Trong thời gian mang thai thay đổi nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn tác động đến cơ thể của mẹ, một trong những dấu hiệu phổ biến, dễ thấy nhất là sự thay đổi của mái tóc. Vì vậy các mẹ bầu muốn nhuộm tóc hay uốn tóc để che đi khuyết điểm của mình. Có nhiều tranh cãi về việc nên hay không nên nhuộm tóc và uốn tóc trong khi mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều khuyên mẹ không nên sử dụng bất cứ phương pháp làm đẹp nào có dùng hóa chất, nếu muốn sử dụng thì cần lưu ý một số điều để không ảnh hưởng đến sức khỏe
1.Mẹ bầu có nên sử dụng thuốc nhuộm tóc khi mang thai không?
Thai phụ tuyệt đối không nên dùng. Đây là loại hoá phẩm sử dụng loại hoá chất thioglycol acid. Chất hoá học này rất độc hại không những có thể gây phản ứng dị ứng đối với tóc mà còn có thể gây độc nếu sử dụng nhiều. Đối với phụ nữ mang thai tác hại còn lớn hơn. Một số phụ nữ sau khi sử dụng đã xuất hiện các phản ứng như: đau đầu, mặt phù lên, mắt không mở được tiếp đến là xuất hiện các triệu chứng sảy thai tự nhiên. Ngoài ra theo các nghiên cứu còn cho thấy thuốc uốn tóc, nhuộm tóc có thể làm cho thai bị dị dạng.
Rất ít bằng chứng khẳng định việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn hay không và cũng chưa có báo cáo khoa học nào kết luận thuốc nhuộm tóc gây ra những thay đổi trong thai kỳ của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn nên thận trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Đây là thời điểm mà phôi thai đang phân chia và hình thành trong bụng mẹ.
Các mẹ bầu không nên nhuộm tóc hoặc tiếp xúc với các hóa chất uốn nhuộm, hấp, ép tóc. Vì trong thành phần của các loại thuốc nhuộm, ép tóc thường chứa các chất hóa học độc hại không tốt cho sức khỏe như chất phenilenediamine, aminophenol,… Những loại thuốc nhuộm tóc còn có chứa thành phần amonia, là chất oxy hóa với kiềm mạnh nên có thể làm thay đổi cấu trúc sợi tóc.
Đặc biệt, nếu hít quá nhiều chất này vào cơ thể còn có thể gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra thuốc nhuộm tóc còn có khả năng gây dị ứng đối với cơ thể người mẹ, như gây phù mặt, ngứa ngái, dị ứng, nổi mụn đỏ,…
1. Sử dụng thuốc thiên nhiên:
Đa số các loại thuốc nhuộm hiện nay đều sử dụng các hóa chất có độc tính cao, chứa nhiều chì hoặc các hóa chất độc hại như Paraphenylenediamin gây dị ứng, dihydroxybenzene và aminophenol…Vì vậy, các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc tự nhiên sẽ an toàn hơn nhiều với phụ nữ mang thai. Bạn nên chọn thuốc nhuộm của các sản phẩm có uy tín và nên đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi nhuộm. Nhiều khi, mặc dù “dán nhãn” là nguồn gốc thiên nhiên nhưng các sản phẩm này vẫn sử dụng những thành phần hóa học.
2. Tránh để thuốc dính vào da đầu
Trên thực tế, khi bạn nhuộm tóc, có rất ít thuốc nhuộm bị hấp thu vào cơ thể. Khác với suy nghĩ của nhiều người, thuốc nhuộm thường không thấm vào cơ thể thông qua tóc mà qua sự tiếp xúc với da đầu. Vì vậy, nếu bạn tránh để thuốc tiếp xúc với da đầu thì hầu như việc nhuộm tóc cũng chẳng gây ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng.
3. Đợi đến 3 tháng giữa thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là thời gian bào thai vừa mới hình thành và phát triển nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hóa chất tác động lên cơ thể mẹ. Vì vậy, nếu đang có ý định nhuộm tóc, bạn nên để đến tam cá nguyệt thứ hai, khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, giai đoạn này thai nhi đã ổn định và ít bị tổn thương hơn.
4. Chăm sóc tóc sau khi nhuộm
Việc nhuộm tóc có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến…mái tóc của bạn, nhất là đối với các mẹ bầu. Khi mang thai, việc thay đổi các hormne trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng phần nào đến tóc của bạn và tất nhiên, sau khi nhuộm tóc, tóc của bạn cũng sẽ bị thuốc nhuộm “tàn phá” thêm một lần nữa. Vì vậy, việc chăm sóc tóc sau khi nhuộm là một việc làm rất quan trọng.