Đề tài nghiên cứu khoa học là gì?
Đề tài nghiên cứu khao học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn. Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra do yêu cầu của lý luận hay thực tiễn và thoả mãn hai điều kiện:
Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết.
Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó.
Vấn đề khao học (còn gọi là vấn đề nghiên cứu) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Câu hỏi này cần được trả lời, giải đáp trong nghiên cứu, vì vậy, còn gọi là câu hỏi nghiên cứu. Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu trước hết phải xem xét những vấn đề khoa học (vẫn đề nghiên cứu) đặt ra. Có thể có ba trường hợp:
Có vấn đề để nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đề nghiên cứu và như vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện.
Không có vấn hoặc không còn vấn đề. Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu giải đáp, nghĩa là không có hoạt động nghiên cứu.
Giả – vấn đề: tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại không có vấn đề hoặc có vấn đề khác. Phát hiện “giả – vấn đề” vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh được những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn. – Đề tài nghiên cứu khao học thực chất là một câu hỏi – một bài toán đối diện những khó khăn trong lý luận và trong thực tiễn mà chưa ai trả lời được (hoặc trả lời nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc chưa tường minh), đòi hỏi người nghiên cứu phải giải đáp những điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hay phát hiện ra cái mới phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển. Nghiên cứu một đề tài khoa học thường bắt đầu từ phát hiện vấn đề khoa học và vấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn. – Cơ sở xuất phát để chon đề tài: – Chọn đề tài nghiên cứu khoa học cần xuất phát từ các căn cứ và yêu cầu sau: – Thế mạnh của người nghiên cứu: người nghiên cứu biết thế mạnh của mình về lĩnh vực, vấn đề nào đó để chọn đề tài tương ứng. – Nhu cầu thực tiễn: đề tài phải giải quyết được một trong những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. – Phải có người hướng dẫn: có đủ khả năng, trình độ, tư liệu… + Đề tài tự chọn: người nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ hiện trạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế để xác định hướng nghiên cứu phù hợp. Việc lựa chọn đề tài cần xem xét và cân nhắc kỹ xem đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Có ý nghĩa thực tiễn không? Có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Có đủ điều kiện để đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? Có phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình hay không? + Mở đầu việc nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải cân nhắc, chon lọc và xác định đề tài nghiên cứu. Đây là một việc làm trí tuệ vất vả, nhiều trắc trở nhưng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ quá trình nghiên cứu. + Đúng như W.A. Ashby đã nói: “Khi đã có thể phát biểu được vấn đề một cách tường minh và đầy đủ thì ta không còn ở xa lời giải nữa”.
Nhà vật lý học nổi tiếng Wemer Heisenberg cũng nhận xét: “…theo lẽ thường, khi vấn đề đặt ra một cách đúng đắn thì có nghĩa là nó đã được giải quyết quá một nửa rồi…”. Ví dụ: “ Bàn về tác dụng tương hỗ của silic điôxit với hợp chất Natri có chứa lưu huỳnh (Sunfat, Sunfit và muối Natri)”, “nghiên cứu vật liệu polimer dẫn (Smart window)”…
Trường hợp cần thiết phải nhấn mạnh trong đầu đề của công trình đặc điểm về phương pháp thì có thể kèm theo đầu đề một ghi chú. Ví dụ: “Tính chất co dãn của động mạch vành tim trong điều kiện tuần hoàn vòng quanh (nghiên cứu về giải phẫu – chức phận)”, “Cải tiến cách đánh giá thành quả học tập của sinh viên trường đại học (nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ TEST)”…
Để làm cho đầu đề luận văn ngắn gọn nhưng lại có thể nhấn mạnh đặc điểm của công trình nghiên cứu, có thể đưa thêm các từ “nghiên cứu” hoặc “phương pháp” để làm tăng thêm độ chính xác của đầu đề. Ví dụ: “nghiên cứu điện hoá học…”, “nghiên cứu quá trình từ hoá trong vật liệu vô định hình”, “phương pháp gia tốc…”
Khi mà công trình nghiên cứu chỉ khảo sát những vấn đề cơ bản của một vấn đề nào đó và tài liệu không đủ làm sáng tỏ cặn kẽ vấn đề ấy trong một đầu đề khiêm tốn như: “Bàn về tính chất hoá học của hỗn hợp rắn của hợp kim”, “Bàn về hoạt tính của các chất chứa điazôli và Nitơ khi muộn lạnh:…
Cần tránh:
Đưa vào đầu đề luận văn bất kỳ một loại công thức nào, một loại đại lượng phần trăm, các loại thuật ngữ dài dòngbằng tiếng latính hay các loại từ chuyên môn khác làm cho đầu đề thêm phức tạp, khó hiểu. Ví dụ: “Phân tích lý hoá trong lĩnh vực điều chế phốt phát từ axit nitric: một phần của hệ thống năm nhóm hợp chất CaO – N2O5 – P2O5 – H2SiF6 – H2O”.
Đưa vào đầu đề luận văn các hình thức bất định dưới dạng “Một vài nhiệm vụ…”, “Phân tích một số vấn đề…”, “Vài phác hoạ về hình thái…”, “Vài suy nghĩ về…”
Xác định đầu đề trong hình thức khuôn sáo dưới dạng: “Bàn về vấn đề…”, “Tổng hợp…”, “Phân tích và khái quát…”, “Giải quyết…”, “Về việc nghiên cứu…”… Đồng thời cũng không nên xem là tốt đối với các đầu đề mà ở đấy chỉ nhấn mạnh mặt thực nghiêm, mang tính chất thuần tuý thực dụng mà không hề có tính chất nghiên cứu tìm tòi khoa học.
Ví dụ: “ Thu sunfat Kali từ Klorit Kali”, “Việc đo sức cản bề mặt của thiếc siêu dẫn ở tần số 9400 mêgahéc”. “Tính toán các thanh lát đường sắt”…
VND
5000000
Product Availability
Available in Stock