Top 5 # Ý Nghĩa Di Chúc Của Bác Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Di Chúc Của Bác Có Ý Nghĩa Lịch Sử Và Thời Đại Sâu Sắc

VOV.VN – Những lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc vô cùng giản dị mà thiêng liêng…

Các tham luận tại hội thảo tiếp tục khẳng định: những lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc vô cùng giản dị mà thiêng liêng, có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đồng thời thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Đó là tư tưởng về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh; Thực hiện chính sách xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, phát huy nguồn lực con người, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Kiên định mục tiêu đi lên xã hội chủ nghĩa và thực hiện công cuộc đổi mới; Tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng thế giới.

Tiến sĩ Chu Đức Tính, nguyên giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh phân tích: “Bản Di chúc của Bác Hồ được viết trong 5 năm vào lúc Người mạnh khỏe, sáng suốt và minh mẫn. 5 năm ấy, Bác để lại có 10 trang viết nhưng trong 10 trang ấy chúng ta đọc lại có thể thấy rằng Bác không quên một ai và không quên một việc gì. Cho nên Di chúc chúng ta đều thống nhất đánh giá đây là một bản tổng kết thực tiễn, định hướng tương lai và là một cẩm nang cho Đảng ta trong quá trình tiếp tục tiến lên phía trước”…

Theo chúng tôi Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng trọng dân, thân dân. Theo quan điểm của Người, sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân, vì dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, cống hiến. Chính vì vậy, trong Di chúc, Người chỉ rõ: “Đảng cần phải có kế hoạch tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Thực hiện di nguyện của Bác, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Theo chúng tôi Lê Quốc Lý, để đất nước phát triển bền vững, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên thì Đảng ta càng cần phải thấm nhuần tư tưởng trọng dân, thân dân trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời phải luôn luôn xác định mục tiêu, ý chí và nhiệm vụ chính trị của Đảng là phục vụ nhân dân.

** Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5 đã chính thức khai mạc tại thành phố Đà Nẵng, với sự tham gia của 10 nước ASEAN. Ông Nguyễn Vũ Tú, Vụ trưởng, Phó trưởng Som Asean Việt Nam chủ trì Diễn đàn này.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn này, ông Nguyễn Vũ Tú, Vụ trưởng, Phó Trưởng Som ASEAN Việt Nam cho rằng: ” Hợp tác biển đang trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu của các nước ASEAN và giữa các nước ASEAN với các nước đối tác, nhất là trong bối cảnh tình hình trên biển gần đây ngày càng diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn biển ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin trong lĩnh vực hợp tác biển “.

Tiếp nối thành công của 4 kỳ diễn đàn biển ASEAN trước được tổ chức tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia, diễn đàn biển lần này hướng đến 2 mục tiêu chính: Tăng cường hợp tác biển thông qua việc đối thoại và tham vấn một cách xây dựng; Tăng cường vai trò cũng như đóng góp của Diễn đàn đối với hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh trên biển, tự do hàng hải trong khu vực.

Trong khuôn khổ Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5, sáng nay, các nước thành viên đã tập trung kiểm điểm, đánh giá những nhiệm vụ đã triển khai trong khuôn khổ diễn đàn; Trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác biển trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai; Các vấn đề quản lý và bảo vệ hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, thúc đẩy hợp tác nghề cá bình đẳng.

Đáng chú ý là những diễn biến hiện nay trên Biển Đông: thách thức và cách tiếp cận của ASEAN. Ông Aung Lynn, Vụ trưởng Vụ ASEAN- Bộ Ngoại giao Myanmar cho biết: “Là một thành viên của ASEAN, chúng tôi phối hợp với các nước thành viên của ASEAN để giải quyết những vấn đề quan tâm của ASEAN trong khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Chúng tôi cũng đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Myanmar vừa qua về những vấn đề xung đột hiện nay ở Biển Đông”.

Nội dung chính trong chương trình thời sự trưa nay

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2014.

Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật tư tưởng trọng dân, thân dân của Người.

Khai mạc Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 tại Đà Nẵng.

Vụ 3 trẻ tử vong khi phẫu thuật hở hàm ếch ở Khánh Hòa còn nhiều điểm nghi vấn.

Trong phần tin thế giới:

Nhiều điểm nóng trên thế giới bắt đầu hạ nhiệt. Palestine và Israel bắt đầu đạt được thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn. Các bên nhất trí hạ nhiệt cuộc xung đột tại Ukraine.

Tại Iraq, một bước đi có thể làm cho cuộc nội chiến có thể diễn biến nghiêm trọng và đổ máu hơn khi Mỹ và các đồng minh nhất trí cung cấp vũ khí cho người Cuốc tại Iraq.

Những trường hợp đầu tiên bị nhiễm virus Ebola được chữa khỏi bằng thuốc Zmap, mở ra hy vọng chữa khỏi căn bệnh này./.

VOV

Gia Quyến Và Di Chúc Của Người

NĐBO- Đã 40 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng và của dân tộc để lại cho chúng ta bản Di chúc lịch sử thiêng liêng, bất hủ. 40 năm qua là sự phấn đấu bền bỉ, là sự đồng sức, đồng lòng của dân tộc Việt Nam để thực hiện những ước nguyện thiêng liêng của Người. Nhân dịp kỷ niệm 119 năm ngày sinh nhật Bác, Phóng viên Báo điện tử Người đại biểu nhân dân đã có cuộc trò chuyện với TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh về bản Di chúc của Bác Hồ.

Di chúc của Hồ Chủ Tịch là cẩm nang tinh thần vô giá

PV: Thưa Tiến sĩ, ông có cho rằng, trong sâu thẳm của mỗi ngưòi dân Việt Nam, Di chúc của Hồ Chủ Tịch là một tài sản tinh thần vô giá?

TS Chu Đức Tính: Tháng 5.1965, bác Hồ đã viết xong bản di chúc. Từ đó trong suốt các năm: 1966, 1967, 1968, 1969 Bác đã dành thời gian lúc mình khoẻ mạnh, minh mẫn nhất và vào đúng dịp sinh nhật mình hàng năm xem lại bản di chúc mình đã viết lần đầu để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới trong nước và thế giới.

Tính từ ngày Bác viết di chúc lần đầu tiên đến nay là 44 năm, còn tính từ ngày bác đi vào cõi vĩnh hằng đến nay là 40 năm Đảng ta công bố di chúc của Bác. Lịch sử càng lùi xa thì chúng ta càng thấy sự vĩ đại đã được Bác viết đến trong những lời căn dặn cuối cùng của mình.

Bản di chúc là sự kết tinh tình cảm của Bác Hồ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, với bạn bè thế giới; kết tinh mối quan tâm đặc biệt của Người với nhân dân lao động Việt Nam, những người như Bác nói là có hy sinh nhiều nhất cho cách mạng và bây giờ khi kháng chiến thành công, Đảng, Nhà nước cũng phải quan tâm nhiều nhất.

Di chúc kết tinh phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người cộng sản, một người công dân số 1 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một người mà phẩm chất đạo đức của Người được thể hiện một cách nhất quán: trung với nước, hiếu với dân; là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; là yêu thương con người, là tinh thần quốc tế trong sáng.. Và Di chúc của Người cũng là những định hướng về xây dựng đất nước Việt Nam trong một thời kỳ dài.

PV: Xin TS cho biết, ý nghĩa của bản Di chúc của Hồ Chủ Tịch trong thời điểm được công bố?

TS Chu Đức Tính: Lứa tuổi tôi hồi ấy cũng như lứa tuổi cha, anh nghe tin Bác mất như một sự hẫng hụt rất lớn. Ai cũng có chung một niềm lo là cuộc chiến tranh đang ác liệt thế này, Bác là người xây dựng Đảng, là người thành lập nước mà Bác mất đi thì liệu chúng ta sẽ đi đâu, về đâu… Bác mất, sự nghiệp dang dở, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc chưa hoàn thành…

Nhưng sau đó, được học tập di chúc Bác Hồ, được học tập lời điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày thì tất cả mọi công dân Việt Nam bấy giờ hoàn toàn tin tưởng. Bác mất nhưng Di chúc của Bác để lại là cẩm nang của cả dân tộc. Từ Di chúc của Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam yêu nước lấy lại được niềm tin, tin tưởng vào định hướng mà Bác Hồ đã gửi gắm. Chính vì niềm tin đó mà chúng ta thắng lợi, chứng tỏ chúng ta đặt niềm tin chính xác.

Đoàn kết là chiến lược để phát triển PV: Thưa Tiến sĩ, phải chăng vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết luôn được đề cao và là vấn đề then chốt của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh?

TS Chu Đức Tính: Trong Di chúc Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Đoàn kết trước hết là đoàn kết trong Đảng và đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, đoàn kết trong Đảng là tư tưởng xuyên suốt của Người bởi sức mạnh của Đảng chính là sức mạnh đoàn kết.

Bác đã dặn đi dặn lại trong di chúc là Đảng ta phải thực sự đoàn kết như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Trong Di chúc Bác chưa dùng từ đổi mới nhưng Bác nói là muốn hoàn thành những công việc nặng nề của đất nước thì phải động viên toàn dân, tổ chức toàn dân và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân. Đoàn kết là chiến lược chứ không phải là sách lược, bởi đoàn kết tạo thành sức mạnh của cả dân tộc.

PV: Quan điểm vì con người và giải phóng con người được Hồ Chủ Tịch thể hiện trong bản di chúc như thế nào, thưa Tiến sỹ?

TS Chu Đức Tính: Trong di chúc, quan điểm vì con người và giải phóng con người được Bác thể hiện rất rõ. Nhất là các bản Bác viết thêm vào tháng 5.1968 và năm 1969. Bác viết 6 trang vào năm 1968, 6 trang này thể hiện rất rõ quan điểm vì con người và giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh Bác dặn chúng ta phải chỉnh đốn lại Đảng thì Bác dặn công việc hàn gắn vết thương chiến tranh là công việc đầu tiên là đối với con người. Bác dặn phải chăm lo thương binh, chăm lo gia đình liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, quyết không để họ đói nghèo, thiếu thốn. Đồng thời, chăm lo cho cả phần hương hồn những liệt sỹ đã khuất bằng cách nơi nơi có thể làm những nghĩa trang liệt sỹ để làm nơi đi về cho các liệt sỹ đã hy sinh vì nước.

Với bà con nông dân thì Bác có chủ trưng là sau ngày hoà bình thì nên đề nghị nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho nông dân để bà con được hỉ hả, mát dạ, mát lòng.

Đối với thanh niên, Bác luôn luôn đặt niềm tin vào thanh niên. Bác nói nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Đặc biệt trong di chúc, Bác dặn phải quan tâm đến thanh niên xung phong, quan tâm đến những người chiến sỹ lực lượng vũ trang trẻ tuổi, có điều kiện, có năng lực thì cho họ đi đào tạo. Đấy là nòng cốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội tương lai.

Và một điều thấm đẫm nhân văn Hồ Chí Minh đó là Bác dặn bên cạnh việc quan tâm đến những người đã tham gia kháng chiến cứu nước dưới đủ các hình thức: bộ đội, thanh niên xung phong, thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công… thì ngay cả nạn nhân của chế độ cũ như đối tượng cờ bạc, đĩ điếm, hút sách… vừa dùng pháp luật để cải tạo vừa giáo dục họ để trở nên con người lương thiện. Đấy là một điều rất nhân văn của Hồ Chí Minh trong di chúc, thể hiện tầm nhìn xa và sự hoà hợp dân tộc trong Di chúc của Người. Đấy là tầm mà Di chúc của Bác đã nêu lên và Đảng ta đã thực hiện suốt 40 năm qua.

PV: TS có cho rằng, ngày nay, quan điểm của Người về con người và vấn đề đoàn kết vẫn ý nghĩa ?

TS Chu Đức Tính: 40 năm nhìn lại, quan điểm của Bác thể hiện trong Di chúc về con người và về đoàn kết vẫn có ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, không phải bỗng dưng trong những năm gần đây, trong những văn kiện của đại hội Đảng, chúng ta đã đề ra: Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán và là quan điểm có tính chất chiến lược của Hồ Chí Minh. Và cũng chính vì theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta thắng lợi.

PV: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan điểm của Bác về con người và vấn đề đoàn kết vẫn là kim chỉ nam cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình ?

TS Chu Đức Tính: Hội nhập là một bước đi tất yếu. Nhưng trong thế giới hội nhập, vấn đề đoàn kết, tạo thành sức mạnh nội lực của dân tộc vẫn không có gì thay đổi. Năm 1945, khi nói về công tác ngoại giao, Bác đã nói: thực lực là cái chiêng mà ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có tốt thì tiếng mới to được. Thực lực Bác nói chính là nội lực. Chúng ta trong xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa thì phải hội nhập. Nhưng điều chúng ta muốn hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam không có gì khác là phát huy được nội lực Việt Nam. Mà một trong những điều tạo nên nội lực Việt Nam, tạo thành một cấu kết cộng đồng chặt chẽ chính là tinh thần đoàn kết Hồ Chí Minh. Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong dân, đoàn kết quốc tế. Có nội lực là vì đoàn kết, mà đoàn kết thì có nội lực.

Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Như Ngọn Đuốc Soi Đường Cho Dân Tộc

GS.TS Hoàng Chí Bảo (nguyên ủy viên Hội đồng lý luận trung ương) – người có hơn 40 năm nghiên cứu và 27 năm chia sẻ các câu chuyện về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp của Bác Hồ – nói nếu tính từ ngày Bác viết bản di chúc đầu tiên, “số tuổi” Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay đã là 54.

Theo những tài liệu lịch sử ghi lại, Bác đã tự tay đánh máy bản di chúc đầu tiên vào ngày 10-5-1965. Khi hoàn thành bản di chúc, Bác đề cuối dòng ngày 15-5-1965. Năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh mừng sinh nhật 75 tuổi.

Dẫn câu Nhân sinh thất thập cổ lai hy của nhà thơ đời Đường (Trung Quốc) Đỗ Phủ, Bác nói mình thuộc vào lớp người “xưa nay hiếm”. Dù tự nhận “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, Bác tự đặt câu hỏi: “Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?”.

Thế nên, “Tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi” như một lý do Bác giải thích cho việc bắt tay viết di chúc.

Lần sửa thứ nhất năm 1968, Bác viết bổ sung một số đoạn. Người viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965, và viết thêm một số đoạn khác.

Đó là các đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.

Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.

Lần thứ hai, Bác sửa di chúc vào ngày 10-5-1969, bốn năm sau khi tự đánh máy bản đầu tiên. Thời điểm này vào khoảng bốn tháng trước khi Bác đi xa mãi mãi. Người viết lại toàn bộ đoạn mở đầu của di chúc.

Ngày 2-9-1969, Bác qua đời. Bộ Chính trị quyết định công bố Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965. Trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Người viết năm 1968 và 1969.

Bản chính thức này lấy nguyên văn đoạn mở đầu Bác viết năm 1969. Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào Cộng sản thế giới, là nguyên văn bản Bác viết năm 1965.

Trong đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Bác dặn dò việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro xương cho miền Nam. Đến năm 1968, Bác viết lại đoạn này, dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra Bác bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân.

Đoạn Bác viết về bản thân năm 1968 được giữ nguyên văn trong bản công bố, trừ đoạn nói về hỏa táng. Đoạn cuối cùng trong Di chúc được Bác viết từ năm 1965 và cả hai lần sửa sau đó Người đều không sửa lại hoặc viết thêm.

Bộ Chính trị (khóa XI) khẳng định bản Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc. Và việc chọn bản di chúc Bác viết năm 1965 để công bố là đúng đắn vì là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc đó.

Trong bản đã công bố, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ sửa lại một câu. Đó là năm 1965 Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa” thì bản công bố chính thức sửa lại thành: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.

Trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng. Bộ Chính trị (khóa III) cho rằng cần thiết phải giữ gìn thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là miền Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm với Người.

Vì lẽ đó, chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn. Đó cũng là thể theo nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.

Giữa những ngày cả nước có nhiều hoạt động đợt 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), hẳn mỗi người sẽ có cho mình cách riêng để đọc, ngẫm về những lời dặn dò ấy.

Chị Phùng Thị Diệu Hương (Trường Đại học Kinh tế – luật, ĐH Quốc gia chúng tôi nói mỗi lời trong Di chúc là từng lời dặn cô đọng mà chị cảm nhận được tâm nguyện, niềm tin, trách nhiệm của Bác với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

“Tôi thấm thía khi Người nói về đoàn viên, thanh niên, những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bác nhấn mạnh bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”” – chị Diệu Hương chia sẻ.

Anh Lâm Thanh Minh (Trường Đại học Sư phạm chúng tôi cho rằng Di chúc của Bác là nguồn cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách.

Từ góc nhìn của một đảng viên trẻ, anh Minh bày tỏ: “Điều Bác nói về Đảng đến hôm nay vẹn nguyên giá trị. Trong xây dựng Đảng hiện nay, chúng ta phải thẳng thắn phê phán, đấu tranh kiên quyết với những hạn chế, khuyết điểm, những tư tưởng, hành vi không đúng, nhất là chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hóa, biến chất… của một bộ phận cán bộ, đảng viên”.

Trò chuyện với các bạn trẻ chúng tôi mới đây, chúng tôi Hoàng Chí Bảo nhắn rằng không chỉ hơn nghìn chữ trong Di chúc mà từng câu, từng chữ trong mỗi tác phẩm Bác viết ra đều rất giản dị, dễ hiểu, luôn hàm chứa nhiều ý nghĩa.

Dẫn Di chúc của Bác khi nói về Đảng, GS Bảo chỉ ra Bác dặn Đảng không chỉ cần đoàn kết, thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên phê bình và tự phê bình, giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch mà mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

“Điều quan trọng Bác nhấn mạnh chính là “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Bác không bao giờ nặng lời khi góp ý, phê bình. Bác dặn phê bình việc chứ không phê bình người.

Nên học Bác phải nhớ rằng Bác xa lạ với chủ nghĩa lãnh tụ, chủ nghĩa quyền uy vì Bác coi mình là người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào ra trận” – GS Hoàng Chí Bảo chia sẻ.

Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm (Trường Đại học An ninh nhân dân) cho biết dù đã báo cáo nhiều nơi song mỗi lần chuẩn bị các chuyên đề về Bác, anh luôn có cảm xúc đặc biệt và đem điều ấy chia sẻ với mọi người.

“Tôi luôn cố gắng để mỗi bài nói chuyện của tôi như là bài giảng máu thịt tâm hồn. Tôi muốn truyền sự thấu cảm của mình đến từng người nghe để chúng ta có chung tình cảm “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”.

Qua đó, có thể giúp được mỗi người hiểu thêm chiều sâu tư tưởng, đặc biệt là nhân cách văn hóa chân – thiện – mỹ của Hồ Chí Minh. Tôi cho đó là niềm tin, động lực để mỗi chúng ta sống tốt hơn, tử tế hơn và có ý nghĩa hơn” – anh Lâm bộc bạch.

Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm nói bản di chúc chỉ hơn 1.000 chữ trên mấy trang giấy mỏng nhưng có đến 17 lần Bác nhắc tới từ Nhân dân, và đều gạch dưới từng chữ Nhân dân đó.

“Trong từ vựng của Người, chữ Dân có một vị trí chủ đạo, nổi bật, có tần số lặp lại nhiều nhất, lớn nhất. Thực tiễn tình hình đất nước thời gian qua cho chúng ta thấy “an dân” có tầm quan trọng đặc biệt như thế nào. Mà những điều này Bác đã viết, đã dự báo trong Di chúc của mình cách đây 50 năm…” – TS Lâm nói.

Ngày 1-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định công nhận (đợt 1) 30 hiện vật, nhóm hiện vật là “bảo vật quốc gia”. Đặc biệt trong số này có đến 5 tác phẩm tiêu biểu trong di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Toàn văn bản Di chúc chính thức công bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dùng hiện nay:

Những Lời Chúc Tết 2022 Hay Và Ý Nghĩa

Ý nghĩa việc chúc tết đầu năm

Chắc các bạn cũng thấy được, vào những ngày Tết thì ông bà, họ hàng hay đồng nghiệp thường gửi đến cho nhau những lời chúc tết để mừng tuổi, mừng năm mới.

Khi đó con cháu sẽ mừng tuổi ông bà, cha mẹ, đấng sinh thành của mình, ngoài ra thì ông bà và cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị những phong bao lì xì để mừng tuổi cho con cháu trong gia đình và những người hàng xóm xung quanh.

Kèm theo bao lì xì tết là những lời chúc tết, đây được xem như là một nét đẹp văn hoá được lưu truyền từ thời xa xưa, khi đó những lời chúc tết sẽ mở ra những câu chuyện hay và tốt đẹp. Lời chúc tết sẽ gửi gắm những sự yêu thương, sự may mắn, an khang và thịnh vượng đến với mọi người và mọi nhà.

Vào năm 2020 là năm Canh Tỵ, cho nên những lời chúc tết hay và ý nghĩa nhất cũng đều xoay quay chú chuột vàng như sau:

Năm mới vui vẻ, hạnh phúc xum vầy. Gói trọn tài lộc, An Khang Thịnh Vượng. Cùng chúc Như Ý, Đón tròn An Khang, năm mới Bình An, cả nhà Sung Túc.

Năm cũ đi qua, năm mới đã về, kính chúc cho gia đình luôn luôn thuận hoà, song thân đắc thọ, mang mắn đến và rủi ro sẽ đi, cùng nhau vượt khó.

Chúc gia đình năm mới vui vẻ như Chim Sẻ, khoẻ mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phục, kiên trì như chim Sâu cũng như sống lâu giống như Đà Điểu.

Cung chúc năm mới sức khoẻ vô biên, thành công đến liên miên và hạnh phúc sẽ triền miên.

Đầu xuân năm mới chúc gia đình bạn một năm luôn mạnh mẻ, tài lộc dồi dào, công việc thăng tiến, an khang và thịnh vượng.

Những câu chúc tết vợ chồng hay nhất

Sang năm mơi anh chúc em có một năm mới ăn khoẻ, sức khoẻ và ngủ khoẻ cũng như cực khoẻ để yêu anh khoẻ hơn. Anh ước gì có thể hôn em hàng ngày trước khi đi làm, sau khi đi làm và trước khi đi ngủ.

Những câu chúc tết ông bà hay nhất

Sang năm mới, con chúc cho ông bà có sức khoẻ dồi dào, sống lâu trăm tuổi.

Chúng cháu chúc Ông bà một ô như ý, chúc cô chú một dĩa an khang và chúc anh chị một chén tài lộc.

Con chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên con cháu ạ.

Sang năm mới, con chúc ông bà sống thật lâu, có sức khoẻ để bố mẹ và chúng cháu có thể tham dự thêm vài chục lần lễ thượng thọ của ông bà nữa ạ.

Sang một năm mới, tóc của ông bà lại càng bạc thêm, nhưng chúng cháu vẫn chúc ông bà có thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc để con cháu có thể đến chơi với ông bà nhiều hơn nữa a.

Tổng hợp những lời chúc Tết 2020 ý nghĩa qua hình ảnh