Top 12 # Ý Nghĩa Dấu Harzer Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Dấu Thánh Giá

Dấu Thánh Giá là một cử chỉ đơn giản và đẹp tóm tắt toàn bộ đặc tính của người Kitô hữu chúng ta.

– Dấu Thánh Giá chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận phúc lành của Chúa. Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta mở lòng mình ra đón nhận ơn Chúa. Giáo phụ Tertullian nói rằng người Công giáo chúng ta cần phải làm Dấu Thánh Giá mọi lúc, mọi nơi. Như một hành động được lặp lại trong suốt những giây phút quan trọng trong ngày, Dấu Thánh Giá thánh hóa mọi ngày của chúng ta. Trong bản hướng dẫn làm dấu thánh giá, Đức Giáo Hoàng Innocent III viết : “Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta gợi lại sự hiện thân của Chúa. Việc giữ hai ngón tay, ngón cái với ngón đeo nhẫn hay ngón cái với ngón trỏ cũng biểu trưng cho hai bản tính của Chúa Ki-tô.

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cũng nhắc nhớ lại Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su. Hành động này cũng phác thảo trên chúng ta hình chữ thập như để nhớ lại thánh giá Chúa Giê-su. “Khi kêu tên Thiên Chúa là Cha, và Con, và Thánh Thần, chúng ta quả quyết niềm tin vào Ba ngôi Thiên Chúa. Điều này cũng được củng cố bằng việc chúng ta dùng ba ngón tay để làm Dấu Thánh Giá.” – ĐGH Innocent III.

Thánh Phanxicô Salê nói rằng: “Khi đưa tay lên trán, chúng ta nhớ rằng Chúa Cha là Ngôi vị thứ nhất của Ba Ngôi. Khi đưa tay xuống ngực, chúng ta tin rằng Chúa Con được sinh ra từ Chúa Cha. Và khi đưa tay sang hai bên vai chúng ta xác tín rằng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.”

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cầu khẩn quyền năng của danh thánh Thiên Chúa. Kinh Thánh chỉ cho thấy Thiên Chúa đầy quyền năng. Trong thư gửi tín hữu Phi-lip-phê, thánh Phao-lô Tông Đồ viết: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Chúa Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng ‘Đức Giê-su Ki-tô là Chúa'”.

– Dấu Thánh Giá cũng là dấu chỉ của tình huynh đệ. Trong Tin Mừng thánh theo thánh Luca, Chúa Giê-su nói rằng: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Nhà văn Bert Ghezzi viết rằng: “Trong tiếng Hy lạp cổ đại, dấu là sphragis, có nghĩa là sự đánh dấu cho quyền sở hữu, ‘ví dụ một người chăn chiên đánh dấu con chiên của mình như quyền sở hữu nó, và người ấy gọi đó là sphragis. Cũng thế, khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta xác tín bản thân mình thuộc về Chúa Giêsu, vị mục tử đích thực”

– Trong phụng vụ, Dấu Thánh Giá nhắc lại bí tích Rửa Tội. Quả vậy, khi làm dấu, thực tế chúng ta tuyên xưng rằng : “Tôi đã cùng chết với Chúa Giê-su và sống một cuộc sống mới với Người”. Dấu Thánh Giá cũng liên kết chúng ta với thân thể Chúa Giêsu, và khi Làm Dấu này, chúng ta được nhắc nhớ về sự kết hiệp giữa mỗi người chúng ta với Chúa Giê-su là đầu.

Thông thường, chúng ta làm Dấu Thánh Giá kèm theo lời đọc : “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Khi xác tín niềm tin vào Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, và Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng đang tuyên xưng đức tin của mình.

Joseph Đinh

baoconggiao

Ý Nghĩa Con Dấu Doanh Nghiệp

Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực 1/7/2015 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng hình thức của con dấu doanh nghiệp, qa đó doanh nghiệp có thể tự đăng ký khắc dấu ở bất kỳ cơ sở khắc dấu nào. 

Con dấu doanh nghiệp là gì? Vai trò của con dấu đối với doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Có thể nói, con dấu là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp, bởi theo tập quán giao dịch các văn bản, hợp đồng của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi nó được đóng dấu. Theo luật thì doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu (nghĩa là doanh nghiệp có quyền có nhiều hơn 01 con dấu), tuy nhiên con dấu doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng đủ các tiêu chí về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Vậy con dấu của doanh nghiệp là dấu tròn hay dấu vuông? dấu nào có hiệu lực pháp lý đại diện cho doanh nghiệp

Theo Điều 12 nghị định 96/2015 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp thì Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Như vậy con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông con dấu nào được doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì con dấu đó có hiệu lực pháp lý.

Ý Nghĩa Việc Làm Dấu Thánh Giá

Qua cái chết của Thầy Giê-su chí thánh, thập giá vốn là nỗi sỉ nhục, là hình phạt đến rợn người dành cho tử tội, nay trở thành Thánh Giá – biểu tượng chính yếu của tình yêu Ki-tô giáo. In sâu dấu ấn vào tâm hồn, vào đời sống các tín hữu, thập giá ấy vẫn luôn được yêu mến và tôn vinh mỗi lần ta làm Dấu Thánh Giá.

Bằng cử chỉ đưa tay lên trán, rồi xuống ngực và qua hai bên vai trái – phải, kèm theo lời “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” dù được đọc thành tiếng, đọc thầm hay thậm chí không đọc, thì việc ghi Dấu Thánh Giá cũng biểu lộ cách tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa cách đơn giản, kiên vững và rõ ràng nhất.

Nếu như lúc khởi đầu một ngày mới, khi bắt đầu một công việc hoặc khi gặp những biến cố bất ngờ… ta làm Dấu Thánh Giá để nguyện xin Chúa Cha làm chủ – hướng dẫn – soi sáng tâm trí, để Chúa Con uốn nắn biến đổi trái tim luôn biết yêu thương, và để Chúa Thánh Linh thánh hóa trọn vẹn từng thời khắc; thì cũng vậy, khép lại một ngày sống, kết thúc những kế hoạch, dự định… ta cũng làm Dấu Thánh Giá để dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi tâm tình tôn vinh – chúc tụng – tạ ơn – tạ lỗi – và xin ơn. Có thói quen làm Dấu Thánh Giá trước mọi việc, cả khi ăn uống, nghỉ ngơi, ở mọi nơi, mọi thời, mọi hoàn cảnh ta sẽ được nhắc nhớ và thêm ý thức làm tất cả các hoạt động ” vì danh Thiên Chúa Ba Ngôi.”

Sống đức tin nơi đời thường, khi tham dự các nghi thức trong phụng vụ, đọc kinh, cầu nguyện nơi nhà thờ, trong cộng đoàn, tại gia đình hoặc trong một nhóm gồm các thành viên có chung niềm tin vào Chúa: cánh tay ta đưa lên “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” với sự tự nhiên bởi đã rất thân quen với Dấu Thánh Giá. Ước mong sao khi ra khỏi không gian, nơi chốn đã ươm mầm, nuôi dưỡng hạt giống đức tin, ta bước vào xã hội rộng lớn nơi trường học, khu vui chơi giải trí, chỗ ăn uống, khu dân cư, nơi công cộng, hoặc trong các mối tương quan với rất nhiều người khác biệt tôn giáo… thì trong ta cũng không được phép xuất hiện những nỗi sợ hãi vô hình đối với Dấu Thánh Giá, khiến ta không dám vinh danh Chúa Ba Ngôi hoặc né tránh mọi ánh nhìn của những người xung quanh khi ta làm Dấu Thánh Giá.

Bước đi dưới ánh sáng đức tin, Dấu Thánh Giá chính là nét đặc trưng, là dấu chỉ cho mọi người nhận ra sự hiện diện của con cái Chúa giữa đời. Một khi có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đỡ nâng và thánh hóa, cuộc sống ta thay vì nung nấu những toan tính thế tục thấp hèn; ta sẽ ước mong và gieo vãi những hành động đầy tình bác ái hướng đến mục đích cao đẹp.

Dấu Thánh Giá – dấu ấn tình yêu được ghi khắc thật nhẹ nhàng. Dấu ấn ấy chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận phúc lành của Chúa. Sẵn sàng đón nhận hồng ân Thiên Chúa tặng ban, ta đồng thời cũng vui nhận những điều không như mong đợi đang đến, phải đến và sẽ đến. Dấu Thánh Giá sẽ là thần dược giảm đau cho những tâm hồn sầu khổ luôn hết lòng tin tưởng vào tình thương và thánh ý của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, vì nhận thức Chúa Giê-su đã hy sinh chính mạng sống mình bằng cái chết khổ nhục trên thập giá cho nhân loại được sống, ta ý thức hơn về việc bản thân thuộc về Thiên Chúa và khát mong được gắn kết đời sống với Người.

Lạy Chúa, biển đời luôn dậy sóng nhưng con không bơ vơ, cô đơn, lạc lối hay bị nhận chìm khi con khám phá ra bàn tay êm ái của “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” đang ân cần nâng con lên. Thiên Chúa không để con một mình ngụp lặn giữa gian nan, khốn khó, dẫu rằng nhiều lúc con tưởng mình kiệt sức và nhân trần như đã bỏ rơi con. Ánh mắt dịu hiền của Chúa mãi ân thầm dõi theo nhịp bước chân con. Với niền xác tín này, nguyện cho đời con là chuỗi ngày nối dài luôn có Chúa kề bên, luôn lấy Chúa là mục đích và ý nghĩa trong từng thời khắc. Nhờ được Ba Ngôi Thiên Chúa chiếm giữ tâm hồn khi con “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, mỗi phút giây đời con sẽ là sự hân hoan kín múc nguồn nước bình an ngay từ đời này và niềm vui chan chứa ở đời sau. Amen

Ý Nghĩa Dấu Câu Trong Tiếng Trung!

Giới thiệu Trung Quốc Sơ lược về đất nước Trung Quốc Giới thiệu chung về đất nước Trung Quốc Tên nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China) Thủ đô: Bắc Kinh Ngày quốc khánh: 01-10-1949. Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nử

第九课 苹果一斤多少钱 生词: 1. 买mǎi ( mãi ) : mua 卖mài ( mại ) : bán 你买什么? nǐ mǎi shén me ? 我买水果 wǒ mǎi shuǐ guǒ 你买什么水果? nǐ mǎi shén me shuí guǒ 我买苹果 wǒ mǎi píng guǒ 苹果有两种, 一种是5块一斤, 一种是3块一斤 píng guǒ yǒu l

Tin tức mới

1. Bộ công an 公安部 Gōng’ān bù 2. Bộ trưởng công an 公安部长 Gōng’ān bùzhǎng 3. Ty công an tỉnh 省公安厅 Shěng gōng’ān tīng 4. Giám đốc công an tỉnh 厅长 Tīng zhǎng 5. Phó giám đốc công an tỉnh 副厅长 Fù tīng zhǎng 6. Công an thành phố 市公安局 Shì gōng&#39