Top 7 # Ý Nghĩa Của Gia Đình Và Quê Hương Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Ngày Hội Gia Đình Là Gì Và Ý Nghĩa Của Ngày Hội Gia Đình

Tổng quan về ngày hội gia đình

là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam và đây cũng là ngày mà cả gia đình thể hiện tình yêu, sự quan tâm đến nhau. Và đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm để từ đó có thể cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ đã từng khẳng định: ” Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Có 2 ý nghĩa của ngày hội gia đình Việt Nam lớn nhất:

Ngày hội gia đình giúp gia đình thêm tình thương

Đối với các gia đình hiện đại cuộc sống trăm bề do đó người lớn thường bị quay trong vòng xoáy tiền bạc và cơm áo gạo tiền. Do đó, những đứa trẻ dễ bị cuốn trôi và bỏ quên và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến gia đình không được hạnh phúc.

Ngày hội gia đình ra đời là dịp bố mẹ tạm gác lại công việc của mình để cùng với con cái của mình tham gia một chương trình ngoại khóa, gắn kết các thành viên trong gia đình. Từ đó giúp gia đình thêm yêu thương trọn vẹn.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình

Đôi lúc mải mê với cuộc sống, các thành viên trong gia đình dần bỏ quên những giá trị tốt đẹp của gia đình để giữ ấm lửa cho gia đình. Từ đó, dần dần khiến cho giá trị của gia đình bị suy giảm. Ngày gia đình chính là lúc các thành viên trong gia đình có thể vui chơi cùng nhau, tự bồi dưỡng hạnh phúc, cùng nhau tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, yêu thương gia đình nhiều hơn.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình được hình thành và phát triển với chuẩn mực giá trị tốt đẹp xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngày hội gia đình cũng là 1 sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

Chưa kể, đây cũng là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Ngày 4/5/2001,Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam: ” Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chủ đề ngày hội gia đình Việt Nam năm 2020

Những vấn đề khó khăn có thể bạn gặp phải khi tổ chức ngày hội gia đình

Tự chuẩn bị chương trình ngày hội gia đình cũng là 1 vấn đề khó khăn mà không phải gia đình nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. Tại sao lại gặp khó khăn khi tự chuẩn bị tổ chức?

Với những ý tưởng mới, sáng tạo sẽ giúp gia đình bạn có phong cách riêng và các thành viên thích thú với sự kiện này. Tuy nhiên, nếu không có sáng tạo và ý tưởng thì việc tạo ý tưởng sẽ rất khó.

Hãy đặt mình vào vị trí một người tham gia sự kiện, một sự kiện hay, độc đáo chắc hẳn bạn sẽ phải không ngớt lời khen ngợi với nhiều ý tưởng độc tại sự kiện đó. Thì việc không chuyên này sẽ mang đến nhiều trải nghiệm không tốt cho gia đình và cho thành viên gia đình mình.

Lý do tại sao bạn lựa chọn Hi Event là đơn vị tổ chức ngày hội gia đình chuyên nghiệp?

Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp, Hi Event luôn đặt cái tâm của mình trong từng hoạt động của chương trình nhằm mang đến cho doanh nghiệp của bạn những giờ vui chơi thư giãn và vui vẻ nhất. Chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhưng giá thành rất hợp lý. Luôn được công khai là điều kiện giúp Hi Event phát triển và vững vàng trên thương trường. Nếu bạn có nhu cầu tổ chức ngày hội gia đình hãy đến với chúng tôi, luôn sẵn sàng giúp bạn!

Ý Nghĩa Và Truyền Thống Bữa Cơm Gia Đình Của Người Việt Nam

Chỉ một bữa cơm gia đình của người dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn hàm chứa biết bao nhiêu là đạo lý, tình cảm yêu thương mà từng thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau, cùng ngồi bên mâm cơm, cùng chia sẽ những câu chuyện đời thường, tất cả đều tạo nên một không khí ấm ấp mà ai cũng mong đợi sau một ngày dài làm việc vất vả

Cơm là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người Việt

Từ xa xưa đến nay, tình yêu thương trong gia đình luôn được nuôi dưỡng bằng hình ảnh bữa cơm hạnh phúc mà chính bàn tay của những người phụ nữ vĩ đại trong gia đình hằng ngày phải ngồi bên gian bếp, tay trái quạt khói nghi ngút, tay kia phải luôn tất bật để chuẩn bị một nồi canh rau nóng cho cả nhà. Những hình ảnh ấy làm sao có thể quên được trong ký ức mỗi thành viên gia đình. Mỗi món ăn là cả vùng trời yêu thương mà những người phụ nữ mà chúng ta kính trọng mang đến, chứa đựng tấm lòng cao cả của người nấu.

Cơm là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người Việt nên thay vì gọi là bữa ăn thì người dân Việt Nam lại quen miệng với cái tên thân thuộc là “bữa cơm” nghe ấm ấp làm sao. Bên cạnh những bát cơm trắng là những dĩa rau luộc hay xào dân dã thôi cùng với nồi thịt kho quẹt nóng vừa tắt bếp đã làm mê say hàng triệu cơm tim dân tộc. Dân Việt Nam vẫn có đức tính tiết kiệm nên trong bữa cơm thường có ít thịt, nhưng khi đến những dịp Tết cổ truyền hay giỗ ông bà thì lại bày thật nhiều món thịnh soạn để có thể dâng kính ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi dạy.

“Mâm cơm” của người Việt Nam tại sao lại hình tròn?

Nhiều người giải thích mâm cơm là biểu tượng của Mặt trời, Mặt trăng mà trong truyện cổ tích hay nhắc đến. Điều đó cũng không sai nhưng ý nghĩa sâu sắc của mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm cùng ngồi quanh mâm, các thành viên thấy được ánh mắt của nhau, có thể dễ dàng chia sẽ những miếng rau xào hay miếng thịt heo luộc chấm nước mắm mà mẹ đã dành cả sự yêu thương để thực hiện.

Mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm

Đôi đũa có vai trò dặc biệt quan trọng trong bữa ăn của người Việt, ngay từ lúc nhỏ cha mẹ đã dạy ta cách cầm đũa cho khéo tránh tình trạng rơi thức ăn. Những lần cầm đôi đũa đầu tiên, sự tò mò về công cụ nhọn dài này, sự ngưỡng mộ khi ông bà, cha mẹ, anh chị đều cầm sử dụng rất điêu luyện, mỗi sự ngây ngô của tuổi thơ về đôi đũa cũng làm ta mỉm cười mỗi khi nhớ lại.

Gia đình truyền thống của người Việt Nam luôn tập trung nhiều thế hệ cùng sống chung trong mái nhà, trung bình thế hệ gia đình thường tồn tại hai đến ba thế hệ nhưng hiện tai cũng có rất nhiều gia đình lên đến bốn thế hệ, điều đó làm cho biết bao nhiêu ánh mắt ngưỡng mộ ngắm nhìn khi tất cả những thành viên cùng nhau chung sống, cùng sinh hoạt chung và hằng ngày có thể nhìn thấy nhau trưởng thành.

Cái vị ngon của từng bữa cơm được thể hiện ở sự quây quần của các thành viên chớ không thể hiện số lượng món ăn trong mâm cơm hay chất lượng của bữa cơm hôm đó thể nào.

Vị trí ngồi của từng thành viên trong gia đình cũng là một truyền thống của bữa ăn Việt. “Có trên có dưới” là văn hóa. Những người lớn tuổi, trụ cột gia đình luôn được ngồi ở vị trí đầu măm măm cơm, trung tâm để có thể theo dõi các thành viên khác. Ông bà ta có câu “ăn trông nồi, ngồi trong hướng”, khi ăn uống cũng cần phải giữ ý tứ. Các món ăn được bày trí phải thuận tay với tất cả những thành viên có trong bữa cơm nhất thì mới gọi là hoàn hảo. Các thành viên trong gia đình là thế, khách đến thăm nhà lại được tiếp đón nồng nhiệt hơn, luôn được chủ nhà chu đáo cháo đón mà người những vị trí ưu tiên thể hiện tinh thần hiếu khách của dân tộc Việt Nam.

Gia đình truyền thống của người Việt Nam luôn tập trung nhiều thế hệ

“Mời cơm” là câu nói cửa miệng của các thành viên khi ngồi quanh mâm cơm trước khi cầm đũa. Trước khi bưng bát, xơi cơm thì việc mời các bậc sinh thành hai tiếng “mời cơm” thể hiện biết bao nhiêu là sự kính trọng dành cho nhau. Tuỳ theo tuổi tác của người ngồi cùng mâm mà thứ tự mời trước sau, lần lượt từ người nhỏ nhất phải mời ông bà, cha mẹ, chú bác… ăn cơm. Khi người lớn tuổi nhất cầm chén đũa xơi cơm thì các thành viên khác trong gia đình mới cầm bát thưởng thức bữa ăn.

Văn hóa “mâm cơm” dù xa xưa thế nào nhưng sự tinh tế, tính nhân văn mà nó mang lại vẫn nguyên vẹn ở con tim của các thành viên trong gia đình.

Bữa cơm gia đình Việt ngày nay

Hiện đại, là hai từ được chuyển hóa thay cho từ cổ truyền của ngày xưa. Những gia đình một thế hệ, hai thế hệ đang dần xuất hiện là lấn chiếm thay cho những gia đình nhiều thế hệ ngày xưa. Từ những sự thay đổi đó mà bữa cơm thường ngày đã tẻ nhạt hơn rất nhiều, thiếu đi bầu không khí vui tươi, sự quan tâm chăm sóc đã bị mất đi rất nhiều.

Cuộc sống luôn bận rộn làm tâm trí của mỗi người ở bữa cơm luôn là công việc

Cuộc sống luôn bận rộn, mỗi ngày phải chạy đua với thời gian làm cho tinh thần, tâm trí của mỗi người ở bữa cơm không còn như ngày xưa nữa. Những bữa cơm công sở, những lần găp nhau chào hỏi qua loa. Những cuộc trò chuyện tâm sự của các thành viên cũng thưa dần. Tất cả đã phá vỡ đi nét đẹp trong mâm cơm mà ông bà ta đã truyền đạt.

Không thể phủ nhận một điều là một số giới trẻ ngày nay “ghét bữa cơm gia đình”, vì họ cảm nhận nó là sự ép buộc, ăn cơm chung với cha mẹ không được cầm điện thoại mất đi một trấn game cùng đám bạn, ăn cơm chung với cha mẹ không được ngồi chát chít với nhỏ bạn thân,… sự ích kỹ của công nghệ đã dần dần lấy đi tinh thần bữa cơm truyền thống.

Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi chúng ta dành tình cảm cho nó

Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình duy trì được truyền thống “mâm cơm” đó điều đó là một tính hiệu vui của dân tộc. Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi chúng ta dành tình cảm cho nó, trân trọng, yêu thương các thành viên mỗi ngày thì thời gian 30 phút cũng ngồi bên mâm cơm là điều rất giản đơn. Luôn yêu quý những thành viên trong gia đình, đó là những người luôn sẵn sàng chờ đợi, yêu thương và không bao giờ phản bội bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Ý Nghĩa Của 2 Chữ Gia Đình Không Phải Ai Cũng Biết

Gia đình là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên

Ý nghĩa 2 chữ gia đình

Dẫu biết rằng trong xã hội vẫn có những người không được may mắn khi sinh ra đã không được chăm sóc bởi vòng tay của cha mẹ. Tuy nhiên đa phần mỗi người sinh ra đều được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. Gia đình không đơn thuần là nơi cho ta sự sống đầu đời mà còn là nơi cho ta cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc vô điều kiện, là cái nôi nuôi ta khôn lớn thành người.

Gia đình là nơi dạy ta cách làm người

Dù biết rằng gia đình và trường lớp là môi trường ảnh hưởng và quyết định trực tiếp tới nhân cách cũng như thói quen, phẩm chất của một con người. Nhưng khi một người được sinh ra trong một gia đình ấm áp sự yêu thương, một môi trường lành mạnh có sự dạy dỗ giáo dục và có sự chăm sóc quan tâm chu đáo sẽ hình thành lên một con người tốt, một nhân cách tốt, một người có ích cho xã hội.

Gia đình là nơi dạy ta làm người

Trên thực tế dù chúng ta lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh, điều kiện giàu hay nghèo thì vẫn luôn nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ mình. Với cha mẹ, con cái luôn là người được yêu thương, chăm sóc vô điều kiện. Dù có phải nhịn ăn, nhịn mặc thì cha mẹ luôn mong muốn cho con mình được ăn no, mặc đủ và có điều kiện để phát triển tốt nhất.

Gia đình là nơi luôn chào đón ta trở về

Ai rồi cũng phải lớn khôn, cũng phải ra ngoài rong ruổi, bươn trải để lo cho cuộc sống. mà vốn dĩ cuộc sống luôn tồn tại sự bon chen, mệt mỏi với bao nhiêu gánh nặng đè nặng trên đôi vai. Gia đình chính là điều mà chúng ta luôn nghĩ tới và mong muốn nhanh chóng được trở về mái nhà yên bình ấy. Ở nơi ấy cha mẹ luôn sẵn sàng rang rộng vòng tay chào đón ta trở về bất cứ lúc nào, luôn mỉm cười và dành cho ta những tình cảm yêu thương vô bờ bến.

Gia đình là nơi khi bạn trở về bạn có thể vô tư, thoải mái sống là chính mình. Bạn có thể khóc, có thể cười, có thể vô tư để nói chuyện, có thể trải lòng, có thể chia sẻ những nỗi sợ hãi, niềm vui mà bạn trải qua trong cuộc sống. Thậm chí gia đình là giải pháp cho mỗi sai lầm bạn gây ra trong cuộc đời.

Gia đình luôn là nơi chào đón ta trở về

Dù bạn có lấy vợ/lấy chồng thì khi trở về nhà bạn vẫn như những hoàng tử, công chúa được cha mẹ chăm sóc, bảo bọc. Khi ở nhà bạn không cần phải gồng mình mạnh mẽ, bởi bên cạnh bạn luôn có cha mẹ ở bên, sẵn sàng chiều theo những gì bạn muốn.

Gia đình luôn là động lực thúc đẩy con người cố gắng

Chỉ khi bạn lớn, bạn trưởng thành bạn mới nhận ra được sự chia sẻ kỳ vọng của cha mẹ chính là một động lực vô cùng lớn lao khiến cho mỗi người cố gắng nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn để đạt được những mục tiêu của cuộc đời mình. 

Khi con cái đạt được những thành tích ở trường lớp thôi bạn cũng có thể thấy được niềm hạnh phúc rạng ngời từ cha mẹ. Chính ánh mắt sáng lên, sự vui sướng, tự hào của cha mẹ sẽ là một nguồn động lực vô cùng lớn để các bạn tự nhủ rằng phải cố gắng, cố gắng hơn nữa, không làm phụ lòng cha mẹ.

Với cha mẹ, chỉ cần con cái ngoan ngoãn, sống thật tốt, có ích cho đời thì đã mãn nguyện lắm rồi, hạnh phúc lắm rồi.

Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng, chấp cánh cho ước mơ

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chấp cánh cho những ước mơ của ta

Mỗi người đều có những ước mơ riêng của mình. Tuy nhiên gia đình lại là nguồn tác động lớn để giúp chúng ta tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Ở đó cha mẹ là người sẵn sàng hi sinh những lợi ích cá nhân của mình chỉ để có điều kiện để đầu tư về tài chính cũng như tạo điều kiện cho con được sống với ước mơ của mình. Đồng thời cha mẹ cũng luôn là người động viên cổ vũ cho ước mơ của con cái. 

Hầu hết chúng ta đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong sự ấm áp, chở che của 2 chữ gia đình. Nhưng cũng có không ít người thiếu may mắn khi gia đình không trọn vẹn, cha mẹ ly hôn, ngoại tình…. Chính vì vậy nếu được sống trong vòng tay gia đình, hãy trận quý và nâng niu điều đó.