a. Định nghĩa vật chất của LN:
– Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa: Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 có một loạt phát minh khoa học mang tính bước ngoặt ra đời như phát hiện ra tia X, tia rơn – gen, trường điện từ, học thuyết tiến hoá, định luật bảo toàn vật chất và vận động, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng… Những phát minh khoa học này làm cho quan niệm siêu hình, máy móc về vật chất vấp phải mâu thuẫn khi không thể giải thích được các hiện tượng cho phát minh khoa học mới. Lợi dung điều đó, chủ nghĩa duy tâm vật lý đi tới phủ định vật chất, cho rằng vật chất biến mất, tiêu tan. Trong bối cảnh đó, khái quát những thành tựu khoa học đương thời, LN đã đưa ra định nghĩa về vật chất.
– Nội dung định nghĩa: Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, LN đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
– Phân tích nội dung của định nghĩa: +Trong định nghĩa vật chất này, LN chỉ rõ “vật chất là một phạm trù triết học”, nghĩa là vật chất được LN sử dụng với tư cách là phạm trù triết học chứ không phải với tư cách là phạm trù của các khoa học cụ thể khác. Đã làm phạm trù triết học thì nó mang tính khái quát, trừu tượng hoá cao, đồng thời thể hiện thế giới quan và phương pháp luận triết học. Hơn nữa, phạm trù triết học mang tính khái quát hoá rộng hơn so với phạm trù của các khoa học khác. Điều này có nghĩa vật chất được hiểu theo nghĩa triết học khác với phạm trù vật chất được dùng trong khoa học vật lý, hoá học, chính trị học…
+ Trong định nghĩa của mình, LN cũng nói rằng vật chất “được dùng để chi thực tại khách quan”, có nghĩa là vật chất có rất nhiều thuộc tính nhưng thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất, thuộc tính cần và đủ để phân biệt cái gì thuộc vật chất và cái gì không thuộc vật chất chính là thực tại khách quan.
Thực tại khách quan là sự tồn tại thực và khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người và loài người. Những gì có thuộc tính Êy thì thuộc về vật chất. VD: Quan hệ sản xuất là một phạm trù vật chất. Nhưng tình
yêu, truyền thống dân tộc lại thuộc phạm trù ý thức.
+ “… được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” có nghĩa là thực tại khách quan (tức vật chất) có trước, còn cảm giác của con người (tức ý thức) là cái có sau. Điều này cũng có nghĩa cảm giác của con người (ý thức) có thể phản ánh được thực tại khách quan (tức vật chất). Hay nói cách khác, thực tại khách quan không tồn tại trừu tượng mà thông qua các dạng tồn tại cụ thể của mình và bằng cảm giác (ý thức) mà con người có thể nhận thức được.
b. Ý nghĩa khoa học
– Định nghĩa về vật chất của LN đã chống lại được cả quan điểm duy tâm chủ quan và quan điểm duy tâm khách quan về vấn đề cơ bản của triết học và về phạm trù vật chất.
– Định nghĩa này đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên cả hai mặt” bản thể luận và nhận thức luận. Phái bản thể luận cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau. Phái nhận thức luận thì cho rằng ý thức tư duy, nhận
thức được vật chất.
– Nội dung định nghĩa vật chất của LN đã khắc phục được tính trực quan siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, đồng thời kế thừa được những tư tưởng duy vật biện chứng về vật chất của
Mác – Ăngghen.
– Định nghĩa vật chất của LN là cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất.
– Định nghĩa vật chất của LN là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội.
– Định nghĩa này là một khuôn mẫu về định nghĩa khoa học, mở ra một phương hướng mới cho định nghĩa trong logic biện chứng.