Top 10 # Ý Nghĩa Của Gia Quyến Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Gia Quyến Và Di Chúc Của Người

NĐBO- Đã 40 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng và của dân tộc để lại cho chúng ta bản Di chúc lịch sử thiêng liêng, bất hủ. 40 năm qua là sự phấn đấu bền bỉ, là sự đồng sức, đồng lòng của dân tộc Việt Nam để thực hiện những ước nguyện thiêng liêng của Người. Nhân dịp kỷ niệm 119 năm ngày sinh nhật Bác, Phóng viên Báo điện tử Người đại biểu nhân dân đã có cuộc trò chuyện với TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh về bản Di chúc của Bác Hồ.

Di chúc của Hồ Chủ Tịch là cẩm nang tinh thần vô giá

PV: Thưa Tiến sĩ, ông có cho rằng, trong sâu thẳm của mỗi ngưòi dân Việt Nam, Di chúc của Hồ Chủ Tịch là một tài sản tinh thần vô giá?

TS Chu Đức Tính: Tháng 5.1965, bác Hồ đã viết xong bản di chúc. Từ đó trong suốt các năm: 1966, 1967, 1968, 1969 Bác đã dành thời gian lúc mình khoẻ mạnh, minh mẫn nhất và vào đúng dịp sinh nhật mình hàng năm xem lại bản di chúc mình đã viết lần đầu để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới trong nước và thế giới.

Tính từ ngày Bác viết di chúc lần đầu tiên đến nay là 44 năm, còn tính từ ngày bác đi vào cõi vĩnh hằng đến nay là 40 năm Đảng ta công bố di chúc của Bác. Lịch sử càng lùi xa thì chúng ta càng thấy sự vĩ đại đã được Bác viết đến trong những lời căn dặn cuối cùng của mình.

Bản di chúc là sự kết tinh tình cảm của Bác Hồ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, với bạn bè thế giới; kết tinh mối quan tâm đặc biệt của Người với nhân dân lao động Việt Nam, những người như Bác nói là có hy sinh nhiều nhất cho cách mạng và bây giờ khi kháng chiến thành công, Đảng, Nhà nước cũng phải quan tâm nhiều nhất.

Di chúc kết tinh phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người cộng sản, một người công dân số 1 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một người mà phẩm chất đạo đức của Người được thể hiện một cách nhất quán: trung với nước, hiếu với dân; là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; là yêu thương con người, là tinh thần quốc tế trong sáng.. Và Di chúc của Người cũng là những định hướng về xây dựng đất nước Việt Nam trong một thời kỳ dài.

PV: Xin TS cho biết, ý nghĩa của bản Di chúc của Hồ Chủ Tịch trong thời điểm được công bố?

TS Chu Đức Tính: Lứa tuổi tôi hồi ấy cũng như lứa tuổi cha, anh nghe tin Bác mất như một sự hẫng hụt rất lớn. Ai cũng có chung một niềm lo là cuộc chiến tranh đang ác liệt thế này, Bác là người xây dựng Đảng, là người thành lập nước mà Bác mất đi thì liệu chúng ta sẽ đi đâu, về đâu… Bác mất, sự nghiệp dang dở, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc chưa hoàn thành…

Nhưng sau đó, được học tập di chúc Bác Hồ, được học tập lời điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày thì tất cả mọi công dân Việt Nam bấy giờ hoàn toàn tin tưởng. Bác mất nhưng Di chúc của Bác để lại là cẩm nang của cả dân tộc. Từ Di chúc của Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam yêu nước lấy lại được niềm tin, tin tưởng vào định hướng mà Bác Hồ đã gửi gắm. Chính vì niềm tin đó mà chúng ta thắng lợi, chứng tỏ chúng ta đặt niềm tin chính xác.

Đoàn kết là chiến lược để phát triển PV: Thưa Tiến sĩ, phải chăng vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết luôn được đề cao và là vấn đề then chốt của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh?

TS Chu Đức Tính: Trong Di chúc Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Đoàn kết trước hết là đoàn kết trong Đảng và đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, đoàn kết trong Đảng là tư tưởng xuyên suốt của Người bởi sức mạnh của Đảng chính là sức mạnh đoàn kết.

Bác đã dặn đi dặn lại trong di chúc là Đảng ta phải thực sự đoàn kết như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Trong Di chúc Bác chưa dùng từ đổi mới nhưng Bác nói là muốn hoàn thành những công việc nặng nề của đất nước thì phải động viên toàn dân, tổ chức toàn dân và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân. Đoàn kết là chiến lược chứ không phải là sách lược, bởi đoàn kết tạo thành sức mạnh của cả dân tộc.

PV: Quan điểm vì con người và giải phóng con người được Hồ Chủ Tịch thể hiện trong bản di chúc như thế nào, thưa Tiến sỹ?

TS Chu Đức Tính: Trong di chúc, quan điểm vì con người và giải phóng con người được Bác thể hiện rất rõ. Nhất là các bản Bác viết thêm vào tháng 5.1968 và năm 1969. Bác viết 6 trang vào năm 1968, 6 trang này thể hiện rất rõ quan điểm vì con người và giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh Bác dặn chúng ta phải chỉnh đốn lại Đảng thì Bác dặn công việc hàn gắn vết thương chiến tranh là công việc đầu tiên là đối với con người. Bác dặn phải chăm lo thương binh, chăm lo gia đình liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, quyết không để họ đói nghèo, thiếu thốn. Đồng thời, chăm lo cho cả phần hương hồn những liệt sỹ đã khuất bằng cách nơi nơi có thể làm những nghĩa trang liệt sỹ để làm nơi đi về cho các liệt sỹ đã hy sinh vì nước.

Với bà con nông dân thì Bác có chủ trưng là sau ngày hoà bình thì nên đề nghị nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho nông dân để bà con được hỉ hả, mát dạ, mát lòng.

Đối với thanh niên, Bác luôn luôn đặt niềm tin vào thanh niên. Bác nói nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Đặc biệt trong di chúc, Bác dặn phải quan tâm đến thanh niên xung phong, quan tâm đến những người chiến sỹ lực lượng vũ trang trẻ tuổi, có điều kiện, có năng lực thì cho họ đi đào tạo. Đấy là nòng cốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội tương lai.

Và một điều thấm đẫm nhân văn Hồ Chí Minh đó là Bác dặn bên cạnh việc quan tâm đến những người đã tham gia kháng chiến cứu nước dưới đủ các hình thức: bộ đội, thanh niên xung phong, thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công… thì ngay cả nạn nhân của chế độ cũ như đối tượng cờ bạc, đĩ điếm, hút sách… vừa dùng pháp luật để cải tạo vừa giáo dục họ để trở nên con người lương thiện. Đấy là một điều rất nhân văn của Hồ Chí Minh trong di chúc, thể hiện tầm nhìn xa và sự hoà hợp dân tộc trong Di chúc của Người. Đấy là tầm mà Di chúc của Bác đã nêu lên và Đảng ta đã thực hiện suốt 40 năm qua.

PV: TS có cho rằng, ngày nay, quan điểm của Người về con người và vấn đề đoàn kết vẫn ý nghĩa ?

TS Chu Đức Tính: 40 năm nhìn lại, quan điểm của Bác thể hiện trong Di chúc về con người và về đoàn kết vẫn có ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, không phải bỗng dưng trong những năm gần đây, trong những văn kiện của đại hội Đảng, chúng ta đã đề ra: Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán và là quan điểm có tính chất chiến lược của Hồ Chí Minh. Và cũng chính vì theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta thắng lợi.

PV: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan điểm của Bác về con người và vấn đề đoàn kết vẫn là kim chỉ nam cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình ?

TS Chu Đức Tính: Hội nhập là một bước đi tất yếu. Nhưng trong thế giới hội nhập, vấn đề đoàn kết, tạo thành sức mạnh nội lực của dân tộc vẫn không có gì thay đổi. Năm 1945, khi nói về công tác ngoại giao, Bác đã nói: thực lực là cái chiêng mà ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có tốt thì tiếng mới to được. Thực lực Bác nói chính là nội lực. Chúng ta trong xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa thì phải hội nhập. Nhưng điều chúng ta muốn hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam không có gì khác là phát huy được nội lực Việt Nam. Mà một trong những điều tạo nên nội lực Việt Nam, tạo thành một cấu kết cộng đồng chặt chẽ chính là tinh thần đoàn kết Hồ Chí Minh. Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong dân, đoàn kết quốc tế. Có nội lực là vì đoàn kết, mà đoàn kết thì có nội lực.

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Ý Nghĩa Hình Xăm Bông Tuyết Tinh Tế Và Đầy Quyến Rũ

Từ xa xưa, hình ảnh bông tuyết mang lại cho con người ta một cái gì đó lãng mạn và tinh khiết nhất. Tuyết chỉ xuất hiện ở những nơi có không khí lạnh, chúng được hình thành từ sự tích tụ của nước. Bông tuyết chỉ xuất hiện vào mùa đông, ý nghĩa bông tuyết còn biểu hiện cho mùa giáng sinh hay khoảnh khắc của năm mới.

Một trong những cuốn tiểu thuyết được người ta nhắc đến đó là sự tích tuyết được hình thành từ thiên đàng. Vì thế, nó càng tô thêm ý nghĩa về những vị tiên vô cùng tinh thiết.

Bông tuyết mang những vẻ đẹp thần thánh mà không có một hiện tượng thiên nhiên nào sánh được. Chúng tồn tại một cách ngắn ngủi mà vô cùng tinh tế, khiến cho con người nhớ thương, khắc khoải. Tuyết làm cho mọi người gần nhau hơn, làm mọi thứ dần trở nên lãng mạn. Sự tan chảy của tuyết cũng rất tinh khiết, kết thúc một sự kiện cũ để bắt đầu cho sự kiện mới.

Từ những lý do trên mà hình xăm đẹp bông tuyết được xem là một trong các hình xăm được các bạn trẻ thích thú bởi sự sáng tạo, mới mẻ mà nó mang tới. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ rất phù hợp để xăm.

Được tuyên truyền rằng, khi các vị thiên thần xúc động khóc thì những giọt nước mắt đó hóa bông tuyết, nhẹ nhàng bay trong gió. Nhưng không ai biết được, giọt nước mắt đó là niềm hạnh phúc hay nỗi buồn.

Đối với những người đang vui vẻ hạnh phúc thì bông hoa tuyết rơi xuống, xinh đẹp lấp lánh như những nụ hoa đang cười. Vì thế mà dù nó được tạo ra trong không khí lạnh lẽo nhưng lại mang sứ mệnh của niềm vui, niềm hạnh phúc.

Ở những nơi xứ lạnh, khi tuyết rơi sẽ mang theo niềm vui tràn ngập khắp nơi khiến những cái nắm tay, cái ôm ấm áp hơn. Hình xăm mini bông tuyết này sẽ được cách điệu rất tinh tế để tạo cho cảm giác người nhìn thấy quyến rũ và nhẹ nhàng.

Đối với những người cô đơn, họ yêu thích hình xăm bông tuyết bởi họ nhìn thấy được những lạnh giá, sự tuyệt vọng của chính bản thân họ. Và thông thường những người xăm sẽ không giữ nguyên hình dáng ban đầu của bông tuyết mà chúng sẽ được phá cách.

Những bông tuyết rơi trong lạnh giá như những giọt nước mắt rơi trong tuyệt vọng. Giống như tên gọi của nó, hình xăm bông tuyết sẽ tạo cho người khác cảm giác băng giá, dễ tan vỡ. Nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là một nét đẹp tinh khôi.

Đôi khi, ý nghĩa hình xăm hoa tuyết còn ẩn giấu khát vọng sống, hạnh phúc của mỗi con người. Tuy nó nhỏ bé, mỏng manh nhưng rất thuần khiết và khó bị vùi dập.

Hình xăm bông tuyết nên xăm ở vị trí nào?

Đây là vị trí, vũ khí chiếm trọn trái tim của các chàng trai. Không giống như các vị trí xăm khác, xương quai xanh là vị trí được xem là ưu việt hơn cả khi xăm hình xăm bông tuyết.

Chỉ với một vài nét bông tuyết nhỏ nhắn trên xương quai xanh của chị em đã tạo nên sự quyến rũ, cuốn hút đặc biệt. Hình xăm bông tuyết không chỉ mang đến sự đơn giản mà chúng còn biểu hiện cho sự dịu dàng, đằm thắm,…

Đây cũng là một vị trí được nhiều người lựa chọn khi xăm. Không chỉ thể hiện được cá tính mà bông tuyết còn mang tới sự lạnh lùng mà không kém phần dễ thương.

Nên chọn những bông tuyết có họa tiết nhỏ nhắn xinh xắn, đường xăm mảnh để khiến bạn càng bí ẩn nữ tính hơn. Nếu bạn là người yêu thích màu sắc thì việc phối màu cho hình xăm hoa tuyết cũng là lựa chọn không tồi.

Phần hình xăm này, cả nam lẫn nữ đều có thể xăm. Nó sẽ khiến bản thân bạn trở nên quyến rũ và tạo điểm nhấn mới lạ cho bản.

Nếu bạn muốn mang đến sự tinh tế, khéo léo thì hình xăm nho nhỏ ở phần chân sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn.

Không gì tuyệt vời hơn khi bạn sở hữu cho mình ngay hình xăm bông tuyết trên đôi chân của mình. Đó sẽ là một bức tranh nghệ thuật sống động mà khiến ai cũng phải ngước nhìn khi bạn đi.

Đây là một vị trí biểu hiện tính cách của giới trẻ hiện nay. Không cần quá phô trương như những vị trí xăm khác, xăm bông tuyết sau gáy sẽ mang lại ưu điểm riêng. Với những kiểu áo hở lưng và búi tóc cao, nó sẽ khiến hình xăm của bạn nổi bật hơn bao giờ hết.

Một số hình xăm bông tuyết tại Notaati sẽ khiến bạn thích mê

Những hình xăm bông tuyết nhỏ nhắn xinh xinh sẽ là một sự lựa chọn hàng đầu cho chị em khi nói đến xăm hình. Ý nghĩa hình xăm bông tuyết nhỏ không chỉ mang ý nghĩa tinh khiết, nhẹ nhàng mà nó còn tạo cho bạn vẻ đẹp dịu dàng và thánh thiện.

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc Gia Đình

Suy nghĩ về ý nghĩa của hạnh phúc gia đình

Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương.

Mái ấm gia đình chính là tài sản quý báu nhất trên trái đất không già có thể sánh được. Người không có gia ddihf chính là người bất hạnh nhất trên mặt đất này. Đó là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tủi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.

Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cùng chung huyết thống. Ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o-xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người.

Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bẫy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sự hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường.

Gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số mệnh.

Hạnh phúc gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. Tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn. Người không biết trân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.

Gia đình là nơi đầu tiên mà ta cảm nhận được sau khi được sinh ra trên cõi đời này. Là nơi mà chúng ta tìm về vào mỗi buổi tối,là nơi ta trở về sau những ngày học tập,làm việc mệt mỏi. Và tình cảm mà hạnh phúc gia đình mang lại cho mỗi chúng ta là không thể nào phai nhòa, không gì thay thế được.

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân,quan hệ huyết thống,quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình tôi thuộc gia đình tam đại đồng đường và tôi là con một của ba mẹ nên rất được chiều chuộng.

Đối với tôi cũng như bao người, tôi rất yêu gia đình của tôi. Mẹ tôi tên Kim, là nhân viên của công ty bán hàng. Mẹ là một người rất thân thiện với mọi người và là một người thảo việc nhà. Ba tôi thì là một kỹ sư xây dựng. Tuy lương ba không cao lắm nhưng bù lại tình yêu mà ba giành cho hai mẹ con tôi là vô cùng lớn. Dù làm việc có mệt nhọc thế nào thì khi về nhà, nhìn thấy gia đình mình lúc nào cũng hạnh phúc và hòa thuận, mọi sự mệt mỏi trong ông đều tan biến. Còn bà nội – người mà tôi yêu nhất trong nhà, bà của tôi rất hiền và sống rất mộc mạc,năm nay bà đã tròn 80 tuổi rồi nhưng bà vẫn rất là năng động và khỏe mạnh.

Bà là người gần gũi với tôi nhất khi mà ba và mẹ bận công việc. Bà là một người rất thú vị và vui tính. Bà kể khi bà còn trẻ, bà đã từng làm một diễn viên kịch. Hồi ấy bà và nhóm của bà hay diễn kịch cho cả xóm xem vui cười thỏa thích lắm. Số tiền đoàn kịch kiếm được là rất ít ỏi, thậm chí có vài hôm còn diễn miễn phí cho mọi người xem nữa do chả ai còn tiền. Thế nhưng, đoàn kịch vẫn miệt mài công việc bởi mang lại niềm vui cho mọi người là chính.

Ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện cổ tích hay khác mà bà hay kể cho tôi nghe vào những đêm khuya, những câu chuyên đó giúp tôi ngủ rất ngon giấc. Tôi thương bà nhiều lắm! Tôi chỉ mong bà sẽ sống với tôi mãi mãi không bao giờ xa cách.

Tôi rất yêu gia đình mình. Đó là tất cả tài sản của tôi. Đôi lúc, tôi lại nghĩ những người không có gia đình, phải sống một mình neo đơn giữa phố phường vắng tanh, lạnh lẽo không bóng người. Chỉ biết nhìn vào những gia đình hạnh phúc như của tôi rồi ước mình đã không sinh ra giống như thế này, thật tội cho họ… Càng yêu thương, quý trọng hạnh phúc gia đình, tôi tự hứa sẽ không bao giờ để gia đình phải tan vỡ, không bao giờ muốn nhìn gia đình mà mình luôn yêu thương phải biến mất. Tôi sẽ bảo vệ gia đình của mình bằng mọi giá dù cho phải mất đi những món đồ chơi,những chiếc giường và người bạn gấu bông thân yêu của tôi.