Top 5 # Người Quảng Ninh Có Được Về Quê Ăn Tết Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Do Covid, Người Hải Dương, Quảng Ninh Có Được Về Quê Ăn Tết?

Tại Chỉ thị 05, Thủ tướng yêu cầu phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, trong đó:

– Thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố, trong thời gian 21 ngày kể từ 12h00 ngày 28/01/2021 theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn với thôn, xã với xã, phường với phường…

– Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng từ thành phố Chí Linh ra bên ngoài, trừ các trường hợp vì lý do công vụ hoặc trường hợp thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Như vậy, người dân Chí Linh bị phong tỏa, giãn cách đến hết ngày 06 Tết Tân Sửu.

Đối với các huyện, thị, thành phố khác thuộc tỉnh Hải Dương, Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn, quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội…

Căn cứ vào Chỉ thị 05, Ủy ban nhân dân Hải Dương đã ban hành Thông báo 21/TB-UBND, yêu cầu từ 0h00 ngày 29/01/2021 cho đến khi có thông báo mới tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, bao gồm cả phương tiện của các tỉnh, thành phố khác (trừ xe chở công nhân, xe taxi hoạt động nội tỉnh và phải thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19).

Như vậy, tại Hải Dương, tạm thời phương tiện tỉnh khác không được ra vào. Người dân cần chờ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (căn cứ tình hình dịch bệnh) để có kế hoạch về quê ăn Tết hay không.

Đối với người dân tỉnh Quảng Ninh

Tại Chỉ thị 05, Thủ tướng chỉ yêu cầu Quảng Ninh tạm dừng hoạt động của Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn kể từ 12h00 ngày 28/01/2021.

Việc quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Theo đó, trưa 29/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát đi Công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu phong tỏa toàn bộ xã Bình Dương, thị xã Đông Triều; giãn cách xã hội tại toàn bộ thị xã Đông Triều và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Chỉ thị số 16/CT-TTg kể từ 12h00 ngày 29/01/2021 đến 12h00 ngày 23/02/2021 ( hết ngày 12 Tết).

Tỉnh này cũng ban hành Công văn hỏa tốc, cho phép kể từ 10h ngày 29/01/2021, chỉ các loại xe sau được phép hoạt động: xe chở người hoàn thành cách ly y tế; các phương tiện vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các xe trên phải kiểm soát và duy trì số lượng người trên xe theo quy định phòng chống dịch.

Được biết, các phương tiện cá nhân cũng bị hạn chế di chuyển tại địa phương này.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, rất khó để ra vào tỉnh Quảng Ninh, và những người xa quê rất khó về quê ăn Tết.

Dẫu vậy, từ nay tới Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vẫn còn hơn 10 ngày nữa. Với những quyết tâm của lực lượng chức năng, theo lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam “quyết tâm dập dịch trong vòng 10 ngày“, người dân nhiều nơi tại Quảng Ninh và Hải Dương vẫn có hy vọng dịch được khống chế và được về quê đón Tết.

Người Sống Ở Hà Nội Có Được Về Quê Ở Hải Dương Và Quảng Ninh Đón Tết Không?

Những người đang ở trong khu vực bị phong tỏa, đang thuộc diện cách ly không được rời Hà Nội về quê dịp Tết

“Với những người ở lại Hà Nội đón Tết, Chỉ thị của UBND thành phố cũng đã nêu rõ, khuyến cáo việc hạn chế đi lại, tụ tập đông người để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh”, ông Tuấn nói thêm.

Những người không từ những nơi đang phong tỏa tại Thành phố Hà Nội,

Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế, việc khai báo y tế là bắt buộc và tốt nhất là liên hệ với y tế địa phương để được tư vấn.

Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm Covid-19, bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng, tránh tiếp xúc đông người. Khi có hiện tượng của cúm thì phải đến cơ sở y tế ngay để được giúp đỡ.

Luôn đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và khử khuẩn tay để phòng tránh Covid-19 – Ảnh: Ngọc Phượng

Kết quả xét nghiệm tùy theo đơn vị lấy mẫu và đơn vị xét nghiệm, đời máy xét nghiệm, ưu tiên mẫu xét nghiệm và cũng tùy theo mục đích lấy mẫu của y tế và thời gian vận chuyển đến cơ sở xét nghiệm.

Người dân ngoài việc chủ động khai báo trên các ứng dụng như NCOVI, SuckhoeVietnam, hoặc trang web https://tokhaiyte.vn để được hỗ trợ thì có thể gọi đến đường dây nóng của các tỉnh, TP và chờ phản hồi từ các cơ quan chức năng.

Đồng thời cần hạn chế tiếp xúc, tự cách ly tại nhà trong thời gian chờ đợi. Việc tổ chức xét nghiệm sẽ sớm được tiến hành trong thời gian tới.

Tốt nhất, người cách ly sống trong phòng riêng hoặc phải đảm bảo khoảng cách 2m với giường ngủ của các thành viên khác. Những người sống chung hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2m.

Nhà cửa (nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt trong nhà) cần được vệ sinh thường xuyên bằng các chất tẩy rửa. Người sống cùng nên giúp đỡ, động viên người được cách ly và không tổ chức các hoạt động đông người tại nhà.

Được biết, hiện Hà Nội hiện có 23 ca mắc COVID-19. Thành phố đang phong tỏa một số khu vực gồm:

Tầng 10 và tầng 21 tòa B, chung cư 88 Láng Hạ (quận Đống Đa);

Tầng 12A tòa nhà T6 Times City (quận Hai Bà Trưng);

Ngõ 86 phố Duy Tân và phòng công chứng số 3 (quận Cầu Giấy);

Thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh);

Ngõ 92 đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy);

Ngõ 49 phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy);

Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm);

Nhà máy Z153 (huyện Đông Anh);

Tầng 10 chung cư Dream Land, 23 Duy Tân (quận Nam Từ Liêm);

Tòa nhà N03 Lạc Trung (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Về Quê Ăn Tết Mùa Dịch Covid

Cần xác định vùng có dịch

Theo thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong thời gian dịch xảy ra lại là cuối năm nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều thông tin cho rằng các tỉnh cách ly người từ vùng dịch trở về như cách ly tập trung người từ Quảng Ninh hay Hải Dương.

Thứ trưởng Tuyên cho biết có thể một số địa phương chưa hình dung một cách đầy đủ thế nào là ổ dịch, chưa hiểu hết đã là ổ dịch chúng ta phải phong tỏa và khoanh vùng và chưa hiểu được thế nào là địa phương có ổ dịch.

Thứ trưởng Tuyên cho biết, một phường có nhiều đường phố, có đường phố thì có ca bệnh dương tính thì chúng ta gọi đây là ổ dịch, phải khoanh vùng. Còn những phố không có ca bệnh thì coi là không có dịch.

Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế Dự phòng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn để có thể thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như của Bộ Y tế, đối với những khu vực có ổ dịch được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng và phong toả thì phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những đối tượng F1 phải đưa đi cách ly tập trung. Những đối tượng F2 thì phải cách ly theo dõi tại nhà.

Những đối tượng không phải F1, F2 mà được về nơi cư trú thì bắt buộc phải khai báo và tự theo dõi, tự cách ly tại nhà để nếu có vấn đề phát sinh thì phải xử lý ngay.

Theo thông tin này, người dân ở vùng không có dịch vẫn có thể đi lại được. Khu vực cách ly nội bất xuất, ngoại bất nhập đương nhiên không thể ra vào.

Đi lại lưu ý gì?

ThS BS CK2 Nguyễn Trần Nam, trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết đối với dịch ở Hải Dương lần này chúng ta “bắt dịch” trong cộng đồng và là chủng mang đột biến biến thể tại Anh.

Theo báo cáo, chủng này phát hiện ở Anh và lây ra hơn 70 nước trên thế giới với tốc độ lây lan rất nhiều so với chủng trước đó. So với chủng ở Anh tỷ lệ bệnh nặng không nhiều nhưng không chủ quan.

Chủng này có 86 % người không có triệu chứng, chứng tỏ khả năng người mang trùng rất lớn và khả năng này vẫn có thể lây truyền cho người khác. Đến nay, tốc độ lây lan nhanh có những gia đình cả nhà đã dương tính với Covid-19. Thời điểm này thì tự phòng bệnh cho mình và gia đình là quan trọng nhất.

Đến lúc này, cách tốt nhất là đeo khẩu trang bởi vì hiện không ai có thể biết ai mang virus vì vậy đeo khẩu trang sẽ không lây bệnh và cũng không lan bệnh cho người khác. Tay cũng phải rửa thường xuyên vì mình thường xuyên sờ tay lên mặt.

Gần Tết, nhu cầu đi lại hội họp rất lớn, tất niên rồi lễ hội… bác sĩ Nam cho rằng tốt nhất hạn chế tụ tập. Khi tụ tập nên giữ khoảng cách an toàn. Khi Covid-19 chưa từ bỏ thì bất cứ ai cũng không nên chủ quan.

Bác sĩ Nam cho biết mỗi khi nhìn thấy nơi tụ tập đông người ví dụ như trong dịp Tết dương lịch vừa rồi những điểm đón giao thừa rất đông và không ai đeo khẩu trang. Đây thực sự là điều đáng sợ.

Bác sĩ Nam cho rằng nếu về quê ăn tết thì cần lưu ý tới các điểm sau:

Thứ nhất, theo dõi các thông tin về vùng dịch có được về hay không.

Thứ hai, nếu về quê, về nhà sẽ có nhiều người tới hỏi thăm đông người điều này tạo ra một không gian nhiều người. Điều này không nên có thể hạn chế thăm hỏi, tiệc tùng, chè chén.

Thứ ba, đối với trẻ em, các nghiên cứu đều cho thấy trẻ em bị mắc Covid-19 cũng như người lớn nhưng ít bị nặng so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ em có khả năng mang siêu vi nhiều hơn người lớn và dễ lây bệnh cho người khác.

Với trường hợp cho bé đi chơi cần bảo vệ trẻ. Em bé dưới 2 tuổi không đeo được khẩu trang thì hạn chế ra khỏi nhà. Bé lớn hơn đeo được khẩu trang thì nên dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng.

Thứ tư, ngày tết nếu về quê hay đi du lịch tốt nhất nên chọn phương tiện, địa điểm ít người. Xe nên đi xe cá nhân. Bác sĩ Nam cho biết các xe khách công cộng ngày Tết họ thường chở quá số người quy định điều này cũng khiến cho nguy cơ lây dịch rất lớn.

Thứ năm, khi về quê, cần mang theo các thuốc về rối loạn tiêu hoá, thuốc hạ sốt. Các loại thuốc không cần kê đơn nên mang theo nhưng bác sĩ Nam lưu ý cần sử dụng đúng thuốc. Không sử dụng quá hàm lượng.

Thứ sáu, đối với những người đã mua vé máy bay, vé tàu ở vùng vẫn được di chuyển thì có thể đi lại nhưng hành trang mang theo cần thêm lọ nước sát khuẩn tay nhanh và khẩu trang. Bất cứ lúc nào vẫn đeo khẩu trang và phải đeo đúng cách, không đeo dưới mũi.

Vì sao 37 công nhân của Công ty POYUN dương tính khi xét nghiệm lần 2?

chúng tôi

Những Người Nào Ở Hà Nội Được Và Không Được Về Quê Ăn Tết Để Phòng, Chống Dịch Covid

Trao đổi với PV, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) cho hay, hiện nay Hà Nội không cấm, không hạn chế người dân về quê đón Tết Nguyên đán 2021.

Tuy nhiên, đối với những người đang ở trong các khu vực bị phong tỏa, cách ly y tế nhằm theo dõi dịch bệnh Covid-19 thì không được về, rời khỏi đây, bởi nguyên tắc của các khu vực bị phong tỏa, cách ly y tế là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Còn lại, những người khác vẫn có thể di chuyển về quê đón Tết bình thường.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng cho rằng, vài ngày tới sẽ đến Tết Nguyên đán 2021, nhưng các vùng dịch của Hải Dương hay Quảng Ninh đều đã bị phong tỏa, cách ly nên người dân ở Hà Nội có quê tại đó sẽ không thể nào về được.

“Đối với những người có quê ở vùng đệm, cạnh vùng dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh hay các tỉnh khác, chúng tôi khuyến cáo nếu có thể thu xếp được thì không nên về dịp Tết này mà ở lại.

Còn những gia đình vì lý do bất khả kháng phải về thì cố gắng về bằng xe riêng, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt phải thực hiện đúng 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế”, ông nói và đề nghị người dân cần hạn chế việc tiếp xúc tại các địa điểm đông người, hạn chế đi lại dịp này cũng như trong Tết Nguyên đán để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với người dân từ các tỉnh có dịch, khi quay trở lại Hà Nội phải thực hiện khai báo y tế đầy đủ, rõ ràng với chính quyền địa phương và cách ly tại nhà khi cần thiết để phòng, chống dịch.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng khuyến cáo những người ở chung cư 88 Láng Hạ (nơi bệnh nhân 1956 ở) không nên di chuyển nhiều dù đã được xét nghiệm âm tính, để tiếp tục đề phòng nguy cơ dịch bệnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nếu di chuyển về các nơi khác, phải thông báo, đăng ký với chính quyền địa phương để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

“Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ y tế kiểm tra chỉ đạo xác định cụ thể vùng cách ly theo nguyên tắc khoanh gọn nhất có thể để phục vụ mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế”, ông Hiền thông tin.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lưu ý thời gian trước, trong và sau Tết, người dân cần thực hiện nghiêm các quy định về đeo khẩu trang, sát khuẩn. Tâm lý người dân cho rằng ngày Tết không ai xử phạt, vì thế cần phải thực hiện nghiêm túc để phòng chống dịch…

Đến sáng 6/2, Hà Nội hiện có 23 ca mắc Covid-19

Đến nay, Hà Nội đang phong tỏa, cách ly y tế một số khu vực như: Tầng 10 và tầng 21 tòa B, chung cư 88 Láng Hạ (quận Đống Đa); Tầng 12A tòa nhà T6 Times City (quận Hai Bà Trưng); ngõ 86 phố Duy Tân và phòng công chứng số 3 (quận Cầu Giấy); thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh); Ngõ 92 đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy); Ngõ 49 phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy); Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm); Nhà máy Z153 (huyện Đông Anh); tầng 10 chung cư Dream Land, 23 Duy Tân (quận Nam Từ Liêm)…