Top 3 # Khóc Quá Nhiều Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Bé Khóc Nhiều Có Sao Không?

Bé khóc nhiều có sao không? Tuỳ vào độ tuổi, các bé sẽ có tần suất và thời gian khóc khác nhau. Bé khóc nhiều có sao không và nên để bé khóc trong bao lâu là những gì bạn nhận được với bài viết này.

Có một sự thật hiển nhiên mà các bà mẹ nên biết, khóc là hoạt động không thể thiếu của mỗi đứa trẻ khi còn nhỏ và diễn ra khá thường xuyên trong những năm tháng đầu đời. Nhiều bậc phụ huynh khi lần đầu làm cha mẹ đều cảm thấy rất lo sợ khi gặp tình trạng này, đa số đều lo lắng rằng con mình có thể bị đau ở đâu đó mà họ không biết.

Thế nhưng thực tế không hẳn điều này sẽ gây nguy hại cho con của bạn, không phải lúc nào khóc cũng là do trẻ bị đau ở đâu đó mà nó có thể là báo hiệu cho một nhu cầu, chẳng hạn như đói bụng, lạnh, tã bị ướt,…. Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể xác định được thời gian tối đa khóc của một đứa trẻ để quyết định xem có nên đưa chúng đến gặp bác sĩ hay không?

Trả lời cho câu hỏi này cũng như giải tỏa một phần nỗi lo lắng của những cặp đôi lần đầu làm cha mẹ, các chuyên gia đã cho biết rằng riêng đối với trẻ sơ sinh, việc khóc trong một thời gian dài đa phần là do chúng cảm thấy khó chịu và bất an. Bất kỳ một đứa trẻ sơ sinh này dưới 4 tháng tuổi đều không khóc “theo ý riêng của chúng” ( bạn có thể hiểu so sánh với cách khóc khi vòi vĩnh ở những đứa trẻ lớn hơn), những đứa trẻ này quả nhỏ và không thể làm được điều này vì chúng hầu như chưa nhận thức gì được nhiều về bản thân.

Chúng chỉ đang muốn cho bạn biết chúng muốn bạn đáp ứng một nhu cầu nào đó nhưng không cách nào nói chuyện được với bạn, và khóc là cách duy nhất chúng thể hiện. Thực tế thì việc khóc hoàn toàn không gây hại cho bé và thường gặp phổ biến ở hầu hết những trẻ sơ sinh.

Nên để bé khóc trong bao lâu?

Nhiều bậc cha mẹ đều cảm thấy băn khoăn không biết nên để con mình khóc trong bao lâu là giới hạn, và tất cả những gì mà họ làm chỉ đơn giản là vỗ về vào lưng của trẻ để xoa dịu chúng. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng :

Trẻ từ 0-3 tháng: Trong giai đoạn này khi thấy con bạn khóc, bạn cần phải ngay lập tức đáp ứng lại nhu cầu của chúng.Thường những đứa trẻ sơ sinh sẽ khóc khi chúng cần một thứ gì đó muốn hay cảm thấy lo lắng, bất an,sơ hãi muốn bạn biết nhưng lại không biết nói. Bạn hãy cố gắng tìm ra nhu cầu của chúng và cung cấp thứ mà chúng cần chẳng hạn như: sữa, tã bị ướt cần thay,… Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi con của bạn khóc, bạn cần phải phản ứng trả lời lại tiếng khóc của chúng. Ví dụ như khi con bạn khóc bạn có thể vừa vỗ vào lưng chúng vừa thỏ thẻ: sao vậy con? Uhm mẹ thương,….

Có thể bạn không biết nhưng đây là cách đơn giản nhất sớm giúp bạn có thể nhanh kết nối với con của mình và giao tiếp với chúng. Bạn đừng cho rằng những đứa trẻ không biết gì, khi chúng khóc mà bạn vỗ về xúc chạm và nói những lời ngọt ngào, lâu dần nó sẽ hình thành nên một nhận thức trong tiềm thức của chúng về âm thanh, hình ảnh , sự vuốt ve của bạn và cảm thấy an tâm hơn khi có bạn ở bên cạnh.

Trẻ từ 3-4 tháng tuổi: Lúc này thì trẻ hầu như không khóc nhiều như những tháng đầu tiên sau khi sinh, số lần khóc cũng vơi dần và tập trung chủ yếu vào các nhu cầu như: bị ướt cần thay tã, đói và mệt ( khi bạn cầm những đồ chơi tập luyện cho chúng phát triển mắt hay tai). Và một khi bạn nhận ra được những thói quen của con mình bạn sẽ có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của chúng trước khi việc khóc bắt đầu và tránh nó hoàn toàn. Bằng cách này, bé yêu của bạn sẽ không có lý do gì để khóc dài và lâu cả, nếu đột nhiện con bạn khóc lâu thì rất có thể là do bé cảm thấy không khỏe, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Trẻ từ 5-6 tháng tuổi: giai đoạn này trẻ đã có thể sẵn sàng học về nhận thức bản thân và bạn cũng chỉ nên giời hạn cho phép chúng khóc không quá 6 phút. Và bạn cần phải đáp ứng lại tiếng khóc của chúng, chúng vẫn cần biết rằng bạn ở đó và điều này sẽ làm gia tăng thêm sự kết nối của cả hai. Và bạn sẽ có thể dễ dàng giúp con của bạn học tập trong quá trình phát triển của mình

Những điều cần làm khi bé khóc

Hãy chắc chắn rằng bỉm sạch và khô thoáng.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho bé bú sữa nó và không bị đói

Hãy thử bật nhạc hay âm thanh du dương.

Vỗ về vào lưng và đi bộ qua lại vòng quanh.

Ôm chặt và vuốt ve đua đưa qua lại.

Quấn trẻ trong chăn hay một chiếc khăn lông.

Đặt trẻ vào xe đẩy và đẩy ra ngoài, qua lại

Những dấu hiệu nào thì nên nhanh chóng đứa trẻ đến bác sĩ?

Nếu bé của bạn liên túc khóc trong độ tuổi này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngày để kiểm tra xem bé có gặp phải vấn đề gì không ( sau khi bạn đã thực hiện tất cả những việc cần làm ở trên)

Một vài trẻ thường hay gặp một số vấn đề trong giai đoạn này như: Dị ứng sữa, cơ thể không dung nạp được sữa công thức hay sữa mẹ , trào ngược axit, táo bón, trầy xước mắt.

Lời khuyên đặc biệt dành cho tất cả những bà mẹ trong tình huống con đang khóc:

” Có một điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó là không bao giờ được để một đứa trẻ từ 0-3 tháng tuổi khóc trong một thời gian dài mà không trả lời tiếng khóc của chúng. Việc trả lời những tiếng khóc của bạn sẽ giúp cho đứa trẻ học được một điều rằng bạn sẽ mang đến sự thoải mái và đáp ứng những nhu cầu của chúng. Mọi đứa trẻ đều cần được cảm thấy yêu thương và ôm ấp, nó sẽ giúp đứa trẻ phát triển cảm xúc của mình. Những đứa trẻ quá 5 tháng tuổi thì bạn có thể để chúng khóc trong một thời gian ngắn sau đó đặt chúng vào nôi để dạy cho chúng biết phải ngủ.”

“Khá là vất vả, tôi và chồng mình đã từng phải thức trắng vì việc khóc đêm của cậu con trai và sau cùng thì cu cậu cũng chịu ngủ khi đêm xuống. Khi đó tôi còn nghĩ rằng sẽ không bao giờ có việc cậu con chịu ngủ trong cũi một mình nhưng sau cùng thì cu cậu cũng làm được. Chúc may mắn cho tất cả những ai mới bắt đầu làm cha mẹ, hãy chuẩn bị tinh thần để thức đêm, thiếu ngủ trầm trọng và kiên nhẫn” Một bà mẹ chia sẻ

Chuyên đề hướng dẫn đặc biệt từ chuyên gia: Phương pháp “Cry it out”

Nếu như bé con của bạn đã được 5-6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy chúng ” cry it out” vào thời điểm đi ngủ để học cách làm thế nào để tự ngủ. Hãy áp dụng phương pháp này khi bạn thỏa mãn các điều kiện sau: Con của bạn đã đủ số tháng như yêu cầu, đã được bú no, thay tã lót khô ráo và không bệnh

Lý thuyết nền tảng cho phương pháp này chính là sử dụng cách trả lời tiếng khóc của con bạn. Trong khi bạn vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu của con mình ôm ấp vuốt ve tình cảm,hãy thỏ thẻ một âm thanh thật nhẹ nhàng và chạm nhẹ nhàng vào lưng của chúng để khiến con bạn cảm thấy an tâm và nín khóc. Con bạn sẽ biết bạn ở đó và ở bước tiếp theo bạn sẽ dạy chúng đã đến lúc đi ngủ

-Đầu tiên bạn cần phải thiết lập một thời gian ngủ cho con của bạn , đặt trẻ xuống, cho bú lần cuối cùng. Sau đó tắm trong nước ấm thư giãn, mặc đồ ngủ. Kế đến thì đọc sách hay hát, hay chơi trong yên lặng. Sau thời gian này thì đặt con của bạn vào trông nôi hay cũi. Tắt đèn hay bất cứ thứ gì gây kích thích thị giác của trẻ.

-Rời khỏi phòng (Điều này rất có thể sẽ khó khăn cho bạn nhưng hãy biết rằng nó sẽ còn khó khăn hơn cho bạn gấp nhiều lần để tự học cách ngủ một mình). Chờ ở trước cửa phòng 5 phút.Nếu bé con của bạn vẫn tiếp tục khóc sau 5 phút, hãy trở vào bế con bạn trên tay, vỗ vào lưng , thỏ thẻ và sau đó thì đặt con bạn vào nôi và rời phòng lần nữa.

-Hãy lặp lại toàn bộ quá trình này sau 5 phút cho đến khi con bạn ngủ hẳn và thôi không om sòm nữa.

Cách tìm hiểu và đoán nhu cầu của trẻ khi khóc

Quá kích thích:Nếu như bạn đang ở một nơi có nhiều người, ở những nơi mua sắm hay bất kỳ sự kiện nào có sự xuất hiện của nhiều người . Sự ồn ào có thể gây sợ hãi cho đứa trẻ. Bạn hãy đưa con mình nhanh chóng đến một nơi yên tĩnh để trẻ có thể nhanh chóng bình tĩnh lại.

Đói: hãy cố gắng thử cho bé con của bạn bú, nếu bé sẵn sàng ăn nghĩa là bé đang đói và có thể bú nhiều hơn, phát triển nhanh hơn

Bỉm bị ướt: Hãy thữ kiểm tra xem bỉm của con bạn có bị ướt hay ẩm quá không, nếu có hãy thay ngay, bé của bạn có thể ướt nhưng bỉm nhất định phải khô ráo. Hãy thay bỉm ngay khi có thể để làm con của bạn bình tĩnh lại.

– Qúa nóng hoặc quá lạnh: Trẻ nhỏ không thể điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể của chúng, nếu như quá nóng hãy cho bé mặc thật mát mẻ, còn quá lạnh thì mặc thật ấm

– Cần âu yếm: Em bé của bạn có thể chỉ cần sự âu yếm và tình cảm của bạn, cố gắng giữ em bé của bạn âu yếm nói chuyện hay hát cho chúng nghe

– Cần di chuyển: Em bé của bạn có thể cảm thấy buồn chán với việc nằm lỳ một chỗ,muốn được di chuyển một chút, hãy bế con của bạn đi vài vòng, hay bỏ vào xe đẩy đẩy ra ngoài, hoặc vừa đi lại vừa vỗ vễ trên lưng bé

– Cần một núm vú giả: Trẻ có nhu cầu bẩm sinh là bú, đôi khi cần có một núm vú giả. Hãy thử sử dụng một núm vú giả nếu bé của bạn cử động miệng quá nhiều, hoặc đưa tay của mình lên miệng và không đó..

Tổng hợp bởi:Cha Mẹ Tốt

Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Có Sao Không?

Trẻ khóc nhiều có sao không?

1. Trẻ sơ sinh khóc nhiều gây tổn thương não

Tiếng khóc chính là “công cụ” giao tiếp của trẻ sơ sinh với người lớn, cho nên khi trẻ khóc, có nghĩa là trẻ đang muốn một điều gì đó hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

Thế nhưng, nếu bạn để trẻ khóc quá lâu sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ khóc dai dẳng sẽ làm tăng huyết áp não, tăng áp lực và làm cản trở máu lưu thông, khá nguy hiểm. Hơn nữa, khi trẻ khóc mà không được dỗ dành, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi làm chúng khóc to hơn khiến áp lực lên não tăng gây hại đến sức khỏe của trẻ.

2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ chậm phát triển, kém thông minh

Những đứa trẻ sơ sinh khóc nhiều thường có chỉ số IQ thấp hơn so với đứa trẻ cùng tuổi. Đồng thời, trẻ cũng chậm phát triển, ít tăng cân, khả năng giao tiếng và phản xạ thấp hơn các bạn khác.

3. Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ trở nên vô cảm, lì lợm

Nên để trẻ khóc trong bao lâu?

Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ chỉ nên để trẻ khóc từ 3 – 10 phút. Việc để trẻ khóc quá lâu sẽ gây tác dụng ngược lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Cách dỗ trẻ sơ sinh hết khóc

Ôm ấp bé: Trẻ sơ sinh luôn thích cảm giác được ấm áp vì bé cảm thấy được an toàn trong lòng mẹ, vì thế hãy quấn bé trong tấm chăn ấm và bế ẵm bé vào lòng. Nhưng cũng có các bé khác lại không thích kiểu bế này thì mẹ có thể bế và rung rung, hay được cho trẻ ngậm vú giả.

Cho bé nghe những bài nhạc nhẹ nhàng.

Tập cho bé quen với các chuyển động: Đôi khi chỉ bằng việc bế bé và đi lại cũng là cách đã dỗ dành bé. Mẹ có thể đu đưa bé nhẹ nhàng trong một chiếc ghế sẽ có tác dụng hiệu quả hoặc cho bé đi dạo để trẻ hết khóc.

Massage cho bé: Hầu hết các em bé đều thích được massage, đây cũng là cách dỗ dành trẻ. Mẹ hãy massage xoa nhẹ nhàng và chậm dãi vào lưng, bụng của bé, bé sẽ thích hết khóc.

Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Nếu không khỏe, trẻ sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hay the thé. Lúc này bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện để khám.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Có rất nhiều cách để giúp rèn luyện con trẻ tính tự lập. Để mặc con khóc là một cách dạy hoàn toàn sai lầm. Mẹ hãy chú ý đến độ tuổi, sự phát triển của con và hãy dành hết tình cảm yêu thương, chăm sóc cho con để bé phát triển toàn diện.

Bé Khóc Nhiều Có Bị Viêm Họng Hay Bị Sao Không?

Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không là lo lắng của các bậc phụ huynh. Có nhiều nguyên nhân khiến con quấy khóc, nhất là giai đoạn 3 tháng sau khi sinh. Lúc này, tiếng khóc của bé có thể nói lên khá nhiều vấn đề, bố và mẹ không nên chủ quan. Bởi, nếu không biết cách khắc phục, bé khóc nhiều, kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của cơ thể.

Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?

Bệnh viêm họng ở trẻ em khá phổ biến, do hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ còn khá yếu, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu gặp phải yếu tố bất lợi từ môi trường xâm nhập vào có thể, nhiều khả năng bé sẽ bị viêm họng, đau họng khó chịu dẫn đến quấy khóc thường xuyên.

Nhiều người khi thấy con khóc nhiều cảm thấy lo lắng không biết con có bị viêm họng không hay gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải khi nào bé khóc cũng là do viêm họng. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em rất dễ nhận biết. Cụ thể, ngoài khóc nhiều bé sẽ còn kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như:

Có thể kể đến các yếu tố khiến bệnh bùng phát ở trẻ như sự xâm nhập của virus, thời tiết thay đổi, do dị nguyên như khói thuốc, bụi bẩn,…gây nên. Ngoài ra, nếu bé ăn phải thức ăn quá lạnh cũng khiến cổ họng bị viêm dẫn đến căn bệnh về đường hô hấp này. Do đó, không hẳn khi trẻ khóc nhiều thì sẽ gây ra bệnh viêm họng.

Nguyên nhân vì sao bé khóc nhiều

Như đã đề cập, bé khóc nhiều có thể là bị viêm họng nhưng cũng có thể là các vấn đề khác. Bởi, bệnh viêm họng ở trẻ sẽ kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác của cơ thể. Bố mẹ nên chú ý đến tiếng khóc của con, bởi đó là “thông điệp” mà con muốn truyền tải đến bố mẹ.

Bé khóc nhiều do tã bẩn: Nhiều em bé đi tiểu hoặc đại tiện nhiều lần trong tả khiến tả ẩm ướt. Điều này làm cho bé khó chịu dẫn đến quấy khóc. Đây là cách truyền thông điệp cho bố mẹ để được thay tã mới. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có biểu hiện này khi tã bị bẩn, một số bé sẽ không có phản ứng gì. Do đó, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Bé khóc vì muốn được ôm ấp: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, thời gian này bé cần được ôm ấp, vỗ về từ người thân trong gia đình. Bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và cảm nhận được sự an toàn khi có sự hiện diện của bố mẹ. Bạn nên giữ cử chỉ, giọng nói và thái độ nhẹ nhàng khi tiếp xúc với con.

Bé khóc do bị lạnh hoặc nóng: Nhiều yếu tố dẫn đến vấn đề này, điển hình như việc tắm, vệ sinh, thay tã, thời tiết thay đổi sẽ tác động đến cơ thể trẻ. Bé có thể bị lạnh hoặc nóng nực trong người dẫn đến khóc nhiều.

Khóc nhiều do vấn đề sức khỏe: Khi thấy con vẫn quấy khóc mặc dù đã đáp ứng tất cả nhu cầu của con, lúc này bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Điều này có thể nói lên hiện trạng rằng bé đang gặp một vài vấn đề về sức khỏe. Trong đó có bệnh viêm họng ở trẻ em.

Bố mẹ không nên chủ quan khi thấy con khóc nhiều. Thay vào đó, hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé. Nếu có biểu hiện lạ, khác thường nên đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, không nên để bé quấy khóc nhiều trong thời gian dài. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ.

Làm thế nào khi bé khóc nhiều?

Khi thấy bé khóc nhiều, bố mẹ không nên để con tự vượt qua cơn khóc mà phải tìm hiểu nguyên do và giúp con xử lý những vấn đề. Nếu con có các dấu hiệu của chứng viêm họng như đã đề cập ở trên, bạn nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng quấy khóc của bé, bố và mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Thay tã cho bé: Tã bẫn là một trong số những nguyên nhân khiến bé khóc nhiều. Do đó, bạn hãy kiểm tra xem tã của con có đang bị bẩn không và thay cho con một cái tã mới, sạch sẽ. Lựa chọn loại tã phù hợp cho con để bé được thoải mái, hạn chế tình trạng quấy khóc thường xuyên.

Gần gũi với bé: Có thể bé không bị viêm họng nhưng khóc nhiều là do bé muốn được nâng niu và ôm ấp. Chính vì thế, bạn có thể ôm bé vào sát ngực, có những cử chỉ âu yếm để bé cảm nhận được tình yêu thương và có cảm giác an toàn. Khi đó, cô bé, cậu bé sẽ nít khóc.

Cho bé ngậm ti giả: Một số em bé có thói quen ngậm ti giả khi ngủ. Nếu thấy con quấy khóc nhiều, rất có thể do bé thiếu mất “dụng cụ” sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên nhanh chóng vệ sinh ti giả sạch sẽ và cho bé ngậm ti.

Cho bé ợ hơi: Khi bú bình hoặc bú mẹ, bé có thể nuốt nhiều không khí khiến cơ thể bị khó chịu. Thế nên, sau khi bé ăn no, hãy cho con ợ hơi để giải phóng lượng không khí đã nuốt vào. Thông thường, mỗi khi bú được 15ml hoặc 30ml sữa thì bố, mẹ nên cho bé ợ hơi.

Chuyển đổi không gian mới: Khi thấy con quấy khóc, mẹ có thể cho bé di chuyển sang một không gian khác. Điều này có thể tạo sự mới lạ cho trẻ, khiến cơn khóc trôi đi dễ dàng. Tuy nhiên, phụ huynh nên chú ý, không nên đưa con đi ra ngoài khi trời nắng nóng, không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi có thể khiến bé bị viêm họng.

Ngoài những biện pháp kể trên, khi thấy con khóc, bạn cũng có thể thực hiện các phương pháp khác để xoa dịu sự khó chịu trong cơ thể bé. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc để tiếng khóc trở thành thói quen của trẻ nhỏ. Không nên đáp ứng tất cả mọi việc con muốn làm mà cần sàng lọc vấn đề nào nên xử lý và vấn đề nào không nên.

Tham vấn với ý kiến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc của bé diễn ra thường xuyên. Nhất là khi cơ thể bé có kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường. Không nên chủ quan, lơ là nếu thấy con khóc nhiều. Thay vào đó, bố, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ Sơ Sinh Hay Bật Khóc Nhiều Thì Có Làm Sao Hay Không?

Trẻ khóc nhiều có sao không?

1. Trẻ sơ sinh khóc nhiều gây tổn thương não

Tiếng khóc chính là “công cụ” giao tiếp của trẻ sơ sinh với người lớn, cho nên khi trẻ khóc, có nghĩa là trẻ đang muốn một điều gì đó hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

Thế nhưng, nếu bạn để trẻ khóc quá lâu sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ khóc dai dẳng sẽ làm tăng huyết áp não, tăng áp lực và làm cản trở máu lưu thông, khá nguy hiểm. Hơn nữa, khi trẻ khóc mà không được dỗ dành, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi làm chúng khóc to hơn khiến áp lực lên não tăng gây hại đến sức khỏe của trẻ.

2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ chậm phát triển, kém thông minh

Những đứa trẻ sơ sinh khóc nhiều thường có chỉ số IQ thấp hơn so với đứa trẻ cùng tuổi. Đồng thời, trẻ cũng chậm phát triển, ít tăng cân, khả năng giao tiếng và phản xạ thấp hơn các bạn khác.

3. Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ trở nên vô cảm, lì lợm

Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ trở nên vô cảm

Nên để trẻ khóc trong bao lâu?

Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ chỉ nên để trẻ khóc từ 3 – 10 phút. Việc để trẻ khóc quá lâu sẽ gây tác dụng ngược lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Cách dỗ trẻ sơ sinh hết khóc

Massage cho trẻ

Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Nếu không khỏe, trẻ sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hay the thé. Lúc này bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện để khám.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Có rất nhiều cách để giúp rèn luyện con trẻ tính tự lập. Để mặc con khóc là một cách dạy hoàn toàn sai lầm. Mẹ hãy chú ý đến độ tuổi, sự phát triển của con và hãy dành hết tình cảm yêu thương, chăm sóc cho con để bé phát triển toàn diện.

Sưu tầm