Top 5 # Đường Phèn Mật Mía Có Tốt Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Đường Phèn Kết Tinh Từ Mật Mía 500Gr

ĐƯỜNG PHÈN KẾT TINH TỪ MẬT MÍA

Đường phèn được sử dụng như 1 vị thuốc bổ phổi, tiêu đờm…. Vì vậy, chưng thuốc hoặc chưng yến mà không dùng đường phèn “xịn” thì không mang hiệu quả như mong muốn.

Đường phèn kết tinh từ mật mía là đường tự nhiên,có mùi rất thơm dạng mật mía, ngọt mát, không để lại cảm giác chua ở cuống họng, nó tự kết tinh sau quá trình lâu dài nên các cạnh kết tinh sắc, độ cứng cao, kết tinh khối to nhỏ, không đồng đều, khó tan chảy, có nhiều màu, từ trắng trong, vàng hổ phách (không phải vàng tươi như đường nấu), nâu sẫm, ….

Trong khi đó, đường phèn nấu từ đường trắng và được tẩy trắng bằng bột tẩy trắng hoặc vôi thì loại đường này không cho 1 giá trị dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe vì trong quá trình nấu đã có tạp chất, và đã ko còn giữ đượcc các khoáng chất.

***Thành phần: 100% đường phèn kết tinh từ mật mía ***Nơi sản xuất: Nghệ An ***Hướng dẫn sử dụng: 

– Sử dụng trực tiếp hoặc chế biến các món chè, nấu sữa, ngâm chanh đào, chưng yến…

***MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ HO TỪ ĐƯỜNG PHÈN:

– Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương rồi uống vào lúc sáng sớm để trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

– Chưng với cánh hoa hồng còn tươi để uống trị ho do thời tiết.

– Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

– Nấu với vỏ quýt để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.

– Pha cùng gừng tươi với nước sôi để trị cảm dao thay đổi thời tiết.

– Nấu chung với táo tầu, gừng tươi để trị cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

– Nấu cháo với gạo nếp, nhân sâm, hạt sen để bồi bổ khí huyết.

 ***Bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, ít ánh sáng. ***Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất

***QUY TRÌNH ĐỂ CÓ ĐƯỜNG PHÈN KẾT TINH:

– Mía sau khi thu hoạch được bào vỏ, ép nước, nấu cô đặc lại.

– Mật nấu xong sẽ được đổ vào các thùng phuy trữ từ 4 tháng đến 1 năm

– Phèn kết tinh ở xung quanh và dưới đáy phuy.

– Chắt nước mật và thu phèn.

– Các mảng phèn, cục phèn sau khi lấy ra sẽ được mang phơi khô.

Đường phèn kết tinh tự nhiên có khả năng làm dịu cơn đau họng, cắt cơn ho nên trị ho, viêm họng cực tốt không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn.

CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Hotline(Zalo):0937.08.07.04

Dùng Mật Mía Thay Đường Tinh Luyện

Mật mía là loại vật phẩm được sử dụng từ lâu đời. Theo sử sách ghi chép lại, từ ngày xưa, thổ dân Úc đã dùng mật mía để chữa bệnh nhưng do nền sản xuất đường công nghiệp phát triển nên chúng được ít người chú ý đến. 

Ngày nay, khoa học chứng minh đường tinh luyện rất nguy hiểm với sức khỏe con người, cùng với xu hướng trở về với thực phẩm thiên nhiên người ta đang dần quan tâm nhiều hơn đến mật mía – nguồn thực phẩm được làm hoàn toàn từ tự nhiên, nguyên chất dinh dưỡng từ cây mía.  

Đường tinh luyện – Sát thủ “ngọt ngào”

 

 

Đường tinh luyện là một trong những hình thức đơn giản nhất của đường mía. Đường có cấu trúc 50% glucose (đường đơn giản) 50% fructose. Tất cả những loại đường này sau khi ăn sẽ đi thẳng vào gan và máu, là thủ phạm gây suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt nguy hại đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên bị mệt mỏi, hay gắt gỏng khi bụng đói là do lượng isulin tăng giảm đột ngột vì chế độ ăn quá nhiều đường tinh luyện.  

 

Thói quen sử dụng đường tinh luyện rất có hại cho sức khỏe:

Làm suy giảm trí nhớ: Trong các nghiên cứu trên chuột bạch, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến não bộ, gây suy giảm trí nhớ và làm bộ não bị lão hóa nhanh hơn.

Nguyên nhân gây sâu răng và các bệnh về răng miệng: Khi răng tiếp xúc với đường, số vi khuẩn sẽ tăng lên đột ngột và các vi khuẩn này sẽ biến đường thành axit, nồng độ axit trong miệng sẽ thường xuyên ở mức cao và dẫn tới sâu răng.

Gây bệnh về tim mạch: Một cuộc nghiên cứu khác trên Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, tiêu thụ quá nhiều carbohydrat như đường, sẽ thúc đẩy gia tăng mỡ máu và do đó tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch.

Tăng nguy cơ mắc ung thư: Tiêu thụ lượng đường quá mức có thể làm tăng lượng insulin – đây là một trong các nguyên nhân đẩy cao nguy cơ mắc mắc các bệnh ung thư.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da: Ăn nhiều đường không những làm bạn trở nên béo phì mà còn góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, da xuất hiện nhiều nếp nhăn và chảy xệ.

Mật mía lành tính hơn đường tinh luyện

 

Về mặt sinh hóa mật mía ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ. Chính vì thế, chúng cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Ở Ấn Độ người ta sử dụng đường mía thô cho một số món ăn nhẹ nhằm giúp sưởi ấm cơ thể trong mùa đông.

Mật mía rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và muối khoáng. Theo một kết quả nghiên cứu chất dinh dưỡng trong mật mía, trong 40 gram, hoặc khoảng hai muỗng canh mật mía có chứa 14%  RDI Vitamin kali B6, 8% RDI Canxi, 16% RDI Kali, 10% RDI Đồng, 10% RDI Sắt, 24% RDI Magie, 30% RDI Mangan và 10% RDI Selen.

Bên cạnh đó mật mía cũng tập hợp một số lượng đáng kể của các muối sắt (iron) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Một lần nữa, đường mía thô cũng chứa các muối khoáng mà rất có lợi cho cơ thể. Bạn có thể cảm nhận khi ngâm một cục đường mía thô, nó tan trong miệng và để lại một chút muối trên lưỡi. Và đây là muối khoáng tự nhiên được mía tổng hợp từ đất. 

Mật mía có vai trò như một tác nhân làm sạch. Nó làm sạch phổi, dạ dày, ruột, thực quản và đường hô hấp. Những người làm việc trong môi trường bụi bặm như cảnh sát giao thông, kỹ sư công trình, những người phải đi nhiều nơi những con đường bụi bặm được khuyến khích dùng một chút mật mía mỗi ngày.   

 

Theo Đông y, mật mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đờm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.

Theo nghiên cứu, mật đường đen chứa nhiều chất chống oxy hoá hơn mật ong, cũng như các chất làm ngọt tự nhiên khác như siro cây phong, siro bắp và mật hoa thùa. Chất chống oxy hóa này giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu của lão hóa.

 

 

Theo Tạp chí Carcinogenesis, mật mía có thể được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người trồng mía, người hay ăn đường nâu… cũng có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người bình thường. Mật mía blackstrap chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hẳn so với các loại đường khác. Các chất chống oxy hoá có vai trò chống lại các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.

Hy vọng rằng bạn sẽ thay đổi thói quen sử dụng đường tinh luyện để lựa chọn những loại gia vị tạo ngọt lành mạnh và an toàn hơn – Mật mía chẳng hạn!  

☎️ 0961 068 006

 

Phân Biệt Mật Mía Và Mật Rỉ Đường • Tin Cậy 2022

Phân Biệt Mật Mía Và Mật Rỉ Đường

Mật mía và rỉ đường đều là những sản phẩm từ cây mía. Tuy có nhưng đặc tính gần giống nhau, nhưng ứng dụng lại khác nhau. Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong ngành công nghiệp đường của thế giới. Ở Việt Nam, miền Trung là vùng đất truyền thống trồng cây mía. Việc canh tác mía rất đơn giản, chỉ cần lấy phần ngọn mía cắm xuống đất để mọc thành cây mía. Mía là cây khổng lồ thuộc họ lúa bao gồm cỏ, ngũ cốc và tre nứa. Cây mía thường được dùng để sản xuất đường. Mía chứa đường dưới dạng nước ngọt trong thân cây có nhiều xơ.

Tổng quan về mật mía

Mật mía là chất lỏng dạng si-rô, tương tự như mật ong. Là sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

Thành phần

Các chất dinh dưỡng có trong mật mía: carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra còn có vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như canxi, phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…

Quá trình sản xuất mật mía

Trước tiên, cây mía khi thu hoạch được chặt bỏ ngọn và gốc. Khi đưa về các xưởng ép mía, nguyên liệu có thể được làm sạch sơ bộ, sau đó đưa vào ép. Việc ép mía trước đây chủ yếu dùng sức người hoặc sức trâu, bò kéo. Tuy nhiên hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang dùng máy ép, do vậy năng suất nâng cao rõ rệt. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

Nước mía thu được sau khi ép được lọc sau đó đem đi cô, còn gọi là nấu mật. Người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn đảo mật đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy. Trong khi nấu mật, phải vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au. Sản phẩm được để nguội sau đó rót vào thùng chứa.

Công dụng

Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.. Người ta sử dụng mật mía để làm các loại bánh, chế biến các món chè, dùng trong nấu ăn, giải khát. Bên cạnh đó, mật mía còn là 1 vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Bảo quản

Đầu tiên chúng ta cần phải nấu lại mật cho sôi. Sau khi nguội chúng ta có thể bảo quản trong chai ở nhiệt độ bình thường, không cần thiết phải để vào tủ lạnh. Vì mật rất dễ cháy nên khi nấu mật phải thật nhỏ lửa và thường xuyên khuấy. Khi nấu gần sôi thì mở nắp nồi để kiểm soát, tránh bị tràn. Sau khi sử dụng, mật còn thừa không được đổ lại chai đang đựng mật.

Tổng quan về rỉ đường

rỉ đường hay còn gọi là mật rỉ đường. Rỉ mật là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường.

Thành phần

Quá trình sản xuất rỉ đường

Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường. Khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.

Công dụng

Trong xử lý nước thải và môi trường: Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng, khử mùi rác, phân hủy chất hữu cơ

Trong ngành công nghiệp: Sử dụng trong sản xuất gạch. Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. Là một chất kết dính tốt, là nguyên liệu trong xây dựng trước đây

Trong ngành nông nghiệp: Làm phụ gia, nguyên liệu để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Sử dụng làm mồi câu cá. Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất. Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại chế phẩm dùng trong nông nghiệp

Trong ngành thủy sản: dùng trong nuôi trồng thủy sản với mục đích kiểm soát nitơ, khí độc, amoni, pH trong ao nuôi. Giúp ổn định hàm lượng tảo, điều tiết, cân bằng quá trình quang hợp trong nước.

Bảo quản

rỉ đường là chất dinh dưỡng khá lý tưởng nên chúng rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn bay vào. Sau mỗi lần sử dụng, nếu còn dư thì phải đậy kín lại, không được đổ lại vào can.

Sự khác nhau giữa rỉ đường và mật mía

Nhìn chung, mật mía và rỉ đường đều là những nguồn thực phẩm bổ ích được làm ra từ cây mía. Chúng có vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Rỉ đường có màu sẫm dùng trong sản xuất các ngành công nghiệp. Là nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, trong đời sống hàng ngày và nông nghiệp. Còn mật mía thì ngược lại có màu vàng, sáng. Là nguồn dinh dưỡng cho con người dùng trong thực phẩm, chế biến các món ăn, thanh nhiệt.

Mọi thắc mắc về “Phân biệt mật mía và mật rỉ đường”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Đường Phèn Là Gì? Đường Phèn Có Mấy Loại? Loại Nào Tốt Nhất?

“Tôi thấy người ta thường dùng đường phèn nhưng không rõ đường phèn là gì? Đường phèn có mấy loại và loại đường phèn nào tốt nhất, rất mong được giải đáp!” – câu hỏi của một khách hàng gửi về cho Shop Rừng Vàng.

Đường phèn là gì?

Trước khi tìm hiểu đường phèn có mấy loại, chúng ta cần làm rõ khái niệm đường phèn là gì .

Đường phèn còn được gọi với cái tên băng đường, là một loại đường được làm từ nước mía, củ cải đường hay một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Ở Việt Nam, đường phèn làm từ mía là loại đường phèn phổ biến nhất.

Khác với đường cát trắng thông thường, đường phèn có vị ngọt thanh hơn, do đó nó được dùng phổ biến trong các món chè, hoa quả ngâm và cả ngâm rượu. Ngoài ra, đường phèn còn góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa ho theo dân gian.

Về câu hỏi đường phèn có mấy loại, chúng ta cần căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau.

Đường phèn có mấy loại nếu phân theo phương thức sản xuất truyền thống và hiện đại?

– Đường phèn có chỉ: Là loại đường phèn được sản xuất theo phương thức truyền thống, thủ công hoàn toàn.

Trong quá trình sản xuất đường phèn có chỉ, người ta không sử dụng bất kỳ một loại máy móc hay phụ gia phụ phẩm nào. Khi đó, phải cần sợi chỉ để đường phèn bám vào và kết tinh. Do đó thành phẩm đường phèn sau khi hoàn thành sẽ có viên to, viên nhỏ và sợi chỉ vẫn còn đó.

– Đường phèn không chỉ: Là loại đường phèn được sản xuất theo phương thức hiện đại, sử dụng máy móc, quá trình sản xuất khép kín, kết tinh chậm, các viên đường phèn sau khi hoàn thành thường có kích thước đều nhau và cũng không còn sợi chỉ như phương thức sản xuất truyền thống.

– Đường phèn trắng: Người ta sử dụng một loại nguyên liệu dùng để tẩy trắng đường phèn, do đó thành phẩm thu được sẽ trong hơn, trắng trẻo và đẹp mắt hơn.

Đường phèn có mấy loại nếu phân loại theo kích thước của viên đường?

– Đường phèn hạt to: Là đường phèn có kích thước các viên rất lớn và thường không đều nhau. Đường phèn hạt to có thể là đường có chỉ, đường không chỉ, đường vàng hoặc đường trắng.

– Đường phèn hạt nhỏ: Là loại đường phèn sau khi kết tinh sẽ tiếp tục đường nghiền nhỏ thành từng hạt có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên đường phèn thường không nhỏ như đường cát.

Đường phèn loại nào tốt nhất?

Như vậy, chúng ta đã biết đường phèn có mấy loại. Vậy giữa rất nhiều loại đường phèn thì loại nào tốt nhất?

– So sánh đường phèn có chỉ và đường phèn không chỉ: Đường phèn không chỉ tiện lợi hơn, còn đường phèn có chỉ bất tiện hơn vì khi dùng phải loại bỏ sợi chỉ. Nhiều người vẫn thích đường phèn có chỉ vì có thể độ tinh khiết cao hơn, tuy nhiên đường phèn không chỉ lại phổ biến hơn.

– So sánh đường phèn vàng và đường phèn trắng: Đường phèn trắng chỉ có màu sắc đẹp hơn, còn đường phèn vàng được nhiều người lựa chọn vì độ tinh khiết cao hơn.

Do đó, hãy tùy vào mục đích sử dụng mà chọn cho gia đình mình một loại đường phèn phù hợp.

Địa chỉ: Số 35 Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Nguồn tham khảo bài viết Đường phèn có mấy loại:

https://www.cet.edu.vn/nau-an/kien-thuc/duong-phen-la-gi

Tại Sao Đường Phèn Lại Có Sợi Chỉ

http://giadinh.net.vn/song-khoe/duong-phen-khong-chi-va-nhung-loi-ich-khong-ngo-20171031161214076.htm

https://text.123doc.org/document/4609225-cong-nghe-san-xuat-duong-phen.htm