Top 13 # Ý Nghĩa Của Phương Pháp Nhân Bản Vô Tính Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Cừu Dolly Và Hành Trình 20 Năm Của Nhân Bản Vô Tính

Kỳ tích chấn động thế giới

Ngày 5/7/1996, cả thế giới chấn động khi các nhà khoa học Scotland phá vỡ quy luật tự nhiên để tạo ra một sinh vật có vú bằng phương pháp nhân bản vô tính.Từ gien của một con cừu cái 6 tuổi, các nhà khoa học đã tạo ra cừu Dolly, một phiên bản sao chép chính xác của nguyên mẫu gốc.

Đây không phải là lần đầu tiên giới nghiên cứu thành công trong việc nhân bản vô tính.Thật ra, việc tạo ra các sinh vật từ mô phôi đã xuất hiện từ năm 1958 với loài ếch Xenopus laevis. Tuy nhiên, Dolly là sinh vật nhân bản đầu tiên được tạo ra từ một tế bào động vật trưởng thành, điều trước đó tưởng như là “nhiệm vụ bất khả thi” đối với công nghệ hiện đại.

Cừu Dolly và giáo sư Wilmut.

Dolly trải qua cả cuộc đời ở Viện Roslin, nơi nó được đặt dưới sự giám sát và theo dõi nghiêm ngặt. 10 tháng đầu đời, Dolly được cho sống chung với hai con cừu bình thường nhưng nó tỏ ra hung hăng giành hết thức ăn trong chuồng và sau đó được nuôi trong chuồng riêng. Dolly có ba lần sinh nở với một con cừu đực giống Welsh Mountain (tên là David) và có tổng cộng sáu đứa con: Lần đầu sinh một con mang tên Bonnie vào năm 1998, sau đó là sinh đôi năm 1999 và sinh ba vào năm 2000.

Cơn ác mộng về “nhân bản người”

Giáo sư Ian Wilmut của Viện Khoa học Roslin tại Edinburg cho biết mục tiêu của công trình nghiên cứu nhằm phát triển công nghệ mới phục vụ cho sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Nhưng thực tế lại không đơn giản như mong muốn của nhóm nghiên cứu. Ngay sau khi được công bố, cừu Dolly đã thổi bùng lên những dự đoán “không tưởng đến đáng sợ” về tương lai của nhân loại.

Arthur Caplan, một chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Đạo đức Sinh học tại Đại học Pensylvania, cho rằng cừu Dolly “là một câu chuyện thực sự chấn động, một phiên bản đời thực của câu chuyện nhân bản nổi tiếng trong ‘Công viên Kỷ Jura'”. Các nhà khoa học như Caplan tin rằng thí nghiệm trên chứng tỏ họ có thể thực sự “hồi sinh” khủng long trong thời hiện đại mặc dù các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ khẳng định họ chỉ có thể nhân bản từ tế bào sống.

Nhưng hơn cả khủng long, khía cạnh đáng sợ nhưng cũng kích thích trí tò mò nhất mà kỳ tích của cừu Dolly mang tới là khả năng về “sản xuất con người”. Theo Patrick Dixon, một chuyên gia về công nghệ gien hiện đại, “Hầu hết mọi công nghệ ứng dụng được trên động vật có vú có thể sử dụng được trên con người. Công nghệ mới cho chúng ta cơ hội để tạo ra bản sao của người sống và thậm chí hồi sinh người chết sử dụng vật liệu đông lạnh”.

Tại sao người ta coi nhân bản người là “trái cấm”? Nhân bản vô tính là một quá trình vô cùng phức tạp, một thách thức đầy cám dỗ đối với những bộ óc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, những thí nghiệm nhân bản vô tính có tỷ lệ rủi ro vô cùng lớn. Ở loài vật, chỉ khoảng 1% số cá thể nhân bản sống sót và thường có sức khỏe rất kém, bị ốm đau và chết sớm. Trong trường hợp của Dolly, từ 277 quả trứng thì chỉ có 29 phôi được tạo thành, trong đó chỉ có 3 con cừu được sinh ra và có duy nhất Dolly sống sót.

Nhiều con sinh ra với bất thường gien khiến việc cấy phôi vào tử cung trở nên khó khăn, dễ gây sẩy thai. Ngoài ra, quá trình cấy phôi vô tính có thể tạo ra nhau thai quá khổ, khiến máu khó lưu thông bình thường, bào thai khó phát triển. Việc để cho những tình huống này xảy ra với bào thai người là một điều đáng sợ, khó chấp nhận về mặt đạo đức. Hơn thế nữa, không ai có thể đảm bảo rằng người nhân bản vô tính sẽ không có khuyết tật lớn.

Trên quan điểm đạo đức, nhân bản vô tính biến tướng việc sinh sản của loài người thành một quá trình sản xuất sản phẩm; các bào thai bị đối xử như những vật liệu thô cho quá trình cung ứng vật liệu để phục vụ nghiên cứu y sinh học. Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng sẽ có những trường hợp lạm dụng công nghệ này.

Học Thuyết “Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện” Và Ý Nghĩa

Nhân chi sơ tính bản thiện là gì? Ý nghĩ a của học thuyết đối với đời sau. Học tiếng Trung với những bài học ý nghĩa từ các triết gia nổi tiếng.

” Nhân chi sơ tính bản thiện ” là một tư tưởng của của Khổng Tử, và được các học trò của ông như Mạnh Tử ghi chép truyền đạt lại về sau, và tư tưởng đạo lý này được tồn tại, giáo dục trong Nho giáo. Học thuyết này của ông sau này đối lập với học thuyết của Tuân Tử là ” nhân chi sơ tính bản ác” , vậy học thuyết này có ý nghĩa là gì, hiểu làm sao cho đúng? Chúng ta cùng nhau tự học tiếng Trung qua lịch sử Trung Quốc.

Nhân chi sơ tính bản thiện là gì?

人之初,性本善

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”

Mạnh Tử là nước Trâu, sống dưới thời đại chiến quốc. Cuộc đời của ông cũng giống như cuộc đời Khổng Tử, để có thể thực hiện chủ trường chính trị ông đã du lãm nhiều nước như Tống, Tề, Lỗ… và từng làm quan nước Tề. Nhưng những chủ trường của ông đề không được nước vị chu hầu tín nhiệm do đó ông từ quan quay về nước Trâu và cũng các đệ tử soạn sách lập thuyết.

Nhân chi sơ tính bản thiện là gì: Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.

Hiểu như thế nào về “Nhân chi sơ, tính bản thiện” cho đúng?

Đặc điểm đầu tiên trong tư tưởng của Mạnh Tử là kế thừa và phát triển tư tưởng ” Nhân” của Khổng Tử. Ông lấy tư tưởng Nhân dùng vào chính trí và đề ra thuyết “Nhân Chính”. Ông cho rằng ” phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới đến vua”. Quân chủ chỉ có thẻ được nhân dân bảo vệ mới có thể làm vua do đó, cần phải thực hiện Nhân Chính, làm cho họ có đất để canh tác, cuộc sống no đủ, an cư lạc nghiệp đồng thời cũng cần phải tiếp thu giáo dục Nho gia, hiểu được lễ nghi đạo đức , chung sống hòa hợp. Nếu như vua không thực hiện Nhân Chính, sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân dân từ đó dẫn đến việc đổi vua. Mạnh Tử chủ trương sử dụng phương thức hòa bình để thống nhất thiên hạ, kịch liệt phản đối sự tranh chấp , giằng xé giữa các chư hầu. Dựa vào thuyết Nhân Chính chúng ta có thể thấy Mạnh Tử đã nhìn thấy được vị trí quan trọng của nhân dân, đây là 1 bước phát triển rất có ý nghĩa.

Đặc điểm tư tưởng thứ hai của ông qua “Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là đề ra tính bản thiện của con người. Đây cũng chính là lý luận cơ bản của tư tưởng Nhân Chính, có đóng góp không nhỏ vào học thuyết Nho gia. Người dạy thuyết Nho gia phải có Đức, phải yêu người, theo thiện chứ không được theo ác. Nhưng lý do tại sao thì Không Tử vẫn chưa cho 1 đáp án rõ ràng. Mạnh Tử đã liên hệ giữa thiện và người lại với nhau , cho rằng con người bản tính vốn là thiện. Có lòng trắc ẩn, biết xấu hổ, biết kính trọng và biết thị phi.

Đặc điểm tư tưởng thứ ba của ông qua “Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là Chữ SƠ trong “nhân chi sơ” cũng không có nghĩa là trẻ sơ sinh, mà là bản nguyên của con người. Không phải chỉ người mà bất cứ gì “sơ” như nó vốn là chưa qua tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là… cũng đều hoàn hảo.

Nhân , nghĩa, lễ, trí, tín cũng chính là đạo đức , tình cảm của con người, cũng là lương tâm mà khi con người sinh ra đã có không cần phải bồi dưỡng, giáo dục. Đây chính là điểm khác biệt giữa con người và cầm thú. Mạnh Tử cho rằng đã là con người thì đều có sự đồng cảm và cần phải mở rộng hơn nữa lòng đồng cảm đó. Học thuyết “Nhân chi sơ tính bản thiện” hay “Nhân chi sơ tính bổn thiện” này của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế , trở thành quan điểm chính thống của cả 1 thời đại phong kiến.

Trung Quốc là nước có bề dày lịch sử lớn nhất thế giới, việc tìm hiểu văn hóa Trung Quốc sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn học tiếng Hoa tốt hơn và bền bỉ hơn.

Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật Lượng Chất

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau đây: – Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, …

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau đây:

– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”, “góp gió thành bão”,… Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.– Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng. – Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố. Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn, trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể sẽ làm cho tập thể đó vững mạnh.

Nhân Chi Sơ, Tính Bản Thiện

Con người khi mới sinh ra thì bản chất thiện hảo, lâu dần do môi trường sống là những gương sống của người khác và cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô nên người đó có thể trở nên một con người khác: có thể là tốt lành mà cũng có thể là xấu tệ .

Riêng người Công giáo chúng ta có hai lãnh vực cần phân biệt:

1) Hành động do tính bẩm sinh

2) Hành động do hiệu quả của ân sủng.

– Cả hai lãnh vực này đều có hướng đi riêng, và chiều hướng của nó lại hoàn toàn ngược nhau. Chỉ có những ai sống hướng thiện theo chiều nội tâm, được ơn trên soi sáng mới có thể phân biệt, so sánh được. Người công giáo chúng ta, ai cũng muốn sống thánh, thế nhưng muốn làm bất cứ thứ gì cũng cần có người Thầy, muốn trở nên tên trộm siêu đẳng thì các vị thầy này thường có nhiều ở trong tù / muốn sống thánh thì cần phải có Cha linh hướng, nhưng đâu phải các vị thánh nhân tìm đâu cũng có. Chúa nói: đường xuống hỏa ngục thì rộng thênh thang, con đường lên thiên đàng thì chật hẹp, khó đi / chỉ có những ai bền đỗ trong lời cầu nguyện thì may ra mới gặp được Chúa, là Thầy của mọi người Thầy.

– Người Giáo dân bình thường, muốn sống thánh thật là khó, chúng ta là phàm nhân nên khó phân biệt đâu là phải, đâu là trái, đâu là tốt, đâu là xấu. Nếu khi xét về phương diện màu sắc, nếu nó rõ ràng như trắng với đen thì bất cứ ai có nhãn quan bình thường đều có thể phân biệt dễ dàng. Thế nhưng nếu màu bị pha trộn không rõ ràng thì chỉ có những ai có nhãn quan xuất sắc như họa sĩ ,mới có thể phân biệt được.

– “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Những con người bình thường thì ai cũng thích điều thiện, vì thế trong ngôn ngữ, tư tưởng, hành động họ cũng đều nhắm đến một mục đích tốt nào đó. Thế nhưng có biết bao người bị lầm thê thảm chỉ vì cái mã thiện bề ngoài ẩn che cái xấu bên trong đó.

– Bởi thế khi muốn biết mặt mình xấu đẹp, sạch dơ thế nào, thì chúng ta cần có một tấm gương soi. Muốn sống Thánh, chúng ta cũng cần có một tấm gương sáng để soi cho biết người nọ, người kia tốt xấu thế nào hầu chúng ta có thể nhìn thấy để bắt chước, hoặc tránh xa.

Con người bẩm sinh có tính ích kỷ ra sao ? Nếu là tính bẩm sinh thì nó xảo trá, nó quyến rũ, nó mưu mô, lừa đảo, nó luôn đặt mình vào trong chủ đích của mọi công việc. Người ích kỷ thì không muốn chết, không muốn bị ai kiềm chế, không chịu thua thiệt, không muốn bị người khác sai khiến, không thích làm việc nặng nhọc. Người ích kỷ chỉ làm việc vì tư lợi, chỉ muốn lợi dụng người khác.

Con người bẩm sinh luôn yêu sách thì sao ? Chỉ ham danh dự, thích được trọng vọng , sợ xấu hổ, sợ bị khinh chê, thích an nhàn, nuông chiều thể xác, ưa tò mò, ham cái đẹp, sợ cái thô hèn, chỉ muốn tìm của thế tục, vui vì tư lợi , buồn vì thua thiệt, khó chịu khi nghe vài lời sỉ nhục.

Người bẩm sinh tính tham lam thì sao ? Họ chỉ dính bén tư lợi, thích nhận hơn cho. Họ hướng lòng về tạo vật, nhục thể, phù vân, du hí. Họ ham an ủi bên ngoài và thích được thỏa mãn giác quan; họ làm việc vì tư lợi, chỉ thích đòi công cán , làm ơn chỉ mong được báo đáp, tìm lợi lộc, tìm tiếng khen, đòi phải biết ơn.

Người bẩm sinh vốn tính tự phụ thì sao ? họ thích có nhiều bạn hữu, người thân thuộc. Tự hào vì mình là con dòng cháu giống. Cười với người sang, nịnh người giàu, vỗ tay hớn hở khen người đồng lõa. Họ hay phàn nàn vì thiếu thốn, vất vả. Họ vì mình mà tranh đấu, phản biện . Họ luôn ham biết điều bí mật, ham biết nhiều tin tức. Thích ra mắt quần chúng, thích vơ vét, thích nổi tiếng, làm việc để mưu cầu tiếng khen.

Chúng ta cần làm gì với những khiếm khuyết bẩm sinh của mình ?

Ân sủng là sự sống siêu nhiên, là ân huệ của Thiên Chúa, là dấu ấn Chúa đóng trên những người được Chúa chọn, là bảo chứng cho phần rỗi muôn đời. Từ những đam mê trần tục, ta phải nâng nó lên mức sùng mộ siêu nhiên, từ những của nhục thể ta biến nó thành những ân huệ nuôi sống linh hồn .

Khi tính bẩm sinh bị khuất phục, thì ân sủng của Chúa càng tuôn xuống đầy tràn, Chúa càng đến viếng thăm ta nhiều thì hình ảnh Thiên Chúa càng hiện rõ dần trong tâm hồn chúng ta.

Tội là hạt đậu đen /nếu hạt đậu đen càng ít đi thì hạt đậu trắng (phúc) càng nhiều cho tới khi trong đĩa chỉ toàn đậu trắng, lúc đó ta sẽ trở nên công chính trước mặt Chúa. Con người mang nửa thú, nửa thần, khi con thú biến đổi , nó nhẹ đi ,thì thần linh sẽ lớn mạnh và kéo ta đến gần với Thiên Chúa hơn, cho đến một ngày ta hoàn toàn thuộc trọn về Thiên Chúa.

: Lạy Chúa, trong bản thân con có hai sức mạnh, xác thịt kéo con về phía trần tục, ân sủng kéo con về với Chúa. Con chỉ cần sử dụng sức mạnh của lý trí và ân sủng Chúa ban ,con sẽ đến gần và thuộc về Chúa mãi mãi . Xin Chúa thương cứu giúp con. Amen **R

GDBX / GIUSE LUCA