Top 12 # Ý Nghĩa Khoa Học Của Tài Liệu Lưu Trữ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Tổ Chức Khoa Học Tài Liệu Lưu Trữ Của Tạp Chí Cộng Sản

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA TẠP CHÍ CỘNG SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lưu trữ học

Hà Nội -2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA TẠP CHÍ CỘNG SẢN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học Mã số: 60 32 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lệ Nhung

Hà Nội -2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Lan

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng , Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo Ban Biên tập, lãnh đạo Văn phòng Tạp chí Cộng sản, các đồng nghiệp trong Văn phòng, cũng như các cán bộ, công chức của Tạp chí Cộng sản. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Lệ Nhung đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tôi, còn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước; tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đề tài và trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC

MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 4 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………….. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ……………………………………………………….. 6 3. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………………. 6 4. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………. 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………. 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………………. 7 7. Các nguồn tƣ liệu tham khảo …………………………………………………………… 8 8. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………………………….. 8 9. Đóng góp của đề tài ……………………………………………………………………….. 10 10. Bố cục của đề tài ………………………………………………………………………….. 11 Chƣơng 1:…………………………………………………………………………………………. 12 TỔNG QUAN VỀ TẠP CHÍ CỘNG SẢN VÀ PHÔNG LƢU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN ………………………………………………………………………………. 12 1.1 Khái quát về Tạp chí Cộng sản …………………………………………………….. 12 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tạp chí Cộng sản ……………. 12 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Cộng sản ………… 15 1.2 Giới thiệu Phông lƣu trữ và tài liệu lƣu trữ của Tạp chí Cộng sản … 20 1.2.1 Cơ sở xác định Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản ………………………….. 20 1.2.2 Thành phần và nội dung tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản 21 1.2.3 Ý nghĩa của tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản …………………… 25

1

Chương 2 THỰC TRẠNG TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN ……………………………….. 31 2.1 Thực trạng tổ chức tài liệu Phông lƣu trữ Tạp chí Cộng sản …………. 31 2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác lưu trữ ………………….. 31 2.1.2 Thực trạng tài liệu trong kho lưu trữ của Tạp chí Cộng sản …………. 33 2.1.3 Công tác nghiệp vụ của cán bộ lưu trữ Tạp chí Cộng sản …………….. 34 2.1.4. Việc ban hành các văn bản về công tác lưu trữ …………………………… 40 2.2 Sự cần thiết của việc tổ chức khoa học tài liệu Phông Lƣu trữ Tạp chí Cộng sản …………………………………………………………………………………………… 42 2.2.1 Tổ chức khoa học tài liệu giúp cho việc quản lý hiệu quả tài liệu thuộc Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản ……………………………………………….. 42 2.2.2. Tổ chức khoa học tài liệu giúp phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ . 42 2.2.3. Tổ chức khoa học tài liệu giúp bảo quản an toàn, chặt chẽ, giữ gìn bí mật, không để mất mát và thất lạc tài liệu ……………………………………………. 43 2.2.4. Tổ chức khoa học giúp cho ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ được thuận lợi…………………………………………………………………… 44 2.3 Nhận xét, đánh giá……………………………………………………………………….. 44 2.3.1 Nguyên nhân chủ quan ……………………………………………………………… 45 2.3.2 Nguyên nhân khách quan ………………………………………………………….. 48 Chƣơng 3 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH VÀ PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC . 51 KHOA HỌC TÀI LIỆU PHÔNG LƢU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN … 51 3.1 Quy trình, phƣơng pháp tổ chức khoa học tài liệu Phông Lƣu trữ Tạp chí Cộng sản ……………………………………………………………………………………… 51 3.1.1 Quy trình tiến hành ……………………………………………………………………. 51 3.1.2. Phương pháp tổ chức khoa học tài liệu ………………………………………. 52 3.2 Một số kiến nghị và các giải pháp…………………………………………………. 78 2

3.2.1 Đối với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng ……………………… 78 3.2.2 Đối với Tạp chí Cộng sản …………………………………………………………… 79 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….. 84 PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………. 89

3

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài Cách đây hơn 80 năm, Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8-2-1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định xuất bản một tạp chí lý luận chung cho toàn Đảng. Thực hiện quyết định đó, Tạp chí Đỏ, mà người sáng lập và chủ biên đầu tiên là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ra số1 ngày 5-8-1930(1). Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là tờ tạp chí lý luận và chính trị duy nhất của Trung ương Đảng. Từ năm 1930 đến năm 1954, vì điều kiện lịch sử lúc đó nên Tạp chí Cộng sản chưa có Ban Biên tập chuyên trách, phụ trách Tạp chí trực tiếp thường là Tổng Bí thư, cho đến nay, qua các thế hệ, từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Đào Duy Tùng đều đã từng làm tổng biên tập nhiều năm tại Tạp chí Cộng sản và trở thành những nhà lãnh đạo cấp cao trong hệ thống Đảng và Nhà nước; qua đó các thế hệ lãnh đạo của Tạp chí đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong suốt quá trình lịch sử cùng với sự phát triển của Tạp chí Cộng sản. Theo Quyết định số 108-QĐ/TW, ngày 21-11-2007, của Bộ Chính trị: Tạp chí Cộng sản là đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ như trên, trong quá trình hoạt động hơn 85 năm qua Tạp chí Cộng sản đã sản sinh ra một khối lượng lớn tài liệu, giấy tờ, văn bản, tạp chí với những loại hình khác nhau như giấy, phim, ảnh, ghi âm, điện tử đều mang những giá trị lớn về sử liệu, tư liệu và tài liệu lưu trữ, nó thể (1) Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng lưu giữ Tạp chí Đỏ số 1 (ra ngày 5-8-1930).

4

hiện và phản ánh giá trị, tư tưởng và đường hướng hoạt động của Cách mạng Việt Nam từ lúc còn sơ khai đến khi trưởng thành và tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mang ý nghĩa sử liệu về một thời gian cống hiến cho báo chí của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta. Trên thực tế, ngày nay, lãnh đạo Tạp chí Cộng sản thường quan tâm nhiều hơn đến chất lượng bài viết, đến nghiên cứu khoa học, đến hoạt động đang diễn ra chứ chưa thật coi trọng và quan tâm đầu tư đúng mức đến việc quản lý tài liệu lưu trữ. Khối tài liệu này là bộ phận cấu thành nên Phông Lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam. Là một Ban trực thuộc Ban Bí thư, nhưng Tạp chí khác với những Ban khác của Đảng, Tạp chí có tính đặc thù riêng là một cơ quan báo chí, nguồn tài liệu hình thành qua hoạt động của Tạp chí chính là các ấn phẩm tạp chí, các bản bông, bài viết đăng trên tạp chí và các văn bản hành chính; tài liệu lưu trữ của Tạp chí để phục vụ cho các nhà nghiên cứu lý luận chính trị về đường lối cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử, về lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nội dung của Tạp chí làm rõ hơn đường lối chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đấu tranh với các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch; về quá trình hoạt động của cá nhân các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; về những thành quả của Tạp chí Công sản đã đóng góp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; để biên tập viên nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận viết bài; để lãnh đạo quản lý hoạt động của Tạp chí v.v. Tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản đa hình, đa dạng nhưng việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ còn nhiều bất cập, công tác lưu trữ chưa được văn bản hóa để quản lý chặt chẽ, thống nhất, chuyên nghiệp; đây cũng là một kẽ hở để có thể tài liệu bị thất thoát từ cơ sở. Nếu tổ chức khoa học tài liệu bằng nghiệp vụ, chuyên môn không tốt thì Tạp chí sẽ mất đi một khoảng thời gian diễn biến tư tưởng của Đảng, thành tựu của Tạp chí cũng như tài liệu của 5

Phông Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, với cương vị một người làm công tác quản lý, làm nghiệp vụ lưu trữ, tôi lựa chọn đề tài : “Tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ của Tạp chí Cộng sản” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, góp phần quản lý chặt chẽ tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của Tạp chí Cộng sản, để thu thập bổ sung những tài liệu có giá trị lịch sử vào Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; Góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách quản lý của một số cơ quan báo chí nói chung và Tạp chí Cộng sản nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong đời sống xã hội, công tác lưu trữ có một vị trí quan trọng, nó phục vụ cho mọi nhu cầu công tác của các cơ quan Nhà nước; tổ chức xã hội, và những nhu cầu chính đáng khác; cần thiết cho mọi hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa giáo dục, xã hội, khoa học, kỹ thuật. Lưu trữ là một ngành khoa học, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ là nhằm bảo quản toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ Quốc gia, vì vậy, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản; đề xuất phương án tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, nhằm quản lý tốt tài liệu, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Tạp chí Cộng sản; cách tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ phục vụ cho hoạt động quản lý, hoạt động nghiệp vụ và nguồn tài liệu bổ sung vào Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam

6

4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian từ 1996 trở lại đây. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề: – Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển, vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm chức năng của Tạp chí Cộng sản trong hệ thống các cơ quan Đảng Trung ương. – Khảo sát thực trạng việc tổ chức khoa học tài liệu tại Tạp chí Cộng sản, ưu điểm và hạn chế. – Tìm hiểu những quy định của Đảng, Nhà nước về việc quản lý, thực hiện các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học nói chung và điểm riêng biệt có trong Tạp chí. – Đề xuất những biện pháp tổ chức khoa học tài liệu của Tạp chí Cộng sản. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp áp dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể của luận văn như sau: – Phương pháp khảo sát thực tế được tiến hành với khối tài liệu cụ thể hiện có tại kho lưu trữ Tạp chí Cộng sản từ năm 1996 đến 2014; nguồn tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Tạp chí, phân biệt 2 khối tài liệu hành chính và tài liệu đặc thù của cơ quan báo chí là các ấn phẩm, bài viết của tác giả – Phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng cho cả nội dung của bản luận văn trên cơ sở đánh giá, phân tích các vấn đề cụ thể và thực tế hiện 7

Tạp chí Cộng sản là một Ban của Đảng, có đặc thù riêng là cơ quan báo chí, đặc điểm của nó là sản sinh ra nhiều loại hình tài liệu khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu lý luận và chính trị của Trung ương Đảng. Qua tìm hiểu, thì vấn đề tổ chức khoa học tài liệu của tạp chí lý luận và chính trị của Trung ương Đảng chưa có đề tài nào nghiên cứu. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các nghiệp vụ cơ bản của công tác lưu trữ cũng như công tác tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nói chung được trình bày ở cuốn “Công tác lưu trữ Việt Nam” (NXB Khoa học xã hội, 1987), “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm do NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp phát hành 1990, sách chuyên khảo “Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan” của tác giả Dương Văn Khảm do NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 1998; “Về thời hạn và nơi bảo quản hồ sơ nhân sự trong các cơ quan Nhà nước” của tác giả Nguyễn Văn Hàm- đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về xác định giá trị tài liệu của Cục Lưu trữ Nhà nước phát hành năm 1994… Ngoài các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Văn thư – Lưu trữ Việt Nam, còn có những đề tài đề cập đến vấn đề tổ chức khoa học tài liệu giấy ở các Ban của Đảng như: Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức khoa học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” của Đỗ Thị Huấn; “Tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu phông lưu trữ Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” của Nguyễn Thị Út Trang; đề tài nghiên cứu về các cơ quan báo chí thì có: “Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội” của Hà Thị Tú Anh nhưng vấn đề về tổ chức khoa học tài liệu của tạp chí lý luận và chính trị duy nhất của Đảng thì chưa được đề cập đến.

9

Nhìn chung, các công trình nói trên đã nêu lên được tầm quan trọng, thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khoa học tài liệu phù hợp với các đối tượng tác giả nghiên cứu. Vì vậy với đề tài này, tác giả đã kế thừa ở những đề tài nghiên cứu khoa học đi trước về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, khảo sát và xây dựng kết cấu nội dung luận văn nhưng không trùng lặp. 9. Đóng góp của đề tài – Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn quản lý nghiệp vụ công tác lưu trữ nói chung và công tác quản lý nghiệp vụ lưu trữ ở các cơ quan Đảng nói riêng, cụ thể là Tạp chí Cộng sản. Trong luận văn, tác giả giới thiệu thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu trong giai đoạn lịch sử và việc cần thiết phải tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và sử dụng tài liệu. – Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giải quyết một số tồn tại hiện nay trong công tác quản lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Tạp chí Cộng sản, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý khoa học và hiệu quả sử dụng tài liệu, đồng thời Đề tài cũng là một nguồn tài liệu tham khảo để cơ quan nhận thức rõ ràng hơn ý nghĩa của nhiệm vụ này và quan tâm chỉ đạo cũng như đầu tư thỏa đáng cho công tác lưu trữ của Tạp chí Cộng sản. Từ những nghiên cứu đó, luận văn nêu trình tự tiến hành và phương pháp tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, giúp cho công tác phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn di sản văn hóa quý báu và đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý hoạch định, xây dựng hệ thống quản lý công tác lưu trữ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

10

10. Bố cục của đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Tạp chí Cộng sản và Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản; Chương 2: Thực trạng tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản và sự cần thiết của việc tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản; Chương 3: Trình tự tiến hành và phương pháp tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, song do còn nhiều hạn chế của bản thân nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn, đó cũng là mong muốn lớn nhất của tác giả khi quyết định lựa chọn đề tài này. Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2015 Học viên

Nguyễn Quỳnh Lan

11

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TẠP CHÍ CỘNG SẢN VÀ PHÔNG LƢU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN 1.1 Khái quát về Tạp chí Cộng sản 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tạp chí Cộng sản Là một cơ quan lý luận và chính trị của Ban chấp hành Trung ương, ra đời cùng với thời kỳ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản đã có vị trị nhất định trong lịch sử của Đảng và của đất nước; Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết “Đảng ta luôn coi trọng công tác lý luận, ngay từ khi mới thành lập, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, Đảng ta đã xuất bản tạp chí lý luận. Quá trình hoạt động của Tạp chí gắn liền với quá trình đấu tranh và trưởng thành của Đảng. Trong mọi thời kỳ, Tạp chí đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc cách mạng”. Cách đây 85 năm, Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 6-1đến ngày 72-1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định xuất bản một tạp chí lý luận chung cho toàn Đảng và ba tờ báo tuyên truyền ở ba xứ. Thực hiện quyết định đó, Tạp chí Đỏ, mà người sáng lập là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ra số 1 ngày 5-8-1930. Từ đó đến nay, qua các giai đoạn cách mạng, các tạp chí Đảng đã nối tiếp nhau ra mắt bạn đọc. Từ năm 1930 đến 1945, sau Tạp chí Đỏ là Tạp chí Cộng sản (1931), Tạp chí Bônsơvic, rồi đến Tạp chí Cộng sản (1941) và Tạp chí Cộng sản (1943). Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tạp chí có tên là Sinh hoạt nội bộ và Tạp chí Cộng sản (1950). Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Tạp chí Học tập ra đời tháng 12-1955 và xuất bản đều kỳ hằng tháng. Từ ngày 5-1-1977, Tạp chí Học tập được đổi tên là Tạp chí Cộng sản. Ở miền Nam, trong công cuộc kháng chiến chống thực dân 12

Pháp, Trung ương cục miền Nam đã xuất bản Tạp chí Nghiên cứu và trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã xuất bản Tạp chí Tiền phong. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII về công tác của Tạp chí Cộng sản trong giai đoạn mới, Bộ Biên tập Tạp chí đã phát hành thử nghiệm Tạp chí Cộng sản điện tử trên mạng in-tơ-net và phát hành chính thức ngày 32-2003. Là “cánh tay nối dài” của Tạp chí Cộng sản (bản in), Tạp chí Cộng sản điện tử có nhiệm vụ tuyên truyền có định hướng những vấn đề lý luận chính trị trong nước và quốc tế, tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, mở rộng thông tin đối ngoại, giới thiệu về đất nước, con người, truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết và tình cảm của bạn bè quốc tế đối với đất nước và con người Việt Nam. Tạp chí Cộng sản điện tử còn có nhiệm vụ đấu tranh chống lại những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Để đáp ứng yêu cầu của công tác tư tưởng và lý luận trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, trong điều kiện bùng nổ thông tin, trình độ dân trí ngày càng cao, đòi hỏi của bạn đọc ngày càng lớn, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, Tạp chí đã có những bước mở rộng các ấn phẩm như sau: Từ tháng 1-2007, Tạp chí Cộng sản – Chuyên đề cơ sở Bám sát tôn chỉ, mục đích và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng, đáp ứng yêu cầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trước hết ở cơ sở và các cấp ủy, chính quyền các cấp từ cơ sở tới tỉnh, thành phố, Tạp chí tập trung cung cấp các tư liệu, thông tin lý luận, chính trị, hướng dẫn hướng dẫn giải thích, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở và cấp trên trực tiếp của cơ sở, một cách dễ hiểu, dễ làm, dễ sơ kết, tổng kết thành kinh nghiệm, mô hình, dễ phổ biến và dễ nhân rộng thành phong trào. Mặt khác, Tạp chí là diễn đàn để cơ sở bày tỏ 13

14

nghiệm hay trên các phương diện của đời sống kinh tế – xã hội, nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu phản động. Từ khi xuất bản tạp chí đến nay đã 85 năm, trong đó có 60 năm tạp chí Đảng được xuất bản liên tục đều kỳ. Tuy tên gọi của Tạp chí có lúc khác nhau, trong đó tên Tạp chí Cộng sản được dùng đến năm lần, nhưng xét về mặt nội dung, Tạp chí luôn luôn là tạp chí lý luận và chính trị của Đảng. Và qua những chặng đường phát triển, Tạp chí Cộng sản đã không ngừng trưởng thành, và đã có những đóng góp tích cực vào việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, vào công tác giáo dục chính trị – tư tưởng, giáo dục lý luận của Đảng. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Cộng sản Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản thời kỳ từ 1930 đến 1945, phải hoạt động bí mật. Mọi công việc có quan hệ đến việc xuất bản tạp chí, từ biên tập đến in ấn, phát hành… đều phải tổ chức hết sức đơn giản, gọn nhẹ cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm lúc bấy giờ. Lúc ấy chưa có Bộ Biên tập chuyên trách, chưa có tổng biên tập. Người phụ trách tạp chí thường là Tổng Bí thư. Một số đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương cùng một số đồng chí khác kiêm nhiệm việc biên tập. Sau khi Đảng ta lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền chưa bao lâu, thì lại phải lo kháng chiến chống Pháp xâm lược, cho nên việc xuất bản tạp chí của Đảng cũng gặp khó khăn. Từ năm 1955, trong Nghị quyết của kỳ họp Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nêu “về mặt tư tưởng… ra Tạp chí học tập của Trung ương để giúp vào việc nghiên cứu chính sách và giáo dục tư tưởng, bước đầu xây dựng công tác lý luận của Đảng”; Tạp chí Cộng sản bắt đầu ra đều kỳ ấn phẩm và từ đó đến nay đã có 3 lần thay đổi, bổ sung về Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản; 15

Quyết định bổ sung về Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản số 109-QĐ/TW ngày 28/06/2012 của Ban Chấp hành Trung ương như sau: Chức năng: Tạp chí Cộng sản là cơ quan ngôn luận chính trị của Trung ương Đảng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương; là đơn vị hành chính sự nghiệp; Nhiệm vụ: – Bằng những lý luận từ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào lý luận thực tiễn, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào công tác quản lý, xây dựng và bảo vệ đất nước. – Đấu tranh với những tư tưởng sai trái, chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; – Nghiên cứu khoa học giữa lý luận chính trị và thực tiễn, làm rõ các vấn đề lý luận chính trị trong các mặt của đời sống như văn hóa, kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh v.v. – Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đảng cộng sản trên thế giới, nghiên cứu và nắm bắt các tư tưởng của các đảng phái các nước, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản Tạp chí Cộng sản được tố chức thành Bộ Biên tập, có cơ cấu tổ chức như sau : 1- Ban Biên tập Cơ quan lãnh đạo, quản lý Tạp chí gồm: Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập và Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản. 2- Các vụ, các ban chuyên môn về biên tập gồm Ban Chính trị, Ban Xây dựng Đảng, Ban Kinh tế, Ban Văn hoá – Xã hội, Ban Quốc tế, Ban Tạp 16

Xây Dựng Luật Lưu Trữ Để Phát Huy Tác Dụng Của Tài Liệu Lưu Trữ Đối Với Đời Sống

1.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ, phông lưu trữ, phông lưu trữ nhà nước.

1.1. Khái niệm, đặc điểm  

          “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị được bảo quản trong các kho, Viện lưu trữ”. Tài liệu lưu trữ là tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có ý nghĩa chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác được đưa vào bảo quản trong các kho, viện lưu trữ phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người và xã hội. Tài liệu lưu trữ là kết quả hoạt động của một pháp nhân cụ thể. Phần lớn tài liệu lưu trữ có nguồn gốc là tài liệu văn thư, nhưng không phải tất cả tài liệu văn thư đều trở thành tài liệu lưu trữ, mà chỉ gồm những tài liệu có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, lịch sử. Hay nói một cách khác, tài liệu lưu trữ là những tài liệu được bảo quản trong các kho, viện lưu trữ theo các yêu cầu, mục đích, đặc điểm, đặc thù và các nguyên tắc tổ chức bảo quản và khai thác sử dụng nhất định. Đặc điểm chung nhất của tài liệu lưu trữ là chứa đựng các thông tin quá khứ (past information) về các sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử, những thành quả lao động sáng tạo của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử, những hoạt động của một Nhà nước, một tổ chức xã hội, một cơ quan, đơn vị hay một nhân vật tiêu biểu trong quá trình tồn tại vv..

Tài liệu lưu trữ là bản gốc, bản chính của văn bản. Nói theo ngôn ngữ thông tin, đó là những tài liệu chứa đựng thông tin cấp I, chúng mang những bằng chứng thể hiện độ chân thực và chính xác cao như bút tích của tác giả, chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan, ngày tháng và địa danh làm ra tài liệu. Nghiên cứu, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là được tiếp cận dần đến chân lý, tiếp cận gần tới sự thật lịch sử.

Tài liệu lưu trữ do Nhà nước thống nhất quản lý, được bảo quản và tổ chức sử dụng theo những quy định chặt chẽ và các nguyên tắc khoa học nghiệp vụ nhất định. Tài liệu lưu trữ không phải là hàng hoá để trao đổi, mua bán hoặc sử dụng một cách tuỳ tiện. Nhưng bản thân tài liệu lưu trữ và các thông tin tài liệu  lưu trữ trên thực tế chỉ có giá trị khi chúng được đưa vào khai thác, sử dụng. Và như một quy luật, việc khai thác sử dụng chúng càng nhiều, quay vòng càng nhanh thì giá trị của chúng càng tăng, càng trở nên hữu ích đối với con người và xã hội.

Căn cứ vào nội dung và đặc điểm kỹ thuật, có thể chia tài liệu lưu trữ làm 4 loại: tài liệu hành chính; tài liệu khoa học kỹ thuật; tài liệu ảnh, phim điện ảnh, ghi âm và tài liệu điện tử, tài liệu kỹ thuật số.

Tổng hợp các tài liệu lưu trữ có mối liên hệ hữu cơ, logic và lịch sử tạo thành phông lưu trữ. Phông lưu trữ là “Phông tài liệu hoặc một phần của phông tài liệu được tiếp nhận để Nhà nước bảo quản hoặc là tổ hợp riêng biệt các tài liệu có mối liên hệ hữu cơ, logic và lịch sử, được thành lập trong kho, viện lưu trữ. Phông lưu trữ là đơn vị phân loại, thống kê tài liệu lưu trữ của phông lưu trữ nhà nước”[2] Phông lưu trữ là cơ sở để tổ chức khoa học bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ. Không xé lẻ tài liệu lưu trữ và tổ chức tài liệu lưu trữ theo phông là nguyên tắc khoa học trong tổ chức, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ. Phông lưu trữ bao giờ cũng có lịch sử đơn vị hình thành phông (lịch sử cơ quan, tổ chức, cá nhân sản sinh ra tài liệu) và lịch sử phông tài liệu. “Phông lưu trữ nhà nước là tổng hợp (hay tổ hợp) những tài liệu có giá trị (có ý nghĩa) chính trị, khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội là sở hữu của Nhà nước, thuộc diện đăng ký thống kê tập trung và được Nhà nước bảo quản trong các kho (viện) lưu trữ nhà nước”[3]. Theo Từ điển Thuật ngữ lưu trữ của Hội đồng Lưu trữ quốc tế năm 1988, “Phông lưu trữ nhà nước là toàn bộ (tổng số) các tài liệu có ý nghĩa chính trị, khoa học, kinh tế, xã hội và văn hóa thuộc sở hữu Nhà nước, chịu sự đăng ký tập trung và được bảo quản trong các kho lưu trữ” (State Archival fond – The Totality of Political, Scientific, Economic, Social or cultural significance belonging to the state and subject to central registration and preservation in the Archives)[4].  

Như vậy, có thể định nghĩa “Phông lưu trữ nhà nước Việt Nam là toàn bộ tài liệu có ý nghĩa (có giá trị) chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, thuộc sở hữu nhà nước, được Nhà nước đăng ký, thống kế tập trung và bảo quản trong hệ thống các trung tâm (các viện) lưu trữ nhà nước. Phông lưu trữ nhà nước là cơ sở để tổ chức mạng lưới, hệ thống các trung tâm, (các viện) lưu trữ nhà nước”.

1.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ

Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và các ý nghĩa khác. Ý nghĩa chính trị của tài liệu thể hiện ở chỗ, nó được sử dụng như một vũ khí, một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp, của đảng cầm quyền. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, bất kỳ quốc gia nào, các giai cấp và đảng cầm quyền đều có ý thức bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Lịch sử nước ta cho thấy, chính thực dân Pháp trước đây đã sử dụng nhiều tài liệu lưu trữ để phục vụ cho việc thống trị, đàn áp phong trào cách mạng và vơ vét tài nguyên phong phú của nước ta. Với ý đồ chính trị sâu xa, khi thất bại buộc phải rút về nước, chúng đã mang theo nhiều tài liệu quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” (bản tiếng Pháp in năm 1925 tại Paris) đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu, trong đó có những tài liệu lưu trữ đã được đăng công khai trên báo chí chính giới Pháp và những tài liệu do chính người Pháp công bố. Bằng những “tài liệu lưu trữ biết nói”, những số liệu cụ thể, những bằng chứng không thể chối cãi được, tác phẩm này đã trở thành một bản cáo trạng giáng một đòn chí mạng vào chủ nghĩa thực dân Pháp, góp phần thức tỉnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức ở nước ta và các nước thuộc địa khác đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ý nghĩa chính trị của tài liệu lưu trữ ở chỗ nó có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia, nó là di sản của dân tộc có giá trị đặc biệt đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Không phải ngẫu nhiên, ngay sau khi đất nước ta giành được độc lập, ngày 03/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C/VP quy định “Cấm không được hủy công văn, tài liệu có giá trị về phương diện kiến thiết quốc gia”.

Tài liệu lưu trữ còn là bằng chứng, là phương tiện cực kỳ quan trọng trong đấu tranh chính trị – ngoại giao, đấu tranh bảo vệ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. Nhiều tài liệu quan trọng của Nhà nước đã được đưa ra để tố cáo âm mưu của bọn đế quốc và phản động. Một số tài liệu lưu trữ còn được sử dụng để biên soạn cuốn sách trắng của Bộ Ngoại giao nước ta về chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc, nó phản ánh những thành quả lao động sáng tạo về vật chất, tinh thần, những nhận thức về xã hội và tự nhiên của dân tộc ta qua các giai đoạn lịch sử. Đó là chứng tích về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là tấm gương phản ánh về trình độ văn hóa của dân tộc ta. Di sản này có vai trò to lớn trong phát triển chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa nghệ thuật của nước ta trong lịch sử. Đồng thời có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, nhiều tài liệu phông lưu trữ nhà nước Việt Nam không chỉ là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là di sản văn hóa thế giới. Chẳng hạn như tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, 82 Bia Tiến sĩ ở Quốc Tử giám (Hà Nội) đã được công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới (Memory of the world). Ngày nay, Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đánh giá trình độ phát triển văn hóa của một quốc gia, dân tộc căn cứ vào số lượng đầu sách quốc gia mà dân tộc đó viết ra và đã được công bố, số lượng và niên đại các tài liệu lưu trữ của quốc gia mà dân tộc đó còn lưu lại được cho dân tộc mình và cho nhân loại. Chính tổ chức UNESCO đã đưa ra chương trình Ký ức thế giới, quan niệm “Ký ức thế giới là những hồi ức của các dân tộc trên thế giới được chọn lọc và ghi lại bằng tư liệu. Những di sản, tư liệu này đại diện cho một bộ phận lớn di sản văn hóa thế giới. Ký ức thế giới ghi lại sự phát triển về tư tưởng, những khám phá về thành tựu của xã hội loài người. Đó là di sản của quá khứ để lại cho thế giới trong hiện tại và tương lai”. Chương trình Ký ức thế giới ra đời nhằm mục đích bảo vệ các tài liệu lưu trữ được công nhận là di sản tư liệu, di sản văn hóa thế giới. Không thể không thừa nhận ý nghĩa văn hóa của các tài liệu lưu trữ. 

Tài liệu lưu trữ còn có ý nghĩa khoa học quan trọng. Chúng ta đều biết, không một phát minh khoa học nào lại chỉ là sản phẩm lao động của một người hoặc thậm chí một thế hệ. Niu-tơn đã diễn đạt tư tưởng này một cách sinh động “nếu tôi nhìn xa hơn người khác một phần nào đó là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”. Các Mác trong bộ Tư bản cũng khẳng định, “mọi công trình khoa học, mọi phát minh, sáng chế nào cũng đều là lao động nói chung, nó tùy thuộc một phần bởi việc sử dụng lao động của những người đi trước”. Tính kế thừa, tính tập thể, tính quốc tế trong sự phát triển khoa học được bảo đảm (được giữ lại) nhờ hệ thống các tài liệu lưu trữ, các tư liệu thành văn trong đó trình bày các kết quả nghiên cứu và phát kiến của từng người hoặc tập thể các nhà khoa học. Thiếu tài liệu lưu trữ, thiếu thông tin quá khứ trong tài liệu lưu trữ thì không thể nghĩ tới việc xây dựng và phát triển khoa học nói chung và khoa học lịch sử nói riêng. Tài liệu lưu trữ là một trong các nguồn sử liệu quan trọng để hình thành nên các công trình lịch sử. Thông tin quá khứ chứa trong tài liệu lưu trữ không chỉ để nghiên cứu quá khứ mà còn để nghiên cứu các biện pháp cải tiến xã hội và nhận thức tương lai. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê nin đã chỉ rõ, “muốn xây dựng hiện tại cần phải hiểu biết quá khứ”. Phải từ quá khứ của lịch sử mà rút ra những nguyên nhân và động lực thúc đẩy lịch sử phát triển, những bài học kinh nghiệm, những quy luật phổ biến  và đặc thù của lịch sử nước ta cùng với những truyền thống tốt đẹp về các mặt của dân tộc được phản ánh trong tài liệu lưu trữ. Chúng ta cần phải dựa trên những nguồn tư liệu quan trọng, trong đó có các tài liệu thuộc phông lưu trữ nhà nước để nghiên cứu lịch sử. Nguồn sử liệu này được sản sinh ra từ hoạt động của các cơ quan hoặc cá nhân ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Có thể nói, bất cứ tài liệu lưu trữ nào, ít nhiều đều chứa những thông tin chân thực về xã hội của thời kỳ lịch sử đã sản sinh ra chúng. Do đó, tài liệu lưu trữ là cơ sở sử liệu đặc biệt quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử kinh tế, văn hóa tư tưởng, lịch sử quân sự, ngoại giao và lịch sử của từng địa phương, từng ngành, từng cơ quan, từng nhân vật lịch sử nói riêng. Sử dụng triệt để nguồn sử liệu trong phông lưu trữ nhà nước sẽ mở ra cho khoa học lịch sử nước ta những khả năng mới trong việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử của các thời kỳ cận, hiện đại Việt Nam và lịch sử của Đảng.  

Ngày nay, tài liệu lưu trữ thông tin quá khứ, tài liệu lưu trữ phông lưu trữ nhà nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nghiên cứu thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ về cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Tài liệu lưu trữ, thông tin quá khứ trong tài liệu lưu trữ thuộc phông lưu trữ nhà nước có ý nghĩa to lớn và rất cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các cá nhân, các nhà quản lý, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, khoa học nghệ thuật và của người dân.

2. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý công tác lưu trữ

Ở nước ta, công tác lưu trữ được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, Chính phủ thống nhất quản lý tài liệu phông lưu trữ nhà nước, tài liệu phông lưu trữ nhà nước được đăng ký thống kê và bảo quản trong mạng lưới, hệ thống các trung tâm, các kho lưu trữ từ trung ương đến địa phương. Quản lý tập trung thống nhất tài liệu phông lưu trữ nhà nước không có nghĩa là tập trung bảo quản ở một nơi. Tập trung thống nhất quản lý công tác lưu trữ còn thể hiện ở chỗ, Chính phủ thống nhất quản lý pháp chế, chế độ chính sách và nghiệp vụ công tác lưu trữ.

Lưu trữ, công tác lưu trữ là lĩnh vực hoạt động có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, người làm công tác lưu trữ ngoài phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần phải am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ về lưu trữ, được đào tạo bài bản, chính quy, hệ thống về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ./.

Ý Nghĩa Của Màu Sắc Theo Khoa Học Phong Thủy

Màu xanh lá câyXanh lá cây là màu của sự sống, sự vận động. Màu này không xuất hiện nhiều trong cuộc sống con người nhưng lại có mặt ớ khắp mọi nơi trong tự nhiên.

Đây là màu của tự nhiên, của môi trường – một màu tươi tắn, tượng trưng cho sức sống và niềm hi vọng. Màu xanh lá thể hiện ước mơ về một thế giới thật tươi, thật xanh và thật êm dịu !

Màu đỏ

Người ta vẫn nói màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ xuất hiện khắp mọi nơi. Theo quan niệm của người phương Đông thì đây là màu tượng trưng cho hạnh phúc và đầy đủ.

Trong các cung điện hay bất cứ đồ dùng nào của người phương Đông đều có sự hiện diện của màu đỏ. Những người thích màu đỏ thường là những người có cá tính, mạnh mẽ, quyết đoán và có một niềm đam mê quyền lực khá lớn.

Màu đỏ không tượng trưng cho cái ác nhưng nó luôn đem lại cảm giác sợ sệt, chùn bước cho người xung quanh. Màu đỏ làm cho những người nhìn nó cảm thấy nóng hơn, khát khao hơn, nhưng cũng đề phòng hơn, cẩn thận hơn.

Màu vàng

Màu của thành công và sự giàu sang. Mới đầu, nhìn màu vàng người ta thường có cảm giác dễ chịu và nhẹ nhàng. Nhưng càng nhìn lại càng thấy nhức mắt. Thành công và sự giàu sang cũng vậy.

Khi có được những thành công nhất định – những điều mà mình mong muốn – đó là niềm hạnh phúc. Nhưng đằng sau nó lại nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Có người cho rằng, màu vàng là màu của sự phản bội. Cô dâu chủ rể khi chụp ảnh cũng thường tránh dùng những bó hoa màu vàng. Nhưng dù sao đi nữa, vẫn rất nhiều người thích màu này.

Nếu như trong kiến trúc cổ của người phương Đông, màu đỏ là màu chủ đạo, thì với người phương Tây, màu vàng mới là màu mang lại sự may mắn và hạnh phúc.

Màu tím

Nếu màu vàng được coi là màu của sự phản bội, thì màu tím lại được coi là biểu tượng của lòng chung thủy. Nó là sự pha trộn, sự kết hợp hài hòa giữa mạnh mẽ và nhẹ nhàng, giữa lớn lao và bé nhỏ. Có thể nói đây là một màu khá “dễ dàng”.

Nó có thể phù hợp với mọi người, mọi lúc mọi nơi. Không làm người ta quá mệt mỏi cũng không mang lại cảm giác quá nhàm chán. Do đó trong cuộc sống có rất nhiều người thích màu tím.

Tuy nhiên, do tính chất của màu tím là sự kết hợp. Thế nên những người thích màu tím thường là những người không quá nổi bật, quyết tâm của họ thường không lớn. Nhưng họ có cuộc sống tương đối đầy đủ và tốt đẹp.

Xanh da trời

Biểu tượng của hòa bình, của những gì nhẹ nhàng nhất. Xanh da trời luôn đem lại cảm giác an toàn, yên bình cho mội người xung quanh. Không phải ngẫu nhiên mà trong các lá cờ của các nước phương Tây đểu có màu xanh da trời.

Đó là biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. Những người thích màu này thường là những người có tính cách ôn hòa, dễ chịu.

Tuy nhiên xanh da trời cũng dễ gây cho con người ta cảm giác chán mắt. Cũng như cuộc sống nếu yên bình quá, nhẹ nhàng quá sẽ rất nhàm chán và vô vị.

Màu đen

Là một màu luôn mang lại sự huyền bí nhưng sang trọng. Trong cuộc sống màu đen luôn có một sức hấp dẫn, lôi cuốn và vô cùng bí ẩn. Nó có khả năng che lấp mọi cái xấu, mọi cái không tốt của con người.

Màu đen còn là biểu tượng của cái ác, của những thế lực xấu xa, đen tối. Nếu coi cuộc sống này là một bộ phim thì màu đen là những nhân vật phản diện. Khi ngắm nhìn màu đen con người ta vừa có cảm giác run sợ, vừa có cảm giác bị lôi cuốn kích thích trí tò mò.

Trong cuộc sống những người thực sự thích màu đen không nhiều. Nhưng những người thích sử dụng màu đen lại nhiều vô kể. Bởi trong quan niệm hiện đại, màu đen mới là biểu tượng của giàu sang và quyền lực.

Màu hồng

Màu của tình yêu và sự lãng mạn. Bất cứ thứ gì mang màu hồng đều rất đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, khi con trai có thể sử dụng những màu vốn trước đây chỉ dành cho con gái như đỏ, vàng, da cam…thì màu hồng vẫn là một màu đặc biệt.

Nó gần như là một màu danh riêng cho con gái, cho những gì nhẹ nhàng nhất. Màu hồng luôn mang lại sự bồng bềnh, huyền ảo, đẹp và không có thật.

Những người thích màu hồng là những người sống đầy lãng mạn. Họ coi cuộc sống như một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim. Họ là những người mỏng manh, yếu đuối, dễ vấp ngã nhưng cũng dễ đứng lên.

Bởi với họ cuộc sống luôn tốt đẹp, luôn mang một màu hồng. Và do đó, niềm tin vào cuộc sống của họ cũng lớn vô cùng.

Màu trắng

Mọi vật đều bắt đầu từ màu trắng. Đó là sự khởi đầu, là những thứ đầu tiên nhất. Cũng có lẽ vì thế màu trắng còn là biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng, tinh khiết và giản dị. Dù ở bất kì đâu màu trắng cũng gây cho người ta nhiều thiện cảm.

Nhưng cũng vì đây là một màu quá giản dị. Nên đôi lúc nó tạo cảm giác cô độc và thất bại. Trong những cuộc chiến cờ trắng có nghĩa là đầu hàng.

Những người thích màu trắng thương là những người có nội tâm phong phú. Hay nói khác hơn là người sống hướng nội. Cái thế giới tâm hồn ấy hồn nhiên, trong sáng và mỏng manh. nhưng lại rất khó xâm nhập vào.

Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy – chúng tôi – Khu vực Miền Nam:

+ 145 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, chúng tôi – Tel: 028 2248 2256 [bản đồ]

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, chúng tôi – Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 362 Đường 3/2, P.12, Quận 10, chúng tôi – Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, chúng tôi – Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

– Khu vực Miền Bắc:

+ 24A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Tel: 024 66 731 741 [bản đồ]

+ 256 Xã Đàn (KL Mới), Đống Đa, Hà Nội – Tel: 024 66 553 989 [bản đồ]

Bình Luận Facebook

Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì ?

 Đề tài nghiên cứu khoa học là gì?

Đề tài nghiên cứu khao học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn. Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra do yêu cầu của lý luận hay thực tiễn và thoả mãn hai điều kiện:

Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết.

Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó.

Vấn đề khao học (còn gọi là vấn đề nghiên cứu) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Câu hỏi này cần được trả lời, giải đáp trong nghiên cứu, vì vậy, còn gọi là câu hỏi nghiên cứu. Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu trước hết phải xem xét những vấn đề khoa học (vẫn đề nghiên cứu) đặt ra. Có thể có ba trường hợp:

Có vấn đề để nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đề nghiên cứu và như vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện.

Không có vấn hoặc không còn vấn đề. Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu giải đáp, nghĩa là không có hoạt động nghiên cứu.

Giả – vấn đề: tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại không có vấn đề hoặc có vấn đề khác. Phát hiện “giả – vấn đề” vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh được những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn. – Đề tài nghiên cứu khao học thực chất là một câu hỏi – một bài toán đối diện những khó khăn trong lý luận và trong thực tiễn mà chưa ai trả lời được (hoặc trả lời nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc chưa tường minh), đòi hỏi người nghiên cứu phải giải đáp những điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hay phát hiện ra cái mới phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển. Nghiên cứu một đề tài khoa học thường bắt đầu từ phát hiện vấn đề khoa học và vấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn. – Cơ sở xuất phát để chon đề tài: – Chọn đề tài nghiên cứu khoa học cần xuất phát từ các căn cứ và yêu cầu sau: – Thế mạnh của người nghiên cứu: người nghiên cứu biết thế mạnh của mình về lĩnh vực, vấn đề nào đó để chọn đề tài tương ứng. – Nhu cầu thực tiễn: đề tài phải giải quyết được một trong những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. – Phải có người hướng dẫn: có đủ khả năng, trình độ, tư liệu… + Đề tài tự chọn: người nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ hiện trạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế để xác định hướng nghiên cứu phù hợp. Việc lựa chọn đề tài cần xem xét và cân nhắc kỹ xem đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Có ý nghĩa thực tiễn không? Có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Có đủ điều kiện để đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? Có phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình hay không? + Mở đầu việc nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải cân nhắc, chon lọc và xác định đề tài nghiên cứu. Đây là một việc làm trí tuệ vất vả, nhiều trắc trở nhưng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ quá trình nghiên cứu. + Đúng như W.A. Ashby đã nói: “Khi đã có thể phát biểu được vấn đề một cách tường minh và đầy đủ thì ta không còn ở xa lời giải nữa”.

Nhà vật lý học nổi tiếng Wemer Heisenberg cũng nhận xét: “…theo lẽ thường, khi vấn đề đặt ra một cách đúng đắn thì có nghĩa là nó đã được giải quyết quá một nửa rồi…”. Ví dụ: “ Bàn về tác dụng tương hỗ của silic điôxit với hợp chất Natri có chứa lưu huỳnh (Sunfat, Sunfit và muối Natri)”, “nghiên cứu vật liệu polimer dẫn (Smart window)”…

Trường hợp cần thiết phải nhấn mạnh trong đầu đề của công trình đặc điểm về phương pháp thì có thể kèm theo đầu đề một ghi chú. Ví dụ: “Tính chất co dãn của động mạch vành tim trong điều kiện tuần hoàn vòng quanh (nghiên cứu về giải phẫu – chức phận)”, “Cải tiến cách đánh giá thành quả học tập của sinh viên trường đại học (nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ TEST)”…

Để làm cho đầu đề luận văn ngắn gọn nhưng lại có thể nhấn mạnh đặc điểm của công trình nghiên cứu, có thể đưa thêm các từ “nghiên cứu” hoặc “phương pháp” để làm tăng thêm độ chính xác của đầu đề. Ví dụ: “nghiên cứu điện hoá học…”, “nghiên cứu quá trình từ hoá trong vật liệu vô định hình”, “phương pháp gia tốc…”

Khi mà công trình nghiên cứu chỉ khảo sát những vấn đề cơ bản của một vấn đề nào đó và tài liệu không đủ làm sáng tỏ cặn kẽ vấn đề ấy trong một đầu đề khiêm tốn như: “Bàn về tính chất hoá học của hỗn hợp rắn của hợp kim”, “Bàn về hoạt tính của các chất chứa điazôli và Nitơ khi muộn lạnh:…

Cần tránh:

Đưa vào đầu đề luận văn bất kỳ một loại công thức nào, một loại đại lượng phần trăm, các loại thuật ngữ dài dòngbằng tiếng latính hay các loại từ chuyên môn khác làm cho đầu đề thêm phức tạp, khó hiểu. Ví dụ: “Phân tích lý hoá trong lĩnh vực điều chế phốt phát từ axit nitric: một phần của hệ thống năm nhóm hợp chất CaO – N2O5 – P2O5 – H2SiF6 – H2O”.

Đưa vào đầu đề luận văn các hình thức bất định dưới dạng “Một vài nhiệm vụ…”, “Phân tích một số vấn đề…”, “Vài phác hoạ về hình thái…”, “Vài suy nghĩ về…”

Xác định đầu đề trong hình thức khuôn sáo dưới dạng: “Bàn về vấn đề…”, “Tổng hợp…”, “Phân tích và khái quát…”, “Giải quyết…”, “Về việc nghiên cứu…”… Đồng thời cũng không nên xem là tốt đối với các đầu đề mà ở đấy chỉ nhấn mạnh mặt thực nghiêm, mang tính chất thuần tuý thực dụng mà không hề có tính chất nghiên cứu tìm tòi khoa học.

Ví dụ: “ Thu sunfat Kali từ Klorit Kali”, “Việc đo sức cản bề mặt của thiếc siêu dẫn ở tần số 9400 mêgahéc”. “Tính toán các thanh lát đường sắt”…

VND

5000000

Product Availability

Available in Stock