Top 12 # Giới Trẻ Có Nên Sống Thử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Giới Trẻ Có Nên Sống Thử?

Các bạn trẻ – nhất là những người đi học, làm việc xa nhà – do thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm, quản lý sát sao của gia đình nên suy nghĩ và hành động theo cảm tính. Không ít người tự quyết định cuộc sống riêng tư bằng việc dọn về ở chung hoặc cho bạn trai/gái đến ở cùng.

Về hành động này, hầu hết giới trẻ cho rằng, sống thử để hiểu nhau nhiều hơn. Nếu họ cảm thấy không hợp, sẽ kết thúc sớm, như vậy sẽ giảm tỷ lệ ly hôn.

Nguyễn Văn Hải – nam sinh đang học tại Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải – chia sẻ: “Sống thử sẽ tiết kiệm được tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc vặt. Đặc biệt, chúng tôi sẽ những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đình sau này như cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng, người thân và quản lý kinh tế. Vì vậy, với tôi sống thử không xấu”.

Cùng quan điểm trên, Vũ Thị Hồng Xiêm (Hòa Bình) hiện là thực tập sinh cũng không giấu giếm: “Trước đây, lúc mới học năm thứ nhất mình yêu một bạn trai cùng quê. Sau một thời gian chúng mình quyết định chuyển về sống với nhau. Việc này vừa tiết kiệm các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày cho cả hai, bên cạnh đó mình dễ kiểm soát người yêu”

Xiêm cũng cho rằng sống thử là điều dễ hiểu, bởi khi yêu ai cũng có nhu cầu ở gần nhau.

“Lúc đầu bọn mình xảy ra nhiều mâu thuẫn. Nhưng rồi cả hai cũng bỏ qua cho nhau. Sau những lần như thế chúng mình hiểu nhau hơn. Hiện cả hai đã về ra mắt gia đình để tính chuyện hôn nhân”.

Nhiều cặp đôi sống thử sau này nên duyên chồng vợ và sống hạnh phúc bên nhau, nhưng cũng có cảnh đường ai nấy đi.

Một số người ví von, ngày xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng các cụ vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long. Hiện nay, giới trẻ tự do yêu đương, thoải mái thể hiện cái tôi, vậy sống thử liệu có phải là cách duy nhất để “hiểu nhau”.

Khi chuyện xảy ra ngoài ý muốn (bạn gái có bầu), các bạn trai thường là khuyên người yêu mình đi “giải quyết”. Cũng có trường hợp bạn trai chịu trách nhiệm nhưng bị gia đình ngăn cấm nên đành chia tay.

Nhi và Minh hai người bạn khác quê nhưng yêu nhau khi cả hai bắt đầu vào đại học tại Hà Nội. Thời gian đầu mới yêu, tuy khác phòng trọ, nhưng Nhi luôn nấu cơm, giặt quần áo, chăm lo cho Minh từ bữa cơm đến giấc ngủ. Tình yêu của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Sau này, lấy lý do “để cho tiện”, Nhi sống cùng phòng với Minh như đôi vợ chồng trẻ.

Khoảng thời gian vui vẻ hạnh phúc không được bao lâu, mâu thuẫn giữa họ xảy ra ngày càng nhiều. Ban đầu chỉ là những trận cãi nhau bình thường. Sau đó, nửa đêm mọi người xung quanh thường bị đánh thức bởi cảnh Minh chửi mắng, đánh đập bạn gái.

Kết cục của chuyện sống thử là Nhi nhập viện. Cô vừa phải phá thai vừa trồng hai chiếc răng do Minh đấm gãy. Trong lúc Nhi nằm viện, bạn trai cô chuyển chỗ trọ không một lời nhắn nhủ.

sống thử trước hôn nhân nên hay không nên

sống thử trong sinh viên hiện nay

Giới Trẻ Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân Hay Không?

Xã hội Việt Nam ngày nay đã cởi mở hơn trong tư tưởng nhưng sống thử trước hôn nhân vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy giới trẻ có nên sống chung khi chưa kết hôn hay không?

Sống thử hay Cohabitation là một khái niệm được du nhập từ các quốc gia phương Tây – nơi con người có cái nhìn “thoáng” về chuyện quan hệ trước hôn nhân. Người phương Tây không ngại chuyện sống cùng người mình yêu như vợ chồng mà chưa cần kết hôn. Họ muốn tìm được đối tượng phù hợp cả về tư tưởng, tính cách và lối sống trước khi quyết định tiến vào hôn nhân. 

Chuyện sống thử rất phổ biến ở các người phương Tây

Những điều bạn cần biết về sống thử trước hôn nhân

Mọi vấn đề đều có hai mặt và sống thử trước hôn nhân cũng không ngoại lệ. Hình thức chung sống này sẽ mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực cho tình cảm đôi lứa.

Xét về mặt lợi ích, sống thử sẽ mang tới cho bạn kha khá điều tích cực:

– Bạn sẽ cùng người yêu sống với nhau mỗi ngày, cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.

– Bạn dễ dàng nắm bắt được thói quen, lối sống của họ để xem có phù hợp với cách sống của mình không.

– Cả hai có thể tiết kiệm chi phí cuộc sống khi ở cùng nhau để dành tiền cho những mục đích xa hơn. 

– Bạn có thể biết được mình và nửa kia có hòa hợp trong mọi mặt và đó có là người xứng đáng để bạn gắn bó cả đời không?

– Cả hai không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hôn nhân nên có thể thoải mái thể hiện con người thật của bản thân với nửa kia.

– Nếu lỡ may xảy ra đổ vỡ thì cả hai cũng có thể “đường ai nấy đi” nhanh chóng mà không phải chịu sức ép từ gia đình.

Sống thử có thể là bước đệm cho hôn nhân

Tuy nhiên, sống thử cũng mang tới những điều tiêu cực mà bạn bắt buộc phải lường trước:

– Bạn và nửa kia, đặc biệt là các bạn nữ sẽ phải đối mặt với định kiến xã hội, cản trở của gia đình về chuyện “ăn cơm trước kẻng”.

– Bạn có thể sẽ “vỡ mộng” vì nửa kia không thực sự tuyệt vời như bạn nghĩ.

– Có thể các cặp đôi sẽ bị hạn chế quyền tự do cá nhân khi đi đâu, làm gì đều phải thông báo cho người kia biết. 

– Có thể bạn sẽ bị nửa kia “lợi dụng” về tình cảm hoặc tiền bạc nếu không tỉnh táo khi lựa chọn người để sống thử.

– Có thể sẽ xảy ra các mâu thuẫn, rạn nứt khi cả hai dần “chán” nhau vì sống chung.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu nửa kia của bạn không chung thủy.

– Tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn nếu cả hai không có ý thức trong việc dùng các biện pháp tránh thai an toàn.

Nhưng sống thử cũng có thể dẫn tới đổ vỡ tình cảm

Có thể nói, sống thử là cách bạn chọn được “giày đúng thì êm chân, người đúng thì yên thân” nhưng không phải ai cũng nên sống thử. Chỉ những người đã thực sự trưởng thành cả về tuổi tác, tư tưởng và có khả năng chịu trách nhiệm với hành động của mình mới nên sống chung khi chưa kết hôn. Nếu bạn muốn sống thử thì phải trang bị những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.

Những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi sống thử trước hôn nhân

1. Tìm hiểu kỹ về đối tượng sống thử cùng bạn

Theo chuyên tâm lý Lê Thị Túy (Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ Hạnh phúc), các bạn trẻ cần tìm kỹ về người yêu rồi mới sống thử. Các thông tin về tính cách, sở thích, lối sống, nguồn gốc gia đình của người mình yêu là điều cần được xem xét kỹ.

Điều quan trọng hơn là bạn không nên chỉ nghe người đó nói mà còn cần tìm hiểu từ người xung quanh họ để thông tin được khách quan, chân thực hơn. Sống thử là bước đệm của hôn nhân nên nếu ngay từ đầu đã không phù hợp về các yếu tố trên thì tỷ lệ tan vỡ sẽ rất cao.

Tìm hiểu trước về nửa kia rồi mới sống thử là việc làm cần thiết

2. Nói không với việc quan hệ “chân không”

Có thể bạn chưa biết, hầu hết các cặp đôi sống thử trước hôn nhân ở phương Tây đều nhất quán trong tư tưởng là sẽ không có con chung. Họ không muốn ràng buộc nhau chỉ vì trách nhiệm với đứa con. Đó cũng là điều mà bạn nên học hỏi. 

Khi đang trong thời gian sống thử, bạn cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Luôn yêu cầu nửa kia dùng bao cao su cho nam giới là một gợi ý không tối. Đây là biện pháp đơn giản, an toàn, dễ áp dụng, không tốn nhiều chi phí và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của cả hai.

Nên dùng bao cao su để bảo vệ bản thân mình và cả người bạn yêu

Việc lựa chọn sản phẩm bao cao su phù hợp cũng rất quan trọng để giúp cả hai vừa được bảo vệ an toàn, vừa được thăng hoa cảm xúc. Bạn có thể thử tham khảo các dòng sản phẩm của Krabi – thương hiệu bao cao su hàng đầu Thái Lan được phân phối độc quyền bởi Công ty Dalitek Việt Nam. 

3. Vạch ra ranh giới rõ ràng về tiền bạc và tình cảm

Các bạn trẻ chuẩn bị sống thử hãy xác định rành mạch về chuyện tiền bạc và tình cảm. Bạn sẽ sống chung cùng người mình yêu chứ không phải sống lợi dụng họ? Chỉ khi cả hai đặt ra ranh giới rõ ràng về tài chính thì mối quan hệ mới có thể phát triển xa hơn và tiến được tới hôn nhân.

Nguồn: Sưu tầm

Con Gái Có Nên Sống Thử?

Sống thử không còn là điều xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Mục đích của việc sống thử có thể là trải nghiệm cuộc sống chung, để đi tới hôn nhân hoặc để thỏa mãn tình dục. Việc sống thử có thể làm hai người yêu nhau càng thêm gần gũi, gắn bó, cũng có thể khiến người trong cuộc bị ảnh hưởng, chịu tổn thương. Sống thử không có gì sai, nhưng nếu lợi dụng việc sống thử để thực hiện ý đồ cá nhân thì lại là điều đáng trách.

Những người phản đối sống thử cho rằng nữ giới sẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận khi quyết định sống thử, việc này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bạn nữ. Nếu như mang thai ngoài ý muốn mà không thể giải quyết mọi chuyện theo hướng tích cực, thì người chịu thiệt thòi và tổn thương vẫn là nữ.

Bản thân chuyện sống thử không có đúng hoặc sai, cũng giống như tình yêu vốn không có tốt hay xấu, chỉ là người trong cuộc dùng cách đúng hay sai để giải quyết vấn đề. Những người do dự sợ rằng sống thử sẽ ảnh hưởng đến tình cảm sau này, người không có niềm tin lo rằng sống thử có thể “chôn vùi” tình yêu. Có người coi việc sống thử là một phép thử của tình yêu, có người lại lấy sống thử làm cớ để thỏa mãn dục vọng cá nhân.

Nếu nói rằng vì yêu mà sống thử thì đó là một lý do thoái thác mục đích không chính đáng. Hai người yêu nhau không nhất thiết phải sống thử để duy trì mối quan hệ lâu dài. Đối với con người, tình yêu chủ yếu dựa trên sự hòa hợp về mặt tình cảm và khích lệ về mặt tinh thần. Lấy việc duy trì tình yêu làm mục đích của sống thử chỉ để lừa gạt người khác, mục đích chính là thỏa mãn tình dục của một trong hai người, mà phần lớn là nam giới.

Sinh Viên Có Nên Sống Thử Hay Không? Hậu Quả Khi Sinh Viên Sống Thử

Nhiều sinh viên xa nhà đã tự do sống thử với người yêu như vợ chồng. Điều đáng nói là thực trạng sống thử ở sinh viên ngày càng nhiều và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Sinh viên có nên sống thử hay không?

Một câu hỏi có nhiều câu giải đáp. Nhiều bạn không nói có lẽ không phải vì không biết trả lời mà chỉ có ánh mắt buồn về thực trạng đáng lo ngại trong đời sống sinh viên hiện nay: sống thử”.

Vậy trước hết chúng ta cũng cần tìm hiểu sống thử là như thế nào? Sống thử nghĩa là hai người yêu nhau, có tình cảm với nhau dọn về sống chung một nhà trước hôn nhân để xem có phù hợp nhau hay không, một phần là để tiết kiệm tiền trọ cũng như chăm sóc nhau khi ốm đau, bệnh tật.

Giới trẻ sống thử ngày càng nhiều nhưng với những sinh viên – những người con thường xa nhà mang theo khát vọng của cha, niềm mong ước của mẹ là học tập nên người và thành tài để mai sau thoát nghèo, xây dựng quê hương đất nước,…

Sự nghiệp học hành đang còn dang dở thì các bạn đã bị “sa lưới”. Nếu ở bậc phổ thông, hoặc lúc còn ở với cha mẹ, nếu các bạn không được giáo dục giới tính kỹ lưỡng, không biết cách phòng tránh thì việc mang thai ngoài ý muốn hay việc mắc các căn bệnh xã hội như: HIVD, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… là điều không lường trước được.

Thêm nữa, nếu chẳng may gặp những tên sở khanh thì chẳng những sự nghiệp học hành còn giang dở mà đời con gái cũng rơi vào bể khổ. kinh tế gia đình thêm bế tắc.

Thật khó để khuyên sinh viên nên sống thử hay không mà sống thử giống như một phép toán. Đúng hay sai không phải ở công thức mà ở cách làm và người làm. Nếu hai bạn xác định sống thử xem có hợp hay không để tiến tới hôn nhân thì không sao cả. Sau một thời gian chung sống nếu không hợp nhau thì “đường ai nấy đi” không phải lo ràng buộc bởi cả hai đến với nhau đều tự nguyện.

Sinh viên sống thử không còn là hiện tượng mới nhưng chưa bao giờ là cũ. Bạn Tuyết, sinh viên Trường Sài Gòn chia sẻ: Xóm trọ em toàn sinh viên. Cả xóm có 9 phòng thì có đến 5 phòng sinh viên góp gạo thổi cơm chung rồi. Không biết sau này thì như thế nào nhưng trước mắt thì thấy họ đều vui vẻ bên nhau. Nhìn thấy hai người cùng quan tâm nhau trong căn phòng nhỏ có cảm giác ấm cúng. Mỗi tối, họ cứ quây quần bên nhau, bên những nồi cơm mới dở vung, bên những nồi canh cạnh bếp lửa. Có lẽ điều đó sẽ xua tan mọi mệt mỏi, áp lực trong ngày và cũng phần nào giúp họ vơi đi nỗi cơ đơn, để căn phòng bớt trống vắng và lạnh lẽo.

Sinh viên không nên sống thử?

Như đã nói là khó có lời khuyên, tuy nhiên sinh viên tuyệt đối không nên sống thử nếu:

– Đối phương là người xa lạ, mới quen

– Đối phương có những dấu hiệu mắc các bệnh xã hội

– Đối phương là người bạn không có ý định tìm hiểu để tiến tới hôn nhân lâu dài…