Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, mỗi đồ vật thờ cúng không chỉ tăng sự linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ cúng mà còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Trong bất kì không gian thờ cúng nào, đôi hạc thờ đều được trưng bày và chiếm vị trí quan trọng. Vậy , nhất là trong phong thủy tâm linh?
Bàn thờ gia tiên là nơi giáng, là thế giới tâm linh của tổ tiên, cha ông; là cầu nối giữa con cháu với thế hệ trước. Vì vậy, trên bàn thờ gia tiên cần có đầy đủ các vật dụng thờ cúng cần thiết để phục vụ cho việc thắp hương, cúng lễ và bày tỏ lòng thành tâm của con cháu với cha ông của mình.
đôi hạc thờ bằng đồng đỏ mạ vàng 24k cao 1m8 trong không gian thờ cúng của đình chùa.
Trong thế giới tâm linh, hình ảnh hạc cưỡi rùa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng về những điều tốt đẹp mà người đời trước mong muốn truyền đạt lại cho người đời sau nên đôi hạc thờ có ý nghĩa gợi nhắc rất lớn.
Một điều người Việt luôn biết rằng, bàn thờ là phải thờ những vật sạch sẽ, hình tượng. Hạc và Rùa vốn là linh vật trong trời đất, mang những nhân cách, phẩm chất cao đẹp, quý báu nên trong các không gian thờ cúng lớn của đình chùa, nhà thờ, đền miếu thờ thần phật, thánh,… thì không thể thiếu đôi hạc.
Đôi hạc thờ trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì?
Lấy hai hình tượng Hạc và Rùa, ông cha ta muốn gửi gắm nhiều thông điệp, bài học đáng quý. Để hiểu đôi hạc thờ có ý nghĩa gì, chúng ta cần hiểu giá trị của loài Hạc và Rùa.
Hình tượng con Rùa, con Hạc có ý nghĩa gì?
Theo một số tài liệu cổ để lại, chim Hạc là loài chim tiên, là vật quý thường được cúng tiến vua chúa. Chim Hạc là tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, khí phách trong sáng, không sa đọa, không dục vọng, không sân si, là đại diện của sự hiên ngang của những bậc hiền nhân quân tử, tu sĩ. Vì vậy, hạc được hiện thân trên nhiều đồ vật cúng tiến cao quý, giá trị.
Không những vậy, truyền thuyết còn cho rằng, Hạc là loài sống thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm) như bàn thờ gia tiên, hình ảnh tổ tiên là vị trí thiêng liêng, trường tồn vĩnh cửu nên các vật phẩm thờ cúng cũng cần “trường thọ” như vậy.
Ý nghĩa của đôi hạc đứng trên mai rùa trong không gian thờ cúng
Người Việt Nam coi trọng đạo Phật, trong đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc và lấy đó là biểu tượng cho sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp nên trưng bày đôi hạc cưỡi rùa ở nơi trang nghiêm, vị trí quan trọng chính của ngôi nhà, đình chùa, đền miếu.
Hình tượng hạc đứng trên mai rùa
Chuyện xưa kể lại rằng, Hạc và Rùa là đôi bạn thân. Vào mùa mưa, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp rùa tìm tới các ao hồ có nước. Vì vậy, hình ảnh đôi hạc cưỡi lưng rùa thể hiện cho tình bạn cao đẹp, lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của cuộc sống.
Sự trường thọ, vĩnh cửu của Rùa và Hạc còn là lời chúc, mong muốn về sự sống lâu, sống khỏe cùng gia đình, cháu.
Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc hình tượng hạc ngậm ngọc, hạc ngậm sen trong đôi hạc thờ có ý nghĩa gì? Tùy theo yêu cầu, sở thích, tâm ý của khách hàng mà lựa chọn hạc ngậm ngọc, hay ngậm sen. Hạc ngậm ngọc minh châu thường biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng, quyền quý còn hình ảnh hạc ngậm sen thể hiện sự giác ngộ, thức tỉnh những điều xấu để vươn lên trong cuộc sống.
Có người còn cho rằng, hình ảnh Hạc – Rùa còn là sự hòa hợp giữa Âm – Dương, trời – đất. Điều này rất cần sự hòa hợp, cân xứng này để giữ cho cuộc sống của dương gian được yên bình, không bị quấy phá bởi thế lực âm khí xấu. Dễ thấy là những đôi hạc thờ lớn thường được trưng bày trước sân, cổng chính của điện thờ trong một số đình chùa, đền miếu.
Với du khách, bạn bè ghé qua nhà chơi, thông qua sự bày biện các vật phẩm trên bàn thờ gia tiên, có thể đánh giá sự thành kính, tấm lòng của gia chủ và địa vị, sự thịnh vượng của gia đình. Đôi hạc thờ chính là biểu tượng của những điều ấy.
Cách đặt đôi hạc trên bàn thờ đúng phong thủy
Với đôi hạc nhỏ đi cùng bộ đỉnh đồng tam sự, ngũ sự thì đôi hạc thường được đặt theo thứ tự: đỉnh đồng ở chính giữa, đôi chân nến và đôi hạc đặt song song hai bên với thông điệp là sự sum vầy, đoàn tụ.
Mua đôi hạc thờ bằng đồng ở đâu là chất lượng?
Trên thị trường hiện nay có vô vàn các mẫu hạc thờ cúng đẹp, bắt mắt, đa dạng nhưng để lựa chọn được đôi hạc bằng đồng chất lượng nhất thì gia chủ nên lựa chọn những cơ sở đúc đồng uy tín, lâu năm và là những làng nghề đúc đồng truyền thống như làng Vạn Điểm (Ý Yên – Nam Định).
Đồ đồng thờ cúng được các nghệ nhân của Đúc đồng Quang Hà đúc thủ công, chạm khảm tỉ mỉ
Với hơn 900 năm trong nghề đúc đồng thủ công, Vạn Điểm là cái nôi của hàng nghìn mẫu đồ đồng thờ cúng, đồ đồng thủ công mỹ nghệ, đồ đồng phong thủy, đồ đồng làm quà tặng, cúng tiến,… tinh xảo, ấn tượng, được thị trường ưa chuộng. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, các vật dụng, đồ đồng không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn có chất lượng, độ bền cao nhờ nguồn nguyên liệu đồng đỏ, đồng vàng đảm bảo nguyên chất.
Lựa chọn đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên là điều quan trọng, hiểu được đôi hạc thờ có ý nghĩa gì? Gia chủ sẽ thấm thía những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại cho con cháu từ ngàn đời nay.