Top 5 # Ý Nghĩa Dấu Hiệu Campbell Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Dấu Thánh Giá

Dấu Thánh Giá là một cử chỉ đơn giản và đẹp tóm tắt toàn bộ đặc tính của người Kitô hữu chúng ta.

– Dấu Thánh Giá chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận phúc lành của Chúa. Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta mở lòng mình ra đón nhận ơn Chúa. Giáo phụ Tertullian nói rằng người Công giáo chúng ta cần phải làm Dấu Thánh Giá mọi lúc, mọi nơi. Như một hành động được lặp lại trong suốt những giây phút quan trọng trong ngày, Dấu Thánh Giá thánh hóa mọi ngày của chúng ta. Trong bản hướng dẫn làm dấu thánh giá, Đức Giáo Hoàng Innocent III viết : “Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta gợi lại sự hiện thân của Chúa. Việc giữ hai ngón tay, ngón cái với ngón đeo nhẫn hay ngón cái với ngón trỏ cũng biểu trưng cho hai bản tính của Chúa Ki-tô.

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cũng nhắc nhớ lại Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su. Hành động này cũng phác thảo trên chúng ta hình chữ thập như để nhớ lại thánh giá Chúa Giê-su. “Khi kêu tên Thiên Chúa là Cha, và Con, và Thánh Thần, chúng ta quả quyết niềm tin vào Ba ngôi Thiên Chúa. Điều này cũng được củng cố bằng việc chúng ta dùng ba ngón tay để làm Dấu Thánh Giá.” – ĐGH Innocent III.

Thánh Phanxicô Salê nói rằng: “Khi đưa tay lên trán, chúng ta nhớ rằng Chúa Cha là Ngôi vị thứ nhất của Ba Ngôi. Khi đưa tay xuống ngực, chúng ta tin rằng Chúa Con được sinh ra từ Chúa Cha. Và khi đưa tay sang hai bên vai chúng ta xác tín rằng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.”

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cầu khẩn quyền năng của danh thánh Thiên Chúa. Kinh Thánh chỉ cho thấy Thiên Chúa đầy quyền năng. Trong thư gửi tín hữu Phi-lip-phê, thánh Phao-lô Tông Đồ viết: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Chúa Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng ‘Đức Giê-su Ki-tô là Chúa'”.

– Dấu Thánh Giá cũng là dấu chỉ của tình huynh đệ. Trong Tin Mừng thánh theo thánh Luca, Chúa Giê-su nói rằng: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Nhà văn Bert Ghezzi viết rằng: “Trong tiếng Hy lạp cổ đại, dấu là sphragis, có nghĩa là sự đánh dấu cho quyền sở hữu, ‘ví dụ một người chăn chiên đánh dấu con chiên của mình như quyền sở hữu nó, và người ấy gọi đó là sphragis. Cũng thế, khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta xác tín bản thân mình thuộc về Chúa Giêsu, vị mục tử đích thực”

– Trong phụng vụ, Dấu Thánh Giá nhắc lại bí tích Rửa Tội. Quả vậy, khi làm dấu, thực tế chúng ta tuyên xưng rằng : “Tôi đã cùng chết với Chúa Giê-su và sống một cuộc sống mới với Người”. Dấu Thánh Giá cũng liên kết chúng ta với thân thể Chúa Giêsu, và khi Làm Dấu này, chúng ta được nhắc nhớ về sự kết hiệp giữa mỗi người chúng ta với Chúa Giê-su là đầu.

Thông thường, chúng ta làm Dấu Thánh Giá kèm theo lời đọc : “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Khi xác tín niềm tin vào Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, và Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng đang tuyên xưng đức tin của mình.

Joseph Đinh

baoconggiao

Mơ Thấy Bị Rắn Cắn Điềm Gì? Dấu Hiệu Và Ý Nghĩa Cần Chú Ý

Nằm mơ thấy bị rắn cắn cho thấy người nằm mơ không sợ nguy hiểm, sẽ gặp may mắn và giàu có, cuộc sống hạnh phúc.

Nằm mơ thấy bị rắn cắn có ý nghĩa gì? Nằm mơ thấy rắn cắn có sao không? Đây là điềm lành hay điểm dữ, cần chú ý đến những gì để cuộc sống được thuận buồm xuôi gió hơn? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Ý nghĩa giấc mơ bị rắn cắn

Rắn là loài động vật mang nhiều tiếng ác, tiếng xấu. Chúng cũng được xem là loài động vật nham hiểm, mưu mô, xảo trá.

Nằm mơ thấy rắn cắn cho thấy người nằm mơ có thể bị xâm hại gần đây, hành vi xâm phạm thân thể này khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, có thể là hành vi quấy rối tình dục đáng ghê tởm, bạn phải tìm cách thoát ra khỏi nó.

Mặt khác, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo việc sức khỏe của người nằm mơ đang trên đà giảm sút, vì vậy hãy chú ý hơn.

Tuy vậy, rắn cũng là biểu tượng của sự thông minh, linh động, nằm mơ thấy rắn cũng mang nhiều điềm lành bất ngờ.

Những giấc mơ bị rắn cắn mang điềm lành

– Nằm mơ thấy bị rắn cắn cho thấy người nằm mơ không sợ nguy hiểm, sẽ gặp may mắn và giàu có, cuộc sống hạnh phúc.

– Bà bầu nằm mơ thấy bị rắn cắn có nghĩa là người mơ sẽ sinh được một bé trai, nếu là một con rắn mập mạp và vụng về thì có nghĩa là đứa trẻ sẽ rất thông minh.

-Người chưa kết hôn mơ thấy mình bị rắn cắn, sau đó giết chết rắn rồi rắn sống lại là điềm báo người nằm mơ sẽ tìm được đối tượng ưng ý.

– Nằm mơ thấy vợ mình bị rắn cắn ám chỉ rằng người nằm mơ có thể có chuyện gì đó khiến bạn không vui trong thời gian gần đây, chỉ cần bạn lạc quan đối mặt thì sẽ vượt qua hết.

-Nằm mơ thấy cha mình bị rắn cắn là điềm lành, điều đó có nghĩa là người nằm mơ sẽ có những điều tốt đẹp.

– Nằm mơ thấy chồng bị rắn cắn là điềm báo tốt, ngụ ý rằng người nằm mơ sẽ gặp nhiều may mắn.

– Đàn bà đã có gia đình mơ thấy rắn và ôm trên tay là điềm sắp sinh quý tử.

Những giấc mơ bị rắn cắn mang điềm dữ

– Nằm mơ thấy bị rắn cắn ở dưới nước cho thấy bộ phận bị rắn cắn có thể là vùng tiềm ẩn bệnh tật.

– Nằm mơ thấy trẻ bị rắn cắn nhắc nhở người nằm mơ phải chú ý đến hòa khí gia đình, tạo cho trẻ một môi trường gia đình đầm ấm, hạnh phúc, nếu không hòa thuận sẽ mang lại nhiều buồn phiền, xui xẻo.

– Nằm mơ thấy rắn cắn người lớn trong gia đình là muốn nhắc nhở người mơ rằng ngoài việc bận bịu với công việc kinh doanh riêng thì nên chăm sóc cha mẹ ở nhà, con cái là chỗ dựa duy nhất của cha mẹ, cha mẹ sẽ cảm thấy rất an tâm khi con cái về nhà thường xuyên.

– Nằm mơ thấy kẻ thù bị rắn cắn cho biết người nằm mơ sẽ có một cuộc cạnh tranh, không cẩn thận sẽ thua trắng tay.

– Nằm mơ thấy mình bị rắn cắn vào ngón tay chảy máu cho thấy người nằm mơ sẽ gặp điềm xấu.

– Người độc thân mơ thấy bị rắn độc cắn là dấu hiệu của căm ghét, thù hận, tổn thương, cần chú ý đến sức khỏe tinh thần.

– Một người nổi tiếng mơ thấy nhiều rắn độc trồi lên từ mặt đất và cắn mình, tránh nhưng không tránh được là dấu hiệu người nằm mơ bị đàn em ghen ghét, muốn tính kế hãm hại, nên cẩn thận.

Giải mã một số giấc mơ thấy bị rắn cắn thực tế

Giấc mơ thứ nhất

Một chàng trai nằm mơ thấy mình bị một con rắn nhỏ màu trắng cắn. Hôm sau anh bị một bạn học mặc áo sơ mi trắng đánh bị thương.

Giải mã giấc mơ: Con rắn thể hiện sự căm ghét của chàng trai đối với người bạn học đó, đồng thời cũng thể hiện sự thù hằn của người bạn học với người mơ.

Giấc mơ thứ hai

Người phụ nữ có gia đình mơ bị rắn cắn và lôi vào hang, dù vùng vẫy cũng khó mà thoát ra được.

Giải mã giấc mơ: Rắn thường đại diện cho sự xấu xa, xảo quyệt, lừa dối và cám dỗ, còn được coi là sứ giả của địa ngục. Người phụ nữ có gia đình mơ thấy bị rắn cắn là dấu hiệu cô đang bất mãn trong quan hệ với chồng, có khả năng bị lôi kéo, dụ dỗ vào những mối quan hệ bị cấm đoán. Nếu không muốn gia đình tan vỡ, hãy cẩn thận với những lời mời mọc, hò hẹn đầy dụ hoặc.

Ý Nghĩa Của Dấu Thánh Giá

LAKE MARY- Florida (Zenit.org).- Cử chỉ đơn giản mà các người Công giáo làm hàng ngàn lần trong cuộc đời của họ có một ý nghĩa sâu xa mà phần lớn đã không nhận thức ra.

Now, the multifaceted significance of the sign of the cross has been investigated and explained by Bert Ghezzi, author of “Sign of the Cross: Recovering the Power of the Ancient Prayer” (Loyola Press).

Bây giờ, ý nghĩa nhiều mặt của dấu thánh giá đã được khám phá và giải thích do Bert Ghezzi, tác giả quyển “Dấu Thánh Giá: Tìm lại được Quyền lực của Kinh Xưa” do nhà xuất bản Loyola Press.

Ông nói với ZENIT dấu đó xảy ra làm sao, ý nghĩa của dấu đó là gì và tại sao làm dấu đó cách cung kính có thể nâng cao sự sống người ta trong Chúa Kitô.

Dấu thánh giá khởi đầu khi nào?

Ghezzi : Dấu thánh giá là một thực hành và là một kinh rất xưa. Chúng ta không có chỉ dẫn nào về điều đó trong Kinh Thánh, nhưng thánh Basil trong thế kỷ thứ tư nói rằng chúng ta học dấu này từ thời các tông đồ và dấu đó được thi hành trong các lần rửa tội. Một số học giả giải thích lời của Thánh Phaolô nói ngài mang những dấu của Chúa Kitô trên thân xác ngài, trong thư Gal 6:17, tức là ngài qui chiếu về dấu thánh giá.

Trong sách, tôi đã ghi chú rằng dấu đó bắt đầu gần thời gian Chúa Giêsu và có từ Giáo Hội xưa. Các Kitô hữu nhận lấy dấu ấy trong phép rửa tội; vị chủ tế làm dấu trên họ và dâng họ cho Chúa Kitô.

Bằng cách nào dấu ấy trở nên một thực hành phụng vụ và sùng kính quan trọng như thế?

Ghezzi : Tôi suy đoán rằng khi những Kitô hữu trưởng thành được rửa tội, họ làm dấu thánh giá trên trán cách hiên ngang để chứng tỏ mình thuộc về Chúa Kitô.

Ông Tertullian nói rằng các Kitô hữu mọi thời có lẽ ghi dấu thánh giá trên trán mình. Tôi có thể tưởng tượng đến các Kitô hữu làm một dấu thánh giá nhỏ trên trán mình với ngón tay cái và ngón trỏ, để nhắc cho mình nhớ sống một đời sống cho Chúa Kitô.

Ngoài những lời đọc, dấu ấy có nghĩa gì? Tại sao đó là môt dấu chỉ tính môn đệ?

Ghezzi : Dấu ấy có nghĩa rất nhiều. Trong sách, tôi diễn tả ý nghĩa, có lời và không có lời. Dấu thánh giá là một sự tuyên xưng đức tin, một sự đổi mới bí tích rửa tội, một dấu chỉ tính môn đệ, môt sự chấp nhận đau khổ, một sự bảo vệ khòi quỉ dữ, và một chiến thắng trên sự sa ngã.

Khi anh chị làm dấu thánh giá, anh chị tuyên xưng một diễn tả ngắn của kinh tin kính–anh chị tuyên xưng đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi anh chị đọc lời và cầu nguyện nhân danh người nào thì anh chị tuyên bố sự hiện diện của họ và đến trong sự hiện diện của họ–đó là lý do môt tên được xử dung trong Kinh Thánh.

Như một á bí tích, đó là một sự đổi mới bí tích rửa tội; khi anh chị làm dấu thánh giá, thực vậy anh chị lập lại một lần nữa “Tôi chết với Chúa Kitô và sống lại trong đời sống mới.” Dấu thánh giá trong bí tích rửa tội là như một sự cắt bì Kitô hữu, kết hợp dân ngoại trở về nưóc Do thái. Dấu liên kết cuả anh chị với thân thể Chúa Kitô, và khi anh chị làm dấu anh chị nhớ tới sự kết hợp của anh chị với Chúa Kitô là đầu.

Dấu thánh giá là một dấu chỉ tính môn đệ. Chúa Giêsu nói trong sách Tin Mừng Luca 9: 23, “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” Lời mà các Giáo Phụ xử dụng khi làm dấu thánh giá là một tiếng Hy lạp tiếng đó cũng như là tiếng của ông chủ đặt cho một tên nô lệ, một mục tử đặt cho một con chiên và một tướng lãnh đặt cho một tên lính–đó là một sự tuyên bố tôi thuộc vào Chúa Kitô.

Sự từ bỏ mình không hẵn là từ bỏ những việc nhỏ; làm môn đệ tức là anh chị ở dưới sự lãnh đạo của Chúa Kitô và anh chị không thuộc về chính anh chị. Khi làm dấu thánh giá, anh chị nói với Chúa. “Con muốn vâng lời Chúa, con thuộc về Chúa. Chúa huơng dẫn tất cả quyết định của con. Con sẽ luôn luôn vâng phục lề luật Thiên Chúa, các huấn giáo của Chúa Kitô và Giáo Hội.”

Khi đau khổ tới, dấu thánh giá là một dấu chấp nhận. Dấu đó nhắc lại Chúa Giêsu đã trở thành con người và đã chịu đau khổ vì chúng ta và chúng ta tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô. Dấu thánh giá nói, “Tôi muốn ôm ấp sự đau khổ để chia sẻ sự đau khổ của Chúa Kitô.

Khi anh chị chịu đau khổ, anh chị cảm giác dường như Thiên Chúa không còn ở đó, thì dấu thánh giá đem Chúa đến và tuyên bố sự hiện diện của Người mà không biết anh chị có cảm thấy không. Đó là một phương cách nhận biết Chúa trong lúc bị thử thách.

Một trong những huấn giáo chính của các Giáo Phụ, dấu thánh giá là một sự tuyên bố chống lại quỉ dữ. Khi anh chị làm dấu trên mình, anh chị tuyên bố với quỉ dữ, “Đừng đụng vào tôi. Tôi thuộc về Chúa Kitô, Người là sự bảo vệ cho tôi.” Dấu đó vừa là sự tấn công vừa là sự bảo vệ,

Tôi đã thấy rằng dấu thánh giá là một phương cách diệt trừ sự sa ngã–những vấn đề to lớn này chúng ta có, những sự việc bướng bỉnh này chúng ta không thể thoát khỏi được. Các Giáo Phụ nói nếu anh chị tức giận, đầy sự dâm ô, sợ hải, xúc động hay vật lôn với những vấn đề xác thịt, hãy làm dấu khi bị cám dỗ và dấu đó sẽ giúp xua tan đi vấn đề.

Tôi đã bắt đầu làm dấu để kiểm soát một vấn đề khi tức giận. Làm dấu trên mình là một phương cách diệt trừ sự tức giận, mách cho ta biết cách hành xử một cách nhẫn nại, bắt chước thực hành nhân đức của Chúa Giêsu.

Người không-Công giáo xử dụng dấu thánh giá được không?

Ghezzi : Được chứ, dấu thánh giá được những người Epicopalians, Lutherans, Methodists và Presbyterians xử dụng, cách riêng trong những khi rửa tội. Trong sách giáo lý bỏ túi của ông, Martin Luther khuyên làm dấu thánh giá trước khi đi ngủ và khi làm việc đầu tiên trong ngày.

Một điều xấu hổ là nhiều người không-Công giáo thấy dấu ấy là một cái gì họ không phải làm; dấu đó đền từ một Giáo Hội xưa mà tất cả chúng ta chia sẻ. Một trong những hy vọng của tôi khi viết quyển sách này là những nguời không-Công giáo sẽ đọc và chia sẻ trong dấu thánh giá.

Tại sao những người Công Giáo làm dấu thánh giá với nước thánh khi bước vào và khi bước ra khỏi nhà thờ?

Ghezzi : Muốn tham gia trong sự hy sinh cao cả của Thánh Lễ, anh chị cần đuợc rửa tội. Dùng nước thánh để làm dấu để có ý nói rằng “Tôi là một người Kitô hữu đã được rửa tội và tôi có quyền tham gia trong hy lễ này”.

Khi anh chị làm dấu thánh giá lúc anh chị ra về, anh chị có ý nói Thánh Lễ không bao giờ chấm dứt–toàn diện đời sống của anh chị tham gia trong hy lễ của Chúa Kitô.

Tại sao những người Kitô hữu phải học hỏi hơn nữa về kinh này?

Ghezzi ; Tôi thiết nghĩ rằng đó không phải là một cái gì bất thường. Dấu thánh giá có một quyền lực to lớn như là một á bí tích; dấu thánh giá không tạo ra sự thiêng liêng mà dấu ấy chỉ, nhưng kín múc trong kinh nguyện của Giáo hội để mang ảnh hưởng đến trong cuộc sống chúng ta. Dấu thánh giá là một á bí tích cao cả.

Khi tôi thấy những cầu thủ thể thao làm dấu thánh giá lúc đang chơi, tôi không chê bai họ. Dấu ấy nói rằng tất cả điều gì tôi làm, tôi làm nhân danh Chúa Kitô–dầu những trò chơi cũng có thể được chơi trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Khi tình cờ người ta làm dấu thánh giá, tôi cầu nguyện cho họ công nhận điều đó một cách nghiêm chỉnh–là họ tuyên xưng họ tùy thuộc về Chúa Kitô, họ muốn vâng lời Người và chấp nhận đau khổ. Đó không phải là một lời thần chú cầu may.

Tại sao ngày nay dấu thánh giá có ý nghĩa, nhất là trong những lãnh vực mà luật pháp trở nên ít bao dung đến những việc làm công khai cho đức tin?

Ghezzi : Luật pháp có thể nói với chúng ta rằng chúng ta không thể có 10 Điều Răn trong một tòa nhà công cộng, nhưng không thể bắt chúng ta không được làm dấu thánh giá cách công khai. Chúng ta cần nhớ lời Chúa Giêsu đã nói: nếu chúng ta chối bỏ Người, Người sẽ chối bỏ chúng ta.

Đáng lý chúng ta phải cảm thấy tự tin và hãnh diện khi cho mọi người biết chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta thuộc về Chúa Kitô.

Ý Nghĩa Dấu Ấn Ung Thư Scc

1. Chỉ định  

Xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư SCC huyết tương được chỉ định để chẩn đoán, theo dõi sự tiến triển và đáp ứng đối với điều trị các ung thư tế bào vẩy nguyên phát và tái phát, gồm:  

1. Ung thư cổ tử cung;

2. Ung thư phổi;

3. Ung thư thực quản;

4. Ung thư vùng đầu, cổ;

5. Ung thư cơ quan sinh dục và tiết niệu [3].

2. Chẩn đoán  

Giá trị bình thường của SCC huyết tương (hoặc huyết thanh) người khỏe mạnh là 0-3 ng/mL.

3. Ý nghĩa lâm sàng

Nồng độ SCC huyết tương có thể tăng trong các trường hợp sau:  

2. Các ung thư cơ quan sinh dục nữ khác: độ nhạy lâm sàng của SCC ở ung thư vú là 0-10%, ở ung thư niêm mạc tử cung là 8-30%, ở ung thư tử cung 30%, ở ung thư buồng trứng là 4-20%, ở ung thư âm hộ là 19-42% và ở ung thư âm đạo là 17% [3].  

3. Ung thư phổi: tần suất tăng nồng độ SCC huyết tương cao nhất gặp ở ung thư phổi tế bào vảy là 39-78%, ở ung thư phổi tế bào không nhỏ là 33-61%, ở ung thư phổi tế bào lớn là 18%, ở ung thư phổi tế bào nhỏ là 4-18 % và ở ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma) là 15-42% [2]. Có sự tương quan giữa nồng độ SCC huyết tương và mức độ nặng của ung thư phổi: độ nhạy lâm sàng của SCC ở giai đoạn I là 27-53%, giai đoạn II là 31-72%, giai đoạn III là 60-88% và giai đoạn IV là 71-100% [2]. Cũng có sự tương quan giữa nồng độ SCC và tiến trình bệnh: sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ở phổi, nồng độ SCC trở về giới hạn bình thường. Nếu tái phát, thường là sau phẫu thuật 4-5 tháng, nồng độ SCC lập tức tăng lên [2]. So với các dấu ấn ung thư khác, trong ung thư phổi tế bào nhỏ, độ nhạy lâm sàng của NSE là 73%, cao hơn của CEA (28%) và của SCC (10%); trong ung thư phổi tế bào không nhỏ, độ nhạy lâm sàng của CEA là 70%, cao hơn của SCC (41%) và của NSE (31%); trong ung thư phổi tế bào vảy, SCC có độ nhạy lâm sàng (76-78%) cao hơn CEA (31-63%) [2].  

4. Ung thư vùng đầu và cổ: Trong các ung thư vùng đầu và cổ, độ nhạy lâm sàng của SCC là 34-78%, trong đó, tỷ lệ tăng SCC trong ung thư ở xoang xương hàm trên là 49%, ở khoang miệng là 34%, ở lưỡi là 23%, ở thanh quản là 19% và ở họng là 11-33% [3, 6].  

5. Ung thư thực quản: Trong ung thư thực quản, độ nhạy lâm sàng trung bình của sự tăng SCC là 30-39%, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh: giai đoạn I là 0-27%, giai đoạn II là 20-40%, giai đoạn III là 39-61% và giai đoạn IV là 45-50% [1, 3].  

6. Ung thư các cơ quan sinh dục nam, tiết niệu: nồng độ SCC huyết tương tăng ở 45% ung thư dương vật, cũng có thể tăng ở ung thư niệu đạo, ung thư tế bào vảy da [3].  

7. Ung thư các cơ quan khác: ở ung thư đại tràng và ung thư tụy, nồng độ SCC huyết tương tăng trong khoảng 20% các trường hợp [3].  

8. Các bệnh lành tính: nồng độ SCC huyết tương có thể tăng nhẹ (<3ng/mL) trong các bệnh lành tính với tỷ lệ tăng trong tổng số bệnh nhân ở mỗi bệnh như sau:

– Xơ gan (6-10% số bệnh nhân);

– Viêm tụy (6-10% số bệnh nhân);

– Suy thận (44-78% số bệnh nhân), mức độ SCC tăng tương quan thuận với mức độ tăng creatinin huyết tương;

– Các bệnh phổi lành tính (viêm phế quản mạn, tắc nghẽn phổi mạn tính, lao) (0-40% số bệnh nhân);

– Các bệnh phụ khoa (3-37% số bệnh nhân), riêng viêm cơ tử cung 3-8%;

– Các bệnh ENT (21% số bệnh nhân);

– Các khối u lành tính (46% số bệnh nhân);

– Các bệnh da lành tính như bệnh vảy nến (83%), eczema (80%);

– Các bệnh viêm khác