Top 7 # Ý Nghĩa Ggt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ggt Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Ggt

Chỉ số GGT bình thường nằm trong khoảng dưới 60 UI/L. Ở nữ giới chỉ số này là 11 – 50 UI/L, ở nam giới chỉ số GGT rơi vào khoảng 7- 32 UI/L.

Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Có 3 mức độ chỉ sự tăng của chỉ số GGT:

Mức độ nhẹ: tăng cao trong 1-2 lần.

Mức độ trung bình: tăng cao trong 2-5 lần

Mức độ nặng: tăng cao trên 5 lần.

Tuy nhiên, xét nghiệm GGT không thể phân biệt các nguyên nhân gây tổn thương gan khác nhau vì nó có thể tăng với nhiều loại bệnh gan (ung thư gan và viêm gan virus…) và các tình trạng không phải do gan (như hội chứng mạch vành cấp). Vì vậy, xét nghiệm GGT không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.

Mức GGT đôi khi tăng lên khi người bệnh uống rượu. Mức độ cao hơn ở những người nghiện rượu nặng mãn tính so với những người tiêu thụ ít hơn 2 đến 3 ly mỗi ngày. Xét nghiệm GGT còn được sử dụng để đánh giá một người đang lạm dụng rượu cấp tính hoặc mãn tính.

Nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT tăng cao?

Biết được những trường hợp khiến chỉ số GGT cao sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ tổn thương gan. Điều này đặc biệt quan trọng với những người đang mắc bệnh men gan cao. Các trường hợp có thể làm GGT máu tăng cao bao gồm:

Xơ gan, chết mô gan

Vàng da tắc mật

Viêm gan cấp hoặc sốc gan

Ung thư gan hoặc u gan

Sử dụng thuốc gây độc cho gan: Phenytoin, Phenobarbital

Dùng bia rượu nồng độ cao trong thời gian dài

Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ảnh hưởng đến chức năng gan

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến gan yếu đi

Bệnh đái tháo đường, bệnh phổi

Bệnh lý tuyến tụy

Thiếu lưu lượng máu đến gan

Người ta cũng thấy các loại men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng trong các trường hợp bệnh sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, và một số bệnh lý khác.

Lưu ý: Trước khi xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần nhớ không được sử dụng các loại thuốc (Phenytoin, Phenobarbital ..) trong vòng 24 giờ bởi việc này có khả năng sẽ làm tăng nồng độ GGT trong máu, dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác. Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân không được dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ, bởi sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả.

Cách kiểm soát chỉ số GGT

Bạn đừng quá lo lắng khi biết được gan mình có chỉ số GGT cao. Bởi lẽ nền y học hiện nay rất phát triển và đây là một bệnh có thể chữa được. Cần đi khám để chuyên gia xác định nguyên nhân, tuân theo hướng dẫn hỗ trợ cải thiện. Cụ thể, cần thực hiện một số lời khuyên sau:

Đầu tiên, cần làm xét nghiệm viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Riêng viêm gan B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện, cần xét nghiệm định lượng ADN của virus.

Nếu men gan tăng có nguyên nhân do viêm tắc đường dẫn mật thì cần hỗ trợ cải thiện triệt để nguyên nhân.

Nếu viêm gan do rượu, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn.

Nếu tăng men gan vì bia rượu, thì nên giảm bia rượu.

Nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.

Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là gan – nơi mà thường xuyên phải giải trừ độc tố. Một chế độ ăn uống khoa học đem lại những lợi ích cả trong lẫn ngoài cơ thể, nhưng một chế độ ăn uống ngập tràn rượu bia, không đúng giờ giấc… sẽ làm chức năng gan suy giảm.

Gan có khả năng giải độc cho cơ thể như với các chất độc mạnh như: chất hóa học, chất độc hại có trong thực phẩm tích tụ lại lâu ngày liệu gan có chịu được không? Câu trả lời tất nhiên là không. Nó sẽ mệt mỏi và chỉ số ggt cũng lặng lẽ tăng lên.

Không nên tự ý mua các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y theo lời truyền miệng để hỗ trợ cải thiện. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, làm bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể cứu chữa.

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm những công việc căng thẳng.

Những điều cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm GGT

Trước khi làm xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần ghi nhớ thực hiện những điều sau để giúp cho kết quả được chính xác nhất :

– Không được sử dụng các loại thuốc như Phenytoin, Phenobarbital.. trong vòng 24 giờ bởi việc này có khả năng sẽ làm tăng nồng độ GGT trong máu, dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác.

– Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân không được dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ trong vòng 24h, bởi sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả.

Kết luận

Admin là gì? Những ý nghĩa của Admin

Associate là gì? Những ý nghĩa của Associate

HBsAg là gì? Những ý nghĩa của HBsAg

Binomo là gì? Những ý nghĩa của Binomo

Lý lịch tư pháp là gì? Những ý nghĩa của Lý lịch tư pháp

Attn là gì? Những ý nghĩa của Attn

Spotlight là gì? Những ý nghĩa của Spotlight

Hibernate là gì? Những ý nghĩa của Hibernate

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Ggt Trong Máu

GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận ​​chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Xét nghiệm gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) giúp đo lượng enzyme GGT trong máu. GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận ​​chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Nồng độ GGT trong máu thường cao khi gan bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác đo men gan nếu nghi ngờ có khả năng tổn thương gan.

Gan có vai trò quan trọng trong sản xuất protein trong cơ thể và thải lọc các chất độc. Gan cũng tham gia sản xuất mật – giúp cơ thể xử lý và tiêu hóa chất béo.

Các triệu chứng xuất hiện khi có vấn đề ở gan bao gồm:

Nếu bệnh nhân đang trong quá trình cai nghiện rượu hoặc kiêng rượu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này để kiểm tra liệu bệnh nhân có đang tuân thủ đúng liệu pháp điều trị hay không. Xét nghiệm cũng có thể theo dõi nồng độ GGT ở những người đã được điều trị viêm gan do rượu.

Cần nhịn ăn trong 8 giờ trước khi xét nghiệm đồng thời ngừng sử dụng một số loại thuốc.

Uống rượu hoặc thức uống có cồn mặc dù chỉ là lượng nhỏ trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số GGT kết hợp với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, phạm vi bình thường của GGT từ 9 – 48 (U/L). Giá trị bình thường có thể thay đổi ở từng cơ sở xét nghiệm, tuổi tác và giới tính của người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm GGT có thể chẩn đoán tổn thương gan, nhưng nó không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao có thể phải tiến hành một vài xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán khác. Thông thường, mức GGT càng cao thì tổn thương gan càng lớn.

GGT thường được tiến hành kiểm tra cùng với một enzyme khác là phosphatase kiềm (ALP).

Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ có vấn đề với gan hoặc ống mật.

Nếu GGT bình thường và ALP tăng, điều này có thể chỉ ra bệnh xương. Sử dụng xét nghiệm GGT kết hợp với một số xét nghiệm khác là phương pháp để loại trừ một số vấn đề nhất định.

GGT nhạy cảm với những thay đổi? (những thay đổi do chế độ ăn và sinh hoạt). Nếu bác sĩ nghi ngờ việc sử dụng thuốc hoặc rượu tạm thời đang ảnh hưởng đến xét nghiệm, Xét nghiệm GGT có thể cần được kiểm tra lại.

Barbiturates, phenobarbital và một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tăng mức GGT trong cơ thể. Ngoài ra, mức độ GGT tăng theo tuổi ở phụ nữ.

Có thể mất đến 1 tháng để GGT giảm xuống mức bình thường sau khi ngừng sử dụng rượu hoặc các đồ uống chứa cồn. Hút thuốc cũng có thể làm tăng mức GGT trong máu.

(Bảng nồng độ GGT trong máu theo độ tuổi và giới tính)

Tổn thương gan là một tình trạng nghiêm trọng và thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương có thể khiến gan không thể tự hồi phục. Vì vậy, xét nghiệm GGT kết hợp với các xét nghiệm khác có thể giúp bác sĩ đánh giá sự hiện diện và mức độ của tổn thương gan.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm mức GGT ở những người nghiện rượu nặng. Tuy nhiên uống cà phê quá mức gây ra các vấn đề sức khỏe khác bao gồm huyết áp cao và khó ngủ.

Cuối cùng bỏ thuốc lá, rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý là những bước quan trọng để giảm mức GGT và cho phép gan có khoảng thời gian để tự chữa lành.

Ggt Trong Kiểm Tra Chức Năng Gan Có Ý Nghĩa Gì?

05-05-2017 – Lượt xem:926

GGT là gì?

GGT là một enzym hầu hết gắn ở màng tế bào, có tác dụng tạo ra các isopeptid của glutamat với các amino acid tự do khác, giải phóng dipeptid cysteinyl-glycin từ glutathion (GSH). Vai trò chủ yếu của enzym này là để vận chuyển amino acid qua màng.

GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên GGT chỉ hoạt động đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. GGT hoạt động ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Xét nghiệm GGT trong kiểm tra chức năng gan

Mục đích của xét nghiệm GGT:

♦ Chẩn đoán và theo dõi bệnh gan mật, hiện tại nó là enzym nhạy nhất trong việc chỉ ra các bệnh về gan.

♦ Kết luận chính xác độ ALP quan sát được là do bệnh xương hoặc hoặc do sự xuất hiện của các bệnh gan mật.

♦ GGT có thể được sử dụng để kiểm tra việc lạm dụng rượu, theo dõi việc sử dụng rượu và hoặc lạm dụng ở những người đang điều trị bệnh nghiện rượu hoặc viêm gan do rượu.

Xét nghiệm máu kiểm tra GGT

GGT trong kiểm tra chức năng gan

Gamma-glutamyltransferase (GGT) chủ yếu có trong tế bào thận, gan và tụy. Một lượng nhỏ có mặt trong các mô khác. GGT thực hiện chức năng trong cơ thể như là một phân tử vận chuyển, giúp di chuyển các phân tử khác xung quanh cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa các chất độc.

Gan của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất protein trong cơ thể và lọc chất độc, giúp cơ thể bạn xử lý chất béo. Bác sĩ có thể yêu cầu thử nghiệm GGT nếu họ nghi ngờ gan của bạn bị hỏng hoặc nếu bạn đang gặp phải các bệnh về gan.

GGT giúp phát hiện các bệnh lí gan mật

GGT nhạy hơn alkaline phosphatase (ALP), leucine aminopeptidase, aspartate transaminase và alanine aminotransferase trong việc phát hiện vàng da tắc nghẽn, viêm tắc đường mật và viêm túi mật.

Chỉ số GGT thế nào là bình thường?

Ở người bình thường chỉ số GGT dao động ở mức 6-61UI/L. Trong hầu hết các nghiên cứu nam và nữ bình đằng nhau về chỉ số GGT. Nếu GGT vượt qua con số 80 thì chứng tỏ bạn đang gặp phải các vấn đề về gan.

Sự gia tăng hoạt động của gamma-glutamyltransferase (GGT) được thấy ở bất kỳ và tất cả các dạng bệnh gan nào. Giá trị GGT gia tăng cũng có thể là minh chứng chỉ ra chứng xơ gan do cồn hoặc những người nghiện rượu nặng. GGT cao nhất trong các trường hợp tắc nghẽn mật , đạt mức cao hơn từ 5 đến 30 lần bình thường.

Hoạt tính của gamma-glutamyltransferase (GGT) có thể làm tăng bởi các loại thuốc như phenytoin và phenoarbital,do đó sự gia tăng GGT không nên được coi là dấu hiệu chỉ ra các bệnh về gan cho đến khi ngưng sử dụng thuốc. Sự gia tăng GGT có thể được thấy rõ sau khi cơ thể tiêu hóa các thức uống có cồn.

Nếu còn thắc mắc gì, bạn đọc có thể liên hệ trưc tiếp với các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong theo những cách sau để được tư vấn tận tình nhất.

Chỉ Số Xét Nghiệm Ggt Khi Nào Đáng Lo Ngại?

GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng cùng với hai loại men khác là AST và ALT. GGT không chỉ có trong gan mà còn xuất hiện ở thận, lá lách, tuyến tuỵ, ruột non, gan,…

Men GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một trong những enzym có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Hoạt độ của GGT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như là viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus, ung thư gan di căn.

Bên cạnh đó, xét nghiệm GGT còn có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây tăng ALP. Thông thường, cả ALP và GGT đều tăng trong bệnh ống mật và các bệnh về gan. Duy chỉ có ALP tăng trong các bệnh về xương. Do đó, tăng ALP ở những người có mức GGT bình thường thì việc tăng ALP có nguyên nhân phần lớn là do bệnh về xương.

Xét nghiệm GGT để phát hiện chức năng gan và những tổn thương ở gan.

2. Chỉ định xét nghiệm GGT trong trường hợp nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm GGT trong những trường hợp sau:

– Bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh gan như: chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, da nổi mẩn ngứa, dưới da có nổi mạch máu như mạng nhện,…

– Người nghiện bia rượu nặng cần làm xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương của gan.

Đau tức ở sườn phải cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lý về gan.

3. Chỉ số xét nghiệm GGT khi nào đáng lo ngại?

Người bình thường có chỉ số GGT nằm trong khoảng < 60UI/L. Tuy nhiên giới tính khác nhau thì chỉ số cũng khác nhau, cụ thể là:

– Nữ giới: từ 11 – 50 UI/ L.

– Nam giới: từ 7 – 32 UI/L.

Vậy chỉ số xét nghiệm GGT đáng lo ngại, là khi:

– GGT tăng cao 1 – 2 lần: mức độ nhẹ.

– GGT tăng cao 2 – 5 lần: mức độ trung bình.

– GGT tăng hơn 5 lần: mức độ nặng.

Nếu chỉ số GGT lên tới 5000UI/ L cho thấy bệnh nhân đã bị mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.

4. Những nguyên nhân nào khiến chỉ số men gan tăng cao?

– Người bệnh có thói quen sử dụng bia rượu trong 1 thời gian dài.

– Chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến gan phải làm việc nặng nề như ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ, ăn ít chất xơ và hoa quả.

– Làm việc quá sức, stress căng thẳng kéo dài.

– Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, D, E

– Bệnh nhân bị xơ gan có khối u ở gan.

– Lạm dụng các chất kích thích.

– Mắc bệnh đái tháo đường.

– Bệnh viêm tuỵ.

– Bệnh gan nhiễm mỡ.

– Bệnh suy tim.

5. Làm thế nào để làm thay đổi chỉ số GGT?

Để giữ cho chỉ số GGT ở ngưỡng an toàn, trước tiên bệnh nhân cần tiến hành làm xét nghiệm GGT, sau đó căn cứ vào kết quả xét nghiệm để có những phương pháp đưa chỉ số này về ngưỡng an toàn, hoặc ngăn ngừa tăng GGT bằng những cách sau:

– Tránh sử dụng bia, rượu trong một thời gian dài.

– Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho gan như: tỏi, dầu ô liu, trà xanh, bưởi, quả óc chó, táo, nghệ, chanh, quả bơ, súp lơ xanh,… tránh ăn các loại đồ ăn giàu chất béo, thực phẩm đóng hộp, đường, muối, …

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến gan.

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp gan đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể.

– Ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, đồ ăn có nguồn gốc đảm bảo rõ ràng.

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến gan, thuốc không rõ nguồn gốc cũng sẽ gây tổn thương cho lá gan của bạn.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp gan thải độc tố khỏi cơ thể.

6. Xét nghiệm GGT bao nhiêu tiền? Sau bao lâu có kết quả?

Chi phí khi xét nghiệm men gan cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Thông thường, chi phí xét nghiệm GGT chỉ dao động trong khoảng từ 50.000 – 100.000 VNĐ tuỳ từng bệnh viện. Do vậy để nắm rõ được ” Xét nghiệm GGT bao nhiêu tiền?”, bạn có thể đến hỏi trực tiếp hay tra cứu tại cổng thông tin điện tử của bệnh viện hoặc cơ sở y tế mà bạn muốn đến khám.

Trong vòng 1 ngày là bạn có thể nhận được kết quả xét nghiệm của mình.

7. Những điều cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm GGT

Trước khi làm xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần ghi nhớ thực hiện những điều sau để giúp cho kết quả được chính xác nhất :

– Không được sử dụng các loại thuốc như Phenytoin, Phenobarbital.. trong vòng 24 giờ bởi việc này có khả năng sẽ làm tăng nồng độ GGT trong máu, dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác.

– Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân không được dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ trong vòng 24h, bởi sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả.

8. Xét nghiệm GGT ở đâu tốt nhất và cho kết quả chính xác nhất?

Bạn nên thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để kiểm soát chức năng gan và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường ở gan.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 04.3574 7788.

Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: (84)-4.35763520

Bệnh viện Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. SĐT: Điện thoại: 069. 572400 – 069. 555283.

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, đặc biệt là làm xét nghiệm GGT để kiểm soát chức năng gan và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường ở gan. Nếu đang cân nhắc về một địa chỉ xét nghiệm GGT uy tín, nhanh chóng thì bạn hãy tham khảo dịch vụ này của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và được đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.