Top 7 # Gió Địa Phương Có Ý Nghĩa Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Chuông Gió Có Ý Nghĩa Gì? Vị Trí Treo Chuông Gió Phù Hợp?

11/9/2018 3:57:00 PM

Chuông gió không chỉ là một vật trang trí trong nhà, mà chúng còn có tác dụng trong phong thủy hay mang ý nghĩa trong tình yêu. Và nếu như, bạn muốn cầu chúc cho ai đó gặp nhiều an lành, hạnh phúc thì chuông gió là một quà tặng thực sự ý nghĩa. Đặc biệt, chuông gió mang ý nghĩa hong thủy vô cùng lớn lao, tượng trưng cho may mắn, giúp đem lại hạnh phúc cho gia đinh.

Nguồn gốc của chuông gió

Chuông gió còn được gọi là phong linh xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 6 tại Ấn Độ sau đó du nhập qua Trung Quốc. Còn ở Nhật Bản, chuông gió còn được gọi là Furin, du nhập vào Nhật từ thế kỷ 12 thời điểm mà đạo phật được truyền bá rộng rãi tại nước này. Và chính thức được sản xuất đầu tiên tại Nhật dưới thời Edo và được bày bán tại cổng đền Kawasaki – Daishi.

Những chiếc chuông gió được làm từ các chất liệu khác nhau như gốm, thủy tinh,… nhưng kim loại vẫn là chất liệu chủ yếu. Mỗi chất liệu lại cho một âm thanh riêng biệt, không hòa lẫn vào đâu. Cùng với quá trình đô thị hóa quá nhanh, ngày nay chuông gió không còn được chào đón nhiều như xưa.

Ý nghĩa của chuông gió

Trong phong thủy: Xua đuổi tà ma, bệnh tật và đem lại may mắn, anh lành cho ngôi nhà.

Chuông gió có tác dụng tiêu tán, hóa giải hung khí vì vậy người ta thường treo chuông gió để giải hung khí, biến hung thành cát, đem lại may mắn cho căn nhà hay văn phòng. Nên treo chuông gió tại cửa ra vào hay cửa sổ, vì phong linh còn được xem là linh hồn của gió, sự kết hợp giữa chuông cùng với gió sẽ tạo nên những âm điệu của đất trời, của âm dương nhật nguyệt.

Trong tình yêu: phong linh có ý nghĩa gắn kết hai người với nhau mãi mãi. Khi một trong hai người bị lạc nhau thì người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dãn lối cho người con trai trở về. Và khi một người nào đó tặng bạn chiếc chuông gió, thì đó như một lời chúc, mang bình yên mãi bên bạn cùng với đó là lời hứa hẹn mãi mãi bên nhau của cả hai.

Vị trí treo chuông gió phù hợp

Chuông gió có thể treo ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà như cửa chính, cửa sổ, cửa phòng ngủ hay trong phòng ngủ. Mỗi không gian lại có vị trí treo chuông gió phù hợp. Và các vị trí treo chuông gió cực kỳ quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến gia chủ rất nhiều.

Đa phần, mọi người thường treo chuông gió tại cửa chính của nhà, vì ngay cửa chính là nơi đón nắng gió nhiều nhất, giúp tạo ra năng lượng tốt, xua đuổi tà khí và tăng tài lộc cho gia chủ. Đặc biệt, cửa chính của nhà đối với cửa hoặc đường đi khiến phong thủy nhà bị lộ sát nên cần treo chuông gió. Đồng thời, treo chuông gió ở cửa chính góc bên trái để tránh tà khí.

Còn nếu cửa chính đối diện với cửa sổ thì cũng dễ gặp điều không may nên hãy treo chuông gió ở bện cạnh cửa sổ để tránh điềm xấu. Mặc khác, nếu cửa sổ đối diện với cửa sổ hàng xóm thì nên cần một chuông gió nhỏ bên hông cửa sổ để tránh mất tài lộc.

Ngoài ra khi treo chuông gió, cần xem xét hướng nhà để chọn chất liệu chuông gió phù hợp để tránh mang lại tai ương cho bản thân và gia đình:

Với chuông gió làm bằng kim loại có thể treo ở hướng Tây, Tây Bắc và Bắc.

Treo ở hướng Đông, Đông Nam và Nam thì việc chọn các chuông gió làm bằng gỗ hoặc tre là ưu tiên hàng đầu.

Chuông gió làm bằng sứ hoặc đất nung, hãy treo chúng vào khu vực phong thủy dành cho gỗ và đất như trung tâm ngôi nhà, hướng Đông và Đông Nam.

Tuyệt đối không treo tại hai hướng Đông Bắc và Tây Nam, vì đây là hai cửa xấu, gây ảnh hưởng đến gia chủ và tài lộc.

Những kiêng kỵ khi treo chuông gió trong nhà

Tác dụng của chuông gió chỉ phát huy tốt nhất nếu lựa chọn vật liệu, màu sắc và vị trí phù hợp. Mặt khác, lưu ý những kiêng kỵ để tránh chiêu âm, nạp hạn.

Chuông gió không được treo trên đường quỷ (đường được vẽ bằng đường thẳng từ hướng Đông Bắc sang Tây Nam ở đối diện).

Không treo chuông gió ở phòng vệ sinh vì nhà vệ sinh âm khí nặng dễ dẫn tới điều chẳng lành.

Chỉ treo chuông gió trong phòng ngủ trong một số trường hợp cửa phạm phong thủy.

Không treo chuông gió trong phòng bếp bởi nó kích thích hỏa khí nhiều, dương quá thịnh.

Chuông gió đẹp là vật dụng có thể trang trí nhà cửa, tạo điểm nhấn hay các âm điệu thú vị cho không gian và cũng có tác dụng phong thủy khá tốt cho nhà cửa. Và khi biết cách tận dụng những chiếc chuông gió cho không gian thêm đẹp và giúp đem tài vận, đuổi tà khí nhưng cần chắc chắn nắm rõ các kiến thức về chọn chuông gió phù hợp với phong thủy.

keyword: chuông gió, vị trí treo chuông gió

Mèo Thần Tài Cầm Chuông Gió Có Ý Nghĩa Gì?

Mèo thần tài cầm chuông gió với màu hồng chủ đạo, nét mặt tươi cười man đến mai mắn cho tình duyên và mối quan hệ làm ăn. Ngoài ra còn nhiều ý nghĩa khác cụ thể bên dưới bài viết. Mèo thần tài có ý nghĩa gì? Trong tiếng Nhật, Neko nghĩa là “mèo”, Maneki là “hấp dẫn, mời gọi”, khi kết hợp, hai từ này có nghĩa là “con mèo gọi may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc.” Với các các…

Mèo thần tài cầm chuông gió với màu hồng chủ đạo, nét mặt tươi cười man đến mai mắn cho tình duyên và mối quan hệ làm ăn. Ngoài ra còn nhiều ý nghĩa khác cụ thể bên dưới bài viết.

Mèo thần tài có ý nghĩa gì?

Trong tiếng Nhật, Neko nghĩa là “mèo”, Maneki là “hấp dẫn, mời gọi”, khi kết hợp, hai từ này có nghĩa là “c on mèo gọi may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc.” Với các các biểu tượng mang ý nghĩa tài lộc, may mắn trong phong thủy và nét mặt tươi cười, mèo thần tài mang tới một không khí vui tươi, náo nhiệt, cũng như sự bội thu trong kinh doanh buôn bán

Mèo thần tài cầm chuông gió có gì đặc biệt?

– Ngoài ra, phía sau lưng chú mèo còn được trang trí thêm một số họa tiết hoa lá độc đáo, sinh động.

– Phía dưới mèo là một cái đệm lót bằng bông bọc vải đỏ để giúp bạn bảo quản tượng mèo được tốt hơn và làm tăng tính thẩm mỹ cho mèo.

Mèo Thần Tài cầm chuông gió có ý nghĩa gì?

– Nét mặt của mèo lúc nào cũng tươi cười sẽ mang tới cho gia chủ không khí vui tươi, để tinh thần được thư thái, xua tan đi mọi mệt mỏi, buồn phiền của cuộc sống.

– Chính giữa bụng của mèo sẽ là những bông hoa đang thi nhau đua nở, khoe sắc như đang đón vận may về cho gia chủ.

– Chính giữa bụng của mèo sẽ là những bông hoa đang thi nhau đua nở, khoe sắc như đang đón vận may về cho gia chủ.

– Tay trái của mèo cầm một chiếc chuông vàng tượng trưng cho sự vẫy gọi tài lộc đến nhà. Tay phải cầm đàn.

Cách trưng bài mèo thần tài cầm chuông gió chuẩn nhất

– Cách bày trí mèo may mắn:

+ Mèo thần tài cầm chuông gió có thể được đặt ở không gian thoáng đãng, hướng ra cửa chính nếu đặt trong gia đình.

+ Nếu là ở trong các cửa hàng lớn như siêu thị, trung tâm thương mại thì có thể đặt mèo ở quầy tiếp tân, quầy thanh toán hướng ra cửa chính.

+ Nếu là trong cửa hàng bán lẻ thì bạn nên đặt mèo hướng mặt và tay ra cửa khách ra vào để đón được nhiều khách đến với cửa hàng hơn.

+ Còn nếu là trong văn phòng làm việc thì nên đặt mèo ở bên phải, quay mặt xuôi theo hướng chủ nhân quay mặt ra.

mèo phong thuỷ nhật bản 2020

mèo thần tài hợp tuổi gì 2021

cách chọn mèo thần tài

cách để mèo thần tài trên bàn làm việc

chúng tôi Báo Nhật Bản tiếng Việt cho người Việt

Tin tức nước Nhật online: Nhật Bản lớn thứ 2 tại Nhật BẢn cập nhật thông tin kinh tế, chính trị xã hội, du lịch, văn hóa Nhật Bản

Người Tên Phương Uyên Có Ý Nghĩa Gì?

Ý Nghĩa Tên Phương Uyên Theo Hán Việt:

– Phương thuộc bộ Thảo, có nghĩa là “mùi thơm, xinh đẹp hoặc cũng có nghĩa là phương hướng. – Uyên là tên một loài chim có tiếng hót hay, ngoài ra cũng là một cái tên phổ biến của nữ giới,một số trường hợp từ ghét có nghĩa là hiểu biết sâu rộng như Uyên Thâm, Uyên Bác.

Ý Nghĩa Tên Phương Uyên Theo Tử Vi:

Người tên Phương Uyên thuộc số 2 trong bộ số Tử Vi.

– Số 2 tượng trưng cho sự hòa nhã, ngọt ngào, sẵn sàng giúp đỡ và xã giao khéo léo. Liên hệ với mặt trăng. Tương đương với High Priestess, ái nữ Thổ Tinh, một thiếu nữ đang ngồi tiêu biểu cho quyền năng thiêng liêng, huyền bí và mọi sự bí mật trong cuộc đời đều chỉ khám phá bằng sự thông minh của trí óc và mọi sự hiểu biết đều có sự hổ trợ của ý chí cương quyết.

– Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và Jules Verne thuộc loại người số 2.

Tính cách:

– Rất tế nhị trong việc giao thiệp, biết xét đoán những người khác. Cộng tác ngoan ngoãn với người khác hơn là lãnh đạo họ. Thích sự quen thuộc thân mật yên ổn hơn là muốn ra sao thì ra, hơn là cái gì mới lạ quá. Thường trầm lặng, dè dặt, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Thích sự hòa thuận cộng tác. Không ưa cãi cọ, xích mích. Vì vậy không thể tin tưởng hoàn toàn vào sự thành công của họ xem Tu vi .

– Dễ thất vọng, chán nản, lo nghĩ nếu gặp những chuyện không vui. Nếu xử dụng đúng chỗ, tính lịch thiệp sẽ đem lại nhiều kết quả không ngờ. Nếu không dùng đúng chỗ có thể xảy ra chuyện bất hòa.

– Dễ bị sự chi phối bởi tình cảm hơn là lý trí. Lãng mạn. Dễ xúc cảm. Hòa nhã. Tuy có vẻ thản nhiên trầm lặng bên ngoài, thật ra có nhiều khi ‘cười bên ngoài mặt, khóc thầm bên trong.’ Khi vui thì thật là vui, khi buồn thật buồn. Rất dễ gây tình bạn, ít đòi hỏi ở người khác, nhưng lại không phải là người ưa sống tập thể. Không thích là trung tâm vũ trụ, không thích làm mọi người chú ý.

– Thích là khán giả hơn là làm diễn viên. Chịu khó làm việc hăng hái, vì vậy dễ đem lại thành công cho các việc tổ chức. Ít khi mất bình tĩnh. Khi đau khổ hay giận dữ thường có tính thâm trầm, ngậm đắng nuốt cay hơn là bộc phát. Ưa hòa bình, thích phục sức trang điểm và sống nhiều về tình cảm.

Công việc:

– Có óc sáng kiến và tưởng tượng nhưng có khả năng nhiều trong công việc người thừa hành hơn là cấp chỉ huy, cộng tác hơn là tranh chấp. Chẳng hạn làm diễn viên giỏi hơn làm đạo diễn, chơi nhạc hay hơn soạn nhạc. Dễ thành công trong những việc đòi hỏi sự tế nhị như giao dịch, nhất là các nghề về tâm lý học, xã hội học, cố vấn, phụ tá, thư ký vì dễ đem lại tình cảm cho những kẻ bị bối rối, đau khổ, bệnh tật.

– Các ngành thích hợp khác là dạy học, nghiên cứu y khoa, kế toán. Là nhân viên cộng tác chân thành, đắc lực, tín cẩn, và có lương tâm. Ít gặp sự may mắn trên đường công danh. Ít đòi hỏi, cam phận thủ thường, thiếu tinh thần tranh đấu. Nếu là chủ nhân, rất dễ chịu, ít ra lệnh, ít thúc đẩy thuộc hạ nên không có kết quả mỹ mãn.

– Tiêu tiền rất hợp lý và chắc chắn. Ít phung phí trừ trường hợp đối với người yêu. Ghét nợ nần, thường dành dụm từng đồng. Kinh doanh những việc chắc ăn như bắp, nhưng ít lời. Không dám liều lĩnh, không có đầu óc đầu cơ. Vì mềm yếu, dễ bị bạn bè lợi dụng, vay mượn, ngược lại rất ngại ngùng khi vay mượn người khác.

Tình duyên:

– Là bạn đời lý tưởng và nhiều khía cạnh, chan chứa tình thương yêu và sẵn sàng với người yêu. Người vợ số 2 thường tìm đủ mọi cách để đem lại hạnh phúc cho chồng, dù phải hy sinh nhiều, giúp đỡ chồng rất nhiều. Người chồng số 2 rất hòa nhã, dễ thương, ít đòi hỏi hoặc độc đoán, lại còn có thể bị các bà chi phối vì quá nể nang.

– Cần phải lưu ý đừng để khuynh hướng lãng mạn chi phối tính tốt bản nhiên vì họ mềm yếu về tình yêu. Cần phải nhận thức là: thực tế cũng quan trọng như lãng mạn. Kết bạn trăm năm được với các số khác. Tuy nhiên muốn có hạnh phúc lâu dài nên kết hợp với các số 2, 4, hoặc 6. Tuy bị chi phối, người số 2 vẫn thấy rất thích hợp với người số 1 và 8. Có thể gặp sự quý mến ở người số 3 và 5. Kết hợp với người số 7 và 9 chỉ đem lại nhiều ưu phiền và chịu đựng.

Ý Nghĩa Kinh Địa Tạng

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán. Tay trái của ngài cầm Như ý châu( Viên Ngọc lớn) tay phải ngài cầm Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo Luân Hồi. ( Phân biệt ngài Địa tạng và ngài Mục Kiền Liên là 2 ngài khác nhau, ngài Mục Kiền Liên tay trái ngài có thể cầm 1 chiếc bát , tay phải cũng cầm trượng như ngài Địa Tạng.

2. Duyên khởi của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng có 3 quyển: Quyển Thượng, Quyển Trung và Quyển Hạ. Có tất cả 13 Phẩm. Kinh Địa Tạng tên đầy đủ là “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Kinh nói về hạnh nguyện của bồ tát địa tạng được tôn giả A Nan trùng tuyên lại lời của Đức Phật dạy. Trong 1 chuyến đi đến cung trời Đao Lợi của Đức Phật để thăm thánh mẫu Mada là mẹ ruột của ngài, để thuyết pháp giáo hóa cho bà, thì Đức Phật đã nói lại hạnh nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ tát

Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau.

Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: ” Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”

Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: ” Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: ” Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: ” Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v… Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

3. Ý Nghĩa Của Kinh Địa Tạng

Địa: có nghĩa là dày chắc, Tạng là chứa đủ. Địa tạng có nghĩa là công đức của bồ tát địa tạng dày sâu như đất, chứa đựng hết nỗi đau của chúng sanh, hạnh nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ-tát:

“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.

Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề”

“Địa ngục mà trống hết thì ngài mới thành phật

Chúng sanh mà độ hết thì ngài mới vào cảnh giới niết bàn”

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”. “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức là làm chủ cõi địa ngục tham – sân – si của chính mình. Đó cũng chính là ý nghĩa sâu xa của Kinh Địa Tạng. Cõi địa ngục theo tinh thần Phật Giáo là Bất như ý xứ ( hay còn gọi là nơi không như ý mình muốn). Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, cảm thấy đau khổ không lối thoát thì đó cũng khác gì địa ngục đâu.

4. Lợi ích khi tụng kinh Địa Tạng

” Nếu có chúng sinh nào khi nghe đến tên Bồ Tát mà chắp tay hoặc khen ngợi, kính cẩn hay luyến mộ, thì người đó siêu việt 30 kiếp tội. Nếu có chúng sinh nào họa hình Bồ Tát, hoặc đúc hay khắc tượng Bồ Tát bằng vàng, bạc, đồng, hay bằng đá, rồi một lần chiêm ngưỡng lễ bái, thì người đó trăm lần sanh lại trong cõi trời 33 vĩnh viễn lìa khỏi ác đạo.

Nếu là đàn bà mà chán làm thân gái, tận tâm thờ phụng hình tượng Bồ Tát, cho đến trọn đời, thì kiếp sau thoát khỏi thân gái. Nếu có chúng sinh nào ca hát, tán tụng trước tượng Bồ Tát, Phật, trổi nhạc, ca vịnh rồi dùng hương hoa cúng dường hoặc khuyên gọi một hay nhiều người làm theo, thì ngay bây giờ và sau này đều được thiện thần phù hộ, người ấy vĩnh viễn lìa khỏi mọi sự gian nan và tai vạ bất ngờ.

Nếu có chúng sinh nào nằm liệt trên giường bệnh, cầu sống và chết cũng không được, và lại có người đêm nằm mơ thấy ác quỷ vào trong nhà, hay đi đường hiểm trở chơi đùa với quỷ, lâu rồi thành bệnh đêm nằm khổ sở, buồn rầu thê thảm. Đó là luận theo con đường của nghiệp chưa định là nặng hay nhẹ, cho nên tạm chưa được khỏi bệnh, hay khó xả bỏ thọ mạng. Sự việc đó dưới con mắt phàm tục của chúng ta thì cảm thấy rất khó hiểu. Nhưng nếu ta đối trước Chư Phật, Bồ Tát, lớn tiếng đọc một lượt Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hay lấy vật dụng đáng quý nhất của bệnh nhân, như quần áo hay châu báu, lớn tiếng nói trước bệnh nhân rằng: “Tôi là bệnh nhân trước kinh và tượng, tôi không tiếc mọi vật này, xả bỏ tất cả để cúng dường in kinh, đúc tượng Bồ Tát, Phật hay xây Tháp và Chùa, hoặc thắp đèn thờ cúng và bố thí cho thường trụ”. Cứ như vậy đọc trước bệnh nhân 3 lần để người bệnh nghe rõ. Nếu bệnh nhân đến lúc hấp hối, từ 1 đến 7 ngày, cứ lớn tiếng xướng bạch như trên và lớn tiếng tụng Kinh này, thì người này sau khi chết, những tội ác dù nặng đến đâu cũng đều được thoát khỏi hẳn.

Nếu có chúng sinh nào thấy có người đọc Kinh này (tức là Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện), một lòng khen ngợi, và cung kính sẽ được ngàn muôn phương tiện. Hãy khuyên họ cần tận tâm đừng thối chuyển, công đức này sẽ không thể lường được. Nếu có chúng sinh nào nằm mơ thấy quỷ thần hiện hình, hoặc khóc lóc hay thở than, hay sợ hãi. Đó đều là do trong quá khứ có những quyến thuộc rơi vào ác đạo chưa được ra khỏi. Không trông mong được phước lực cứu bạt. Nếu đối trước Phật thành tâm đọc Kinh này, hay là nhờ thỉnh người khác đọc 3 hoặc 7 lần, sẽ nhờ công đức đó đều được giải thoát. Từ đó trong giấc mơ không còn thấy quỷ thần nữa. Nếu có người hèn kém, chẳng được tự do biết mà sám hối tội xưa, niệm đọc danh hiệu Bồ Tát ngàn vạn lần, thì thường được tôn quý. Nếu có trai gái mới sanh trong 7 ngày, mà đọc kinh này và niệm danh hiệu Bồ Tát hàng vạn lần, thì hài nhi ấy tội trong đời trước được tận diệt. An lạc lâu dài, tăng thêm phước thọ.”

Nam Diêm Phù Đề, chúng sinh có những cử chỉ và ý niệm không đẹp, đó đều là nghiệp chướng và tội ác. Nếu trong 10 ngày chay, tức là mỗi tháng ngày mùng một, mùng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín và ba mươi vì những ngày kể trên là ngày tập hợp các tội, hãy đối trước tượng Phật đọc một lượt Kinh này, thì bốn bề trong xứ đều lìa khỏi mọi tai nạn. Những người cư ngụ trong khu này trong trăm ngàn năm mãi mãi lìa khỏi tội ác. Cơm no áo ấm, tai ương đi khỏi, phước đến, những câu nói ở trên đều là những lời của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói với Phổ Quảng Bồ Tát.

Ở tại phía Nam có một nơi thanh tịnh. Có một am đường xây cất bằng vật liệu, đất, đá, tre, gỗ. Trong am nhiều pho tượng hình và Địa Tạng Bồ Tát tạc bằng vàng hay đá đất và gỗ. Thắp hương, thờ cúng, chiêm lễ tán thán, nếu ai ở chỗ đó có lo điều lợi ích:

Một là Đất đai màu mỡ.

Hai là Người, nhà bình an

Ba là Kẻ chết được sinh Thiên.

Bốn là Giàu sang sống lâu.

Năm là Mọi mong cầu được như ý.

Sáu là Không có tai họa về nước và lửa.

Bảy là Tránh mọi tà ma.

Tám là Tuyệt khỏi ác mộng.

Chín là Ra vào đều có thiện thần phù hộ.

Mười là Thường gặp Thánh nhân.

Đó là những lời của Kiên Lao Địa Thần trình với Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nếu có chúng sinh nào khi lâm chung nghe thấy tên Bồ Tát bằng tai, sau khi chết đi vĩnh viễn lìa khỏi ba đường ác khổ sở, nếu quyến thuộc người đó lấy đồ vật quý giá hay tiền tài của người bịnh, tạc hay vẽ tượng Bồ Tát Địa Tạng. Hoặc có thể khi bệnh chưa lâm chung được tai nghe mắt thấy sự việc này, thì người này nghiệp báo nặng sẽ được trừ khỏi.

Tôi có một người bạn tên là Hứa Bỉnh Khôn, có đứa cháu ngoại tên là Cố Tôn Tín, từ năm lên 2 cho đến lúc 6 tuổi bị chứng bệnh kết hạch, các thầy thuốc đều bó tay. Lúc đó nghe lời khuyên của Hứa Bỉnh Khôn, người nhà đem những đô quý giá của đứa trẻ, bán được một số tiền. Rôi trước mặt đứa bé nói ba lần, đem bán những đô nầy được 10 đông. Khôn tạc bức tượng của Địa Tạng Bô Tát đặt ở giữa sảnh đường dưới nhà. Mỗi ngày kính cẩn lễ bái. Không bao lâu, bệnh tình đứa trẻ không chữa mà khỏi. Đến nay đã 4 năm qua. Tất cả những chứng bệnh lặt vặt như nhức đầu cảm nóng cũng không có nữa. Ngày mùng 2 tháng 3 năm Dân Quốc thứ 16 (1927) tôi đến thăm Hứa Bỉnh Khôn ở đường Nạp Kim số 283 tại Thượng Hải, được biết đó là chuyện mắt thấy tai nghe. Chứng minh là công đức lợi ích của Bô Tát Địa Tạng thật không thể lường và còn rất nhiều sự tích linh cảm của Bô Tát Địa Tạng, qua các thời đại ghi rõ sự thực, có ghi chép tường tận ở trong Linh Cảm Địa Tạng Bô Tát (Xin các tín hữu hãy đọc kỹ).

Và tuổi thọ lại càng tăng lên, nếu những người ấy nghiệp báo đã hết, vì phạm tội nghiệp, đáng phải xuống địa ngục, thì mọi nghiệp chướng sẽ được thuyên giảm, sớm được siêu độ, sung sướng vui vẻ. Nếu có những chúng sinh khi thiếu thời, cha mẹ và anh chị em đều mất, quanh năm nhớ tiếc muốn biết bây giờ họ ra sao?

Người này nếu có thể ở trong một cho đến 7 ngày, tạc hay họa hình Bồ Tát. Nghe tên, thấy hình, kiên trì chiêm lễ thờ cúng, chẳng thối sơ tâm, thì quyến thuộc của người này nếu rớt xuống ác đạo, thì được giải thoát sanh lên cõi người, cõi trời được vui vẻ. Nếu là những người đã được sinh nhân thiên rồi sẽ được chuyển sanh lên hàng Thánh, hưởng thọ sự vui sướng vô cùng. Nếu trong 21 ngày, một lòng chiêm lễ hình tượng và đọc tụng danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát đủ mười ngàn lần thì được Bồ Tát hiện thân, cho biết quyến thuộc ở nơi đâu, hoặc ở trong mộng dẫn gặp người thân. Nếu lại có thể mỗi ngày tụng niệm danh hiệu Bồ Tát một ngàn lần, cho đến ngàn ngày sẽ được Bồ Tát sai khiến quỷ thần hay Thổ Công trong xứ đó hộ vệ. Trong đời này sẽ được mọi sự an lạc, và cũng được Bồ Tát xoa đỉnh thọ ký cho.

Nếu có chúng sinh nào muốn phát lòng từ tâm mà cứu độ chúng sinh, muốn vượt khỏi tam giới, tu vô thượng Bồ Đề, người này nếu gặp được Bồ Tát, nghe danh Bồ Tát, một lòng quy y thờ cúng lễ bái, thì những mong muốn nhất định được mau thành, kể cả những chuyện bình thường cầu gì được nấy. Nếu có chúng sinh nào đọc tụng Kinh điển Đại Thừa mà không dễ thành thuộc lãnh ngộ, nếu nghe tên Bồ Tát, thấy tượng Bồ Tát, kính cẩn dâng hương hoa, mọi cách phụng thờ cung kính thưa thỉnh, lấy một ly nước trong đặt trước tượng Phật, một ngày một đêm sau chắp tay, nhìn về phương Nam trịnh trọng mà uống, uống rồi kiêng rượu thịt, tà dâm, giết hại, và vọng ngữ trong bảy ngày hay hai mươi mốt ngày. Người đó ở trong mộng thấy Bồ Tát hiện thân, được gội nước, khi tỉnh giấc sẽ cảm thấy thông minh, nghe đọc Kinh điển qua tai thì nhớ mãi mãi không quên.

Nếu có chúng sinh nào ăn mặc thiếu thốn, mang nhiều bệnh tật, hay gia đạo bất an, đêm ngủ hay ác mộng đủ loại khổ sở thì cung kính. Xưng danh hiệu Bồ Tát đủ mười ngàn lần, tự nhiên tai nạn sẽ đi, phước đức sẽ đến. Nếu có chúng sinh nào trước khi có việc phải vào rừng và vượt biển, trước khi đi phải tụng niệm danh hiệu Bồ Tát một vạn lần, thì sẽ được quỷ thần Thổ Công phù hộ, miễn được mọi sự nguy nan. Những sự việc kể trên đều là lời nói của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nếu chúng sinh nào thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát, hay nghe thấy tiếng tụng Kinh, hay tụng niệm và thờ phụng, cúng dường những đồ ăn thức uống, quần áo và những đồ quý giá, thành tâm cúng bái đảnh lễ thì sẽ được 28 thứ lợi ích:

Nếu chúng sinh nào lễ lạy chiêm bái lạy hình tượng Bô Tát hay khen ngợi những việc làm trong Địa Tạng Bổn Nguyện thì sẽ được 7 điều lợi ích như sau :

Những điều này đều là do Đức Phật Thích Ca nói với Hư Không Tạng Bồ Tát.

Còn có điều rất quan trọng, tức là trong phẩm Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện xưng Danh Hiệu đã ghi rõ Địa Tạng Bồ Tát không đợi Phật hỏi, tự mình trịnh trọng thưa với Phật rằng: Nếu có chúng sinh nào xưng niệm Phật danh hiệu, có thể giảm vô lượng tội, được vô lượng phước. Vậy thì Chư Phật quá khứ như Vô Biên Thân Phật, Sư Tử Hống Phật, Ca Sa Tràng Phật, Bảo Tánh Phật, Bảo Tướng Phật, Bảo Thắng Phật, Tịnh Nguyệt Phật, Mãn Nguyệt Phật, Nguyệt Diện Phật. Nếu được nghe danh hiệu Chư Phật trong khảy móng tay rồi phát tâm quy y, ở vô thượng đạo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.

Nếu người ấy mạng chung, người nhà thay thế lớn tiếng niệm Phật, người mạng chung được trừ đi mọi trọng tội, huống hồ là tự mình niệm Phật. Ta thấy rằng Chư Phật Bồ Tát rất thương yêu chúng sinh, còn hơn là Cha Mẹ thương con cái, phàm có nhớ nghĩ, sẽ được hóa độ. Còn có một vị Phật A Di Đà, rất từ bi. Thế giới của Đức Phật này gọi là Tây Phương Cực Lạc, chỉ cần niệm đọc câu Nam Mô A Di Đà Phật đời ta sẽ được 10 thứ lợi ích công đức. Khi sắp chết thì Phật đến tiếp dẫn. Từ đó thoát khỏi những khổ đau luân hồi. Như có người chí tâm niệm một tiếng Thánh hiệu sẽ được diệt

80 ức kiếp sinh tử trọng tội. Ta nên biết rằng niệm A Di Đà Phật được công đức rất lớn:

Là vì A Di Đà Phật đã từng phát đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương, thế giới Cực Lạc. Vì vậy chúng ta với thế giới Cực Lạc có mối nhân duyên rất lớn.