Top 5 # Ý Nghĩa Dấu Câu Trong Tiếng Việt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ý Nghĩa Dấu Câu Trong Tiếng Trung!

Giới thiệu Trung Quốc Sơ lược về đất nước Trung Quốc Giới thiệu chung về đất nước Trung Quốc Tên nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China) Thủ đô: Bắc Kinh Ngày quốc khánh: 01-10-1949. Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nử

第九课 苹果一斤多少钱 生词: 1. 买mǎi ( mãi ) : mua 卖mài ( mại ) : bán 你买什么? nǐ mǎi shén me ? 我买水果 wǒ mǎi shuǐ guǒ 你买什么水果? nǐ mǎi shén me shuí guǒ 我买苹果 wǒ mǎi píng guǒ 苹果有两种, 一种是5块一斤, 一种是3块一斤 píng guǒ yǒu l

Tin tức mới

1. Bộ công an 公安部 Gōng’ān bù 2. Bộ trưởng công an 公安部长 Gōng’ān bùzhǎng 3. Ty công an tỉnh 省公安厅 Shěng gōng’ān tīng 4. Giám đốc công an tỉnh 厅长 Tīng zhǎng 5. Phó giám đốc công an tỉnh 副厅长 Fù tīng zhǎng 6. Công an thành phố 市公安局 Shì gōng&#39

Dấu Câu Và Tác Dụng Của Dấu Câu Trong Tiếng Việt

DẤU CÂU VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂUTRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT.

Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói, ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nọi dung biểu đạt. Trong văn bản viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu. Dấu câu trong văn bản viết rất phong phú: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm tha, chấm hỏi, chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu hai chấm… Mỗi dấu câu có một vị trí và chức năng riêng trong câu. Ví dụ:

Dấu chấm: dùng để đặt cuối câu trần thuật.

Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.

Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích

Dấu hai chấm: dùng để đánh dấu phần bổ sung; giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, hoặc đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

Với từng công dụng và chức năng riêng, trong văn bản viết, các dấu câu cần được dùng đúng chỗ và đúng mục đích diễn đạt. Khi ấy, nội dung ý nghĩa của câu văn sẽ được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn. SẼ xrất khó tiếp nhận một văn bản nếu thiếu đi những dấu câu, bởi ta sẽ không phân biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu, và do đó sẽ không hiểu đúng được thông tin mà văn bản thông báo. Chẳng hạn, sau đây là một đoạn văn đã lược bỏ đi các dấu câu:Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những hồ ao quanh bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc le sâm cầm vịt trời bồ nông mòng két ở các bãi sông xơ xác tận dâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm có khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ chẳng được miếng nào… (theo Tô Hoài) Rõ ràng, nội dung của đoạn văn trên sẽ trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận đối với người đọc vì ý nọ cứ tràn sang ý kia, không chia tách được. NGược lại, nội dung của câu văn có khi còn bị hiểu sai nếu sử dụng dấu câu không đúng với mục đích diễn đạt. Có một câu chuyện vui như sau :Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con:

… Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

.. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

Đặt dấu chấm ở cuối câu thứ hai và thứ tư đã chuyển câu cầu khiến thành câu khẳng định, thể hiện cách nói trịch thượng, kẻ cả, mỉa mai của nhân vật Dế Mèn đối với chú Dế Choắt. Trong văn bản nghệ thuật, dấu câu còn được sử dụng như một phương tiện để thay đổi giọng điệu và sắc thái biểu cảm của câu văn. Ví dụ, khi miêu tả hành động rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo, Nam Cao viết:Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng… Ồ hắn kêu.. Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu! Đoạn văn lặp lại 2 lần câu “Ồ hắn kêu” nhưng với 2 dấu câu khác nhau. Dấu chấm lửng sau câu thứ hai mang ý nghĩa miêu tả, diễn tả một hành vi lạ lùng của CHí Phèo; dấu chấm than sau câu thứ tư lại mang ý nghĩa cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vị lạ lùng đó của Chí Phèo. Với vị trí và ý nghĩa phong phú như vậy, trong nhiều văn bản văn học, dấu câu đã được nhà văn nhà thơ sử dụng như một phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến. Đó là các dấu câu được thực hiện trên cơ sở những lí do tu từ học, chứ không phải là dấu câu bắt buộc phải có do yêu cầu diễn đạt và ngữ pháp. Ví dụ: Mở đầu bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên viết:Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Dấu chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ mà việc sử dụng nhằm mục đích biểu hiện một tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác. Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nhệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà thơ, nhà văn. Với dấu gạch ngang, Nguyễn Tuân đã tạo ra một từ ghép đặc biệt theo lối hoán dụ:chị – công – nhân – áo – xanh – nhớ – nhà… cũng với dấu này, ông có một câu văn thật ấn tượng trong tuỳ bútNào là ga Tiên An – ga Hà Thanh – ga Quảng Trị – ga Mĩ Chánh – ga Hiền Sĩ – ga Văn xá – ga An Hoà – ga Huế – ga An Cự – ga Hương Thuỷ – ga Phú Bài – ga Nong – ga Trồi – ga Cầu Hai – ga Nước Ngọt – ga Thừa Lưu – ga Lăng Cô – ga Liên Chiều – ga Nam Ô – ga Tua ran… Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phảy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê. Trong dòng tưởng tượng của tác giả như có một con tàu dâng vợt băng giới tuyến để đến với Huế, với Dà Nẵng thân yêu. Theo hành trình của con tàu đi từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt, nối nhịp chạy qua trước mắt nhà văn, và nỗi nhớ niềm thương cũng trải dài, như nối liền một dải nước non. Được sử dụng như một phương thức tu từ, dấu câu đã được xem như một loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết”. Thật khó mà dùng ngôn từ thay thế mấy dấu câu trong đoạn thơ này để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở vè Tổ Quốc sau 30 năm xa cách:Ôi! Sáng xuân nay. Xuân 41Trắng rừng biên giới nở hoa mơBác về… Im lặng. Con chim hótThánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… (Tố Hữu – Theo chân Bác) Trong văn xuôi, dấu câu cũng góp phần rất quan trọng tạo nên nhịp điệu và sắc thái biểu cảm cho văn bản. Hai đoạn văn sau đều ghi lại nỗi nhớ và những kỉ niệm của con người. Đây là nỗi nhớ về một thời cắp sách:“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (Thanh Tịnh – Tôi đi học) Và đây là nỗi nhớ về quê hương của một người con xa xứ:“Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.” (Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai) Đoạn văn đầu của Thanh Tịnh 62 chữ, chỉ có hai câu, hai dấu chấm và hai dấu phảy, tạo nên một nhịp điệu dàn trải, nhẹ nhàng. Cả đoạn văn như một tiếng nói thì thầm, nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời… nhằm diễn đạt một tâm trạng, một nỗi bâng khuâng xa vắng về những kỉ niệm ấu thơ, “những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường”. Đoạn văn thứ hai của Vũ Bằng cũng nói về một nỗi nhớ, chỉ có một câu dài với rất nhiều vế câu được chia tách bởi rất nhiều dấu phảy và dấu chấm phẩy (14 dấu phẩy và 1 dấu chấm phẩy) lại tạo nên một giọng điệu da diết, gấp gáp, diễn tả nỗi nhớ nhung, thổn thức cháy bỏng cứ ăm ắp, cứ tràn tuôn không thể kìm giữ được, những cảm xúc chất chứa nỗi lòng đau đáu khắc khoải của người con đi xa hướng về quê hương đất Bắc. Cũng vẫn bằng những dấu phẩy, nhà văn Thép Mới lại dồn nén vào đó tất cả cái nhọc nhằn cơ cực của người nông dân khi miêu tả những vòng quay đều đặn, nhẫn nại của cái cối xay : “Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (Thép Mới – Cây tre Việt Nam) Bởi thế trong văn học, dấu câu thực sự đã làm nên được những “khoảng lặng không lời” và mở ra cả một không gian cảm xúc để người đọc cảm nhận và suy tưởng. Có một mẩu chuyện khá lí thú về vai trò của dấu câu trong sáng tác nghệ thuật:“Nhà văn Đức Tê-ô-đo Phôn-ta-nơ nổi tiếng (1819 – 1898) hồi còn làm biên tập ở Béc-lin nhận được tập bản thảo gồm mấy bài thơ của một nhà thơ trẻ gửi tới, kèm bức thư trong đó tác giả viết: “Tôi không chú ý lắm đến các dấu câu, nhờ ông thêm vào hộ cho” Phôn-tai-nơ gửi trả lại ngay những bài thơ đó. Trong bức thư trả lời tác giả, ông viết: “Lần sau gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi những dấu câu thôi, còn thơ thì tôi sẽ điền vào”. (theo “Nụ cười bác học”) Câu chuyện trên có thể là một bài học nho nhỏ cho các em khi viết văn, khi làm thơ, khi phân tích tác phẩm văn học: Hãy cẩn trọng cho đến từng dấu chấm, dấu phẩy, bởi như những cái tưởng như rất đơn giản ấy lại chứa đựng rất nhiều điều đáng nói.

MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ DẤU CÂU:Bài tập 1: Liệt kê các loại dấu câu và tác dụng của nó theo bảng phân loại sau:

Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiéng Đức không nhỉ?

+Trên mái trường, chim bồ câu gật gù thật khẽ và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:

Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót băng tiếng Đức không nhỉ?

+Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá! + Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá.

Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

Theo cách viết thông thường, em sẽ đặt dấu gì sau câu thứ 2? Theo em, tác giả đặt dấu chấm vào câu văn với dụng ý gì? Đoạn 4: Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, nhà văn Tạ Duy Anh đã diễn tả tâm trạng của người anh khi đứng nhìn bức tranh của em gái mình:Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Theo em, tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng trong câu Vậy mà dưới mắt tôi thì…? Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có cách diễn đạt tương đương nào? Cách diễn đạt nào hay hơn?

Bài 7: Em hãy phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu (dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than) trong các ví dụ sau: VD 1:Ôi! Sáng xuân nay, Xuân 41Trắng rừng biên giới nở hoa mơBác về… Im lặng con chim hótThánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… (Tố Hữu, Theo chân Bác) VD2:Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi…Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc…Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát (Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước) VD 3:Một hồi kèn rúc. Từ các ngọn núi của trợ chiến, tiếng súng chờ đợi gần một ngày trời bắt đầu nổ. Một trận đấu hỏa lực, một trận đấu moóc-chi-ê bắt đầu bằng… toàn các thứ đạn của địch chiếm được buổi sáng. (Trần Đăng) Bài tập 8: a/ Hãy tìm trong SGK một số đoạn văn, thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng, vai trò của chúng. b/ Viết đoạn văn ngắn, trong đó có dùng dấu hai chấm để biểu hiện lời trích dẫn và dùng dấu ngoặc kép để đóng khung lời trích dẫn. c/ Viết một câu văn hoặc một đoạn văn có dùng dấu chấm lửng và cho biết giá trị sử dụng của loại dấu này. d/ Viết đoạn văn có sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy và chỉ ra sự khác nhau về công dụng của hai dấu đó. đ/ Viết 2 câu có cùng nội dung thông tin nhưng dùng dấu câu khác nhau (một câu dùng dấu chấm, một câu dùng dấu chấm than) và phân tích sự khác nhau về ý nghĩa của 2 câu đó. e/ Viết một câu hoặc một đoạn ngắn có sử dụng dấu chấm hỏi và chấm than trong ngoặc đơn với hàm ý châm biếm, nghi ngờ. Bài tập 9: Viét lời bình về công dụng của dấu chấm lửng trong hai câu thơ sau:Anh đi đó, anh về đâuCánh buồm nâu… cánh buồm nâu… cánh buồm… (Nguyễn Bính, Không đề) Bài tập 10: Tìm những lời bình hay về việc sử dụng dấu câu trong những văn bản văn học.

Các Dấu Câu Trong Tiếng Việt (Phần 3)

5. Dấu phẩy

5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép.

Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý.

Ví dụ:

Đáng chú ý là:

– Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt, nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để chỉ thời gian, nơi chốn.

Ví dụ:

– Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.

Ví dụ:

Lời trăn trối mang hồn người sắp chết

Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.

(Nguyễn Dân Trung)

5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp qua lại.

Ví dụ:

Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.

(Hồ Chí Minh)

Đáng chú ý là:

– Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường lược bớt dấu phẩy.

Ví dụ:

Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong gương mẫu trong sản xuất và công tác.

-Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu phẩy cũng thường được lược bớt.

Ví dụ:

Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che, thằng giặc chẳng biết đâu mà mò.

(Anh Đức)

5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua lại).

Ví dụ:

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

(Hồ Chí Minh)

Đáng chú ý là:

Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược bớt dấu phẩy giữa các vế.

Ví dụ:

Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông Dương và chú còn đi những chân trời góc bể đâu khác.

(Tô Hoài)

Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ.

(Hồ Chí Minh)

5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong những trường hợp sau đây:

5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.

Ví dụ:

Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí.

(Hồ Chí Minh)

5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận.

Ví dụ:

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.

(Thép Mới)

5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề

Ví dụ:

Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một số người.

(Trường Chinh)

Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.

5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng biểu cảm.

Ví dụ:

Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm

Những mái đầu trắng xoá

Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.

(Tố Hữu)

5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên.

6. Dấu chấm phẩy

6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.

Ví dụ:

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần…

(Nguyễn Trung Thành)

Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.

Ví dụ:

Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được

(Lê Duẩn)

6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.

Ví dụ:

Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt

(Báo Nhân dân)

6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm.

Các Dấu Câu Trong Tiếng Việt Khi Viết Content Bạn Cần Chú Ý — Ngáo Content

Dấu câu là một trong những phương tiện quan trọng giúp người viết thể hiện điều muốn trình bày một cách mạch lạc, chính xác nhất. Không chỉ sử dụng đúng dấu câu, cần vận dụng sáng tạo đa dạng, độc đáo để biểu đạt cảm xúc, đem lại giá trị mới mẻ cho mỗi loại dấu câu. Trên thực tế, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt như: …!!! …??? Trong trường hợp này, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt đoạn mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau để chê bai, nghi ngờ một cách hay hơn, tinh tế hơn.

Làm bạn với dấu câu

Dấu câu phân biệt rạch ròi Không dùng, chỉ có người lười nghĩ suy Dấu nào cũng có nghĩa riêng Mỗi dấu đặt đúng vào nơi của mình Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi Tách biệt từng phần, chuyển tiếp ý câu Dấu chấm (.) kết thúc ý rồi Giúp cho câu viết tròn câu rõ lời . Chấm phẩy (;) phân cách vế câu Bổ sung vế trước, ý càng thêm sâu Chấm than (!) bộc lộ cảm tình Gửi gắm đề nghị, mong chờ, khiến sai Chấm hỏi (?) để hỏi bao điều Hỏi người và cả hỏi mình tài ghê! Hai chấm (:) báo hiệu lời người Còn là giải thích ý vừa nêu trên Chấm lửng (…) xúc cảm dâng trào Hay thay cho lời không tiện nói ra Gạch ngang (-) lời nói mở đầu Nêu ý chú thích liệt kê trong bài Ngoặc đơn ( ) tách biệt từng phần Làm rõ cho lời chú giải bên trong Ngoặc kép (“ ”) trực tiếp dẫn lời Đứng sau hai chấm hay dùng nhấn câu Biết rồi em hãy siêng dùng Viết dấu đúng chỗ, điểm mười nở hoa.

1. Dấu thường dùng ở cuối câu

Dấu chấm “.”

Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.

1. Giới thiệu về người, vật, việc

Ví dụ:

Ếch ồm ộp. Cóc kèn kẹt. Chẫu chàng chẳng chuộc. Ễnh Ương uôm oạp. Bọn có càng thì khua càng gõ mõ. Ầm cả lên. (Tô Hoài)

2. Miêu tả đặc điểm

Ví dụ: Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. (Tô Hoài)

3. Nêu ý kiến, nhận xét

Ví dụ: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. (Theo Toan Ánh)

Bài tập: A. Trên bầu trời cao xanh vời vợi. B. Mùa xuân, trăm hoa khoe sắc. C. Học hành chăm chỉ.

+Có bạn viết vội nên không dùng dấu chấm. Em hãy viết lại cho đúng: Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ tôi đi trong rừng cọ đến lớp mỗi ngày

Dấu chấm hỏi (?)

Dấu chấm hỏi thường được dùng:

1. Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều muốn được trả lời vì chưa biết, chưa rõ.

Ví dụ: Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị? (Hồ Thu Hồng)

2. Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định

Ví dụ: Trong nỗi đau, có ai hơn ai? (Báo Văn Nghệ)

3. Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với mục đích nghi vấn. Ví dụ: Sáng nay, bạn Lan đi học?

Bài tập: Dòng nào sau đây đã dùng đúng dấu chấm hỏi? A. Bài toán này khó? B. Bài toán này em không giải được phải không? C. Bài toán này không phải em không giải được? D. Hãy giải bài toán này?

Dấu chấm cảm (chấm than) !

Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm: 1. Bộc lộ trạng thái cảm xúc Ví dụ: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (Nguyễn Thế Hội) 2. Biểu thị lời hô, lời gọi Ví dụ: Lan ơi! Ngủ chưa, Lan? 3. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo Ví dụ: Dế Choắt, hãy giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này! (Theo Tô Hoài) Bài tập: Câu nào sử dụng dấu chấm cảm sai? A. Bạn giải bài tập đi! C. Bạn giải bài tập mới nhanh làm sao! D. Làm sao bạn giải bài tập nhanh thế!

2. Dấu thường dùng ở giữa câu

Dấu phẩy ,

Là loại dấu chấm câu được sử dụng nhiều nhất trong văn viết, nó có những tác dụng sau:

Giúp phân biệt thành phần chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác trong câu.

Phân biệt các vế trong câu ghép hoặc nhiều câu đơn với nhau.

Phân tách các từ có cùng chức năng, ý nghĩa, từ đồng nghĩa trong câu.

Phân tách giữa một từ với một bộ phận chú thích trong câu.

Sau dấu phẩy, ta viết chữ bình thường, có thể xuống dòng khi hết trang.

1. Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập Ví dụ: Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi (SGK tiếng Việt 3) 2. Tách biệt phần trạng ngữ với nồng cốt câu Ví dụ: Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều. (Theo Thanh Tịnh) 3. Tách biệt phần chúthích Ví dụ: Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước I-ta-li-a, là người rất ham đọc sách. (SGK tiếng Việt 3) 4. Tách biệt phần chuyển tiếp Ví dụ: Cứ thế, khoai và dâu phủ đầy màu xanh trên cát trắng. (Dương Thị Xuân Quý) 5. Tách biệt phần hô ngữ Ví dụ: Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. (Tô Hoài) Bài tập:

A. Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt. B. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt. C. Tiếngmưa, êm sợi mưa đều như dệt.

2. Đặt dấu phẩy trong đoạn văn sau:

Gà bà Kiên là gà trống tơ lông đen chân chì có bộ giò cao cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao phóng tầm mắt nhìn quanh. Nó xòe cánh nghểnh cổ chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn được ba tiếng ec e e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt hấp tấp nhảy xuống đất.

Dấu chấm phẩy ;

Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.

Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để: 1. Ngăn cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy) Ví dụ: Tiếng đàn bầu khi thì mưa đêm rả rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người. (Lưu Quý Kỳ) 2. Ngăn cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa Ví dụ: Con đường dốc dần lên: ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng lóe lên. (Theo Xuân Khánh) Bài tập: Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng. (Xuân Diệu) A. để ngắt câu dài và có nhiều ý khác nhau B. để tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa C. để ngắt từng vế câu khi đã có bộ phận dùng dấu phẩy D. cả ba ý trên

Dấu hai chấm :

Dấu hai chấm có các công dụng sau:

Mô tả phần đứng sau có chức năng giải thích hoặc thuyết minh nội dung cho phần trước đó.

Để nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp.

Đánh dấu lời hội thoại hoặc lời dẫn trực tiếp.

Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau: 1. Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang) Ví dụ: Chị Cốc liền quát lớn: -Mày nói gì? 2. Là ý giải thích cho bộ phận đứng trước Ví dụ: Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc… (Vũ Tú Nam) 3. Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết Ví dụ: Truyện dân gian gồm có: -Truyện cổ tích -Truyện thơ -Truyện thần thoại… Bài tập: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc. A. dẫn lời nói trực tiếp B. báo hiệu ý giải thích C. liệt kê sự vật, sự việc

Dấu ngoặc đơn ()

Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn và luôn đi sau) với phần được chú thích. Phần chú thích có thể là một từ, một ngữ, một câu hoặc nhiều câu có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn, v.v…Lưu ý: Trong một số trường hợp, có thể dùng dấu phẩy (hoặc dấu gạch ngang) thay cho dấu ngoặc đơn. Ví dụ: Tôi quê ở Hưng Yên (vùng có rất nhiều nhãn ngon) Bài tập: 1. Đặt dấu ngoặc đơn vào câu văn sau:

Phiên chợ vùng cao nào cũng bán thắng cố món ăn truyền thống và độc đáo của người Hmong. Cậu bé người Hmong chủ một chảo thắng cố đang khéo léo múc thức ăn cho khách.

2. Đặt một câu sử dụng dấu ngoặc đơn có bộ phận chú thích về: – địa điểm – thời gian – tên tác giả – tên tác phẩm

3. Dấu có thể dùng ở nhiều vị trí khác nhau

Dấu ngoặc kép ” “

Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu và dùng để tách biệt: 1. Lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước) Ví dụ: Rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền Vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:” Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Vương”. 2. Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước) Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non… (Hoài Thanh – Thanh Tịnh) 3. Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai, v,v…) Ví dụ: Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt (Thép Mới) Bài tập: – Văn hay chữ tốt – Lá lành đùm lá rách – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Dấu gạch ngang –

Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để : 1. Tách biệt lời nói trực tiếp của nhân vật Ví dụ: Một hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê: – Anh Lê có yêu nước không? Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời: – Có chứ! (Trần Dân Tiên) 2. Tách biệt phần chú thích (có thể dùng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn) Ví dụ: – Thí sinh cuối cùng – một em bé có dáng chắc nịch với nước da rám nắng – vào phòng thi và bước tới gần bàn của ban giám khảo. 3. Tách biệt từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau Ví dụ: – Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc – Điện Biên Phủ (SGK Tiếng Việt 3) Bài tập: Viết một đoạn văn với nội dung tự chọn có sử dụng dấu gạch ngang để : – liệt kê các ý có quan hệ với nhau. – ngăn cách phần chú thích – nêu lời nói trực tiếp của nhân vật

Dấu chấm lửng (ba chấm) …

Dấu chấm lửng có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để: 1. Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn Ví dụ: – U nó cứ yên lòng. Thế nào sáng mai tôi cũng về. Nếu tôi không ra tay, rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai làm ăn gì được! – Đành vậy, nhưng nhỡ ra… (Nguyễn Công Hoan) 2. Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời Ví dụ: – Mẹ ơi, con đau…đau…quá …! – Trong tiếng gió thổi , ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngã tụ về, theo gió ngân lên vang vọng… (TV5, tập 1) – Dấu … trong câu kết của bài thơ sau có khả năng biểu đạt đặc biệt: Không gian trắng xóa cả rồi Chỉ còn dáng mẹ giữa trời. Và mưa… Hai từ “Và mưa…” thuộc câu thơ khác, một câu chỉ có từ mưa và dấu… nói lên sự vô tình của thiên nhiên, nhưng thể hiện rõ sự xót lòng, nghẹn ngào của người con. Bài tập: Biển vẫn lồng lộn. Nhưng chiếc tàu vẫn cứ đi, cứ tiến, từng tí…từng tí…Suốt đêm…suốt đêm… Dấu chấm lửng trong câu văn trên có tác dụng: A. thay cho ý không tiện nói ra . B. biểu thị sự kéo dài, kiên trì. C. dùng để ngắt ý, chuyển ý.

Nguồn: Tổng hợp các trang văn học