Top 6 # Ngô Giòn Xóc Mắm Cay Bao Nhiêu Calo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

2 Cách Làm Ngô Cay Giòn Thơm Tại Nhà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những món ăn vặt ngon-độc-lạ thu hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên nó không thể xóa bỏ được vị trí của các món ăn vặt dân dã, đã xuất hiện từ lâu trở thành món ăn vặt “quốc dân” của mọi nhà, một trong số đó là ngô cay.

1. Hướng dẫn làm ngô cay vị ngon đậm đà

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Bắp ngô: Món này ngon nhất là dùng ngô nếp vàng, hạt mẩy và chắc. Chọn bắp to, không già cũng không non quá. Làm ngô cay không cần thiết phải dùng ngô ngọt nên chỉ khi không tìm thấy ngô nếp mới sử dụng ngô tẻ hay ngô mỹ.

Dùng 2 quả ngô vào khoảng 400 gram.

Các loại gia vị khác: Món này nguyên liệu chính và duy nhất là ngô nên chỉ cần mua ngô về là có thể làm ngay.:

Muối ăn: Nên chọn muối tinh, vì muối càng mịn thì càng dễ làm, ngô sẽ thấm gia vị hơn. Cần dùng khoảng 1 thìa canh vơi muối. Nếu nhà bạn không có sẵn thì có thể thay thế bằng muối ăn bình thường hay dùng.

Đường: Cũng dùng 1 thìa canh đường tinh mịn. Loại này thì bạn có thể cho đường cát trắng vào máy xay rồi xay mịn.

Ớt bột: Đây là món ngô cay nên không thể thiếu ớt. Ớt bột không cần loại quá cay, bạn có thể dùng loại ớt của Việt Nam hoặc Hàn Quốc, vừa có màu đẹp mà độ cay lại vừa phải. Thường thì sẽ cần đến ½ thìa ớt bột nhưng tự làm nên bạn cho bao nhiêu là do sở thích của bạn.

Dầu ăn: Cái này thì tùy thuộc vào độ sau của chảo nhà bạn, Chuẩn bị sao cho dầu đủ ngập hết ngô.

1.2 Chi tiết các bước làm ngô cay

Bước 1: Thực hiện sơ chế nguyên liệu

Ngô mua về lột bỏ vỏ và râu, rửa sạch và dùng tay tách lấy hạt. Để đẹp mắt hơn bạn nên cẩn thận tách sao cho giữ nguyên được hình dáng của hạt ngô. Rửa lại ngô một lần nữa và ngâm bằng nước sạch để hạt ngô mềm hơn trong 3 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo nếu không khi chiên sẽ bị bắn dầu.

Bước 2: Tiến hành chiên ngô

Để chiên ngô nên sử dụng chảo sâu lòng. Cho dầu ăn vào chảo đun sôi. Khi bạn thấy dầu đã nóng già thì nhẹ nhàng đổ hết phần ngô đã ráo nước vào chảo. Để lửa nhỏ cho ngô không cháy mà chín vàng. Lâu lâu bạn đảo đều phần ngô, khi thấy hạt ngô chuyển màu vàng giòn, ăn thử đã chín thì tắt bếp.

Chuẩn bị một cái rổ đã lót giấy thấm dầu. Vớt hết phần ngô ra để ráo. Dầu sẽ làm giảm độ giòn của hạt ngô.

Bước 3: Làm cay

Đến bước cuối cùng rồi. Bạn có thể cho thẳng các loại gia vị muối, đường và ớt bột vào ngô hoặc trộn riêng cho chúng hòa quyện với nhau trước. Sau đó đổ vào phần ngô chiên trước đó và xóc cho bột phủ toàn bộ hạt ngô. Ăn thử và điều chỉnh lại gia vị là hoàn thành.

Yêu cầu của món ngô cay: Thành phẩm làm ra có màu vàng nâu đẹp mắt, hạt ngô giòn tan không bị cứng và quan trọng khi ăn có đủ vị cay- mặn – ngọt kích thích vị giác.

Ngô cay này không những ngon miệng mà còn có thể cất tủ ăn dần. Nếu cho vào túi zipper hoặc lọ sạch có nắp đựng sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể để được cả tuần. Nhưng tốt nhất nên ăn ngay sau khi làm để ngô có vị ngon nhất và vẫn giòn tan.

Cách làm ngô cay mà #ohana vừa giới thiệu là cách làm đơn giản và thông dụng nhất hiện nay. Không chỉ các bà các mẹ mà ngay cả đàn ông cũng có thể làm để có món nhâm nhi cùng vài lon bia.

2. Cách làm ngô nếp cay – chiên giòn

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

2.2 Chi tiết các bước làm ngô nếp cay

– Bước này ta sử dụng hạt nếp khô bóc sẵn nên sau khi mua về rửa sạch, ngâm trong nước sạch 3 tiếng để ngô mềm hơn.

– Khi ngô đã ráo thì chuẩn bị chiên. Đổ dầu bằng lượng ngô đang có vào chảo, khi dầu sôi cho hết phần ngô vào. Dầu chiên ngập hết phần ngô sẽ giúp hạt ngô được chín đều, căng phồng có màu vàng đẹp mắt. Vớt hết ngô ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.

– Sau khi ngô đã ráo bạn cho ngô vào một cái hộp có nắp. Sau đó trộn đều 1 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê ớt bột với nhau và đổ vào hộp ngô. Đậy nắp và xóc cho gia vị thấm đều tất cả các hạt ngô.

– Món ngô nếp cay thành công là các hạt ngô vàng giòn, căng phồng đẹp mắt. Nếu bạn bật lửa quá to khi chiên sẽ làm ngô bị cháy sém, vừa không ngon lại mất thẩm mỹ. Cho vào miệng giòn tan, cay cay mặn mặn khiến bạn không thể dừng được.

3. Những ai không nên ăn ngô?

Ngô là loại nông sản thiết yếu, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó không phù hợp với một số người sau đây:

Người có chức năng tiêu hóa kém: Người mắc bệnh này nếu hấp thụ quá nhiều chất xơ một lúc sẽ gây áp lực lên dạ dày, tạo cảm giác khó tiêu buồn nôn.

Người thiếu canxi, sắt: Vì ngô là nông sản nên không những không chứa 2 chất dinh dưỡng này mà axit phytic và chất xơ trong ngô khi vào bụng sẽ tạo chất kết tủa cản trở khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể.

Người có bệnh về hệ tiêu hóa: Đặc biệt những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày tuyệt đối không nên ăn nhiều ngô vì khi phải tiếp nạp một lượng lớn lương thực thô có thể làm giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.

Khả năng miễn dịch kém: Cũng như người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều chất xơ sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Hoạt động thể lực nặng: Ngô là một trong những loại nông sản có giá thành thấp nên giá trị dinh dưỡng của nó không cao, không đủ cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người phải làm việc nặng.

Kết bài

Sau khi đọc bài viết trên #ohana hi vọng các bạn sẽ làm thành công món ngô cay hấp dẫn này. Nó rất đơn giản mà không hề tốn nhiều thời gian. Có thể trở thành món ăn tiếp khách hay ăn chơi khi tụ họp bạn bè đấy!

Cập nhật 29/06/2020

Mỳ Cay Bao Nhiêu Calo? Ăn Mỳ Cay Có Mập Không?

Trong những năm trở lại đây, món mỳ cay của Hàn Quốc đang làm mưa làm gió tại Việt Nam và được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích đồ ăn cay tới trải nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo lắng hàm lượng calo lớn có trong mỳ cay sẽ khiến chúng ta bị tăng cân và câu hỏi “Mỳ cay bao nhiêu calo?” là câu hỏi đang được quan tâm nhất hiện nay.

Mỳ cay bao nhiêu calo?

Bằng cách thức tính toán lượng calo, cách thức chế biến chúng ta cũng có thể Nhận định được phần nào hàm lượng calo có trong 1 bát mì cay. Trong một gói mì tôm thông thường cất khoảng 350 calo. Có thể ví dụ như thêm những thành phần khác như thịt, xúc xích, hải sản như mì cay Hàn Quốc thì lượng calo rơi vào khoảng 600-800 calo. Vậy nên, calo trong mì cay Hàn Quốc vào khoảng 600 – 800 calo/bát, đây là lượng calo tuyệt vời cho một khẩu phần ăn.

Ăn mỳ cay có béo không?

Vậy ăn mì cay Hàn Quốc có mập không? Với lượng calo có trong 1 bát mì cay Hàn Quốc tương tự thì câu giải đáp là “không” nếu như bạn biết cân bằng và giãn đều những bữa ăn trong ngày. Chưa kể trong mì cay còn có ớt, trong ớt có thành phần kích thích vị giác, lúc ăn ớt, vị nóng sẽ làm cho cơ thể bạn tỏa nhiệt. Cơ thể phải điều tiết để công đoạn giải phóng năng lượng của bạn diễn ra mau lẹ hơn. Chất béo và các chất dư thừa sẽ được chuyển hóa thành dạng lỏng thoát ra bên ngoài bằng tuyến mồ hôi.

Kết luận mỳ cay bao nhiêu calo?

Tuy nhiên các bạn không nên ăn quá nhiều mỳ cay sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong người, không tốt cho sức khỏe. Cũng có thể nhắc, ăn mì cay không mập, nếu như ăn vừa đủ còn có tác dụng giảm cân.

Hy vọng những thông tin này mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích!

Cập nhật lần cuối vào ngày 05 tháng 02 năm 2020 lúc 09:14 bởi

Nước Mắm Bao Nhiêu Calo Và Ăn Nước Mắm Có Béo Không?

Theo một số tài liệu ghi chép lại, nước mắm của người Việt xuất hiện từ hơn 300 năm trước tại mảnh đất Phan Thiết do người dân tộc Chăm Pa học được của người Ấn Độ, sau đó được truyền lại cho người Kinh nhưng ít ai biết loại nước mắm chấm đậm đà này lại xuất phát từ La Mã.

Theo thời gian, nước mắm đã trở nên phổ biến, đến mức gần như tất cả các gia đình trong căn bếp đều có ít nhất 1 chai mắm truyền thống. Hiện nay có rất nhiều tỉnh thành sản xuất nước mắm với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau ra đời, mặc dù trải qua bao năm tháng nước mắm vẫn tồn tại và phát triển lớn mạnh đi ra cả ngoài biên giới quốc gia, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc trước mắt bạn bè thế giới.

Nước mắm bao nhiêu calo?

Tại nước ta hiện nay có một số vùng nổi tiếng sản xuất mắm ngon phải kể đến như: Phú Quốc, Phan Thiết, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ngãi… Ở những vùng khác nhau lại cho ra đời các sản phẩm khác nhau, loại mắm khác nhau đặc trưng từng vùng, đó chính là những bí quyết riêng của từng cơ sở sản xuất.

Nói về lượng calo và thành phần dinh dưỡng có trong nước mắm, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g nước mắm có chứa khoảng 39,5 calo. Nước mắm nguyên chất được xếp vào loại có giá trị dinh dưỡng cao (có chứa khoảng 13 loại acid amin khác nhau tốt cho sức khỏe, vitamin nhóm B, khoảng 1 đến 5 mcg vitamin B12)…

Thoạt nhiên mọi người nghĩ rằng trong nước mắm sẽ không có chất đạm. Tuy nhiên, điều này không đúng, bởi nước mắm được xem là loại gia vị giàu chất đạm, chúng ở dạng các Amino Axit và Polipeptit. Cả hai chất này có thể cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng của nước mắm giúp bổ huyết, thông huyết mạch, nhuận tràng, bổ thận. Nếu dùng làm gia vị sẽ giúp khai vị, trợ tiêu hóa rất tốt được chuyên gia khuyến cáo nên dùng.

Ăn nước mắm có béo không?

Với những người quan tâm đến cân nặng thì vấn đề ăn nước mắm có béo không là câu hỏi thường gặp. Dựa theo lý thuyết, các thành phần có trong nước mắm và thực tế chứng minh thì ăn nước mắm không béo nếu như bạn sử dụng nước mắm sạch, đảm bảo chất lượng hoàn toàn sẽ không gây ra bất cứ tác hại nào đến sức khỏe của bạn và gia đình.

Sở dĩ nhận định như vậy là bởi nước mắm được sản xuất theo quy trình khép kín, tất cả các công đoạn của nước mắm sạch được chế biến vô cùng công phu đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm an toàn cho sức khỏe, không gây ra bất kỳ tác hại không mong muốn nào bao gồm cả việc tăng hay giảm cân. Như đã trình bày nêu trên, nước mắm là loại gia vị chấm thông dụng giúp các món ăn thêm phần hấp dẫn, chúng có thể cung cấp năng lượng để nuôi dưỡng cho cơ thể mà còn tốt cho việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều nước mắm thơm ngon, đậm đặc, vị mặn đặc trưng nên thường nhiều muối. Và nếu bạn ăn nhiều mắm liên tục trong thời gian dài có thể khiến cơ thể khó đào thải nước ra ngoài dẫn tới bị ứ nước, gây phù nề khiến bạn lầm tưởng ăn nhiều mắm có thể tăng cân.

Lời khuyên từ chuyên gia: để đảm bảo lợi ích cho sức khỏe thì bạn cần phải lựa chọn loại nước mắm nguyên chất được sản xuất chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm đã được kiểm nghiệm để sử dụng tốt cho sức khỏe. Không nên ăn các loại mắm có mùi hôi hoặc biến chất. Ngoài ra, chú ý đến lượng nước mắm, chỉ ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

1 Bắp Ngô Bao Nhiêu Calo? Ăn Ngô Có Béo Không?

Ngô là cây lương thực phổ biến, thường được chế biến thành món ăn chơi như ngô luộc hoặc ngô xào. Nhiều người tin rằng ngô ít calo hơn cơm nên ăn ngô thay cơm có thể giảm cân. Vậy 1 bắp ngô bao nhiêu calo? Ăn ngô có béo không? Thành phần dinh dưỡng trong ngô như thế? Bài viết sau đây sẽ phân tích điều này và giải đáp cho bạn có nên ăn ngô khi giảm cân không. Mời chị em quan tâm cùng theo dõi!

Một bắp ngô bao nhiêu calo?

Ngô là ngũ cốc giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, 100g thịt ngô sẽ có 177 calo. Lượng calo này tương đương với một bát cơm trắng. Tuy nhiên đây là đến phần thịt ngô chứ không tính phần lõi.

Vì vậy để tính calo trong 1 bắp ngô, bạn cần cần tách hạt ngô ra. 100g hạt ngô có thể tương đương với 2 bắp ngô tùy bắp to hay nhỏ. Vậy 1 bắp ngô bao nhiêu calo? 1 bắp ngô thì sẽ tùy vào bắp to hay bắp nhỏ, nó có thể dao động từ 50 đến 70 calo.

Ngoài ra lượng calo trong ngô có thể thay đổi do cách chế biến khác nhau. Ngô luộc, ngô chiên, ngô xào chắc chắn sẽ có lượng calo lớn hơn do sử dụng thêm dầu mỡ. Thông thường các loại ngô chiên dầu sẽ có lượng calo cao hơn ngô luộc từ 30 đến 80 calo trên 100 g.

Vì vậy nếu bạn ăn ngô xào, ngô chiên mà ăn nhiều thì chắc chắn có thể làm thay đổi lớn đến lượng calo trong một ngày. Nếu ăn ngô chiên xào và vẫn tiêu thụ các thực phẩm khác như mọi ngày thì bạn có thể bị tăng cân.

+ Ngô luộc: 177 calo

+ Ngô nướng: 220 calo

+ Ngô nếp, ngô tẻ: 177 calo

+ Ngô ngọt: 85,6 calo

Như vậy nếu muốn không tăng cân, bạn hãy ăn ngô luộc hoặc ngô ngọt, hạn chế ăn các loại ngô nướng hoặc chiên xào.

Thành phần dinh dưỡng của bắp ngô

Son với gạo, ngô làm lương thực có giàu chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là chất xơ. Cụ thể các thành phần dinh dưỡng trong bắp ngô là:

Carb

Đây là thành phần lớn nhất trong các loại ngũ cốc, bao gồm cả ngô. Lượng tinh bột trong ngô chiếm đến 28 đến 80% trọng lượng khô và chứa 1 đến 3% lượng đường.

Ngô ngọt chỉ chứa khoảng 28% tinh bột, nhưng có đến 18% đường chủ yếu là sucrose. Vì vậy, nếu ăn ngon ngọt nhiều thì cũng có thể làm đường huyết tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng bạn ăn 1-2 bắp ngô ngọt thì cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Protein

Ngô có thành phần bột protein kiá cao, nằm trong khoảng từ 10 đến 15%. Trong đó loại protein có tỉ trọng cao nhất là zeins, chiếm khoảng 44 đến 79%. Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, loại protein này còn được sử dụng để sản xuất keo dán, kẹo và các loại hạt.

Chất xơ

Chất xơ trong ngô chiếm từ 9 đến 15%. Đây là chất xơ không hòa tan bao gồm hemicellulose, cellulose và lignin. Theo đó, loại ngô chưa chế biến hàm có lượng chất xơ cao hơn các loại ngô đã chế biến. Với hàm lượng chất xơ này, ngô được coi là thực phẩm tốt cho tiêu hóa.

Dầu ngô

Lượng chất béo trong môi trường từ 5 đến 6%. Đây là một mức chất béo nhỏ nên ngô là thực phẩm ít chất béo. Tuy nhiên, mầm ngô cũng có chứa lượng chất béo lớn.

Dầu ngô bao gồm chủ yếu axit linoleic – axit béo đa không bão hòa. Ngoài ra dầu ngô cũng chứa vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa lão hóa da.

Tuy nhiên là chất béo này không được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày.

Vitamin và khoáng chất

Bên cạnh các dưỡng chất trên, thì ngô cũng cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể như vitamin A, B, C và các loại khoáng chất, vi lượng khác. Chính vì vậy, ngô là món ăn cung cấp năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Các hợp chất thực vật khác

Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng chính, ngô còn có một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học và mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe như:

Trong ngô có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại ngũ cốc khác. Đó là các chất chống oxy hóa gồm:

+ Axit ferulic: Đây là một chất chống oxy hóa dạng polyphenol. Hàm lượng chất này trong ngô cao hơn trong các loại ngũ cốc khác.

+ Anthocyanins: Đây là chất chống oxy hóa có tác dụng tạo nên màu sắc của các loại ngô

+ Zeaxanthin: Chất này có trong ngô với tác dụng cải thiện sức khỏe của mắt

+ Lutein: Đây cũng là một chất chống oxy hóa và bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, làm giảm sự tổn thương bởi ánh sáng.

Lợi ích sức khỏe của ngô

Ngô luộc là món ăn sáng được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, ngô xào tép, ngô chiên bơ cũng là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Đây không chỉ là món ăn chơi mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

Cải thiện tiêu hóa: Ngô giàu chất xơ, nên rất tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Cải thiện tình trạng thiếu máu: Trong ngô có hàm lượng sắt lớn nên ăn ngô thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Điều này cũng rất tốt cho da tóc và mắt.

Giảm cân: Ngô có chứa ít chất béo mà đều là chất béo tốt, đồng thời có thêm protein và các loại vitamin. Vì vậy ăn ngô sẽ không bị tăng cân so với các thực phẩm giàu tinh bột và chất béo khác.

Cân bằng insulin: Ngô còn được biết đến với tác dụng cân bằng insulun, bảo vệ các tế bào tuyến tụy, do đó ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa.

Ăn ngô có béo không?

Ăn ngô có béo không là thắc mắc của hầu hết chị em phụ nữ yêu thích món ăn này. Như chúng ta đã phân tích, 100 g thịt ngô có lượng calo tương đương với một bát cơm trắng. Tuy nhiên, trong ngô còn có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn so với cơm. Trong ngô có chứa lượng chất xơ dồi dào, các loại chất béo omega-3, omega-6 tốt cho sức khỏe. Vì vậy ăn ngô sẽ giúp bạn no lâu hơn và giảm cơn đói, cũng như ăn các đồ ăn vặt khác.

Vì vậy so với ăn một bát cơm thì ăn một 100g ngô sẽ giúp ích cho bạn hơn trong quá trình giảm cân. Ngoài ra để ăn 100g thịt ngô, bạn cần ăn khoảng 2-3 bắp ngô. Đây là một lượng rất nhiều mà người bình thường không ăn hết. Bình thường, bạn chỉ ăn một hai bắp ngô, tương đương với việc cung cấp khoảng 100 -140calo. Đây là lượng calo rất nhỏ trong tổng thể lượng calo cơ thể cần mỗi ngày. Vì vậy, ăn từ một hai bắp ngô sẽ không dễ khiến bạn bị tăng cân.

Tuy nhiên ngô không phải là thực phẩm giúp giảm cân mà nó chỉ có lượng calo ít hơn so với các thực phẩm khác. Để giảm cân, bạn vẫn cần có một chế độ ăn thích hợp nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế chất béo và tập thể dục hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn ngô luộc thay cho các loại ngô chiên, ngô xào.

Lượng calo trong ngô có thể thay đổi tùy theo cách chế biến. Cụ thể như sau:

Ngô luộc giữ nguyên thành phần dinh dưỡng và không làm thay đổi lượng cao, nên bạn có thể yên tâm ăn khi giảm cân.

Các món ngô chiên, ngô xào, ngô cay thường được chế biến thêm dầu mỡ, nên sẽ có thêm nhiều calo và chất béo. Nếu ăn nhiều các loại ngô này, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn, đồng thời sẽ dễ bị tăng cân.

Ngô sấy là loại ngô không cho thêm dầu mỡ, tuy nhiên thành phần dinh dưỡng thường bị giảm đi so với ngô luộc.

Các món ngon giảm cân với ngô luộc

Ăn ngô và trứng

Ăn sáng với ngô và một quả trứng luộc là thực đơn giảm cân rất lành mạnh và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngô và trứng để giúp bạn bao lâu nên giảm cảm giác đói. Bạn cũng có thể uống thêm nước ngô luộc cũng rất tốt cho sức khỏe.

Súp ngô

Súp ngô cũng là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích. Đây là món khai vị, bạn có thể sử dụng trong buổi trưa hoặc bữa tối. Súp ngô thường được chế biến thêm cà rốt, nấm. Bạn có thể cho thêm các thành phần là các loại thịt mà mình yêu thích.

Salad ngô

Salad ngô là món ăn rất lành mạnh cho những người muốn giảm cân. Bạn thêm vào món salad này các loại rau mà mình yêu thích, lòng đỏ trứng gà hoặc ức gà. Món ăn này cung cấp ấp nhiều chất xơ, các loại vitamin, chất béo không bão hòa và các khoáng chất. Đây là món ăn ít calo và có tác dụng chống tích tụ mỡ thừa.