam ra sân luôn thi đấu với một tinh thần quyết tâm cao nhất, vì màu cờ sắc áo của dân tộc

Ý Nghĩa Lá Cờ Của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Trong một số tài liệu và sách giáo khoa có in bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975, trên xe tăng có lá cờ không phải cờ đỏ sao vàng. Tiếc rằng một số tài liệu và các sách giáo khoa chỉ in đen trắng, nên người đọc không thấy rõ. Đó là lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có màu nửa đỏ nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa, quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lá cờ này, nhiều người thường quý mến gọi: Cờ giải phóng.

Xe tăng của ta húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 (st) Sau năm 1975, cờ giải phóng miền Nam Việt Nam được treo khắp Sài Gòn (st) Màu đỏ của đất, màu xanh của trời Ngôi sao, chân lý của đời Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay. Càng nhìn ta, lại càng say Biển Đông lồng lộng gió lay ngọn cờ…

Trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” của nhà thơ Tố Hữu, có một khổ thơ viết:

Từ hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Về chi tiết lá cờ này các phương tiện truyền thông nước ta cũng ít đề cập đến, nó chỉ xuất hiện ở những năm trở lại đây, nhất là khi công chiếu các thước phim tư liệu màu của nước ngoài quay, ta mới thấy rõ hơn về lá cờ này

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm quay sang chống phá Hiệp định, phá hoại tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, người dân yêu nước và các lực lượng đối lập,… Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III vào tháng 9 năm 1960, Đảng ta chủ trương thành lập Trung ương Cục ở miền Nam, đồng thời chỉ đạo phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Từ thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi, yêu cầu phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở Sài Gòn, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận. Mặt trận công bố Tuyên ngôn:

“Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc…

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chánh quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chánh quyền liên minh dân tộc dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bố, ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lại và các quyền tự do dân chủ khác.Toàn xá chánh trị phạm, giải tán các trại tập trung, các khu trù mật và dinh điền, bãi bỏ luật phát xít 10/59 và các luật phản dân chủ khác.

3. Bãi bỏ độc quyền kinh tế của đế quốc Mỹ và của bọn tay sai, bảo vệ nội hoá, khuyến khích công nghiệp trong nước, mở mang nông nghiệp, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

4. Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền, tiến tới cải cách điền địa.

5. Bài trừ văn hoá nô dịch, đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng nền văn hoá và giáo dục dân tộc và tiến bộ. Xoá nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độ học tập và thi cử.

6. Bãi bỏ chế độ cố vấn quân sự Mỹ, xoá bỏ các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, xây dựng một quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7. Thực hiện nam nữ bình quyền, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều sinh sống ở Việt Nam. Bảo hộ và chăm sóc quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại.

8. Thực hiện chánh sách ngoại giao hoà bình trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hoà bình thế giới”.

Với Tuyên ngôn trên, Mặt trận chọn hiệu kỳ: Hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa.

Ý nghĩa lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Năm 1969, Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20/4/1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã trở thành một lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao.

Quốc kỳ Cộng hòa miền Nam Việt Nam kế thừa hiệu kỳ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa.

Cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Cờ giải phóng) được sử dụng từ năm 1960 đến năm 1975. Đây là lá cờ lấy khuôn mẫu của quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa, và chia một nửa màu đỏ để thay bằng màu xanh. Lá cờ có hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ và xanh dương. Nửa phần trên đại diện cho miền Bắc đã độc lập. Nửa màu xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn trong vòng kềm kẹp của Mỹ và chế độ Sài Gòn, song miền Nam đấu tranh cho khát vọng hòa bình, thống nhất (màu xanh hòa bình).

Ngày 30/4/1975, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, chính quyền Sài Gòn theo Mỹ hoàn toàn bị sụp đổ, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi đó cho thấy rõ vai trò to lớn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nước ta sau đó, ở các trụ sở công quyền, trường học,… trong nghi lễ thường thấy hai lá cờ đứng cạnh nhau. Một lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam dân chủ cộng hòa, một lá cờ với ngôi sao vàng trên nền hai màu xanh đỏ – lá cờ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Sau Hội nghị hiệp thương, ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI quyết định thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hòa miền Nam Việt Nam với tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chọn cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến ngày nay./.

Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật…

Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey – Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những nguời đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala nguời Tích Lan – môn đệ của Olcott – đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì Tam quy, Ngũ giới với Thượng tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ Quy y cho hai người Phật tử Âu Mỹ.

Năm 1889, ông cùng Thượng tọa Susmangala (Tích Lan) phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : “Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo”.

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo (thủ đô Tích Lan) từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm (cố đô Huế) một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy, Thượng tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt .

Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tuợng trưng cho hào quang chư Phật.

Năm sắc theo chiều ngang (chiếm diện tích 1/6 lá cờ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:

1.- Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

2.- Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.

Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Các Lá Cờ Lgbt

Gần đây, chính phủ Úc đã thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc đối với vấn đề kết hôn đồng tính. Người tham gia trưng cầu chỉ cần trả lời một câu hỏi duy nhất: “Luật hôn nhân có cần thay đổi để cho phép các cặp đôi đồng giới kết hôn không? YES or NO”. Mặc dù đây là một cuộc trưng cầu không bắt buộc, tuy nhiên kết quả thu về lại vô cùng khả quan. Có tới 12,7 triệu cử tri Úc (khoảng 79,5% cử tri hợp lệ) đã tham gia cuộc trưng cầu ý dân qua thư kéo dài 8 tuần để nêu quan điểm về tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới.

Đa phần mọi người đều biết, lá cờ lục sắc được coi là biểu tượng của LGBT. Sáu màu trên lá cờ gồm các màu: Đỏ, Cam, Vàng, Xanh lá cây, Xanh dương và Tím. Những gam màu khác nhau thể hiện niềm hy vọng cũng như sự khát khao cho cộng đồng những người đồng tính trên toàn thế giới. Các màu trên lá cờ Cầu vồng “lục sắc” này mang những ý nghĩa sau:

Màu Đỏ tượng trưng cho dũng khí,

Màu Cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng,

Màu Vàng tượng trưng cho sự thách thức,

Màu Xanh lá cây thể hiện sự khích lệ và phấn đấu,

Màu Xanh dương là hy vọng, sự chia sẻ, giúp đỡ, đấu tranh

Màu Tím tượng trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết.

Không chỉ vậy, bên cạnh lá cờ chung này thì mỗi một xu hướng tính dục đều có một lá cờ riêng của mình.

Lá cờ tự hào của cộng đồng người song tính (Bisexual)

Người song tính (bisexual) là người có hấp dẫn tình cảm, tình dục với 2 giới.

Lá cờ của cộng đồng người song tính được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998. Màu hồng trên lá cờ tượng trưng cho sự hấp hẫn với người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp hẫn với người khác giới, và máu tím, màu trộn lẫn giữa hai màu nói trên, tượng trưng cho sự hấp dẫn với cả hai giới.

Lá cờ tự hào của cộng đồng người toàn tính (Pansexual)

Người toàn tính (Pansexual) là những người có thể có hấp dẫn về mặt tình cảm, tình dục hoặc cả 2 với bất kể xu hướng tính dục hay giới nào của đối phương. Người toàn tính hay tự nhận là những “kẻ mù giới” vì những yếu tố như giới hay giới tính không ảnh hưởng tới việc họ cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, tình dục của họ với bất kì ai.

Lá cờ tự hào của cộng đồng người vô tính (Asexual)

Người vô tính (asexual) là những người không có hấp dẫn về mặt tình dục với bất kì ai; hoặc ít có/hiếm có mong muốn với bất cứ hoạt động tình dục nào.

Lá cờ tự hào của cộng đồng người chuyển giới (Transgender)

Người chuyển giới (transgender) là những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) không trùng với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra. Nói cách khác, họ là những người nam sinh ra và mắc kẹt trong cơ thể nữ hoặc ngược lại (nữ trong cơ thể nam). Người chuyển giới cũng mong muốn được đối xử đúng với giới mà họ nghĩ hoặc nhận về mình.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu ISEE, có từ 1-2% dân số là người chuyển giới trên khắp thế giới

Lá cờ tự hào của cộng đồng Lesbian

Lesbian hay cộng đồng người đồng tính nữ cũng có lá cờ tự hào của riêng họ.

Lá cờ tự hào của cộng đồng GenderQueer

Người genderqueer là những người cảm nhận về giới của bản thân không phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội. Gender queer là một khái niệm rơi vào bất kì điểm nào nằm giữa nam và nữ.

Lá cờ tự hào của cộng đồng người liên giới tính (Intersex)

Người liên giới tính (Intersex) là người có giới tính sinh học không điển hình là nam hay nữ. Theo các thống kê y khoa trên thế giới, hiện nay có đến 17 loại liên giới tính, và cứ 2000 người thì lại có 1 người là người liên giới tính.

Nếu các bạn thắc mắc vì sao không có cờ của cộng đồng Gay trong bài thì bởi vì lá cờ tự hào của họ chính là lá cờ lục sắc chúng ta vẫn thường thấy mang ý nghĩa biểu tượng cho LGBT.

Xuân