Top 6 # Ý Nghĩa Của Logo Iphone Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Logo Iphone Và Ý Nghĩa Quả Táo Cắn Dở

Thế giới công nghệ thật vi diệu và không ngừng cập nhật. Logo iPhone cũng được cải tiến cùng với việc nâng cấp không ngừng những mẫu điện thoại iPhone mới. Thế nhưng phía sau logo iPhone là những ý nghĩa như thế nào không phải ai dùng sản phẩm của hãng cũng biết. Cùng tìm hiểu qua những tổng hợp sau.

Ý nghĩa logo iPhone

IPhone là tên một dòng smartphone của thương hiệu thì ai cũng biết rồi. Nhưng iPhone là cái gì, có ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại là “i” mà không phải một từ khác?

Mà không chỉ iPhone, tất cả các sản phẩm khác của Apple đều được gắn liền với chữ “i”. Ví dụ như iPhone, iMac, iPad,…hay như hệ điều hành IOS. Các fan táo có biết ý nghĩa của điều này?

Đó là vào năm 1998 khi cho ra đời máy tính iMac đầu tiên khởi đầu cho hàng loạt máy tính hiện đại về sau. Lúc đó ông Steve Jobs cho biết lý do ông cho ra đời máy tính là để sử dụng “internet”. Vì thế chữ “i” là viết tắt của “internet”.

Ở một buổi ra mắt sản phẩm khác chữ “i” đã được giải thích cụ thể hơn. Đó là chữ I không chỉ là “internet”, đó còn mang ý nghĩa khác như:

Lý giải về chữ “i” của Apple đều mang ý nghĩa, thông điệp tích cực, mang đến tiện lợi cho người dùng. Và vì vậy, sau này bất kỳ dòng sản phẩm nào của hãng ra đời đều gắn chữ “i” phía trước.

Ý nghĩa trái táo cắn dở

Không chỉ điện thoại mà bất kỳ sản phẩm nào của Apple đều có biểu tượng chính là hình trái táo cắn dở. Riêng logo iPhone sẽ có thêm chữ iPhone ở phía dưới lưng máy.

Theo lý giải của người trực tiếp thiết kế logo Apple – ông Rob Janoff thì miếng cắn trên logo quả táo này nhằm giúp người nhìn phân biệt táo với cherry. Như vậy, trái táo cắn dở trên logo iPhone chỉ là tăng khả năng nhận diện và tăng tính thẩm mỹ, ngoài ra không có ý nghĩa gì sâu xa hơn.

Về nguồn gốc của trái táo trong thiết kế logo iPhone, một số người cho rằng để tưởng nhớ tới Alan Turing. Ông là người góp nhiều công sức trong việc mở ra ngành công nghiệp máy tính hiện đại. Tuy nhiên, vì cuộc đời Alan gặp nhiều trắc trở và đã qua đời sau khi cắn phải trái táo độc năm 1954. Về sau khi ông Steve Jobs đi tìm kiếm ý tưởng cho logo iPhone đã lựa chọn trái táo để tưởng nhớ ông Alan này.

Quan điểm tiếp theo là cho rằng trái táo có ý nghĩa của sự hiểu biết, kiến thức như trong Adam – Eva. Trái táo cũng có mặt trong câu chuyện của Newton khi tìm ra trọng lực. Mặc dù khá hợp lý nhưng quan điểm không được hãng xác nhận.

Năm 2011, ông Steve Jobs có tiết lộ trong cuốn sách về cuộc đời ông. Đó chỉ đơn giản là loại quả ông thích và sau khi về từ vườn táo ông cảm nhận được “vui tươi và hứng khởi”. Do đó, loại quả này được ông lựa chọn làm logo.

THAM KHẢO THÊM

Chuyên mục : Tin tức

Logo Là Gì? Ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của Logo

4

/

5

(

1

bình chọn

)

Logo là gì?

Logo là 1 sản phẩm hữu hình, chúng được xây dựng bằng những hình ảnh hoặc các con chữ hay là sự kết hợp của cả hai. Logo được tạo nhằm mục đích để có thể nhận dạng thương hiệu, phân biệt giữa thương hiệu này với các thương hiệu kia. Hay có thể xem logo chính là 1 bộ mặt của một công ty, doanh nghiệp nào đó.

Đặc điểm của một logo chất lượng bao gồm như: sự khác biệt, sự đơn giản, dễ thích nghi với các môi trường kinh doanh khác nhau và đặc biệt là phải có ý nghĩa đối với công ty và doanh nghiệp.

Ý nghĩa của logo là gì?

Việc thiết kế logo luôn đòi hỏi 1 sự sáng tạo không giới hạn của người thiết kế để có thể tạo ra các ý tưởng khác biệt trong việc tạo ra thương hiệu, mục đích cũng như thông điệp mà logo muốn truyền tải đến. Chính vì thế, 1 thiết kế logo có thể nói là đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp.

Tầm quan trọng của logo trong thiết kế web

Logo trong thiết kế website, đặc biệt là những thiết kế website bán hàng, website doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Khi truy cập vào một website nào đó thì điều đầu tiên người dùng sẽ nhìn và tìm kiếm đó chính là logo thương hiệu. Logo thể hiện các điều sau đây trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp

Mục đích kinh doanh: Logo trong thiết kế web thể hiện bản sắc của công ty và những mục đích kinh doanh chính của công ty bạn. Thông qua màu sắc, phông chữ và hình ảnh, chúng cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp đến cho khách hàng.

Logo thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp: Một logo nếu được thiết kế trau chuốt, bài bản sẽ gợi ý cho khách hàng biết rằng bạn đang cung cấp cho họ các sản phẩm tốt, đáng tin cậy. Nó làm cho khách hàng nhớ đến bạn một cách nhanh chóng hơn so với khi không có logo.

Tăng khả năng hành động của khách hàng trên website: Khi nhận thấy logo của một website công ty, doanh nghiệp khách hàng sẽ thực hiện cách chuyển đổi trên website và điều này sẽ làm tăng tỉ lệ mua hàng của khách hàng tiềm năng.

5 Tips để logo tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

Đơn giản là vĩnh cửu

Simple is the best là một sự thật mà không ai có thể phủ nhận. Đôi khi những nhà thiết kế quá cầu kì và chú trọng bày vẽ màu mè, thêm các yếu tố cho logo của mình mà quên mất rằng các logo tuyệt vời nhất thường là những logo rất đơn giản. Hầu hết những thiết kế logo nổi tiếng mà bạn biết đến như: Apple, Nike, Coca Cola, Google… đều có mẫu logo tối giản hết sức. Thiết kế đơn giản dễ  gây được hiệu quả bởi khả năng ghi nhớ dễ dàng của nó.

Tất nhiên, đơn giản không có nghĩa là bạn không sáng tạo. Đơn giản nhưng vẫn thể hiện được cá tính đẳng cấp và thông điệp của thương hiệu.

Tính phù hợp

Bởi lẽ logo chính là cầu nối giữa người tiêu dùng và thương hiệu vì vậy cần phải đảm bảo thiết kế logo của bạn làm sao phù hợp với thông điệp chung mà công ty muốn gửi gắm đến khách hàng.

Không lỗi thời

Ấn tượng và độc đáo

Khách hàng truy cập vào các website khác nhau mỗi ngày, đồng nghĩa với việc họ sẽ gặp hàng chục thương hiệu khác nhau. Nếu logo của bạn không có gì nổi bật, đặc sắc chắc chắn nó sẽ biến mất khỏi tâm trí khách hàng sau khi khách hàng rời đi. Một logo ấn tượng, độc đáo chắc chắn sẽ là điểm nhấn giúp bạn nổi bật hơn trong đống lộn xộn với các đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực và từ đó giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Cầu nối với khách hàng

Thăm dò ý kiến của các khách hàng xem họ cảm nhận như thế nào về logo của mình và họ có thực sự nắm được tông điệp truyền tải của doanh nghiệp tới khách hàng hay không kèm theo những  nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt, độc đáo mang “ chất” riêng của bạn, vô hình chung sẽ để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ khách hàng. Và khi đứng trước hàng loạt sản phẩm đối thủ trong cùng lĩnh vực, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm mình cảm thấy quen thuộc từ hình ảnh logo.

Xem Thêm:

Kết Luận

Ý Nghĩa Logo Thương Hiệu

Quay trở về những thế kỷ trước, khi nhắc đến Apple, thứ duy nhất người ta nghĩ đến là một quả táo. Nhưng trong thời đại này, khi nghe đến Apple, chúng ta mặc nhiên nghĩ tới những chiếc laptop, điện thoại thông minh. Chỉ trong vòng 50 năm, Apple đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghệ, trở thành “quả táo” được săn lùng nhất, và là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, ẩn sau chiếc logo thương hiệu quả táo cắn dở huyền thoại ấy là một thông điệp vô cùng ý nghĩa.

Tại sao lại là Apple – Câu chuyện ba quả táo thay đổi toàn thế giới

Ở phương Tây, quả táo từ xưa đến nay thường là loại trái xuất hiện trong nhiều giai thoại. Từ câu chuyện của Adam Eva, cho đến nàng Bạch tuyết hay kể cả câu chuyện của Newton, cũng đều luôn có dáng dấp của một quả táo. Quả táo trong văn hoá phương Tây có nhiều ý nghĩa tượng trưng, đôi lúc nó là biểu tượng của tri thức, của sự sáng tạo, sự khởi đầu, nhưng ở một phương diện khác, nó là thứ trái của ham muốn và tội lỗi. Trong lịch sử, đã có 3 trái táo thay đổi cả thế giới.

Bắt đầu từ câu chuyện của Adam và Eve, dù Kinh thánh chỉ miêu tả khi ở vườn địa đàng, Adam và Eve đã ăn trái của cây Đúng Sai và mạo phạm đến Chúa, nhưng giới học giả phương Tây vẫn kiên quyết đó là một trái táo, để rồi từ đó, trái táo trở nên huyền nhiệm hơn bao giờ hết. Nó được xem là thứ trái của thần thánh, và cũng là thứ trái của sự tội lỗi, dục vọng, thứ trái đã đẩy con người rời xa vườn địa đàng và vòng tay của Thiên Chúa. Một thứ trái đỏ mọng, mơn mởn và ngon ngọt, nằm giữa ranh giới của tri thức (knowledge) và ham muốn (lust), là hình tượng đã gắn liền với câu chuyện Nguồn gốc của sự sống.

Sau trái táo của Kinh thánh, trái táo thứ hai đã thay đổi thế giới chính là trái táo của Newton. Chính trái táo một buổi sáng đẹp trời vô tình rụng vào đầu nhà bác học, đã mang lại cho ông nói riêng và cả thế giới nói chung định luật vạn vật hấp dẫn – một định luật thay đổi toàn bộ giới khoa học, là nền tảng cho nhiều ứng dụng vật lý, và đặc biệt là nền tảng để con người khám phá vũ trụ rộng lớn.

Đến đây, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra, trái táo thứ ba đã thay đổi toàn bộ thế giới, đó chính là Apple. Với sự tự tin vào sản phẩm của mình, Steve Jobs và những nhà cộng sự đã có một niềm tin mãnh liệt rằng những chiếc máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc của họ sẽ tạo nên một kỷ nguyên công nghệ mới, kỷ nguyên chúng ta không cần đến những chiếc máy tính cồng kềnh, không cần đến những bản phím điện thoại, tất cả những tri thức và sự tiến bộ của nhân loại đã được tích hợp gọn nhẹ trong 1 sản phẩm – quả táo thứ ba – Apple.

Hình ảnh quả táo không những gắn liền với sự sáng tạo, tri thức và hiểu biết của nhân loại, mà còn biểu tượng cho những đam mê, ham muốn của con người. Những nhà sáng tạo của Apple có lẽ đã dự đoán được trước viễn cảnh sản phẩm của mình sẽ trở thành những “quả táo” được ham muốn và săn lùng nhất, được xếp hàng chờ mua trên toàn thế giới.

Trong một chia sẻ của Steve Jobs, ý tưởng về Apple đến với ông sau khi trở về từ chuyến thăm nông trại của người thân. Đối với Jobs, cái tên Apple mang lại niềm hân hoan, năng lượng và không làm người khác sợ hãi như những cái tên của các thương hiệu công nghệ khác.

Miếng cắn trên quả táo

Vết cắn trên logo thương hiệu cũng là một điểm nhấn nổi bật kích thích trí tò mò của nhiều fan Apple. Nhưng trái ngược với cái tên nhiều ý nghĩa, người vẽ ra logo quả táo cắn dở, Rob Janoff cho biết vết cắn ấy chỉ nhằm mục đích để người nhìn không nhầm lẫn trái táo với những lại trái tròn khác như cherry chẳng hạn, chứ không có ý nghia sâu xa nào hơn. Vết cắn, được phát âm trong tiếng Anh là bite, vô tình đồng nghĩa với byte – đơn vị chủ chốt của ngành công nghệ thông tin.

Lịch sử logo thương hiệu Apple

Logo thương hiệu đầu tiên

Logo thương hiệu đầu tiên của Apple cũng là logo có kết cấu phức tạp nhất. Được sáng tạo bởi Ronald Wayne năm 1976, bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Issac Newton và định luật vạn vật hấp dẫn của ông.

Logo cầu vồng (

Năm 1976, nhà thiết kế Rob Janoff đề xuất với Steve Jobs về một logo trái táo cắn dở nhiều màu sắc. Biểu tượng này đã gắn liền với Apple trong gần 20 năm.

Những logo ngày nay (1995 tới nay)

Năm 1995, Steve Jobs trở về Apple sau 12 năm, việc đầu tiêng Jobs đề xuất là thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Apple. Phiên bản logo nhiều màu sắc không còn phù hợp với những thiết kế Macbook, iPhone mới. Và thế là những quả táo với tông màu trầm hơn, đơn sắc hơn ra đời. Cho đến ngày nay, quả táo trên logo Apple vẫn trung thành với 2 màu bạc, đen và đã dần trở thành bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng nhất của Apple.

Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

Bài: Hạnh Nguyên (Nguồn: Culture Creature, InkbotDesign)

Ý Nghĩa Các Logo Nổi Tiếng

Thiết kế logo thương hiệu là một việc làm rất quan trọng đối với bất cứ thương hiệu nào Công ty mới thành lập, hay các tập đoàn lâu đời trên thế giới cũng đều muốn sở hữu một mẫy thiết kế logo chuyên nghiệp nhất. Tuy nhiên ý nghĩa đằng sau của các mẫu thiết kế logo nổi tiếng hàng đầu thế giới này lại vẽ lên cho ta thấy dù công việc thiết kế có nghiêm túc tới bao nhiêu thì yếu tố hài hước đằng sau những biểu bượng tỷ đô đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác

* Thiết kế nhận diện thương hiệu dầu nhờn Titan * Thiết kế nhận diện thương hiệu V.I.P Oil * Thiết kế logo công ty xây dựng Tâm An Gia

* Thiết Kế Logo Thương Hiệu Bar & Cafe Sky – Đà Nẵng* Thiết kế nhận diện thương hiệu rượu Nhã Viên Xuân* Thiết kế Logo thương hiệu công ty Việt Đài

Mỗi ngày, tại hà nội và thành phố hồ chí minh có khoảng 340 doanh nghiệp mới, điều gì sẽ làm bạn khác biệt bên cạnh 340 cái tên kia? Đó chính là lý do doanh nghiệp cần thiết phải thiết kế Logo để tạo ra sự khác biệt và gây được chú ý với khách hàng vì thế ý nghĩa phát triển logo từ ý tưởng thiết kế luôn là bước ưu tiên hàng đầu. Logo có thể coi như là bộ mặt của doanh nghiệp, cần phải làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú với ý đồ của các nhà thiết kế ấy thì mới mong rằng họ sẽ hứng thú với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Một doanh nghiệp sở hữu Logo ấn tượng, đặc trưng chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng từ ẩn ý mà nó chứa đựng với bài viết này onedesign đưa tới những góc nhìn hài hước vui nhộn về các ý tưởng thiết kế đó.1. Phần mềm xem video VLC Media Player sử dụng hình nón giao thông làm biểu tượng vì các sinh viên viết mã cho dự án VideoLAN… uống say Chúng ta hẳn ai cũng từng xem phim trên máy tính bằng phần mềm này, và vào khoảng thời gian chờ đợi (tưởng như vô tận) để phần mềm khởi động các đoạn phim, hẳn ai cũng từng nhìn thấy biểu tượng nón giao thông. Nếu bạn đã từng thắc mắc biểu tượng đó có ý nghĩa là gì thì đây chính là câu trả lời khiến bạn có thể yên lòng trong những lần xem phim kế tiếp. Đơn vị khởi tạo ra chương trình VLC Media Player là Hiệp hội ViaRézo của Hội Sinh viên Mạng Học có trụ sở ở École Centrale, Pháp. Vào một lần, vài sinh viên của hiệp hội này đi chơi và trở về trụ sở trong trạng thái say khướt, đồng thời cũng tiện tay bê trộm một chiếc nón giao thông về… bày trong văn phòng. Kể từ sau đó, hiệp hội này bắt đầu sở thích kỳ quặc là thu thập và sưu tập các nón giao thông.

Ai cũng từng thấy biểu tượng này là cái chắc luôn! Khi dự án VideoLAN bắt đầu phát triển mảng VLC Media Player, cả hội sinh viên lầy lội này đã quyết định sử dụng hình nón giao thông kể trên làm biểu tượng cho phần mềm này, cũng như những ngày hoàng kim say xỉn của họ vậy.2. Logo của chuỗi cửa hàng Domino’s Pizza có ba chấm tròn vì chủ thương hiệu này không nghĩ nó sẽ thành công tới vậy Domino’s ban đầu là cửa hàng pizza tên DomiNick, được mua lại bởi Tom Monaghan và người anh trai tên James. Hai anh em ban đầu thỏa thuận chia thời gian với nhau để cùng quản lý cửa hàng này. Nhưng James không muốn buông bỏ công việc bưu điện toàn thời gian của mình chỉ để quản lý và điều hành kinh doanh pizza. Anh ta bỏ việc ít lâu sau đó và bán một nửa vốn của mình cho Tom. Vào năm 1965, Tom mua thêm hai cửa hàng pizza và mở rộng kinh doanh. Anh ấy muốn cả ba cửa hàng đều có chung một thương hiệu. Do chủ sở hữu ban đầu của DomiNick cấm anh ta sử dụng cái tên ban đầu, Tom đổi tên cửa hàng thành Domino’s Pizza sau khi được nghe gợi ý từ một nhân viên của mình.

Do ban đầu chỉ có ba cửa hàng, Tom đã quyết định thêm ba dấu chấm vào logo. Ông cũng dự định cho thêm một dấu chấm cho mỗi cửa hàng mới mỗi khi mở rộng kinh doanh thêm một cái. Nhưng công việc kinh doanh mở rộng đến mức Tom phải bỏ ý tưởng đó, vì nếu ông tiếp tục ý tưởng ban đầu của mình, bây giờ logo của Domino’s Pizza sẽ có tới hơn 13.000 chấm, nhìn như cái bánh đa vừng chứ không còn là bánh pizza nữa.3. Logo của Walt Disney không phải dựa trên chữ ký tay của ông như nhiều người từng nghĩ. Nó được tạo ra vì ông bị… bận Biểu trưng của Walt Disney được mọi người trên thế giới và ở mọi độ tuổi công nhận một cách rộng rãi. Logo ban đầu của hãng phim hoạt hình này chỉ có những từ “Walt Disney Presents”. Hình ảnh lâu đài mãi về sau mới được thêm vào sau. Nhưng đó không phải là phần hấp dẫn. Hầu hết chúng ta đều tin rằng đó là chữ ký của Walt Disney xuất hiện trên logo, nhưng trên thực tế, đó là một phiên bản cách điệu từ chữ ký thực sự của Walt được tạo ra bởi một nhóm nghệ sĩ.

Khi công ty bắt đầu phát triển, Walt đã không có nhiều thời gian để ký từng mẩu thư gửi từ fan hâm mộ mà ông nhận được. Thư ký của Walt và một số nhân viên khác là những người sẽ chăm sóc cho khoản thư tín của fan và ký tên thay mặt Walt. Điều này đã dẫn đến một tình huống éo le trong những năm 1940, khi mà chữ ký giả của Walt còn nhiều hơn so với bản gốc. Các nghệ sĩ đã tạo ra một phiên bản chữ ký thống nhất để tất cả mọi người sử dụng và ký theo, trong đó có cả Walt Disney. Phiên bản được cách điệu trở nên phổ biến đến nỗi nó chính Walt Disney cũng chấp nhận mất một thời gian khó khăn khi ký tên theo cách của người khác. Qua nhiều năm, Walt đã cố gắng để thay đổi chữ ký của mình để phù hợp với phiên bản cách điệu, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy sự khác biệt nếu tinh ý một chút.4. Logo của Bluetooth thì có cả một giai thoại ở phía sau Ericsson đã đặt tên cho công nghệ mang tính cách mạng của họ là “Bluetooth” theo tên của Harald Bluetooth, người trị vì Đan Mạch vào giữa những năm 958 và 986 sau Công nguyên. Trong thời kỳ cai trị của mình, ông đã truyền bá Kitô giáo cho Đan Mạch và Na Uy, đồng thời góp phần vào việc thống nhất các bộ lạc Đan Mạch khác nhau dưới một vương quốc chung duy nhất. Sự liên tưởng về đồng nhất này được sử dụng khi đặt tên cho công nghệ không dây Bluetooth bởi vì, giống như vị vua thống nhất Đan Mạch, công nghệ này cho phép thống nhất các thiết bị khác nhau và làm cho giao tiếp giữa chúng dễ dàng hơn.

Logo Bluetooth sau cùng được thiết kế bằng cách sử dụng chữ rune. Trong logo, hai từ rune Young Futhark, hay còn được gọi là rune Scandinavia, đứng đầu tên của nhà vua được sáp nhập – ᚼ (Hagall) và ᛒ (Bjarkan).5. Logo ngựa đua của Ferrari ban đầu được trang trí trên chiếc máy bay của Count Francesco Baracca, phi công lừng danh của Ý trong Thế chiến thứ nhất Những người hâm mộ dòng xe đua hạng sang có biểu tượng ngựa đực lộng vó của Ferrari từ lâu đã khắc sâu vào tâm trí của họ logo hoang dại đẹp đẽ này. Tuy nhiên, bạn có biết,con ngựa này vốn là biểu tượng của phi công Ý huyền thoại Count Francesco Baracca. Anh đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất sau khi hoàn thành 34 trận chiến chi biết đến mùi thắng lợi. Và, Francesco có vẽ biểu tượng một con ngựa lên chiếc máy bay của mình.

Khi Enzo Ferrari gặp cha mẹ của Francesco, mẹ của Francesco đã gợi ý rằng Enzo nên sử dụng biểu tượng ngựa hoang giương vó trên chiếc xe ô tô của mình và nó sẽ mang lại may mắn cho ông (thật sự đó, dù cho Francesco đã tử nạn, nhưng trước đó ông cũng thắng tới 34 trận mà). Chỉ 12 năm sau đó Enzo Ferrari, đã sử dụng biểu tượng lừng danh nọ trên chiếc xe Scuderia tại cuộc đua SPA 24 Hours năm 1932, và Ferrari đã giành chiến thắng trong cuộc đua. Kể từ đó, con ngựa được đổi sang màu đen như trên máy bay của Francesco. Không chỉ có Ferrari, trong những ngày đầu lập nghiệp, thương hiệu motor nổi tiếng Ducati đã từng sử dụng biểu tượng con ngựa, nhưng theo thời gian đã dần từ bỏ nó.6. Logo quả táo cắn dở của Apple ra đời như thế nào? Có rất nhiều câu chuyện đằng sau logo của hãng Apple, tuy nhiên giai thoại được nhiều người biết đến và tin tưởng nhất trong một thời gian dài là logo này của Apple được thiết kế để vinh danh Alan Turing, người đàn ông huyền thoại đã đặt nền móng cho máy tính hiện đại và đưa vào cuộc sống khái niệm AI – trí tuệ nhân tạo. Tuy cực kỳ vĩ đại nhưng Alan Turing lại bị hắt hủi và kỳ thịt vì là người đồng tính, và vào thời điểm tức nước vỡ bờ, ông đã cắn một quả táo tẩm độc xyanua để tự kết liễu cuộc đời mình. Vì vậy, khi logo Apple được công bố, mọi người tin rằng nó đại diện cho quả táo mà Turing đã cắn để kết thúc cuộc đời của mình.

Khi anh em Richard và Maurice McDonald quyết định nâng cấp một tòa nhà mới để vận hành nhà hàng hamburger của mình, họ đã thuê kiến trúc sư Stanley Clark Meston thiết kế tòa nhà. Richard đã vẽ một bản phác hoạ bao gồm hai cổng vòm hình nửa vòng tròn mà ông nghĩ là sẽ bắt mắt người qua đường. Kiến trúc sư sau đó đã hiện thực hóa chúng thành một cặp parabol bằng kim loại cao 25 feet nổi bật, ánh sáng neon, bằng vàng. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng tới cổng parabol ở trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, nhưng cao tới 7,5m và bắt mắt hơn rất nhiều. Khi nhìn từ một góc chéo, hai vòm vàng hội tụ lại với nhau để tạo thành một phiên bản được cách điệu của chữ “M.” Khi Ray Kroc mua lại doanh nghiệp đó vào năm 1961, thiết kế đặc biệt của các vòm vàng đã được khéo léo kết hợp với logo của công ty. Fred Turner là chủ tịch đời kế của McDonald’s sau đó đã phác hoạ ra một logo thô với chữ “V.”, Jim Schindler, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật, đã mở rộng và xoay ngược phiên bản chữ “V” thành “M” và từ đó nó đã nhìn giống như một phẩn không thể thiếu ở mỗi cửa hàng McDonald’s ngày nay.