Top 9 # Ý Nghĩa Định Lượng Hba1C Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Hba1C Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Hba1C

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa HbA1c là gì

HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Khi HbA1c < 6.5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn, mẫu máu sẽ được đo chỉ số tại phòng xét nghiệm, kết quả được tính theo tỷ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng giúp cho bệnh nhân và bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị tiếp. Ngoài ra HbA1c có giá trị chẩn đoán cũng như tầm soát sớm tiền đái tháo đường.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6.5% có nghĩa đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt, điều này có nghĩa có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận, tim mạch và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

Chỉ số HbA1c có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ( Hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ).

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 tốt nhất nên xét nghiệm chỉ số HbA1C 3 tháng/ 1 lần. Trường hợp không có điều kiện thì tối thiểu 6 tháng/ 1 lần. Dựa vào kết quả đó ta có thể xây dựng kế hoạch điều trị tiếp theo cho bệnh nhân để phòng ngừa tối đa các biến chứng của bệnh gây ra như biến chứng mạch máu và thần kinh.

Kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính trong việc làm giảm chỉ số HbA1c theo mục tiêu.

Muốn mình kiểm soát đường huyết ổn định trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hàng ngày về chế độ ăn, chế độ tập luyện, chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà.

Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

Còn xét nghiệm HbA1c phản ánh bức tranh lớn hơn và toàn diện hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong 3 tháng vừa qua. Nhưng chỉ số HbA1C có ý nghĩa và giá trị hơn glucose máu đói tại 1 thời điểm.

Tùy thuộc vào loại đái tháo đường bạn mắc phải sẽ quyết định khả năng kiểm soát đái tháo đường, và theo các khuyến nghị của bác sĩ, xét nghiệm này có thể được tiến hành 2-4 lần mỗi năm. Khi lần đầu tiên được chẩn đoán mắc đái tháo đường, nếu bác sĩ thấy bạn không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, có thể cần phải tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn. Nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc, định lượng HbA1c có thể được thực hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bạn bị nghi ngờ mắc đái tháo đường vì có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng nồng độ glucose trong máu (tăng đường huyết) như: Nhân viên y tế lấy máu sẽ:

Quấn băng đàn hồi (garô) xung quanh cánh tay bạn để chặn dòng chảy của máu. Điều này giúp cho các tĩnh mạch dưới garô lớn hơn, vì vậy có thể dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch

Làm sạch da bằng cồn

Đưa kim vào tĩnh mạch. Có thể phải đâm kim nhiều lần

Kéo nòng để lấy máu

Tháo garô khỏi cánh tay khi thu thập đủ máu

Đặt một miếng gạc hoặc bông trên chỗ lấy máu sau khi rút kim ra

Đè lên chỗ lấy máu và sau đó dán băng lại.

Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi quấn garô quanh tay. Bạn có thể cảm thấy không có cảm giác gì khi đưa kim vào tĩnh mạch, hoặc cảm thấy tê hoặc như bị côn trùng cắn.

Bạn có thể gỡ băng và bông trong khoảng 20-30 phút. Bạn sẽ được định ngày để lấy kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm. Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Chỉ Số Hba1C: Định Nghĩa, Chỉ Số Bình Thường, Ý Nghĩa

Central Pharmacy

Để kiểm soát và đánh giá quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, một chỉ số không thể thiếu đó là HbA1c. Vậy chỉ số HbA1c là gì và có ý nghĩa như thế nào?

1 Chỉ số HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c là giá trị của hàm lượng HbA1c trong máu đã bị glycosyl hóa, có đơn vị là %. Bình thường, hemoglobin (Hb) trong các tế bào máu hồng cầu ngoài kết hợp với oxi và cacbonic để vận chuyển chúng thì nó còn kết hợp với glucose trong máu. Như chúng ta đã biết, có 3 loại Hb trong máu là HbA1, HbA2 và HbF trong đó HbA1 chiếm tỉ lệ nhiều nhất là từ 97% đến 99%. Đồng thời, HbA1 lại tiếp tục phân ra thành 3 loại là HbA1a, HbA1b, HbA1c, với 80% là HbA1c.

Đời sống hồng cầu có thời gian trung bình là 2 đến 3 tháng, trong suốt thời gian này glucose liên kết với Hb liên tiếp và gần như không hồi phục. Khi hàm lượng glucose trong máu vượt mức bình thường trong một quãng thời gian dài thì glucose sẽ kết hợp với Hb mà không cần enzym xúc tác. Khi phản ứng này xảy ra, người ta gọi là hemoglobin bị glycosyl hóa. Cho đến khi hồng cầu già và chết đi thì sản phẩm này cũng bị tiêu hủy theo. Và hàm lượng HbA1c tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu từ 6 đến 12 tuần trước. Thông qua đó, việc xác định hàm lượng HbA1c người ta đánh giá được lượng đường trong máu từ 2 đến 4 tháng trước.

2 Chỉ số HbA1c của người bình thường và ý nghĩa của HbA1c

Ở người bình thường HbA1c có giá trị từ 2,2 đến 5,6%. Nếu chỉ số HbA1c tăng lên trong khoảng từ 5,7 đến 6,4% thì được gọi là tăng nguy cơ tiểu đường, còn khi đã trên 6,5% thì được xác định là tiểu đường.

Do đó, chỉ số HbA1c được dùng để kiểm soát lượng đường huyết, dự kiến sự xuất hiện của biến chứng tiểu đường khi đường huyết quá cao. Ở những bệnh nhân tiểu đường, cần làm sao để kiểm soát chỉ số HbA1c dưới 7% là mục tiêu của quá trình điều trị.

Chỉ số HbA1c sẽ tăng lên khi người bệnh có các tình trạng bệnh lý sau:

Ngược lại, chỉ số HbA1c sẽ hạ thấp hơn bình thường trong những trường hợp sau:

Người bệnh thiếu máu mạn tính, phụ nữ mang thai.

Người bệnh có các bệnh lý dẫn đến giảm đời sống hồng cầu như: thiếu máu tan máu, bệnh lý tan máu bẩm sinh, bệnh lý hồng cầu hình cầu hoặc hình liềm.

Chỉ số HbA1c cũng sẽ giảm sau khi người bệnh được truyền máu, cắt lách hay sử dụng vitamin E, vitamin C liều cao.

3 Cách đo chỉ số HbA1c

Để xác định chỉ số HbA1c trước tiên cần phải lấy máu từ người bệnh, với mỗi lần xét nghiệm là 2ml. Máu có thể là không chống đông hoặc đã được dùng lithiheparin, EDTA để chống đông. Mẫu máu này được lấy vào buổi sáng, trước đó người bệnh không cần phải nhịn đói hay chuẩn bị gì. Để ra nhận được kết quả, người bệnh cần phải chờ thời gian xét nghiệm khoảng 1 giờ.

Với bệnh nhân tiểu đường cần xét nghiệm ít nhất 2 lần mỗi năm, nếu đường máu thường xuyên biến động phải xét nghiệm liên tục hơn, khoảng 3 tháng 1 lần.

4 HbA1c và chỉ số glucose huyết khác nhau như thế nào?

Trước tiên, đơn vị của chỉ số HbA1c và chỉ số đường huyết là khác nhau, đơn vị của HbA1c là mmol/mol hoặc %, còn chỉ số đường huyết là mmol/l.

Trong khi chỉ số HbA1c biểu thị đường máu vào thời điểm trước đó 2 đến 4 tháng thì chỉ số glucose huyết biểu thị đường máu ngay tại thời điểm đo. Do đó, chỉ số HbA1c mang ý nghĩa tổng quát, đánh giá tình trạng bệnh và đáp ứng điều trị.

Chỉ số đường huyết sẽ thay đổi theo thời gian, đặc biệt là lúc trước và sau ăn, ngược lại chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn.

Khi dựa vào chỉ số đường huyết để đánh giá một người có bị tiểu đường hay không, cần làm xét nghiệm đường huyết như sau:

Chỉ số đường huyết sau ăn từ 4 đến 8 tiếng.

5 Cần làm gì để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường?

Để cải thiện và đưa chỉ số HbA1c về mức bình thường, người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi có hàm lượng đường thấp như bưởi, lê, dưa chuột… Kèm theo đó là các loại protein trong thịt nạc, cá, hải sản…

Giảm và hạn chế tối đa những đồ ăn có hàm lượng đường và chất béo cao như bánh kẹo, nước ngọt nhân tạo, đường…Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ uống ngọt, mỡ động vật…

Người bệnh không ăn các đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…

Lưu ý là không bỏ bữa, giảm lượng muối hay giảm ăn mặn và kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể hàng ngày. Nếu cung cấp calo dư thừa so với nhu cầu của cơ thể làm tăng tích mỡ đồng thời tăng nguy cơ và làm nặng hơn bệnh đái tháo đường. Với người mắc bệnh đái tháo đường thì lượng calo đưa vào cơ thể hàng ngày dao động khoảng 1500 đến 1800 calo.

Chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát HbA1c.

Song song với chế độ ăn hợp lý đó là chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý cho người tiểu đường, Mỗi chế độ rèn luyện thân thể như vậy sẽ giúp quá trình vận chuyển glucose vào tế bào tốt hơn, từ đó giảm đường máu.

Không những thế, khi thường xuyên căng thẳng, stress cùng sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa và nguy cơ tiểu đường tăng cao. Do đó, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để đẩy lùi bệnh tật, trong đó có hạ HbA1c về mức bình thường,

Link bài viết: Chỉ số HbA1c là gì? ý nghĩa của HbA1c trong kiểm soát bệnh tiểu đường

1. The Hemoglobin A1c Test for Diabetes

Hỏi đáp về bài viết

Khách hàng đánh giá

Hba1C Có Ý Nghĩa Gì, Vì Sao Đường Máu Thấp, Nhưng Hba1C Lại Cao?

Chỉ số đường huyết HbA1c là gì?

HbA1c là viết tắt của glycosylated hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần cấu tạo nên hồng cầu. Trong máu, glucose sẽ gắn với hem để tạo thành phức hợp HbA1c. Theo cách này, glucose được vận chuyển đi khắp nơi trong cơ thể để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Chỉ số HbA1c được định nghĩa là phần trăm số hồng cầu liên kết với glucose trong máu.

Chỉ số HbA1c phản ánh một cách chân thực và chính xác hơn chỉ số đường huyết đo tại một thời điểm. Chu kỳ sống bình thường của hồng cầu là 120 ngày, sau đó chúng sẽ chết đi và được thay thế bằng một đợt hồng cầu mới. Chỉ số HbA1c cho biết chính xác mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian này, vì chỉ số này không thay đổi kể cả khi đường huyết tăng cao sau khi ăn hoặc đường huyết giảm khi đói. Bên cạnh đó, chỉ số HbA1c còn phản ánh xu hướng thay đổi đường huyết, từ đó bác sĩ có những điều chỉnh thích hợp hay can thiệp sâu hơn vào quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Tại sao đường huyết bình thường mà HbA1c lại cao?

Vì HbA1c phản ánh quá trình kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng trước đó, còn đường huyết lại là giá trị thay đổi phụ thuộc vào thời điểm đo, nên sẽ xuất hiện trường hợp đường huyết hoàn toàn bình thường nhưng HbA1c cao. Lấy ví dụ khoảng vài ngày gần đây bạn ăn uống rất kiểm soát, ngủ ngon, uống thuốc đều đặn thì dĩ nhiên đường huyết sẽ giảm. Đây là trường hợp rất bình thường do đó bạn không cần quá lo lắng.

Xét trên trường hợp của bạn thì có thể thấy ngay cả chỉ số đường huyết của bạn vẫn cao hơn người bình thường (từ 4.0 – 5.5mmol/l). Chúng tôi tuy không rõ mức HbA1c của bạn là bao nhiêu tuy nhiên với giá trị này đã không thể chủ quan. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra lại và nhận thêm lời khuyên của bác sĩ.

Hba1C Có Ý Nghĩa Gì Trong Bệnh Tiểu Đường?

3.3333333333333

1111111111

Rating 3.33 (6 Votes)

HbA1c là chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) hay không. Đồng thời theo dõi HbA1c thường xuyên cũng giúp đánh giá được khả năng  kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng.

HbA1c là một chỉ số xét nghiệm thường xuyên được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị trong bệnh đái tháo đường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu HbA1c là gì và ứng dụng của nó đối với bệnh nhân đái tháo đường.

HbA1c là gì?

Tế bào hồng cầu chứa protein hemoglobin (Hb) có nhiệm vụ mang oxy đi khắp mọi cơ quan trong cơ thể. Trong máu, glucose gắn tự nhiên với hemoglobin tạo thành dạng hemoglobin glycated, viết tắt là HbA1c. Sự gắn kết tạo HbA1c diễn ra chậm, khoảng 0.05%/ngày và tồn tại suốt đời sống của hồng cầu, khoảng 8 – 12 tuần. Lượng glucose liên kết với loại protein này tỷ lệ với lượng đường trong máu và việc xác định lượng hemoglobin kết hợp (hay HbA1c) có thể sử dụng để phản ánh mức độ đường huyết trung bình trong khoảng thời gian đó, cung cấp một thước đo dài hạn cho quá trình kiểm soát đường huyết.HbA1c là lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin của hồng cầu

HbA1c khác xét nghiệm đường huyết như thế nào?

Chỉ số HbA1c cho biết đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng. Trong khi đó, xét nghiệm đường huyết cho biết nồng độ glucose máu ngay tại thời điểm lấy mẫu máu.

Chỉ số HbA1c có thể được đo bằng đơn vị %, hoặc mmol/mol, và không nên nhầm lẫn với chỉ số đường huyết được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL.

Giá trị HbA1c mục tiêu

Người bệnh đái tháo đường cần nhắm tới mục tiêu duy trì chỉ số HbA1c là 48 mmol/mol (hay 6,5%).

Con số này chỉ là mục tiêu chung. Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ được xác định một mục tiêu HbA1c riêng dựa trên tình trạng sức khỏe, cường độ hoạt động và những nguy cơ tim mạch khác.

Chỉ số HbA1c trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số HbA1c trong máu, tùy thuộc vào từng mức độ, có thể chỉ ra  người bệnh bị mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường hay tình trạng bình thường. Chi tiết, bạn có thể xem trong bảng sau:

Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách giảm chỉ số HbA1c

Hai nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khoa học Anh đã chứng minh rằng, việc giảm chỉ số HbA1c thêm 1% (hoặc 11 mmol/mol) cho người bệnh mắc đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2 đều làm giảm 25% nguy cơ biến chứng vi mạch máu.

Các biến chứng vi mạch máu mà bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải bao gồm:

-    Bệnh võng mạc do đái tháo đường

-    Biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ

-    Bệnh thận do biến chứng đái tháo đường

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường type 2 nếu giảm chỉ số HbA1c xuống được 1% thì:

-    Giảm 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể

-    Giảm 16% khả năng bị suy tim

-    Giảm 43% nguy cơ bị cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên

Lúc nào cần đo HbA1c?

Người bệnh đái tháo đường nên đo chỉ số HbA1c ít nhất 1 lần mỗi năm. Trong trường hợp khó kiểm soát đường huyết, đổi thuốc và thay đổi bác sĩ điều trị nên đo HbA1c nhiều hơn.

Mặc dù mức độ HbA1c không dự đoán được người bệnh có mắc biến chứng đái tháo đường trong tương lai hay không, nhưng khi chỉ số này đạt mục tiêu nghĩa là việc kiểm soát đường huyết đang khá tốt, nguy cơ gặp phải biến chứng từ đó sẽ thấp hơn.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: http://www.diabetes.co.uk

Biên tập viên sức khỏe Lan Anh

Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay. Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada… và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất. Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website chúng tôi Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219 Email: btvlelananh@gmail.com #timmach#tieuduong#runchantay#soimat