Top 7 # Ý Nghĩa Dấu Chân Phía Trước Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

“Dấu Chân Địa Đàng” – Những Dấu Chân Siêu Thực Hằn In Cõi Hư Vô

          Trong bộn bề của cuộc sống hiện tại, đôi khi ta thèm một khoảng lặng để lắng nghe một giai điệu bài hát trầm lắng, yên tĩnh. Nhưng cái khoảng lặng của ước mơ ấy thật xa vời trong nhịp sống tất bật hiện đại này. Và chợt có một khoảnh khắc nào đó, ta được tịnh tâm và giai điệu kia cất lên khiến ta giật mình phát hiện ra bao suy tư, bao ý nghĩa mới mẻ, sâu xa từ những ca từ, giai điệu quen thuộc. Đó là cái cảm giác được đánh thức, được bừng ngộ của cảm xúc, của tâm linh. Tôi đã đã có một khoảnh khắc gặp lòng mình như thế khi nghe thí sinh Nguyễn Thị Minh Chuyên hát “Dấu chân địa đàng” của Trịnh Công Sơn trong đêm diễn tuần 5 của “Sao Mai điểm hẹn 2010”.

          Khi xướng cái tên Minh Chuyên với ca khúc “Dấu chân địa đàng” của Trịnh là màn kết của đêm diễn – đêm quyết định ai sẽ tiếp tục cuộc chơi, ai sẽ phải từ bỏ cuộc chơi “Sao Mai điểm hẹn 2010”, tôi đã rất băn khoăn xen thêm phần lo Mỗi lần cô ấy xuất hiện đều mang đến một bất ngờ, một điều gì đó phá cách, mới lạ. Nhưng đó là chuyện của những nhạc phẩm khác của những tác giả khác. Còn đây là “Dấu chân địa đàng” của Trịnh – một bài hát rất hay, rất quen, và với tôi là gắn liền với cái tên ca sĩ Khánh Ly thể hiện. Tuy nhiên khi nghe Minh Chuyên hát xong, tôi thực sự bị thuyết phục và cầm ngay di động lên để bình chọn cho Chuyên, dẫu biết rằng cách thể hiện, những bài hát mà cô chọn sẽ khó lòng nhận được thật nhiều tin bình chọn từ khán giả, nhất là khán giả trẻ quen nghe nhạc dễ dãi, chạy theo hình thức hay mốt thời đại. Thực tâm mà nói, Minh Chuyên đã đem đến một cách hát, một cách xử lý mới, khiến tôi “vỡ” ra nhiều điều từ ca khúc rất quen mà rất lạ này. Nói là “vỡ” ra chứ tôi vẫn thấy thật mù mịt khi nghe ca khúc và đọc ca từ của ca khúc này. Nó có cái gì nhẹ nhàng, bay bổng mà lại cứ bàng bạc, mờ xám, nó cứ ám ảnh nhưng lại cứ trôi trượt đi. Ngôn từ và hình ảnh của nó và là cụ thể, vừa rất hư vô, thấm đẫm màu sắc siêu thực, một vẻ đẹp nhiệm màu của sự huyền bí.

          Ngay từ nhan đề ca khúc đã mang dấu ấn siêu thực – “Dấu chân địa đàng”. Hai danh từ, một cụ thể, một trừu tượng đặt cạnh nhau không cần đến quan hệ từ nối kết. Cái nhan đề ấy như mang chút ngẫu hứng, mở ra nhiều trường liên tưởng phong phú và tác động mạnh vào cái phần vô thức trong ta. Nó khiến đầu ta cứ phải hình dung, liên tưởng và chắt chiu suy tư và dấy lên trong lòng bao khúc mắc: Dấu chân còn lưu vết trong địa đàng hay dấu chân của địa đàng in hình trong cuộc sống? Tại sao chỉ là dấu chân địa đàng thôi? Nó rất nhỏ nhẹ, mong manh, hư ảo. Hình ảnh ấy cũng như nhiều hình ảnh khác trong nhạc Trịnh mang tính chất giao thoa, mơ hồ thực – ảo.

          Thực ra “Dấu chân địa đàng” là bài hát có giai điệu rất hay, vừa có chỗ tiết tấu nhanh, lại có quãng chậm, trầm, ngân nga kéo dài. Nhưng cảm giác trỗi nhất của tôi khi nghe giai điệu nhạc phẩm này là cái gì đó vút cao, bay xa, phiêu bồng, thanh thoát. Vậy mà đằng sau gia điệu rất đẹp, thanh và phiêu ấy, nhất là giọng hát vang lên trên nền guitar nhẹ nhàng, mộc mạc, tinh tế lại là khối ngôn từ nguyên phiến, khó phân giải, bình giá. Có lẽ cách tư duy rất ngẫu hứng, phi lôgic của dấu ấn siêu thực trong ca từ đã khiến ca từ của bài hát này là “Bất khả giải”. Dù như thế chăng nữa, tôi cũng xin đưa ra vài lời như một cách hiểu, cách cảm theo thiển ý của cá nhân về những gì rất thực và rất siêu thực của “Dấu chân địa đàng”.

          Mở đầu bài hát là những hình ảnh không gian đầy ấn tượng mở ra theo nhiều chiều:

“Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo

Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền

Bàng hoàng lạc gió mây miền

                                   Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm”

          Nói đến không gian chỉ là nói đến những hình ảnh đậm nhất, cảm giác trỗi nhất trong đoạn ca từ mà thôi. Những “trời buông gió”, những “mây ngang lưng đèo”, “lạc gió mây miền”, “ngoài khơi nước lên sóng mềm”… Tất cả không gian bao la cùng bao chuyển động khiến không gian ấy như động hơn. Những động thái chuyển động của các sự vật trong không gian thật nhẹ nhành, bay bổng, mềm mượt, vút cao. Tất cả đều như vươn lên, cuốn đi theo phiêu lãng, bồng bềnh. Đồng hành, song song với trục không gian ấy là một dòng thời gian mong manh, xuyên thấu: “mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, “Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền”. Sợi dây thời gian như ghìm lại cái bay bổng, làm loãng cái vút cao để lại những suy tư, những dư ảnh buồn trong lòng. Bởi mắc kẹt trong không gian và thời gian là những cuộc đời nhỏ nhoi, quên lãng. Một loài sâu “ngủ quên trong tóc chiều”, một cuộc đời với “tiếng ca lên như than phiền”, một áng mây bàng hoàng khi lạc gió, khi cô quạnh ngưng đọng giữa giao điểm của không gian, thời gian. Các trạng thái “ngủ quên”, “than phiền”, “bàng hoàng” của ba đối tượng nhưng thực ra là đồng quy để khắc chạm cái trạng huống cảm xúc duy nhất của một chủ thể đang xoay nhìn, ngắm nghía mình trong một cõi đa chiều của không, thời gian. Khối đa diện ấy khiến con người kia đi từ say giấc ngủ quên đến thức tỉnh để phiền muộn, than tiếc cho cuộc đời, cho kiếp mình cũng như kiếp sâu, và suy nghiệm để bàng hoàng về chính mình – mình trong cuộc đời mà như “mây miền lạc gió”. Cái trạng thái bàng hoàng cho thất nhiều hoảng hốt, thẫn thờ, nhói buốt về bản thể khi nhận ra kiếp “con chim lìa đàn”, kiếp “mây miền lạc gió” của đời mình trong khi vạn vật, vũ trụ và thời gian vẫn bất biến, vô thủy, vô chung. Thực sự, tư duy trừu tượng, cái ngẫu hứng của chủ nghĩa siêu thực đã phát huy đến tận cùng giá trị của nó trong đoạn ca từ này. Trịnh đã sáng tạo ra những nhau. Nó phá vỡ cấu trúc ngữ pháp và cách tư duy thông thường. Tất cả chỉ là những hình ảnh ấn tượng lướt qua đầu, để lại những ảo giác, những dư ảnh đầy ám ảnh. Chính những hình ảnh đó đã gọi mời phần trực giác, cõi tiềm thức sống dậy với bao liên tưởng, bao suy nghiệm mênh mang, bất tận.

          Rồi sau đó “dấu chân địa đàng” cũng dần dần hiện lên trong cảm giác hư thực của ảo giác, của một giấc mơ địa đàng in dấu chân:

“Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần

Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng

Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng

Một đời bỏ ngỏ đêm hồng

Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em”

          Khi mới nghe ca khúc, mới đọc ca từ tôi thực sự bị choán ngợp bởi một cảm giác lạ lùng, phi lý, âm u, ma mị. Quả thực những hình ảnh trong đoạn ca từ này là sự đan xen, hòa quyện giữa cái thực và cái ảo, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái quen thuộc, gần gũi và cái xa lạ, mới mẻ. Tất cả giao hòa, tương tranh, cộng gộp thành một thể – một thể phi lý để nói điều có lý, cái hỗn tạp để nói cái trật tự, cái bất logic để thể hiện điều lôgic. Nếu đặt trong quan hệ với đoạn ca từ trước chúng ta sẽ thấy một mối ràng buộc, một lôgic của hình ảnh và cảm xúc. Thứ nhất đoạn này vẫn có sự lặp lại và phát triển một số hỉnh ảnh nổi bật, là điểm nhấn: khúc hát, loài sâu, cuộc đời, không gian. Thứ hai là sự vận động của thời gian: từ chiều (“Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”) sang nửa đêm (“Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”). Thứ ba là sự vận động của tâm thế, trạng thái nhân vật trữ tình từ “ngủ quên” – “Than phiền” – “bàng hoàng” – “chùng chân” – “ngại ngùng”. Rõ ràng vẫn có một mạch suy cảm chủ đạo trong sự vận động phát triển. Cái cảm thức của con người hòa trong không gian, thời gian, để từ đó bật lên, khởi phát, lồ lộ như một sợi dây xuyên suốt, sáng lấp lánh, hằn sâu trong nhãn quan và trong cảm nhận người nghe. Đến đây, cái cảm giác thanh nhẹ, bay bổng, phiêu du đã không còn. Chỉ còn lại một bước chân của đời thực trong địa đàng rã rời, mỏi mệt, chùng chân cùng vó ngựa. Cảm thức đậm đặc nhất trong đoạn ca từ là sự tương phản: hành trình/ vó ngựa, bước chân chùng lại vì mỏi mệt; giữa bóng đêm tịch liêu/ lời ca ngại ngùng của khúc hát cuối cùng; giữa hương thơm của thiên nhiên/ mật đắng của cuộc đời. Bao trùm, quyện lấy tất cả là đêm đen, là bóng tối, là một màu u ám, là cõi tịch liêu – tịch liêu không gian, thời gian và tịch liêu trong tâm hồn. Khúc ca cất lên như bị mất hút, bị lún xuống sâu thẳm đêm đen thành hố hầm tuyệt vọng. Đêm hồng đã bỏ ngỏ và nước dâng lên mắt em. Phải chăng đó là dòng nước mắt ngập đầy những đêm u vắng, buồn vương, tiếc nuối, hoang liêu trước mênh mang cuộc đời? Có cái gì cứ se thắt, xót xa, hoài thương, tiếc nhớ trong những ca từ ấy. Hay là người ta đã bỏ lỡ dấu chân địa đàng để mọi thứ tươi đẹp đã phôi pha, đã vĩnh viễn mất đi, chỉ còn lại niềm tiếc nhớ, còn lại bóng đen tịch mịch, cô quả?

Và rồi từ nơi mịt mờ đen xám ấy, tiếng ca vẫn cất lên lần cuối cùng như phút lóe sáng trong tuyệt vọng. Nó cứ lảnh lót ru vang như tiếng con chim kia chỉ hót một lần duy nhất để tiếng hót vang lên tận cao xanh, khiến tất cả nhân gian phải lặng đi lắng nghe và thượng đế trên thiên đình phải mỉm cười, dù biết rằng mình đã mang cái chết trong người khi đâm vào giữa đám cành gai góc của bụi mận gai. Nhưng cuộc sống là thế, cái dấu chân địa đàng kia còn hằn in khi và chỉ khi người ta biết cháy hết mình, dám trả giá để nó mãi hằn in ở đó. Bài ca đó bất tuyệt, vĩnh hằng dù nó cất lên từ đâu chăng nữa:

Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô

Từ mưa gió

Và từ trong đá xưa

Đến bây giờ mắt đã mù

Tóc xanh đen vầng trán thơ

Dòng sông đó

Loài rong im ngủ sâu

Mới hôm nào bão trên đầu

Lời ca đau trên cao”.

          Vẫn là tiếng ca nhưng không còn là tiếng ca ẩn ngữ, gián tiếp của loài sâu hay của dạ lan nữa mà là tiếng ca của cuộc đời, là tiếng lòng của con người. Tiếng ca ấy là cây đời mãi mãi xanh tươi vì nó là tiếng lòng sâu thẳm, đã sống hết mình, cháy hết nhiệt huyết con tim để lại dấu chân địa đàng dù nó bắt nguồn từ đất khô, từ mưa gió, từ trong đá xưa; dù nó cất lên khi mắt đã mù, tóc xanh đen vầng trán thơ. Và tiếng ca – tiếng đời ấy một khi cất lên khiến tất cả các loài khác phải ngừng lặng lắng nghe, lắng nghe một bài ca bất tuyệt, bài ca đầy xót đau của bão táp cuộc đời. “Lời ca đau trên cao” hay chính nỗi đau đời, những bão bùng từ ngày mẹ cha cho mang nặng kiếp người khiến lời ca vút cao? Tiếng ca – tiếng lòng – tiếng đời đã hòa vào làm một cất lên những giai điệu diết dóng, tầm buồn, đầy ám ảnh, đau thương của ca từ. Ở đoạn này, giai điệu trầm hẳn, chậm hơn và dằn xuống những ấm thấp như từng tiếng đời, từng suy tư lần lượt rơi đổ theo từng nốt nhạc của giai điệu, theo từng lời ca từ ngân lên. Cái ngẫu hứng vẫn cứ tuôn chảy dào dạt đem đến những cảm giác lạ, những triết lý sâu, những day dứt lâu trong tâm khảm người nghe nhạc.

          Để rồi, sau đó, ca từ và giai điệu lại vút lên lần cuối, nhẹ nhàng hơn, êm du hơn như một sự giải thoát:

“Ngàn mây xám chiều nay về đây treo hững hờ

Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa

Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền

Để người về hát đêm hồng

Địa đàng còn in dấu chân bước quên”

          Khúc ca kết thúc, người hát ngừng lời nhưng dư âm vẫn còn vang mãi, vang lên bởi những giấc mơ đẹp, lãng mạn, bay bổng. Những hình ảnh trở lại nhưng là sự trở lại trong chính đời sống đầy ý nghĩa của nó. Mây xám về đây treo hững hờ, tiếng hát ru con người trong giấc ngủ vừa, loài sâu quên đi ưu phiên để cứ vui chơi trong cuộc đời, con người về hát trong đêm hồng và địa đàng in dấu chân bước quên. Tâm hồn, ngôn ngữ, hình ảnh cùng giai điệu cùng thăng hoa, siêu thoát. Giấc mơ về dấu chân địa đàng đã hiển hiện thành hiện thực. Hành trình gian truân, đầy khắc khoải đã kết thúc thật đẹp, thật thơ, thật mơ, thật phiêu du. Bởi tất cả đang ở trong địa đàng, địa đàng tình yêu, địa đàng sắc đẹp, địa đàng âm thanh và địa đàng của mơ ước. Dù con người chỉ để lại dấu chân bước quên trong địa đàng nhưng ý nghĩa của nó thì không là một bước quên.

          Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang một dấu ấn riêng, có một đời sống riêng của nó. “Dấu chân địa đàng” đã chạm vào lãnh địa sâu thẳm tâm hồn người nghe, đánh thức phần vô thức sâu thẳm trong ta để lại những ấn tượng, ảo giác của hiện thực và ước mơ. Đó chính là đời sống riêng, nét đẹp riêng của ca khúc. Nó mãi mãi đưa ta vào giấc mơ cùng những dấu chân bước quên chốn địa đàng, để ta bước chân vào cuộc lãng du của đôi bời hư thực, được một lần chạm vào lãnh địa cõi siêu thực và trải nghiệm cùng “Dấu chân địa đàng” phù du, ngẫu hứng cùng bao ám ảnh hằn sâu.

                                                                                                                                   11/2010

Địa Đàng Còn In Dấu Chân

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn xuất phát từ nỗi buồn có tính cách chung thẩm như vậy, cùng với cái nhìn âm u của anh ném ra khắp thế giới, bất cứ chỗ nào đôi mắt của anh từng hướng đến, kể cả cõi tình. Mà người ta có lí khi nghĩ về cuộc đời của Sơn như một hiện hữu không thể có niềm vui.

Minh họa: Thái Ngọc Thảo Nguyên

Sau khi triển khai tất cả ý nghĩa của một hiện hữu vào nghệ thuật, Trịnh Công Sơn chỉ nhìn thấy còn lại trong tay mình một chút vôi kết tủa của nỗi cô đơn. Có thể nói rằng nỗi cô đơn là không khí tản mạn khắp trong nhạc Trịnh Công Sơn, và là “tội tổ tông” con người phải gánh chịu từ thuở sơ sinh, và không thể nói gì khác. Có thể nói ngay rằng nỗi cô đơn của phận người là một đóng góp quí báu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho cảm hứng âm nhạc Việt Nam một thời. Trong khi mãi dồn sức cho cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nhiều người đã quen với những lời hô hùng tráng mà quên đi rằng con người là một gã lữ hành đi trong sa mạc. Nhưng một nền nghệ thuật đánh rơi mất nỗi cô đơn của phận người chưa phải là một nền nghệ thuật hoàn hảo.

Bóng dáng nhân loại gần gũi và thân thiết nhất đối với con người trong tuổi sơ sinh chính là hình bóng của người mẹ. Trong hầu khắp các ca khúc của anh, Trịnh Công Sơn thường dùng từ Mẹ khi nói về Tổ quốc hoặc quê hương. Tổ quốc của Sơn là một đất nước đổ vỡ vì chiến tranh, là một quê hương mịt mù trong khói lửa (Gia tài của mẹ), là những bà mẹ quê bỏ hoang ruộng vườn, ngẩn ngơ nhìn trái quả trên tay, nhớ về “một giàn đầy hoa” (Người mẹ Ô Lý). Tình cảm đau thương về Tổ quốc là một cảm hứng lớn trong nhạc Trịnh Công Sơn, đã làm cho anh mất ngủ, héo hon suốt tuổi thanh xuân, và từ đó, chín muồi thành thái độ phản chiến trong nhạc của Trịnh Công Sơn. Nội dung phản chiến tuy nhất thời đã làm một số người không bằng lòng, nhưng đó vẫn là tư duy chủ yếu của Trịnh Công Sơn trong ba tập: Ca khúc da vàng, Phụ khúc da vàng, Kinh Việt Nam, và là một nét nhân bản xứng đáng với nhân cách của một người công dân đối diện với một cuộc chiến quá dữ dằn và kéo dài. Chính Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa thế giới (do Liên hiệp quốc bầu chọn) đã từng nói “hòa bình là gốc của nhạc” dù ông đã đi qua cuộc kháng chiến chống Minh với tất cả hăm hở của một người chiến sĩ. Và trên con đường số Chín đầy máu lửa của một thời, đã từng có những người lính Mỹ đứng dàn hàng ngang, không chịu đi hành binh để phản đối chiến tranh. Ở đây, chúng ta thấy hậu quả quyết liệt và lâu dài của hành động phản chiến đó, và bây giờ bất cứ nơi đâu trên thế giới có tiếng súng của kẻ gây chiến, người ta lại thấy cần có hành động phản chiến như những người lính Mỹ nói trên. Vậy phản chiến không hề là một thái độ hèn nhát của những kẻ không dám xung trận, mà là hành vi dũng cảm của những người không muốn dùng máu lửa nhằm dập tắt một thảm kịch máu lửa đang diễn ra khắp nơi. Đây là một ít hồi quang xa xôi của tuổi sơ sinh mà chúng ta có thể tìm thấy trong sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn.

Tôi muốn dừng lại ở đây trong khoảnh khắc để giải bày lòng biết ơn của cuộc đời đối với vai trò đặc biệt quan trọng của Người Mẹ.

Tôi sung sướng được tiếp xúc gần gũi với thân mẫu Trịnh Công Sơn trong nhiều năm kết bạn với anh, và được hưởng sự ngọt ngào từ trái tim người mẹ của bà. Bà người nhỏ nhắn, dịu dàng. Tuy phải xoay xở lo cho cả gia đình, bà vẫn chăm lo cho tám người con ăn học đàng hoàng, và lúc nào bà cũng giữ được phong thái ung dung. Thỉnh thoảng, bà vẫn phì phèo một điếu thuốc Kent trên môi, và tiếp chuyện một cách thành thạo những người bạn cùng lứa tuổi của con bà lúc Sơn đi vắng. Dù con trai (Trịnh Công Sơn) đã lớn gần 50 tuổi, bà vẫn dành cho Sơn một tình yêu thương đằm thắm và sự chăm sóc tỉ mỉ như đối với một đứa trẻ; và đáp lại về phía mình, Trịnh Công Sơn cũng dành cho mẹ một niềm yêu mến và kính trọng. “Khi một người mất mẹ ở tuổi 50 – Sơn viết – điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn” (Trịnh Công Sơn, thủ bút để lại). Tôi cho rằng nhiều nét trong tính cách của Trịnh Công Sơn là thừa hưởng từ bà, thí dụ như sự tế nhị, tính dịu dàng và lòng bao dung. Và với một người chuyên viết tình khúc như Trịnh Công Sơn, ta có thể nói rằng một người tình mang đến cho ta thật nhiều ngọt ngào pha lẫn chút cay đắng, còn tình yêu của người mẹ thì chỉ có sự cưu mang, và trái tim nhân từ mà thôi. Một người tình luôn tự đặt mình trong quan hệ biện chứng giữa cho và nhận, trong khi tình yêu của mẹ chỉ diễn ra trong một chiều của lòng từ tâm mà thôi. Chúng con xin triệu lần biết ơn mẹ, ôi người mẹ tuyệt vời, Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát! Phải có một người mẹ từ mẫu như thế, và phải có một đàn em trìu mến như thế mới có một tài năng kiệt xuất như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Không lạ gì bóng dáng của người mẹ thường hiện ra trong bài hát của Trịnh Công Sơn, hiện ra thấp thoáng trong hầu khắp mọi bài hát hoặc hiện ra thành một tượng đài toàn vẹn, như Người mẹ Ô Lý, Ngủ đi con, Ca dao mẹ, Huyền thoại mẹ…

“Huyền thoại mẹ” – SH số 12/4-1985

Ý Nghĩa Của Hoa Hướng Dương Phía Sau Vẻ Đẹp Rực Rỡ

Ý nghĩa của hoa hướng dương – Sự trân trọng và biết ơn

Đây là loại hoa tượng trưng cho sự biết ơn và tôn kính. Vì vậy người ta thường dùng hoa hướng dương để bày tỏ tấm lòng của mình với những người đã lớn tuổi như cha mẹ, ông bà vào các dịp đặc biệt. Bạn cũng nên dành tặng những người đã giúp đỡ mình một bó hoa hướng dương để thay lời cảm ơn.

Hoa hướng dương còn mang ý nghĩa về sự trường thọ và bền vững

Ý nghĩa của hoa hướng dương – Tình bạn gắn kết, chân thành

Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho tình bạn. Dành tặng bạn của mình một bó hoa hướng dương với hy vọng tình cảm luôn chân thành và gắn bó. Các công ty cũng thường dành tặng đối tác của mình hoa hướng dương với hy vọng mối quan hệ 2 bên ngày càng phát triển.

Sự mạnh mẽ, lạc quan vào cuộc sống tương sáng

Hướng dương tức là hướng về mặt trời, bất chấp những khó khăn vì vậy loại hoa này còn là biểu tượng của ý chí và tinh thần mạnh mẽ, luôn hướng về tương lai tươi sáng. Hãy dành tặng những người bạn yêu quý một bó hoa hướng dương nếu muốn gửi lời chúc và động viên tinh thần tới họ.

Ý nghĩa của hoa hướng dương – Sự chung thủy, chân thành trong tình yêu

Đây cũng là loại hoa tượng trưng cho tình yêu chân thành, không vụ lợi.

Ý nghĩa của hoa hướng dương theo màu sắc

Hoa hướng dương vàng là loại hoa được trồng nhiều nhất trên thế giới và mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống lâu dài và hạnh phúc. Trong khi đó, hoa hướng dương màu đỏ và cam thì đặc biệt hơn và là đại diện cho sự mạnh mẽ và tinh thần lạc quan.

Khi bạn hiểu rõ được ý nghĩa của hoa hướng dương trong cuộc sống và theo từng màu thì bạn có thể dễ dàng chọn màu hoa để tặng những người đặc biệt trong những dịp đặc biệt.

Cổ Phiếu Hvn (Vietnam Airline): Điều Tồi Tệ Nhất Vẫn Còn Ở Phía Trước

Ngay cả với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett thì ngành hàng không chưa bao giờ là một ngành đơn giản để đầu tư. Cả hai lần bỏ tiền vào cổ phiếu hàng không đều đã khiến ngài Buffett ăn không ngon, ngủ không yên. Phần đầu tiên của bài phân tích cổ phiếu HVN này tôi sẽ chia sẻ về hai câu chuyện của ngài Buffet khi đầu tư cổ phiếu hàng không.

Có nên mua cổ phiếu HVN (Vietnam Airline)?

Ngay cả ngài Buffett cũng cảm thấy sợ hãi ngành hàng không

Năm 1989, lần đầu tiên ngài Buffett bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu hàng không. Năm đó, Warren Buffett đầu tư 358 triệu đô để đầu tư cổ phiếu ưu đãi của USAir với tỷ lệ cổ tức 9,52% kèm điều khoản sẽ đáo hạn trong vòng 10 năm. Những năm sau đó, USAir đã liên tục thua lỗ bởi cấu trúc chi phí vận hành quá lớn. Năm 1994, Warren Buffett đã thừa nhận việc đầu tư vào cổ phiếu USAir là một sai lầm của bản thân.

Trong suốt thời gian nắm giữ cổ phần USAir, Warren Buffett đã hai lần cố gắng cắt lỗ nhưng đã không thành công với lỗ lực cắt lỗ của mình. May mắn thay, năm 1997 với lỗ lực thay đổi từ một vị CEO mới, USAir đã có lãi trở lại và sau đó ngài Buffett đã có thể thoái vốn khỏi USAir mà không bị lỗ. Sau này, khi có một nhà báo hỏi về việc đầu tư cổ phiếu USAir, ngài Buffett gọi đó là một “Bumpy Flight”

Năm 2020, một lần nữa ngài Buffett lại phải đưa ra quyết định với các khoản đầu tư vào 4 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ của mình. Ngài Buffett đã quyết định bán toàn bộ cổ phần trong 4 hãng hàng không sau khi đánh giá những triển vọng vô cùng tiêu cực đối với ngành này. Và lần này thì không may mắn như lần trước vì ngài đã quyết định cắt lỗ bán ra sau khi cổ phiếu của các hãng hàng không này giảm sâu.

Có nên mua cổ phiếu HVN (Vietnam Airline)?

Trở lại với Vietnam Airline thì rõ ràng triển vọng lúc này cũng hoàn toàn là tiêu cực. Dịch bệnh Covid không chỉ khiến Vietnam Airline mà còn khiến tất cả các hãng hàng không thế giới điêu đứng. Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu HVN đang có mức giá khoảng trên dưới 23.000đ/cp, tương đương với mức định giá Vietnam Airline vào khoảng 33.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ đợi Vietnam Airline ở phía trước khi mà Vietnam Airlines vừa trình cổ đông kế hoạch lỗ gần 15.200 tỷ đồng, vay nợ thêm 12.000 tỷ đồng trong năm 2020 để duy trì thanh khoản. Với triển vọng này, tới thời điểm cuối năm 2020, bức tranh tài chính của Vietnam Airline trở nên vô cùng xấu:

Vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống còn khoảng 3.000 tỷ đồng

Nợ vay tăng lên khoảng 45.000 tỷ đồng

Cổ phiếu HVN được định giá quá cao khi triển vọng vô cùng tiêu cực

Với triển vọng vô cùng kém tích cực như vậy, nếu giá cổ phiếu HVN vẫn không điều chỉnh giảm thì tới thời điểm cuối năm nay, P/B của cổ phiếu HVN sẽ là 11 lần, một mức định giá không tưởng với một hãng hàng không.

Là một nhà đầu tư cá nhân, tôi lựa chọn đứng bên lề để quan sát tình hình kinh doanh của Vietnam Airline và sự biến động giá cổ phiếu HVN. Tôi vẫn tin vào những gì mà Benjamin Graham từng nói: “In the short-term the market is a voting machine, but in the long-term it is a weighing machine”.