Top 13 # Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn

Cùng dự còn có các đồng chí Lê Quang Dực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Trình, Ủy viên Ban Thường vụ, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa-Thông tin, Quân khu I, Quân khu II; đại diện Ban Tuyên giáo TW, Bộ Thông tin Truyền thông, Viện Lịch sử Việt Nam…

Cách đây tròn 60 năm, trên mảnh đất lịch sử Việt Bắc-Căn cứ địa kháng chiến của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng đập tan cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn của thực dân Pháp lên Việt Bắc. Với chiến thắng oanh liệt này, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đảm bảo an toàn cho các cơ quan đầu não của TW.

Chiến thắng Việt Bắc trở thành một sự kiện lịch sử lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến, quyết thắng, thể hiện khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo của quân và dân ta. Thắng lợi đã khẳng định sự đúng đắn đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc hội thảo về Chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 mang nhiều ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, nhằm khẳng định và làm sáng tỏ thêm về một số vấn đề: Âm mưu và hành động xâm lược, bản chất hiếu chiến, phiêu lưu mạo hiểm của thực dân Pháp thông qua kế hoạch tiến công lên Việt Bắc hòng phá căn cứ địa và chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến của ta; Sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc và toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta mà trực tiếp là quân, dân vùng Việt Bắc đã tạo nên sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược trong giai đoạn đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; nghệ thuật chỉ đạo xây dựng và bảo vệ căn cứ địa, bảo vệ cơ quan đầu não TW, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ đất nước, vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân hiện nay.

Mang Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Cao

Sau 3 năm triển khai thực hiện (2008-2010), tháng 6-2011, Đề tài nghiên cứu khoa học “Sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu phục hồi và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Raglai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” do Thạc sĩ Nguyễn Hữu Bài – nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ nhiệm đã được Sở Khoa học – Công nghệ nghiệm thu và xếp loại xuất sắc. Đề tài không chỉ sưu tập được nhiều tài liệu gốc, hiện vật quý có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mà còn đưa ra những giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (VHTT) của người Raglai.

. Tính cấp thiết của đề tài

 

Bộ đàn đá của dân tộc Raglai.

Trên địa bàn tỉnh, người dân tộc Raglai chỉ chiếm 3,4% dân số, sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Trước đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu về văn hóa của người Raglai như: Công trình “Người Raglai ở Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Triết; đề tài “Văn hóa và xã hội người Raglai” của nhóm nghiên cứu Phan Xuân Biên, các công trình sưu tập luật tục, sử thi Raglai của Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Kính… Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ nghiên cứu và phản ảnh từng mảng đơn lẻ, thiếu tính hệ thống và giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị VHTT của người Raglai. Trong khi đó, VHTT của người Raglai trên địa bàn tỉnh mang nhiều nét đặc thù khác biệt. Do vậy, tính cấp thiết là đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu mang tính tổng thể, hệ thống và logic về các giá trị văn hóa của người Raglai ở Khánh Hòa.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Bài – chủ nhiệm đề tài cho biết: “Những giá trị VHTT của người Raglai như: tập tục cúng tế, hát kể, hát khan, ca dao, tục ngữ… chỉ có những người già, nghệ nhân lớn tuổi mới biết và nắm rõ. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người già cũng như những nghệ nhân lớn tuổi của dân tộc Raglai còn rất ít, chỉ khoảng hơn chục người. Vì vậy, nếu không kịp thời tiến hành nghiên cứu, sưu tầm thì chắc chắn phần lớn những giá trị VHTT sẽ mất đi vĩnh viễn”. So với những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc Raglai, những giá trị văn hóa còn gìn giữ được đến ngày nay đã thay đổi, biến dạng rất nhiều từ kiến trúc nhà ở, phục trang, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt, nhạc cụ… Nếu không được tiếp tục bảo tồn, phát huy thì những giá trị văn hóa đó sẽ mai một cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của lối sống hiện đại.

. Mang tính thực tiễn cao

Tham quan phòng trưng bày hiện vật của đề tài, chúng tôi mới thấy hết được thành quả và công sức của nhóm tác giả. Các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của người dân tộc Raglai được trưng bày rất phong phú và đa dạng: 3 bộ cồng chiêng; 2 bộ đàn đá; sáo tacung, salaken, 57 tài liệu; 350 đĩa CD ghi hát kể, ca dao, tục ngữ, 100 ảnh tư liệu… Ngoài ra, nhóm tác giả còn phục dựng nghi lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, dựng lại mô hình nhà ở truyền thống của người Raglai, khắc họa đời sống sinh hoạt bằng tranh sơn dầu…

Để có được thành quả trên, 15 thành viên trong nhóm tác giả đã phải nghiên cứu và sưu tầm suốt 3 năm. Nhóm tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: khảo sát điền dã, điều tra, kết hợp với phương pháp thống kê, chuyển khảo, đối chiếu so sánh… Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phỏng vấn trực tiếp, hồi cố, xác lập lý lịch khoa học… cũng được nhóm tác giả áp dụng để có cơ sở nắm bắt, thu thập tư liệu và phản ánh trung thực diện mạo văn hóa vật thể và phi vật thể của người Raglai. Tuy phải đi đến những vùng rừng núi, nơi có người Raglai sinh sống, khó khăn về giao thông, ngôn ngữ nhưng mỗi thành viên trong nhóm đều cố gắng hoàn thành tiến độ nghiên cứu, và quan trọng hơn là đã tìm kiếm được nhiều tài liệu gốc, có ý nghĩa.

Tại hội nghị báo cáo nghiệm thu đề tài, 3 báo cáo chuyên đề của nhóm nghiên cứu gồm: Tổng quan về tổ chức xã hội của người Raglai; văn hóa vật thể; văn hóa phi vật thể đã được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh đánh giá cao và xếp loại xuất sắc. Quan trọng hơn, từ những thực trạng đáng lo ngại về sự mai một các giá trị VHTT của dân tộc Raglai, nhóm nghiên cứu đã có nhiều kiến nghị, giải pháp cụ thể để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó. Những giải pháp mang đậm tính thực tiễn và hệ thống như: Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc thiểu số; gìn giữ lối kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục, tiếng nói, chữ viết, luật tục, nghi lễ văn hóa… cũng được Hội đồng Khoa học ghi nhận.

Được biết, các báo cáo chuyên đề cũng như những tài liệu, hiện vật mà nhóm tác giả đã thu thập sẽ được đề nghị với UBND tỉnh in thành sách để phổ biến rộng rãi đến công chúng. Đây cũng là một giải pháp thiết thực nhằm gìn giữ, bảo tồn những giá trị VHTT của dân tộc Raglai – một tộc người có số dân đông nhất trong 31 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

HOÀNG DUNG

Lý Luận Và Thực Tiễn. Triết Học Mác

1. Lý luận

Khái niệm, từ ngữ lý luận thường được hiểu với nhiều nội dung và ý nghĩa khác nhau. Người ta thường hiểu lý luận là những học thuyết, quan điểm với tư cách là cái kết quả mà quá trình nhận thức đạt được. Chẳng hạn, những hệ thống lý thuyết, quan niệm được trình bày trong các tài liệu, báo cáo khoa học, sách giáo khoa v.v. Nhưng lý luận còn được hiểu là một quá trình nhận thức. Trong trường hợp này, lý luận có nghĩa là hoạt động lý luận và hoạt động ấy bao gồm cả những quả trình nội tại và những điều kiện bên ngoài của hoạt động. Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể mà người ta nêu lên, hoặc quan tâm đến mặt này hay mặt khác của lý luận. Ở đây chúng ta nói về lý luận với tư cách là hoạt động nhận thức lý luận (hoạt động lý luận).

Theo Lênin: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất’ yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó”. Luận điểm đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của lý luận cả về quá trình và kết quả của nó. Lý luận phải hướng đến, nắm được cái bên trong, tất yếu, nhũng quan hệ toàn diện và mâu thuẫn của khách thể, đồng thời phải “trình bày”, thể hiện được những cái đã nắm được ấy dưới hình thức những quan điếm hoặc hệ thống lý luận. Từ luận điểm của Lênin, cũng như từ việc xem xét những hình thức quan niệm, hoạt động lý luận khác nhau, có thể xác định bản chất (định nghĩa) lý luận như sau: Lý luận là nhận thức cái bên trong, tất yếu của đối tượng và biểu hiện nhận thức ấy dưới hình thức các khái niệm, phạm trù, quy luật.

Từ bản chất của lý luận và từ việc xem xét những hình thức, biểu hiện khác nhau của hoạt động lý luận, có thể chỉ ra và phân tích nhũng đặc trưng và tính chất của nó như sau.

Về nội dung phản ánh: Lý luận phản ánh cái bên trong, cái tất yếu của đối tượng. Cái bên trong, tất yếu này có thể là cái chung, cái bản chất, cái căn bản, cái quy luật của đối tượng, lý luận có thể phản ánh cái bên trong, cái tất yếu của sự vật trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó, nhưng cũng có thể chỉ phản ánh cái bên trong, tất yếu của từng mặt nào đó của đối tượng.

Về hình thức phản ánh: Lý luận biểu hiện, “trình bày” đối tượng trong hình thức những khái niệm, phạm trù, quy luật hoặc hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.

Lý luận có tính chất trừu tượng hoá, khái quát hoá, tổng họp và những tính chât này hình thành trên cơ sở của phân tích, so sánh. Tính chất này thể hiện không chỉ trong quá trình hoạt động, mà cả trong kết quả của hoạt động lý luận và nó thể hiện rõ ở việc chủ thể sử dụng những công cụ là các phạm trù, khái niệm, quy luật trong hoạt động nhận thức.

Do những tính chất trên mà hoạt động lý luận có một tính chất nổi bật khác là tính gián tiếp đối với đối tượng nhận thức.

Xét về mặt tâm lý, có thể thấy chủ thể lý luận là người hoạt động tự giác và tích cực, chủ động nắm bắt đổi tượng. Vì thế, lý luận biểu hiện rõ tính chủ thể của con người.

Ngôn ngữ lý luận mang tính chung.

Lý luận còn mang tính khuynh hướng. Có lý luận tiên tiến, cách mạng, có lý luận bảo thủ, phản cách mạng, có lý luận giáo điều, chiết trung, nguỵ biện, duy lý, phi duy lý, duy khoa học, có lý luận khoa học và không khoa học, phản khoa học v.v. Tuy nhiên, tính khuynh hướng của lý luận không phải là quá trình tự thân của lý luận, mà do thực tiễn quy định.

Cấp độ 1. Cấp độ này là lý luận, lý thuyết, quan điểm của các lĩnh vực nhận thức cụ thể, như kinh tế học, luật học, xã hội học, lịch sử, nghệ thuật học hoặc các lĩnh vực nhận thức của khoa học tự nhiên. Trong mỗi lĩnh vực ấy lại có thể phân chia thành các cấp độ khác nhau nữa, như kinh tế học đại cương và các lý luận kinh tế ngành, sinh học đại cương và các lý luận thuộc các ngành sinh học cụ thể.v.v.

Cấp độ 2. Đây là cấp độ cao hơn, nó là những hệ thống quan điểm triết học, chính trị, xã hội dùng để định hướng, tổ chức hoạt động của các tầng lớp, giai cấp, các tập đoàn, thậm chí cho cả một chế độ, một cộng đồng xã hội. Trong cấp độ này, cũng có sự phân chia, chang hạn cấp độ lý luận triết học và lý luận chính trị, xã hội v.v. Theo Hêghen, “phép biện chứng là sự vận động của lý tính cao cấp”. Ý kiến của ông cho thấy lý luận triết học là một thành tố của lý luận ở cấp độ hai và trong cấp độ ấy triết học còn thể hiện như một yếu tố cao hơn cả.

Sự phân chia những cấp độ khác nhau của lý luận, một mặt căn cứ vào phạm vi đối tượng, những lĩnh vực đối tượng mà lý luận quan tâm, phản ánh, mặt khác căn cứ vào mức độ, trình độ trừu tượng, khái quát và tổng hợp của tư duy (khả năng, năng lực nhận thức) của mỗi lĩnh vực nhận thức, đồng thời căn cứ vào vai trò, tác dụng của mỗi lĩnh vực nhận thức lý luận đối với nhận thức và thực tiễn.

Những hình thức lý luận. Có thể nói, có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động lý luận thì có bẩy nhiêu các hình thức lý luận. Thí dụ, trong triết học có triết học chung và các triết học cụ thể, trong sinh vật học có “Sinh học đại cương và các lĩnh vực cụ thể của sinh học v.v.

Hoạt động lý luận là một hệ thống bao gồm những yếu tố và điều kiện cấu thành cơ bản: (1) chủ thể (người hoạt động lý luận) ↔ (2) khách thể (đối tượng) hoạt động lý luận ↔ (3) sản phẩm lý luận ↔(4) những điều kiện của hoạt động lý luận.

Chủ thể hoạt động lý luận là con người hoạt động lý luận, có nhu cầu, mục đích, tiềm năng, năng lực trí tuệ, thể lực, tinh thần nói chung, có kỹ năng, kinh nghiệm, các phương tiện, công cụ hoạt động lý luận (vật chất và tinh thần, hệ thống khái niệm, phạm trù, quan niệm.), đặc trưng cho nó. Chủ thể lý luận còn có những lợi ích, giá trị xã hội, văn hoá đặc trưng cho nó. Mục đích trực tiếp của chủ thể hoạt động lý luận là nắm bắt những quá trình bên trong, tất yếu (bản chất, quy luật) của đối tượng. Mục đích sâu xa của chủ thể hoạt động lý luận là những lợi ích kinh tế – xã hội của những tập đoàn, giai cấp, cộng đồng xã hội mà họ là thành viên của chúng. Chủ thể lý luận có thể là cá nhân, có thể là tập thể, tập đoàn người, cộng đồng xã hội nhất định. Trong hoạt động tập thể, cộng đồng, chủ thể lý luận có sự phân công giữa các cá nhân và các nhóm và vì thế mỗi cá nhân, mỗi nhóm có vị trí, phạm vi hoạt động và vai trò khác nhau. Căn cứ vào những cấp độ khác nhau của hoạt động lý luận có thể thấy những hình thức, dạng, vị trí và vai trò khác nhau của chủ thể lý luận.

Đối tượng của hoạt động lý luận là những khách thể mà chủ thể lý luận tác động vào nhằm khám phá, nắm bắt những quá trình bên trong, tất yếu của chúng. Những khách thể ấy là những hiện tượng, quá trình tự nhiên, xã hội hoặc đời sống tinh thần. Căn cứ vào mỗi lĩnh vực hoạt động và vào những cấp độ khác nhau của hoạt động lý luận có thể phân chia những dạng, hình thức khác nhau của đối tượng hoạt động lý luận. Có thể cùng một khách thể nhưng mỗi cấp độ, mỗi lĩnh vực lý luận có thể nghiên cứu, khám phá nó từ những góc nhìn riêng. Chẳng hạn, cùng nghiên cứu phương thức sản xuất, nhưng kinh tế và kinh tế – chính trị học tiếp cận khách thể này không hoàn toàn giống nhau. Kinh tế học nghiên cứu phương thức sản xuất thuần tuý về kinh tế, trong khi kinh tế – chính trị học nghiên cứu phương thức sản xuất trong tương quan logic với chế độ chính trị nhất định.

Điều kiện của chủ thể hoạt động lý luận là môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá cùng với những yếu tố, quá trình vật chất và tinh thần mà trong đó hoặc trên đó hoạt động lý luận diễn ra. Điều kiện của hoạt động lý luận có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoạt động lý luận cả về nội dung và phương thức. Trong tất cả những điều kiện của hoạt độn2 lv luận thì điều kiện đầu tiên, căn bản nhất là chủ thế hoạt động phải được đáp ứng, thoả mãn những nhu cầu sinh sống tối thiểu, ức là họ phải có “ăn, ở, mặc và đi lại”. Hoạt động lý luận còn phải dựa trên nhũng tiền đề lý luận nhất định, đó là bản thân kết quả của hoạt động lý luận trong những giai đoạn lịch sử trước đó, chẳng hạn những khái niệm, những phạm trù, những lý thuyết đó có trong lịch sử. Chủ thể lý luận cần kế thừa một cách tích cực, có phê phán những tiền đề lý luận mới làm cho sản phẩm hoạt động lý luận của mình đạt trình độ cao, tương xứng với yêu cầu của thời đại.

Sản phẩm của hoạt động lý luận hay kết quả của hoạt động lý luận, là những học thuyết, quan niệm, tư duy, là năng lực tư duy nâng lên sau hoạt động, là quá trình kết tinh, chuyển hoá lý luận vào các lĩnh vực nhận thức khác v.v. Sản phẩm lý luận rất đa dạng. Tuỳ theo lĩnh vực và cấp độ hoạt động lý luận nhất định mà có những hình thức sản phẩm hoạt động lý luận tương ứng. Sản phẩm hoạt động lý luận có thế là chính con người, nhưng không phải là con người nói chung, mà là con người lý luận, con người tinh thần, tuy nhiên đây không phải là sản phẩm chỉ của hoạt động lý luận.

Hoạt động lý luận có thể là hoạt động của từng cá nhân, có thể là của tập thể, thậm chí của một tầng lóp, tập đoàn, cộng đồng xã hội nhất định.

Hoạt động lý luận bao gồm những quá trình diễn ra bên trong bộ óc chủ thể lý luận và những quá trình bên ngoài bao gồm những yếu tố và điều kiện bên ngoài (hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, hoạt động tố chức trong các cơ quan, viện nghiên cứu.). Sở dĩ phải phân biệt hai quá trình này là vì, quá trình diễn ra bên trong bộ óc được xem là quá trình bên trong cơ bản của hoạt động lý luận. Quá trình này trực tiếp đưa đến các kết quả là những học thuyết, quan điểm lý luận và nó diễn ra theo phương thức cá nhân, thông qua bộ não của những cá nhân nhất định.

Trong khi phê phán, chỉ ra những khuyết điểm của chủ nghĩa duy vật cũ, kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách, Mác đã chỉ ra khá rõ ràng và toàn diện những đặc trưng của thực tiễn. Theo ông, thực tiễn là một quan hệ chủ thể-khách thể, nó vừa là hoạt động khách quan, cảm tính, vừa có tính phê phán-cách mạng, đồng thời là thực chất của mọi đời sống xã hội. Trong Bút ký triết học, Lênin nhận định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà còn của tính hiện thực trực tiếp”. Kết họp những luận điểm, nhận định đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, có thể chỉ ra nhũng đặc trưng của thực tiễn như sau: a) Thực tiễn là hoạt động của con người, vì vậy nó là một quan hệ chủ thể – khách thể; b) Thực tiễn là hoạt động khách quan, cảm tính, hoạt động vật chất phổ biến. Thực tiễn phân biệt, đổi lập với hoạt động nhận thức, tinh thần, tức là những quá trình diễn ra thuần tuý trong bộ óc người, hoặc những hoạt động chủ yếu nhằm tạo ra và khẳng định những giá trị tinh thần. Sự phân biệt, đối lập với hoạt động lý luận, nhận thức của thực tiễn là ở tính vật chất phổ biến, xem như đặc trưng cơ bản nổi bật của nó. Tính vật chất của thực tiễn bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động, thể hiện rõ ở nhu cầu, mục đích cuối cùng, ở các phương tiện và đặc biệt ở sản phẩm cuối cùng mà nó tạo ra; c) Thực tiễn là hoạt động biến đổi (không phải chỉ là cải biến) hin thực; d) Thực tiễn là hoạt động căn bản, nền tảng của mọi hoạt động của con người và xã hội; e) Thực tiễn là hoạt động có tính xã hội và lịch sử.

Cần nhấn mạnh thêm là không nên nói thực tiễn là “hoạt động vật chất” thuần túy, bởi vì nói như vậy sẽ không phân biệt được hoạt động đặc thù của con người với hoạt động của con vật. Đối với con người thì không có hoạt động nào là hoạt động vật chất thuần tuý.

Ngay cả những hoạt động vật chất nhất, sinh vật nhất của con người cũng bao hàm quá trình có ý thức trong đó rồi. Cho nên, ở con người, thực tiễn cũng là hoạt động có ý thức. Nhưng để phân biệt thực tiễn với hoạt động lý luận, hoạt động tinh thần nói chung, cần chỉ ra đặc tính cơ bản của nó là tính vật chất phổ biến, tức là phải quan niệm thực tiễn với tư cách là hoạt động vật chất phổ biến.

Thực tiễn có tính khuynh hướng và tính khuynh hướng này thường do những lợi ích của những tập đoàn xã hội nhất định quy định. Vì vậy, thực tiễn có thể tiến bộ, cách mạng, nhưng cũng có thể bảo thủ, phản tiến bộ, phản cách mạng; thực tiễn có thể mang tính chất nhân đạo, nhân văn chủ nghĩa, cũng có thể mang tính chất vô nhân đạo, phi nhân văn, phi nhân tính v.v.

Phân chia theo lĩnh vực hoạt động, có các hình thức thực tiễn là sản xuất vật chất, hoạt động xã hội hiện thực, thực nghiệm khoa học. Nhưng cũng có thể nói, có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động hiện thực của con người thì có chừng ấy hình thức tồn tại của thực tiễn. Các hình thức hoạt động thực tiễn quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sản xuất vật chất, suy đến cùng là lĩnh vực hoạt động nền tảng, có vai trò quyết định đến hoạt động trên các lĩnh vực khác.

3. Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn

Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn có thể được xem xét từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau.

3.1. Mối liên hệ vừa thống nhất vừa đối lập giữa lý luận và thực tiễn

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: a) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thể hiện ra là mối liên hệ không thể tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận nảy sinh từ thực tiễn, thực tiễn quy định nội dung lý luận, lý luận hình thành, phát triển là vì mục đích thực tiễn. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thể hiện ra là tính tương thích, tương ứng giữa chúng. Thực tiễn bao giờ cũng là thực tiễn có những lý luận của nó và lý luận bao giờ cũng là của thực tiễn nhất định. Không có thực tiễn của mọi lý luận, cũng như không có lý luận cho mọi thực tiễn; c) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng có nghĩa là đồng nhất giữa thực tiễn và lý luận, đó là sự chuyển hoá lý luận thành thực tiễn, áp dụng lý luận thành công trong thực tiễn, là sự phù họp của lý luận với thực tiễn. Đồng nhất giữa lý luận và thực tiễn còn thể hiện ở chỗ lý luận như một thành tố, một quá trình, một sản phẩm tất yếu của thực tiễn.

Quan niệm về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có nội dung cơ bản là về sự phù hợp của lý luận với thực tiễn. Nhung sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là thống nhất trong khác biệt, đối lập.

Sự đối lập giữa lý luận và thực tiễn: a) Với tư cách là hai mặt của thể thống nhất, lý luận và thực tiễn đối lập với nhau với tư cách là đối lập của cái phản ánh, cái sản phẩm với cái được phản ánh, cái nguồn gốc, cái cơ sở; b) Chúng còn biểu hiện sự đối lập giữa cái bị quy định và cái quy định; c) Đối lập của lý luận với thực tiễn còn thể hiện ở sự lạc hậu của lý luận so với thực tiễn hoặc ngược lại, hoặc đối lập với tư cách sự sai lầm của lý luận so với thực tiễn và ngược lại.

“Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình, Sự tranh cãi về tính hiện thực hay không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là vấn đề kinh viện thuần tuý“. Trong luận điểm triết học nổi tiếng này Mác bàn trực tiếp đến tư duy nói chung, trong đó bao hàm cả lý luận và ông chỉ rõ vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận, ông chỉ ra rằng muốn biết “tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan không”, rằng “sự tranh cãi về tính hiện thực hay không hiện thực của tư duy”, “hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà ỉà một vấn đề thực tiễn“. Điều đó có nghĩa là muốn đạt đến chân lý khách quan, muốn làm cho tư duy con người có tính hiện thực, thì phải thấy được mối liên hệ chặt chẽ của tư duy với thực tiễn, phải căn cứ vào thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở. Bởi vì, “chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý, tính hiện thực, sức mạnh của tư duy của mình”. Như vậy, ở đây thực tiễn được chỉ ra không chỉ với nghĩa là cơ sở nói chung của nhận thức, lý luận, mà còn ở chỗ là cơ sở cho tính hiện thực, sức mạnh, tính chân lý của tư duy, lý luận, nghĩa là cho cả cái con đường, nguyên tắc để tư duy đạt đến chân lý, đạt được tính hiện thực, sức mạnh của nó.

Lênin khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Luận điểm của Lênin không trực tiếp nói rằng thực tiễn là cơ sở của hoạt động lý luận, mà nói về vị trí, vai trò của quan điểm về đời sống, quan điểm về thực tiễn trong lý luận nhận thức, cụ thể là nói về mặt phương pháp luận của lý luận nhận thức. Song việc khẳng định vị trí, vai trò của quan điểm đó đã chứng tỏ vai trò quan trọng quyết định của thực tiễn đối với nhận thức nói chung và lý luận nói riêng.

Cần thấy rằng trong khi trình bày quan niệm về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chúng đã bao hàm quan niệm về vai trò của thực tiễn đối với lý luận. Tuy vậy, không thể đồng nhất hoàn toàn mối liên hệ giữa thực tiễn và lý luận với mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức nói chung. Trái lại, điều quan trọng, cần thiết ở đây là phải làm rõ tính đặc thù của mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận (lý luận và thực tiễn).

Về vai trò của lý luận đối với thực tiễn

Do tính phổ biến, lý luận có thể dẫn đường cho các giai cấp, thậm chí toàn xã hội trong hoạt động, nhưng điều đó có thể diễn ra với hai khuynh hướng, xu hướng, hai khả năng khác nhau. Nếu lý luận tiến bộ, cách mạng, nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất (khi nó “thâm nhập vào quần chúng”), và như thế nó sẽ góp phần làm nên những thay đổi tích cực, kỳ diệu đối với đời sổng xã hội. Nhưng khi lý luận bảo thủ, lạc hậu nó có thể trở thành sức kìm hãm xã hội rất lớn và trên diện rộng, nó có thể làm tê liệt về tinh thần cả một tập đoàn, giai cấp, xã hội, làm cho cả tập đoàn, giai cấp, xã hội bế tắc, mất phương hướng.

Vai trò hết sức quan trọng của lý luận là khẳng định tính chủ thể của con người. Chỉ khi con người nắm bắt được bản chất, quy luật của đối tượng mới có thể chi phối đối tượng, do đó mới có thể khẳng định tính chủ thể của mình. Cho nên, con người cần phải có lý luận trong hoạt động. Mỗi cấp độ của lý luận khẳng định tính chủ thể con người một cách khác nhau. Lý luận của khoa học cụ thể khẳng định tính chủ thế của nhà khoa học, lý luận chung của một lĩnh vực khẳng định chủ thế cộng đồng nhà khoa học, lý luận ở cấp độ cao, cấp độ 2 khẳng định tính chủ thể của giai cấp, cộng đồng xã hội.

Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn không phải là mối liên hệ của hai quá trình độc lập với nhau được kết họp lại với nhau theo một cách thức nào đó, mà trái lại, có cơ sở, căn cứ của chúng. Cơ sở, căn cứ ấy chính là bản thân thực tiễn. Rõ ràng là chỉ có trong thực tiễn con người mới sản sinh ra nhận thức, lý luận của mình và sự ra đời của nhận thức, lý luận là do yêu cầu tất yếu của thực tiễn, đó là thực tiễn cần phải được nhận thức, được ý thức (“ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức”- Mác). Như vậy, lý luận (hay ý thức nói chung) trở thành một yếu tố, vòng khâu (mắt xích) của thực tiễn.

Hoán Vị Gen Có Ý Nghĩa Gì Trong Thực Tiễn.

Bài 18: Bài tập chương II

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao:

Hãy chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:

Câu hỏi 6 (trang 75 – Sinh học 12 nâng cao): Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.

B. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập.

C. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.

D. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp.

Lời giải:

Đáp án A.

Xem tiếp các bài Giải bài tập Sinh học lớp 12 nâng cao khác:

Bài 1 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau đây: a. P : Chó lông ngắn × chó lông dài b. P : Chó lông ngắn × chó lông ngắn

Bài 3 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Màu lông gà do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình như thế nào? Cho biết lông trắng do gen lặn quy định.

Bài 4 trang 73 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường. a. Mẹ và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? b. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra đều mắt đen?

Bài 7 trang 73-74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái.a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.b. Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

Bài 8 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a- chân cao, BB- lông đen, Bb- lông đốm (trắng đen), bb- lông trắng. Cho biết các gen quy định chiều cao chân và màu lông phân li độc lập. a. Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với gà chân cao, lông đen được F1. Cho gà F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?b. Xác định kết quả phép lai giữa gà F1 và gà chân cao, lông trắng.

Bài 9 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a – quả vàng; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và quả màu vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 1604 cây, trong đó có 901 cây quả đỏ, tròn. a. Màu sắc và hình dạng quả cà chua bị chi phối bởi quy luật di truyền nào? b. Cho cây F1 lai phân tích, xác định kết quả của phép lai.

Bài 10 trang 74 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài, gen v – cánh cụt; gen B quy định thân xám, gen b – thân đen. Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào?

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sự di truyền chéo của tính trạng liên kết giới tính rõ nhất là

Bài tập trắc nghiệm trang 74-75 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào?

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

bai-18-bai-tap-chuong-2.jsp