Top 8 # Ý Nghĩa Dấu Giáp Lai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Dấu Giáp Lai Là Gì

Hiện nay, có nhiều vị trí cũng như cách  đóng dấu khác nhau như đóng dấu treo, dấu giáp lai, dấu nổi, dấu thu nhỏ…cũng như vai trò, giá trị pháp lý khách nhau. Trong đó, quy định về dấu treo và dấu giáp lai được hiểu như sau

Dấu giáp lai là gì ?

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản. Việc đóng dấu giáp lai phải được thực hiện riêng theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

Cách đánh dấu giáp lai

Việc đóng dấu giáp lại được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV thì có quy định:

“Điều 13. Dấu của cơ quan, tổ chức

2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản”

Ví dụ cụ thể như sau: 

– Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo Điều 20 khoản 3 điểm b thì:

“b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.”

–  Điều 49 Luật Công chứng 2014 quy định:

Điều 49. Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

– Khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN  hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh quy định:

“Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu quyết định có hơn 1 trang thì phải đóng dấu giáp lai giữa các trang.”

Dấu treo là gì?

Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu sẽ được đóng trùm lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục đó.

Cách đánh dấu treo

Khoản 3 Điều 26 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về việc đóng dấu treo như sau:

“Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”. 

Đóng dấu treo để khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: info@congtyluatthienminh.vn

Trân trọng !

 

Tính Pháp Lý Của Dấu Treo Và Dấu Giáp Lai

Các văn bản có đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai thường xuyên được phát hành trong công tác văn thư của doanh nghiệp. Hiểu rõ tính pháp lý của việc đóng dấu treo và dấu giáp lai là điều cần thiết để tránh những sai sót có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính.

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

Thông thường khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu. Đối với hợp đồng có nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai 1 lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết các trang của hợp đồng đó và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp với con dấu của doanh nghiệp.

Dấu treo và dấu giáp lai mặc dù đều sử dụng con dấu để đóng vào văn bản được ban hành tuy nhiên liệu chúng có khẳng định giá trị pháp lý của văn bản hay không vẫn còn là một vấn đề chưa rõ ràng. Nhìn chung, giá trị pháp lý của văn bản có thể không chỉ được xác định qua dấu treo và giáp la mà còn căn cứ vào các yếu tố khác như chữ ký của người có thẩm quyền, hơn nữa, việc đóng dấu treo hay dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó, do đó, cần tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau để đưa ra nhận định.

Tất Tần Tật Về Tính Pháp Lý Của Dấu Treo Và Dấu Giáp Lai

Hiện nay một số doanh nghiệp vẫn còn chưa hiểu rõ được một số mặt pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai, do đó qua bài viết này giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm được 5 điều cần lưu ý về dấu treo và dấu giáp lai.

Cách đóng dấu đúng quy định

Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của chính phủ quy định về công tác văn thư như sau: 1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. 2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. 3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. 4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

Dấu treo là dùng con dấu của công ty hoặc doanh nghiệp đóng lên trang đầu của văn bản và đóng trùm lên một phần của tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm theo văn bản chính. Thực tế, một số công ty/doanh nghiệp đóng dấu treo lên các văn bản nội bộ mang tính chất thông báo trong công ty/doanh nghiệp hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính.

Dấu treo có giá trị pháp lí không?

Đóng dấu treo thực chất không có tính pháp lý mà nó chỉ là đánh dấu một bộ phận của văn bản chính thuộc quyền sở hữu của công ty/ doanh nghiệp.

Dấu treo có chứng thực được không?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì giấy tở làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính: – Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. – Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Vì vậy, trường hợp văn bản của công ty/ doanh nghiệp đóng dấu treo không thể chứng thực được theo quy định.

Căn cứ vào tiết d điểm 2 điều 16 chương III thông tư số 39/2017/TT-BTC ngày 31/03/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định: “d) tiêu thức”người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” – Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái tờ hóa đơn.”Vì vậy hóa đơn được đóng dấu treo có tính pháp lý trong trường hợp thủ trưởng đơn vị ủy quyền cho người bán hàng trực tiếp ký và ghi rõ họ tên trên hóa đơn.

Đóng dấu treo như thế nào?

Đóng dấu treo là dùng con dấu của công ty hoặc doanh nghiệp đóng lên trang đầu của văn bản và đóng trùm lên một phần của tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm theo văn bản chính.

Dấu giáp lai là gì? Dấu giáp lai có ý nghĩa gì? Dấu giáp lai đóng như thế nào?

Dấu giáp lai là dùng con dấu của công ty/doanh nghiệp đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải của văn bản từ hai tờ trở lên để trên tất cả các tờ trong văn bản đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn từ đó ngăn chặn việc thay đổi nội dung,giả mạo của văn bản. Các hợp đồng hoặc văn bản của công ty/của doanh nghiệp có nhiều tờ thì bắt buộc phải đóng dấu giáp lai hết các tờ nhằm đảm bảo tính chân thực, chính xác của văn bản đó.

Dấu giáp lai có tính pháp lý không?

Lễ Lai Mặt Có Ý Nghĩa Gì?

17.Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng “Nước vỏ Lựu”, “Máu mào gà” hòng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận công tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

– Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.

– Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.

– Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.