Top 15 # Ý Nghĩa Của Gia Đình Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Ý Nghĩa Của Hai Chữ Gia Đình

Đi càng lâu, càng xa thì bạn càng mong muốn được trở về. Đó như là một nguồn sức mạnh giúp bạn khỏa lấp những mệt mỏi ở bên ngoài và có thêm động lực để cố gắng hơn cho những chuyến đi xa, để rồi sau đó lại trở về.

Khi nhắc đến hai chữ “gia đình” hẳn ai cũng sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên đến lạ. Các nhà văn, nhà báo, nhà thơ cũng đã tốn biết bao mực giấy để ca ngợi về hai chữ ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao cả này. Gia đình, có ý nghĩa gì với chúng ta, và tại sao lại là nơi ấm áp, yên bình, hạnh phúc đến vậy?

1. Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên

Trong xã hội, dù có một số người không may mắn được sinh ra và lớn lên từ vòng tay của cả bố lẫn mẹ. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta vẫn được bố mẹ yêu thương, chăm sóc từ khi chúng ta vừa mới chào đời.

Gia đình không phải chỉ là nơi cho ta có được sự sống; mà còn cho ta cảm nhận được sự yêu thương, ấm áp và sự quan tâm, chăm sóc vô điều kiện.

2. Gia đình là nơi ta học cách làm người

Ta vẫn biết rằng gia đình và nhà trường là hai môi trường lớn nhất ảnh hưởng đến nhân cách, thói quen của mỗi một con người. Khi chúng ta được sinh ra trong một gia đình ấm áp yêu thương, ta không chỉ có một môi trường lành mạnh để lớn lên; mà còn dạy dỗ ta cách biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc người khác.

Thực tế, dù chúng ta lớn lên trong một gia đình giàu hay nghèo thì hầu hết chúng ta cũng đều nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ bố mẹ dành cho mình. Bố mẹ nào cũng đều yêu thương con vô điều kiện và dù có nhịn ăn, nhịn mặc thì cũng mong muốn con cái được ăn no mặc ấm, và có được những điều tốt đẹp nhất.

3. Gia đình là nơi ta trở về

Sau những tháng ngày rong ruổi ở bên ngoài, mệt mỏi với cuộc sống bon chen, với bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai, nhà là nơi ta có thể nghĩ đến và mong muốn được trở về. Đó là nơi có bố mẹ luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón chào ta trở về bất cứ khi nào, luôn mỉm cười, và dành cho con những tình cảm, yêu thương vô điều kiện.

Ở đó, bạn có thể vô tư, thoải mái được là chính mình, vô tư òa khóc nếu mệt mỏi; vô tư kể về những khó khăn, vất vả; về những phút yếu lòng, về những nỗi lo sợ mà không sợ ai tò mò, đánh giá; hay lợi dụng những điểm yếu của bạn.

Khi trở về nhà, chúng ta sẽ giống như công chúa, hoàng tử được chăm bẵm, bảo vệ. Bạn không cần phải mạnh mẽ bởi vì luôn có bố bên cạnh; bạn cũng không sợ đói vì mẹ luôn biết bạn thích ăn gì, không thích ăn gì. Bố mẹ sẽ quan tâm những điều mà ở xã hội bên ngoài có ít ai nghĩ đến việc bạn đang cần gì, muốn gì.

Đi càng lâu, càng xa thì bạn càng mong muốn được trở về. Đó như là một nguồn sức mạnh giúp bạn khỏa lấp những mệt mỏi ở bên ngoài và có thêm động lực để cố gắng hơn cho những chuyến đi xa, để rồi sau đó lại trở về.

4. Gia đình là động lực để ta cố gắng

Có không ít người chia sẻ rằng sự kỳ vọng, nguồn động viên của bố mẹ chính là động lực lớn lao khiến họ cố gắng nhiều hơn và đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống.

Ngay cả bản thân tôi, từ lúc con bé, mỗi lần được điểm cao, mỗi lần nhận giấy khen, mỗi lần đi thi học sinh giỏi… chỉ cần nhìn ánh mắt rạng ngời hạnh phúc của bố mẹ là lại muốn cố gắng, cố gắng thật nhiều để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, để bố mẹ có được sự tự hào. Cho đến bây giờ, khi lớn khôn tôi càng hiểu rằng đối với bố mẹ chỉ cần con cái ngoan ngoãn, sống khỏe mạnh, thành đạt là niềm vui lớn nhất của bố mẹ. Là con, chúng ta chỉ cần sống thật tốt thôi là đã khiến bố mẹ mãn nguyện, hạnh phúc rồi.

5. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và nâng đỡ ước mơ

Tài năng, ước mơ là tự bản thân mỗi người, tuy nhiên, gia đình có tác động rất lớn đến ước mơ cũng như cuộc sống tương lai của nhiều người. Đó là những tài năng được phát hiện, phát triển, nuôi dưỡng, định hướng từ nhỏ. Và cũng ở gia đình bố mẹ là người đầu tư tài chính, đồng thời cũng là người cổ vũ, động viên để bạn thực hiện ước mơ của mình.

Phần đa chúng ta đều được sinh ra và lớn lên bởi tình yêu thương của bố mẹ, bởi sự ấm áp của hai tiếng gia đình. Nhưng cũng không ít người không có được may mắn đó khi không có gia đình hoặc có một gia đình không trọn vẹn, đúng nghĩa. Chính vì vậy, những ai được may mắn, sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong vòng tay của gia đình hãy biết trân quý, nâng niu những điều đó.

Cập nhật : bởi

Ý Nghĩa Của 2 Chữ Gia Đình Không Phải Ai Cũng Biết

Gia đình là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên

Ý nghĩa 2 chữ gia đình

Dẫu biết rằng trong xã hội vẫn có những người không được may mắn khi sinh ra đã không được chăm sóc bởi vòng tay của cha mẹ. Tuy nhiên đa phần mỗi người sinh ra đều được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. Gia đình không đơn thuần là nơi cho ta sự sống đầu đời mà còn là nơi cho ta cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc vô điều kiện, là cái nôi nuôi ta khôn lớn thành người.

Gia đình là nơi dạy ta cách làm người

Dù biết rằng gia đình và trường lớp là môi trường ảnh hưởng và quyết định trực tiếp tới nhân cách cũng như thói quen, phẩm chất của một con người. Nhưng khi một người được sinh ra trong một gia đình ấm áp sự yêu thương, một môi trường lành mạnh có sự dạy dỗ giáo dục và có sự chăm sóc quan tâm chu đáo sẽ hình thành lên một con người tốt, một nhân cách tốt, một người có ích cho xã hội.

Gia đình là nơi dạy ta làm người

Trên thực tế dù chúng ta lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh, điều kiện giàu hay nghèo thì vẫn luôn nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ mình. Với cha mẹ, con cái luôn là người được yêu thương, chăm sóc vô điều kiện. Dù có phải nhịn ăn, nhịn mặc thì cha mẹ luôn mong muốn cho con mình được ăn no, mặc đủ và có điều kiện để phát triển tốt nhất.

Gia đình là nơi luôn chào đón ta trở về

Ai rồi cũng phải lớn khôn, cũng phải ra ngoài rong ruổi, bươn trải để lo cho cuộc sống. mà vốn dĩ cuộc sống luôn tồn tại sự bon chen, mệt mỏi với bao nhiêu gánh nặng đè nặng trên đôi vai. Gia đình chính là điều mà chúng ta luôn nghĩ tới và mong muốn nhanh chóng được trở về mái nhà yên bình ấy. Ở nơi ấy cha mẹ luôn sẵn sàng rang rộng vòng tay chào đón ta trở về bất cứ lúc nào, luôn mỉm cười và dành cho ta những tình cảm yêu thương vô bờ bến.

Gia đình là nơi khi bạn trở về bạn có thể vô tư, thoải mái sống là chính mình. Bạn có thể khóc, có thể cười, có thể vô tư để nói chuyện, có thể trải lòng, có thể chia sẻ những nỗi sợ hãi, niềm vui mà bạn trải qua trong cuộc sống. Thậm chí gia đình là giải pháp cho mỗi sai lầm bạn gây ra trong cuộc đời.

Gia đình luôn là nơi chào đón ta trở về

Dù bạn có lấy vợ/lấy chồng thì khi trở về nhà bạn vẫn như những hoàng tử, công chúa được cha mẹ chăm sóc, bảo bọc. Khi ở nhà bạn không cần phải gồng mình mạnh mẽ, bởi bên cạnh bạn luôn có cha mẹ ở bên, sẵn sàng chiều theo những gì bạn muốn.

Gia đình luôn là động lực thúc đẩy con người cố gắng

Chỉ khi bạn lớn, bạn trưởng thành bạn mới nhận ra được sự chia sẻ kỳ vọng của cha mẹ chính là một động lực vô cùng lớn lao khiến cho mỗi người cố gắng nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn để đạt được những mục tiêu của cuộc đời mình. 

Khi con cái đạt được những thành tích ở trường lớp thôi bạn cũng có thể thấy được niềm hạnh phúc rạng ngời từ cha mẹ. Chính ánh mắt sáng lên, sự vui sướng, tự hào của cha mẹ sẽ là một nguồn động lực vô cùng lớn để các bạn tự nhủ rằng phải cố gắng, cố gắng hơn nữa, không làm phụ lòng cha mẹ.

Với cha mẹ, chỉ cần con cái ngoan ngoãn, sống thật tốt, có ích cho đời thì đã mãn nguyện lắm rồi, hạnh phúc lắm rồi.

Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng, chấp cánh cho ước mơ

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chấp cánh cho những ước mơ của ta

Mỗi người đều có những ước mơ riêng của mình. Tuy nhiên gia đình lại là nguồn tác động lớn để giúp chúng ta tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Ở đó cha mẹ là người sẵn sàng hi sinh những lợi ích cá nhân của mình chỉ để có điều kiện để đầu tư về tài chính cũng như tạo điều kiện cho con được sống với ước mơ của mình. Đồng thời cha mẹ cũng luôn là người động viên cổ vũ cho ước mơ của con cái. 

Hầu hết chúng ta đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong sự ấm áp, chở che của 2 chữ gia đình. Nhưng cũng có không ít người thiếu may mắn khi gia đình không trọn vẹn, cha mẹ ly hôn, ngoại tình…. Chính vì vậy nếu được sống trong vòng tay gia đình, hãy trận quý và nâng niu điều đó.

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Của Gia Đình Đối Với Trẻ Em

Gia đình – hai từ nghe sao thân thương quen thuộc đến vậy. Gia đình là nơi chứng kiến mỗi con người lớn lên, trưởng thành, chập chững từ những bước đi đầu đời đến lúc lớn khôn rồi đến khi về già, đó là nơi tạo nên những người con ưu tú cho xã hội. Vì vậy, tình cảm gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân con người.

Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức cộng đồng nhỏ, có một nền thiết chế riêng và được hình thành trên quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn bó, quan tâm sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Nó là một chìa khóa đặc biệt của mỗi đời sống con người.

Trong mỗi gia đình, người cha, người mẹ luôn quan tâm chăm sóc cho con cái, họ nuôi dưỡng con cái từ khi lọt lòng, những bước đi đầu đời của con luôn có cha mẹ dìu dắt, nâng đỡ. Ông bà yêu thương, dành những tình cảm tốt nhất, những bài học hay cho con cháu. Con cháu thì “kính trên nhường dưới”, chăm sóc phụ dưỡng ông bà, cha mẹ. Anh chị em chia sẻ niềm vui, giúp đỡ nhau khi khó khăn. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành tình cảm cho nhau tạo ra những điều tốt đẹp nhất cho người thân của mình để tạo nên một gia đình văn hóa.

Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Gia đình là một tổ ấm luôn mang hạnh phúc sự bình an cho mọi cá nhân. Hạnh phúc đơn giản đầu tiên đó là được sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng trong tình cảm gia đình, được sống trong một xã hội nhiều điều tốt đẹp và thú vị. Gia đình đem lại một tình yêu thương bao la, là thứ tình cảm cho đi mà không mong nhận lại, một thứ tình cảm trong sáng và quý giá biết bao. Gia đình là một điểm tựa vững chắc cho mỗi con người tìm về khi đi trên con đường đời đầy khó khăn. Những lúc mệt mỏi, vấp ngã, phải chăng điều đầu tiên ta nghĩ đến đó là gia đình, những người thân, và họ luôn ở đó, tiếp sức, cổ vũ, động viên, cho ta thêm nhiều sức mạnh để bước tiếp. Họ không ngần ngại che chở, bao dung khi ta yếu đuối, buồn phiền. Hơn thế nữa, ta là con người như thế nào đều nhờ vào gia đình. Gia đình chính là gốc rễ hình thành nên tính cách con người. Gia đình chính là trường học thu nhỏ đầu tiên của mỗi cá nhân, ở đó con người được giáo dục uốn nắn từ khi còn bé, tính cách, tâm hồn đạo đức đều được bồi dưỡng chuẩn mực theo hướng tích cực. Tình cảm của các thành viên trong gia đình đã tạo nên một sức mạnh tiềm tàng ẩn sâu, nó có ý nghĩa rất lớn với đời sống của mỗi con người.

Nhưng, thật đáng buồn thay, có những gia đình lại là nơi gây ra những vết thương lòng lớn đối với con người. Đó là nạn bạo hành gia đình, chồng đánh vợ đã để lại những vết sẹo về mặt tinh thần cho con cái, người vợ. Ta có thể thấy rõ điều đó qua những nỗi đau của người vợ hay người con khi chứng kiến mẹ bị đánh đập, trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, thấy bố đánh mẹ, “thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương” và nó tuyên bố “Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Rồi đến những người cha, người mẹ tàn nhẫn bỏ rơi con của mình, đối xử tệ bạc với cha mẹ, anh chị em trong nhà ganh đua chia rẽ vì phân chia tài sản với nhau. Nếu những đứa trẻ mà sống trong một gia đình không có tình cảm, chúng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực rất lớn cho cuộc sống sau này, chúng sẽ trở nên yếu đuối, lo sợ, tự ti, trầm cảm, thậm chí là thù hận và cuộc sống của chúng có trở nên tốt đẹp được? Vì vậy, ta càng phải nhận thức được rõ về tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Để có một cuộc đời vui vẻ hạnh phúc, mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn tổ ấm của mình. Từ trẻ nhỏ đến người già trong gia đình hãy dành cho nhau tình cảm nhiều hơn, yêu thương, chở che đùm bọc lẫn nhau, bảo vệ một gia đình luôn bền vững.

Tình cảm gia đình một thứ mộc mạc đơn sơ, nhưng nó lại rất quý giá, nó mang một sức mạnh to lớn cho mỗi cá nhân. Nếu mỗi cá nhân mà được thừa hưởng tình cảm đấy thì sẽ tạo nên được một gia đình đầm ấm hạnh phúc, từ đó nó sẽ là nền tảng để xây dựng được một xã hội văn minh và bền vững.