Top 10 # Ý Nghĩa Dấu Chân Sinh Thái Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Dự Án Dấu Chân Sinh Thái

Hiện nay, dân số thế giới đã vượt qua mốc 7 tỉ người. Nếu mỗi người dân sống như nhu cầu của một người Pháp, chúng ta cần 2,5 lần diện tích Trái Đất mới có thể đủ đáp ứng nhu cầu. Nếu tất cả chúng ta sống như những người Mỹ, chúng ta cần 4,1 lần diện tích Trái Đất và để sống như những người dân thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cần phải có 5,4 lần diện tích Trái Đất. Nhu cầu của con người ngày càng gia tăng thì sức chịu đựng của Trái Đất ngày càng giảm. Nhưng vấn đề là chúng ta chỉ có 1 Trái Đất, bởi vậy việc giáo dục về dấu chân sinh thái cho học sinh tiểu học và cộng đồng dân cư là cần thiết hơn bao giờ hết.

Hình 1.Mô phỏng “Nếu mọi người đều sống như …”

(Nguồn: http://visual.ly/if-worlds-population-lived)

 “Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.”[1][4].

Phép tính“dấu chân sinh thái”được sử dụng như một công cụ để so sánh nhu cầu của con người với sức tải sinh học – khả năng tái tạo tài nguyên và hấp thụ chất thải của Trái đất, bằng cách chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta toàn cầu (gha).[3]

 

Hình 2.Cách tính Dấu chân sinh thái và Sức tải sinh học.

Công thức tính dấu chân sinh thái          

EF = D/ Y

Trong đó D: nhu cầu hàng năm của một sản phẩm

Y: năng suất hàng năm của sản phẩm đó (đơn vị: ha)[2]

Theo số liệu thống kê từ Footprintnetwork, Việt Nam với dân số là 86,1 triệu người hiện đang ở giữ dấu chân sinh thái của mình ở mức 1,4 (theo hình 3).

  Nguồn: Footprint network

Hình 3.Dấu chân sinh thái của Việt Nam

Chỉ số dấu chân sinh thái của Việt Nam tính theo đầu người hiện nay còn thấp so với các nước trên thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là việc tiêu thụ các nguồn lực thiên nhiên của chúng ta chưa cao khi so sánh với thế giới. Tuy nhiên, thực tế chúng ta hiện vẫn đang là một nước phát triển nông nghiệp, nếu chúng ta muốn cải thiện đời sống người dân, chúng ta bắt buộc phải phát triển công nghiệp, nhà cửa, phố xá, giao thông….và tại thời điểm đó, dấu chân sinh thái của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều. So sánh dấu chân sinh thái và sức tải sinh học của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1960 đến 2007 ( hình 4), chúng ta dễ dàng nhận thấy khi mà sức tải sinh học đang ngày càng giảm đi, thì dấu chân sinh thái của con người lại đang ngày càng tăng lên. Và đến thời điểm năm 2007, dấu chân sinh thái của Việt Nam đã cao hơn so với sức tải sinh học mà thiên nhiên có thể đáp ứng. 

 

 

Nguồn: Ecological Footprint network

Hình 4.Đồ thị mô tả mối tương quan giữa dấu chân sinh thái và sức tải sinh học.

Chỉ số dấu chân sinh thái được coi là một chuẩn mực để đánh giá và định hướng họat động nhằm vừa phục vụ lợi ích của con người mà không làm ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trên hành chúng tôi cầu của con người ngày càng gia tăng trong khi khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải của môi trường ngày càng suy giảm. Dấu chân sinh thái đang có xu hướng gia tăng ở tất cả các nước. Điều đó có nghĩa là sức chịu đựng của Trái đất với những hành động của con người gây ra đang ngày càng giảm đi. Phân tích dấu chân sinh thái không chỉ đo được khoảng cách bền vững, nó còn chỉ ra một cách nhìn sâu sắc vào chiến lược phát triển đô thị bền vững. [5]

 Do đó, chúng ta cần cấp thiết hướng dẫn cho trẻ em hiểu cách các em, bố mẹ, gia đình, bạn bè và mọi người đang tác động đến môi trường, định hướng cho các em phải có ý chí làm giảm dấu chân sinh thái của chúng ta trên Trái Đất để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta ngày nay và mai sau. Việc thành lập dự án “Dấu chân sinh thái” trong trường học có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường bởi vì mục tiêu lớn nhất của giáo dục bảo vệ môi trường chính là “Giáo dục vì môi trường”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alan Calcott, Jamie Bull (2007), Ecological footprint of British city residents, WWF , United Kingdom.

2. Dusan Krnel, Stanka Naglic (2009), “Environmental literacy comparison between eco-schools and ordinary schools in Slovenia”, Science Education International, Vol.20, No.1/2, 5-24.

3. Elsevier (2013), Ecological Indicators (intergrating, monitoring, assessment and management, United Kingdom.

4. Ewing B., D. Moore, S. Goldfinger, A. Oursler, A. Reed, and M. Wackernagel. (2010), The Ecological Footprint Atlas 2010, Global Footprint Network.

5. William Rees, Mathis Wackeragel (2008), “Urban Ecological Footprints: Why cities cannot to be sustainable – and why they are a key to sustainability”, Urban Ecology: an International Perspective on the Interaction between Humans and Nature, Springer, United States.

Trịnh Vân Kiều Hoa- THCS Tam Đảo

Giảm Thiểu Dấu Chân Sinh Học

Trong năm 2017, dấu chân môi trường tổng thể của sáu loại sản phẩm của chúng tôi (Sữa Tắm, Chăm sóc dưỡng thể, Nước hoa, Chăm sóc tóc, Trang điểm và Chăm sóc da) đã cải thiện 3%. Mỗi loại Chăm sóc cơ thể và Nước hoa của chúng tôi đều được cải thiện 5%.

Hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp của chúng tôi, chúng tôi đã đạt được tiến bộ này bằng cách thúc đẩy các thành phần bền vững và những thành phần được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp hóa học xanh (các quá trình làm giảm việc sử dụng hoặc sản xuất các hóa chất gây hại cho môi trường). Điều này được liên kết chặt chẽ với chương trình Thương Mại Cộng Đồng mở rộng của chúng tôi và tăng số lượng thành phần có nguồn gốc tự nhiên mà chúng tôi cung cấp.

Trong năm 2017, tổng điểm môi trường của tất cả các sản phẩm của chúng tôi đã tăng hơn 5%. Chúng tôi đã đưa ra 146 công thức sản phẩm mới, 95% trong số đó dẫn đến cải thiện dấu cân sinh học của tập sản phẩm. Tám sản phẩm mới không có tác động môi trường, được cải thiện chủ yếu là các sắc thái mới dựa trên các sản phẩm trang điểm hiện có với cùng số điểm môi trường như các sắc thái hiện có.

Từ tháng 1 năm 2018, chúng tôi đã điều chỉnh mục tiêu – kết quả của sự liên kết mới của chúng tôi với Natura & Co. Do đó, đây là năm cuối cùng chúng tôi sẽ công bố điểm dấu chân sinh học, vì đây là công cụ mà chúng tôi sử dụng dưới công ty mẹ trước đây và không còn có sẵn.

Địa Đàng Còn In Dấu Chân

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn xuất phát từ nỗi buồn có tính cách chung thẩm như vậy, cùng với cái nhìn âm u của anh ném ra khắp thế giới, bất cứ chỗ nào đôi mắt của anh từng hướng đến, kể cả cõi tình. Mà người ta có lí khi nghĩ về cuộc đời của Sơn như một hiện hữu không thể có niềm vui.

Minh họa: Thái Ngọc Thảo Nguyên

Sau khi triển khai tất cả ý nghĩa của một hiện hữu vào nghệ thuật, Trịnh Công Sơn chỉ nhìn thấy còn lại trong tay mình một chút vôi kết tủa của nỗi cô đơn. Có thể nói rằng nỗi cô đơn là không khí tản mạn khắp trong nhạc Trịnh Công Sơn, và là “tội tổ tông” con người phải gánh chịu từ thuở sơ sinh, và không thể nói gì khác. Có thể nói ngay rằng nỗi cô đơn của phận người là một đóng góp quí báu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho cảm hứng âm nhạc Việt Nam một thời. Trong khi mãi dồn sức cho cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nhiều người đã quen với những lời hô hùng tráng mà quên đi rằng con người là một gã lữ hành đi trong sa mạc. Nhưng một nền nghệ thuật đánh rơi mất nỗi cô đơn của phận người chưa phải là một nền nghệ thuật hoàn hảo.

Bóng dáng nhân loại gần gũi và thân thiết nhất đối với con người trong tuổi sơ sinh chính là hình bóng của người mẹ. Trong hầu khắp các ca khúc của anh, Trịnh Công Sơn thường dùng từ Mẹ khi nói về Tổ quốc hoặc quê hương. Tổ quốc của Sơn là một đất nước đổ vỡ vì chiến tranh, là một quê hương mịt mù trong khói lửa (Gia tài của mẹ), là những bà mẹ quê bỏ hoang ruộng vườn, ngẩn ngơ nhìn trái quả trên tay, nhớ về “một giàn đầy hoa” (Người mẹ Ô Lý). Tình cảm đau thương về Tổ quốc là một cảm hứng lớn trong nhạc Trịnh Công Sơn, đã làm cho anh mất ngủ, héo hon suốt tuổi thanh xuân, và từ đó, chín muồi thành thái độ phản chiến trong nhạc của Trịnh Công Sơn. Nội dung phản chiến tuy nhất thời đã làm một số người không bằng lòng, nhưng đó vẫn là tư duy chủ yếu của Trịnh Công Sơn trong ba tập: Ca khúc da vàng, Phụ khúc da vàng, Kinh Việt Nam, và là một nét nhân bản xứng đáng với nhân cách của một người công dân đối diện với một cuộc chiến quá dữ dằn và kéo dài. Chính Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa thế giới (do Liên hiệp quốc bầu chọn) đã từng nói “hòa bình là gốc của nhạc” dù ông đã đi qua cuộc kháng chiến chống Minh với tất cả hăm hở của một người chiến sĩ. Và trên con đường số Chín đầy máu lửa của một thời, đã từng có những người lính Mỹ đứng dàn hàng ngang, không chịu đi hành binh để phản đối chiến tranh. Ở đây, chúng ta thấy hậu quả quyết liệt và lâu dài của hành động phản chiến đó, và bây giờ bất cứ nơi đâu trên thế giới có tiếng súng của kẻ gây chiến, người ta lại thấy cần có hành động phản chiến như những người lính Mỹ nói trên. Vậy phản chiến không hề là một thái độ hèn nhát của những kẻ không dám xung trận, mà là hành vi dũng cảm của những người không muốn dùng máu lửa nhằm dập tắt một thảm kịch máu lửa đang diễn ra khắp nơi. Đây là một ít hồi quang xa xôi của tuổi sơ sinh mà chúng ta có thể tìm thấy trong sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn.

Tôi muốn dừng lại ở đây trong khoảnh khắc để giải bày lòng biết ơn của cuộc đời đối với vai trò đặc biệt quan trọng của Người Mẹ.

Tôi sung sướng được tiếp xúc gần gũi với thân mẫu Trịnh Công Sơn trong nhiều năm kết bạn với anh, và được hưởng sự ngọt ngào từ trái tim người mẹ của bà. Bà người nhỏ nhắn, dịu dàng. Tuy phải xoay xở lo cho cả gia đình, bà vẫn chăm lo cho tám người con ăn học đàng hoàng, và lúc nào bà cũng giữ được phong thái ung dung. Thỉnh thoảng, bà vẫn phì phèo một điếu thuốc Kent trên môi, và tiếp chuyện một cách thành thạo những người bạn cùng lứa tuổi của con bà lúc Sơn đi vắng. Dù con trai (Trịnh Công Sơn) đã lớn gần 50 tuổi, bà vẫn dành cho Sơn một tình yêu thương đằm thắm và sự chăm sóc tỉ mỉ như đối với một đứa trẻ; và đáp lại về phía mình, Trịnh Công Sơn cũng dành cho mẹ một niềm yêu mến và kính trọng. “Khi một người mất mẹ ở tuổi 50 – Sơn viết – điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn” (Trịnh Công Sơn, thủ bút để lại). Tôi cho rằng nhiều nét trong tính cách của Trịnh Công Sơn là thừa hưởng từ bà, thí dụ như sự tế nhị, tính dịu dàng và lòng bao dung. Và với một người chuyên viết tình khúc như Trịnh Công Sơn, ta có thể nói rằng một người tình mang đến cho ta thật nhiều ngọt ngào pha lẫn chút cay đắng, còn tình yêu của người mẹ thì chỉ có sự cưu mang, và trái tim nhân từ mà thôi. Một người tình luôn tự đặt mình trong quan hệ biện chứng giữa cho và nhận, trong khi tình yêu của mẹ chỉ diễn ra trong một chiều của lòng từ tâm mà thôi. Chúng con xin triệu lần biết ơn mẹ, ôi người mẹ tuyệt vời, Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát! Phải có một người mẹ từ mẫu như thế, và phải có một đàn em trìu mến như thế mới có một tài năng kiệt xuất như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Không lạ gì bóng dáng của người mẹ thường hiện ra trong bài hát của Trịnh Công Sơn, hiện ra thấp thoáng trong hầu khắp mọi bài hát hoặc hiện ra thành một tượng đài toàn vẹn, như Người mẹ Ô Lý, Ngủ đi con, Ca dao mẹ, Huyền thoại mẹ…

“Huyền thoại mẹ” – SH số 12/4-1985

Ý Nghĩa Dấu Thánh Giá

Dấu Thánh Giá là một cử chỉ đơn giản và đẹp tóm tắt toàn bộ đặc tính của người Kitô hữu chúng ta.

– Dấu Thánh Giá chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận phúc lành của Chúa. Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta mở lòng mình ra đón nhận ơn Chúa. Giáo phụ Tertullian nói rằng người Công giáo chúng ta cần phải làm Dấu Thánh Giá mọi lúc, mọi nơi. Như một hành động được lặp lại trong suốt những giây phút quan trọng trong ngày, Dấu Thánh Giá thánh hóa mọi ngày của chúng ta. Trong bản hướng dẫn làm dấu thánh giá, Đức Giáo Hoàng Innocent III viết : “Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta gợi lại sự hiện thân của Chúa. Việc giữ hai ngón tay, ngón cái với ngón đeo nhẫn hay ngón cái với ngón trỏ cũng biểu trưng cho hai bản tính của Chúa Ki-tô.

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cũng nhắc nhớ lại Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su. Hành động này cũng phác thảo trên chúng ta hình chữ thập như để nhớ lại thánh giá Chúa Giê-su. “Khi kêu tên Thiên Chúa là Cha, và Con, và Thánh Thần, chúng ta quả quyết niềm tin vào Ba ngôi Thiên Chúa. Điều này cũng được củng cố bằng việc chúng ta dùng ba ngón tay để làm Dấu Thánh Giá.” – ĐGH Innocent III.

Thánh Phanxicô Salê nói rằng: “Khi đưa tay lên trán, chúng ta nhớ rằng Chúa Cha là Ngôi vị thứ nhất của Ba Ngôi. Khi đưa tay xuống ngực, chúng ta tin rằng Chúa Con được sinh ra từ Chúa Cha. Và khi đưa tay sang hai bên vai chúng ta xác tín rằng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.”

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cầu khẩn quyền năng của danh thánh Thiên Chúa. Kinh Thánh chỉ cho thấy Thiên Chúa đầy quyền năng. Trong thư gửi tín hữu Phi-lip-phê, thánh Phao-lô Tông Đồ viết: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Chúa Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng ‘Đức Giê-su Ki-tô là Chúa'”.

– Dấu Thánh Giá cũng là dấu chỉ của tình huynh đệ. Trong Tin Mừng thánh theo thánh Luca, Chúa Giê-su nói rằng: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Nhà văn Bert Ghezzi viết rằng: “Trong tiếng Hy lạp cổ đại, dấu là sphragis, có nghĩa là sự đánh dấu cho quyền sở hữu, ‘ví dụ một người chăn chiên đánh dấu con chiên của mình như quyền sở hữu nó, và người ấy gọi đó là sphragis. Cũng thế, khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta xác tín bản thân mình thuộc về Chúa Giêsu, vị mục tử đích thực”

– Trong phụng vụ, Dấu Thánh Giá nhắc lại bí tích Rửa Tội. Quả vậy, khi làm dấu, thực tế chúng ta tuyên xưng rằng : “Tôi đã cùng chết với Chúa Giê-su và sống một cuộc sống mới với Người”. Dấu Thánh Giá cũng liên kết chúng ta với thân thể Chúa Giêsu, và khi Làm Dấu này, chúng ta được nhắc nhớ về sự kết hiệp giữa mỗi người chúng ta với Chúa Giê-su là đầu.

Thông thường, chúng ta làm Dấu Thánh Giá kèm theo lời đọc : “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Khi xác tín niềm tin vào Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, và Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng đang tuyên xưng đức tin của mình.

Joseph Đinh

baoconggiao