Top 6 # Lễ Đính Hôn Có Ý Nghĩa Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Đính Hôn Là Gì? Nghi Thức Lễ Đính Hôn Cần Chuẩn Bị Gì?

1. Đính hôn là gì?

Đính hôn còn có tên gọi khác là đám hỏi là một thông báo chính thức về việc lời hứa gả con cho hai bên gia đình . Đây là bước đệm lớn để bước tới hôn lễ quan trọng nhất của đời người, nên có khá nhiều nghi thức quan trọng và yêu cầu riêng. Các cặp đôi nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng.  Do đó, tùy theo vùng miền, phong tục, tập quán sẽ khác nhau và yêu cầu về ngày lễ này cũng khác nhau. Nếu bạn muốn những câu đầy ý nghĩa và nhiều cảm xúc nên chọn một câu đính hôn bằng tiếng anh.

Đính hôn được xem là nghi lễ rất quan trọng có ý nghĩa lớn của cuộc đời của con người. Việc thực hiện nghi thức lễ đính hôn theo truyền thống giúp giáo dục con cái biết kính trọng tổ tiên, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên nam nữ. Tuy nhiên đính hôn sẽ phân chia hai miền khác nhau.

1.1 Nghi thức lễ đính hôn ở miền Bắc

Các gia đình miền Bắc muốn giữ nguyên phong cách trang trí và  không gian ngày lễ đính hôn theo kiểu cổ điển.

Người miền Bắc chọn tổ chức lễ đính hôn sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng 1 tháng, thậm chí là 1 tuần.

Lễ đính hôn đều diễn ra tại nhà gái.

Người miền Bắc rất coi trọng nghi thức truyền thống nên lễ diễn ra rất lịch sử, mâm cúng với nhiều món truyền thống trang trọng.

Trong lễ vật của nhà trai mang tới, các mâm tráp không thể thiếu bánh cốm, bánh đậu xanh.

Đặc biệt các gia đình miền bắc thường không yêu thích theo hình thức phương Tây.

Về trang phục thì cô dâu sẽ mặc áo dài, chú rể mặc Vest lịch lãm.

Nghi thức lễ đính hôn của người miền Nam khác với phong cách ở Bắc. Miền nam mang phong cách phương Tây hiện đại hơn.

Sau lễ kết thúc thì các cặp đôi và khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo. Như ca hát hoặc đại một bữa tiệc tráng lệ.

Lễ đính hôn của người miền Nam khác với miền Bắc thường xa hơn ngày cưới.

Lễ đính hôn sẽ diễn ra ở nhà gái để bà con, hàng xóm biết rằng cô gái ấy chuẩn bị thực hiện một lời hứa khó quên trong cuộc đời.

Lễ đính hôn của người miền Nam cũng có nhiều phần, mở đầu sẽ là tiếp đón quan khách, sau đó là một vài nghi thức đơn giản, xin phép và ra mặt 2 bên gia đình để hợp thức mối quan hệ của cặp đôi chính.

Về lễ vật đính hôn thì nhà trai cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ các mâm tráp với những món lễ vật tỉ mỉ bên trong.

Trong đính hôn của người miền Nam cũng thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn giống miền bắc, nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự hiện diện và chứng kiến của tất cả mọi người. 

Về trang phục trong lễ đính hôn, cô dâu và chú rể sẽ mặc đồ truyền thống trong phần nghi thức. Còm lúc ăn tiệc thì có thể mặc đồ như mình muốn.

1.3 Nghi thức lễ đính hôn ở miền Trung

Lễ đính hôn của người miền Trung giống phong cách phương Tây hiện đại của miền Nam.

Lúc làm lễ ở miền Trung, bố mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu chú rể mang theo một phần lễ vật mà nhà trai mang đến dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Các lễ vật của miền Trung thường có đầy đủ các lễ vật: Trầu cau, bánh phu thê, rượu, chè, thuốc, cặp nến tơ hồng, các lễ vật khác…

Đặc biệt ở miền Trung, tổng số sính lễ phải là số chẵn, và thường được chọn số dựa trên số sinh hoặc lão

Giống với miền Nam sau lễ kết thúc thì các cặp đôi và khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo. Như ca hát hoặc đại một bữa tiệc tráng lệ.

Giống với các vùng miền khác thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn, nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự hiện diện và chứng kiến của tất mọi người.

Về trang phục giống như miền nam, cô dâu và chú rể sẽ mặc đồ truyền thống trong lúc làm lễ. Còn lúc ăn tiệc thì mặc đồ như mình mong muốn.

2. Lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì?

Để có thể chuẩn bị lễ vật trong ngày đính hôn là công việc vô cùng quan trọng, tùy thuộc vào khả năng của hai bên gia đình, nhưng nhất định chúng cần có đủ những thứ sau: trầu cau, chè, bánh đậu xanh và bánh cốm, bánh phu thê, hoa quả cùng rượu, thuốc lá, nến tơ hồng. Để trang trọng hơn, gia đình còn có thể chuẩn bị heo sữa quay, mâm xôi… và bạn không được quên kêu người trong nhà hoặc bạn bè thân thiết để bê mâm quả.

2.1 Trầu cau

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu được trong lễ đính hôn, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, sự gắn bó lâu dài trong tình cảm vợ chồng sau này.

Mâm trầu cau không quá cầu kỳ, không yêu cầu về số lượng nên nhà trai có thể tùy ý, miễn sao có được một mâm quả đẹp mắt và không quá sơ sài khi đưa sang nhà gái.

2.2 Chè,rượu,thuốc lá

Đây được xem là sính lễ cần thiết và cơ bản nhất được chọn trong mâm lễ đính hôn của người Việt Nam. Ở các vùng miền thì sính lễ này được xếp chung trong một mâm quả cưới hỏi không thể thiếu được. Đây cũng là cách nhà gái tạo điều kiện cho nhà trai có thể sắp xếp mâm quả một cách thoải mái và thể hiện tấm lòng của mình tới nhà gái.

2.3 Bánh đậu xanh và bánh cốm

Bánh đậu xanh và bánh cốm đây cũng là sính lễ vô cùng đặc biệt, không thể thiếu được trong ngày đính hôn trọng đại của cuộc đời của con người. Sính lễ này tạo ra sự gắn kết vô hạn không thể tách rời được của cặp vợ chồng, giống như bánh đậu xanh vậy.

2.4 Bánh phu thê

Trong lễ đính hôn thay vì lựa chọn bánh chưng – bánh giầy. Bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của đôi bạn trẻ, có thể sống với nhau đến trọn đời bên nhau.

Đây được xem là lời hứa thủy chung và lời chúc phúc chân tình của nhà trai dành cho nhà gái. Mâm quả đựng bánh phu thê được xếp thành hình trái tim tượng trưng sự chung thủy của từng cặp với nhau. Mâm lễ này được xếp theo số chẵn và không bắt buộc về số lượng bao nhiêu.

2.5 Nến tơ hồng

Nến tơ hồng thường đi theo cặp, lễ vật này vô cùng quan trọng không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi của nhà trai. Cặp nến tơ hồng sẽ được sử dụng trong nghi lễ trước bàn thờ gia tiên. Việc chuẩn bị cặp nến tơ hồng còn giúp cho việc thực hiện nghi lễ đám hỏi suôn sẻ, không thiếu hụt trước sau.

Ý Nghĩa Của Lễ Đính Hôn Là Gì? Có Giống Lễ Ăn Hỏi Hay Không?

Đều là nghi thức đôi uyên ương ra mắt họ hàng nhưng ở miền Nam gọi là lễ đính hôn còn miền bắc gọi lễ ăn hỏi. Vậy ý nghĩa của lễ đính hôn có giống ăn hỏi hay không?

Ý nghĩa của lễ đính hôn là gì?

Có thể nói nôm na lễ đính hôn (hay còn gọi là đám hỏi) là một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới cô dâu chú rể giữa hai họ với nhau. Đây được xem là bước đệm đặc biệt để tiến tới lễ cưới chính thức nên có khá nhiều nghi thức quan trọng. Các cặp đôi nên tìm hiểu thật kỹ và có sự chuẩn bị tươm tất.

Nghi thức này có giống với lễ ăn hỏi hay không?

Nhiều người thắc mắc lễ đính hôn có giống nghi thức lễ ăn hỏi hay không? Cả hai lễ ăn hỏi và đính hôn đều là nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam. Nghi lễ này đều mang ý nghĩa đánh dấu đôi trẻ được đính ước, trở thành vợ chồng trong tương lai.

Cả hai nghi thức này đều được thực hiện trước đám cưới, để hai gia đình hai bên gặp mặt nhau, trao lễ vật và tiền dẫn cưới. Chỉ khác nhau duy nhất ở một điểm là tên gọi vùng miền. Người miền Bắc gọi là lễ ăn hỏi còn miền Nam gọi là lễ đính hôn.

Về hình thức, ngày đính hôn ở miền Nam được tổ chức theo hình thức thân mật. Đây là dịp để gia đình hai bên có một buổi tiệc vui hơn, ấm cúng với nhau hơn là nghi thức cưới. Vì vậy ý nghĩa lễ đám hỏi không xem trong nghi thức.

Buổi lễ đính hôn được chia thành nhiều phần: Phần đầu là đón khách, phần tiếp theo là nghi lễ đơn giản, cuối cùng là nhà gái mời nhà trai bữa cơm thân mật. Nhiều gia đình gọi đây giống như tiệc cưới từ phía nhà gái nên được tổ chức khá hoành tráng và long trọng.

Ở miền Bắc coi trọng nghi lễ truyền thống của ông bà xưa nên lễ ăn hỏi diễn ra trong không khí trang nghiêm hơn.

Chuẩn bị lễ vật gì trong ngày đính hôn?

Không chỉ quan tâm tới ý nghĩa đám hỏi, cô dâu chú rể tương lai cần phải đặc biệt quan tâm tới lễ vật trong ngày lễ này. Ngoài những lễ vật truyền thống: Mâm trầu cau, trà rượu, nhà trai còn phải chuẩn bị thêm trái cây, bánh kẹo … để làm phong phú thêm cho dàn sính lễ của mình.

Bánh kẹo thường được chuẩn bị trong ngày lễ đính hôn là bánh phu thê, bánh hồng, bánh cốm, bánh đậu xanh, mứt sen… Với những gia đình sang trọng hơn có thể chuẩn bị thêm heo sữa quay, mâm xôi… Những lễ vật này thường được chuẩn bị theo số chẵn.

Những nghi thức không thể thiếu trong ngày lễ đính hôn

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, nghi thức trong lễ dạm hỏi sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật

Khi chuẩn bị tới nhà gái, nhà trai xem lại trang phục, mâm quả và xếp đội hình. Riêng chủ hôn và phụ rể bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước xem như vào làm lễ ăn hỏi.

Sau khi chấp nhận nhà gái sẽ vui vẻ mời nhà trai vào nhà, đặt mâm quả trước bàn thờ gia tiên. Hai gia đình ngồi mời trà, thăm hỏi và hai bên giới thiệu thành phần với nhau.

Tiếp theo đại diện nhà trai sẽ phát biểu vài câu ngắn gọn nói về lý do buổi tiệc và lễ vật ngày hôm nay. Đại diện nhà gái cũng đứng lên chấp nhận lễ vật sau đó nói lời cám ơn nhà trai.

Cô dâu ra mắt hai họ

Khi hai họ thực hiện nghi thức trao lễ vật, trao mâm quả, cô dâu mặc áo dài ngồi trong phòng đợi. Khi nghi thức trao lễ vật được thực hiện xong, nhà gái cho phép chú rể vào trong đón cô dâu dâu, cô dâu ra ngoài cuối đầu chào hai họ.

Thắp hương bàn thờ tổ tiên

Đây được xem là nghi lễ quan trọng trong ngày lễ đính hôn. Trước tiên nhà gái sẽ mang một vài vật phẩm từ mâm quả nhà trai dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, chú rể đốt đèn cẩn thận chờ cho tim đèn cháy thật to và đều. Ngọn lửa này mang ý nghĩa của sự sống, niềm lạc quan và nó như sự gắn kết giữa hiện tại – quá khứ, con cháu- tổ tiên.

Chú rể sẽ khấn vái hai họ, xá trước bàn thờ gia tiên, đưa 2 ngọn đèn cho hai chủ hôn bên cắm lên bàn thờ. Cuối cùng đôi uyên ương thắp nhang bái lạy tổ tiên.

Trao nữa trang cho cô dâu và tiền dẫn cưới nhà gái

Sau khi thực hiện nghi thức khấn vái ông bà tổ tiên, chú rể cô dâu đeo nhẫn cho nhau. Mẹ chú rể đeo nữ trang cho cô dâu.

Bên cạnh trang sức, nhà trai cũng trao cho nhà gái số tiền xem như thể hiện lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Ngoài ra, số tiền đó còn thể hiện ý muốn chia sẻ kinh phí hôn sự với nhà gái.

Cô dâu chú rể sau đó rót trà mời hai bên gia đình. Nhà trai cũng thông báo ngày lành tháng tốt cho việc tổ chức đám cưới của cô dâu chú rể để hai bên gia đình thống nhất.

Nhà gái lại quả nhà trai

Thông thường, mâm quả của nhà trai, nhà gái sẽ lấy một phần, phần còn lại sẽ dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc mặn xong, nhà trai xin phép nhà gái ra về.

Khi phân chia lễ vật, tuyệt đối không được dùng kéo cắt mà phải cắt bằng tay. Đồ lại phải là số chẵn, mâm quả nắp phải được để ngửa.

Nhẫn Đính Hôn Có Ý Nghĩa Gì?

nhẫn cưới đã có từ lâu nhưng tặng

Theo quan niệm truyền thống tặngđã có từ lâu nhưng tặng nhẫn đính hôn thì mới du nhập vào Việt Nam. Thậm chí có rất nhiều người không hiểu tại sao lại vừa tặng nhẫn đính hôn, lại vừa tặng nhẫn cưới.Vậy nhẫn đính hôn là gì và sử dụng thời điểm nào là hợp lí?

1. Nguồn gốc nhẫn đính hôn

Vào thời La Mã, khi một người đàn ông muốn hỏi cưới một cô gái, thì anh ta phải tặng cho cô gái một chiếc nhẫn kim cương quý giá xem như một vật đính ước. Nếu cô gái từ chối thì trả lại chiếc nhẫn. Nhưng nếu sau khi cô gái nhận lời mà chính người đàn ông phá hủy hôn ước thì anh ta không được quyền đòi lại vì chiếc nhẫn đã được coi là bồi thường cho danh dự của cô gái.

Cho đến ngày nay các chàng trai phương Tây vẫn có truyền thống tặng nhẫn để cầu hôn người mình yêu. Và thường là nhẫn kim cương hoặc đá quý cầu kì tinh xảo vì nó được xem như món quà để thuyết phục cô gái đồng ý làm vợ mình.

2. Thời điểm tặng

Tặng nhẫn đính hôn là nét văn hóa Phương Tây, trào lưu này mới du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây. Nếu muốn kết hôn và chung sống với người con gái mà mình yêu thương, các chàng trai sẽ bí mật đi lựa nhẫn và chọn thời điểm thích hợp để cầu hôn bạn gái của mình. Khi cầu hôn, chàng trai sẽ tặng bạn gái chiếc nhẫn mà các chàng đã âm thầm chuẩn bị trước.

Đó là mốc thời điểm quan trọng để đánh dấu cho một hôn lễ trong tương lai gần.

3. Số lượng

– Nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc dành tặng cho nữ. Như một hình thức “đặt cọc hữu hình”,nếu cô ấy nhận chiếc nhẫn có nghĩa là cô ấy đã chấp nhận là một nữa thật sự của bạn.

4. Ý Nghĩa 

Nhẫn đính hôn mang ý nghĩa gắn kết hai con cá thể trong một mối quan hệ nghiêm túc và lâu dài.

Sau khi cầu hôn, nếu được nàng đồng ý, chàng trai sẽ đeo nhẫn đính hôn vào tay nàng như một sự “đặt chỗ” hay “ khẳng định lãnh thổ” và bắt tay vào thực hiện kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo.

Phân Biệt Các Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Thành Hôn Và Đính Hôn

1. Vu quy:

Vu quy được hiểu là lễ đưa con gái về nhà chồng. Đây là danh từ được dành riêng cho cô dâu và thường được sử dụng trên phông cưới, bảng hiệu treo tại nhà gái. Trong lễ Vu quy, cô dâu chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và bái lạy cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.

2. Tân hôn:

Là nghi lễ đón cô dâu mới, để chỉ lễ kết hôn và đón dâu tại nhà trai. Danh từ này đặc biệt quen thuộc tại các tỉnh phía Nam và thường được sử dụng ở phông, biển treo ở nhà trai.

3. Thành hôn:

Trước kia, danh từ này dành để chỉ buổi tiệc đãi khách chung ở nhà hàng, khách sạn của cả hai gia đình, chỉ việc tác thành cho đôi uyên ương. Thông thường, từ “Thành hôn” được in trên thiệp cưới của cả gia đình cô dâu và chú rể. Nhưng hiện nay, danh từ này được sử dụng phổ biến ở miền Bắc, tại gia đình nhà trai để chỉ việc đón dâu.

4. Đính hôn:

Lễ đính hôn hay còn được gọi là lễ ăn hỏi là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con. Trong lễ đính hôn, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.  Cách sử dụng

Với thiệp mời khách, bạn có thể sử dụng như sau: Bạn có thể chọn in trên thiệp cưới cho nhà gái  là “Lễ Vu quy”, còn nhà trai là “Lễ Thành hôn”. Hoặc hai bên gia đình có thể thống nhất in thiệp với từ “thành hôn”