Top 7 # Có Nên Xịt Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Có Nên Dùng Thuốc Xịt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh?

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh trên thị trường, tuy nhiên không phải vì lí do đó mà các bậc cha mẹ được phép sử dụng thuốc bừa bãi, tuỳ tiện, không theo nguyên tắc nào.

Theo các chuyên gia về tai mũi họng, thuốc xịt mũi ngày nay thường có 3 dạng chính đó là: Dung dịch nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi dạng Corticoid tại chỗ và thuốc xịt mũi dạng co mạch.

Các loại thuốc xịt mũi thường có một số công dụng như: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, sổ mũi thuộc bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm mũi họng. Giúp giảm tiết dịch niêm mạc mũi và làm thông thoáng đường thở. Chính vì vậy, khi trẻ có những triệu chứng như viêm họng, nghẹt mũi, sổ mũi, các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở cho bé. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc xịt vì có thể xảy ra nhiều hậu quả khó lường cho bé, khi xịt các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

+ Không nên xịt mũi cho trẻ quá 5 lần một ngày, chỉ nên xịt khoảng 2-3 lần và mẹ chỉ xịt một nhát duy nhất cho mỗi lần xịt mũi.

+ Nên sử dụng các loại thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh có tính chất sinh lí bình thường, không nên dùng các loại thuốc xịt mũi có đặc tính mạnh.

+ Khi trời lạnh, bố mẹ càng không nên xịt mũi cho con, vì cường độ áp suất cực mạnh và hơi lạnh tỏa ra có thể làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ đồng thời làm các con dễ bị ho.

+ Nên xịt mũi cho trẻ trước khi cho bú khoảng 30 phút để tránh nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn thì sau đó nên vệ sinh ngay, vì lúc này thức ăn kèm dịch vị dạ dày vẫn còn bám trên mũi, đây chính là nguyên nhân gây viêm mũi dai dẳng ở trẻ sơ sinh.

+ Khi xịt mũi cho trẻ nên thực hiện khi trẻ còn thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng.

+ Khi xịt mũi cho trẻ các mẹ nên cho bé nằm nghiêng đầu qua một bên, lúc này dùng bình xịt xịt nước vào bên mũi phía trên cho đến khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.

+ Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng giấy ướt hoặc xà phòng để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé.

Hậu quả của việc lạm dụng thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh

Thuốc xịt mũi có tác dụng giúp giảm tiết dịch niêm mạc mũi và làm thông thoáng đường thở, vì vậy các mẹ có thể dùng để xịt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khi trẻ mắc bệnh, còn thông thường không nên áp dụng. Nếu lạm dụng thuốc xịt mũi cho trẻ sẽ gây ra một số hậu quả khôn lường như:

+ Lạm dụng thuốc xịt mũi với trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ, gây rát mũi, kích thích mũi, mất chức năng bảo vệ sinh lý tự nhiên, dễ gây nên tình trạng viêm mũi xoang sau này.

+ Thuốc xịt mũi ngoài cho tác dụng tại chỗ còn có thể gây tác dụng toàn thân (nếu lạm dụng) gây nên một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, khó chịu khiến bé quấy khóc. Một số trường hợp có thể gây teo mũi, thậm chí thủng vách ngăn mũi ở trẻ.

+ Việc thường xuyên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh sẽ gây nên tình trạng nhờn thuốc, vào những lúc bé bị bệnh muốn sử dụng cũng không đem lại hiệu quả cao.

Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Thường Xuyên?

Rửa mũi cho trẻ nhằm làm sạch các chất nhầy và giảm nghẹt mũi, giúp loại bỏ các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh, ngăn ngừa các chứng bệnh cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu thông thường, làm khô thoáng mũi, giúp cho sự hô hấp dễ dàng. Vậy thao tác rửa mũi cho trẻ thế nào đúng cách và có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên? Hiểu được điều này sẽ giúp các mẹ biết cách chăm trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên?

Theo Bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay: Thời tiết thay đổi ngột, môi trường ô nhiễm nên rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng. Những lúc này, các mẹ cần vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé để hỗ trợ điều trị các chứng viêm mũi và đồng thời phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi được rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi trẻ mới được loại bỏ, nhờ đó trẻ dễ thở hơn.

Để rửa mũi cho bé, các mẹ thường dùng dung dịch muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển. Tuy nhiên, chỉ nên rửa đúng cách, mỗi tuần rửa 2-3 lần, không nên rửa thường xuyên. Bởi vì, việc lạm dụng nước muối rửa mũi sẽ khiến mũi trẻ mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc mũi, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính rất nguy hiểm.

Các mẹ nên hiểu rằng: Nước biển và nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này, các loại dung dịch được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng, dễ thở cho mũi. Bạn cũng có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý, nước muối biển để vệ sinh mũi sau khi đi ra đường, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Các mẹ cần nhớ là không nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày và thường xuyên cho trẻ, để tránh tình trạng gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Hướng dẫn các rửa mũi đúng cách cho trẻ

Rửa mũi đúng cách cho trẻ không những giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi mà còn phòng ngừa được các chứng bệnh về đường hô hấp khác. Để đạt hiệu quả cao nhất, an toàn nhất khi rửa mũi cho trẻ, các mẹ nên lưu ý và thực hiện theo những bước cơ bản sau:

+ Tiếp theo, kiểm tra lỗ mũi của bé, nếu có gỉ mũi cứng thì nên nhỏ vài giọt nước mũi vào sau đó đợt 2-3 giây để gỉ mũi mềm ra sau đó dùng tay nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra. Các mẹ cũng nên lưu ý, trước khi rửa mũi cho trẻ nên rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

+ Tiến hành rửa mũi, đưa đầu lọ nước rửa mũi vào một bên mũi của bé, nhẹ nhàng bóp 1-2 giây, bóp nhanh nhưng không mạnh. Nước muối sẽ đi từ lỗ mũi bên này và chảy ra cùng với dịch ở lỗ mũi bên kia.

+ Dùng khăn mềm thấm sạch nước và dịch mũi chảy ra ở đầu mũi bên kia. Nếu trường hợp bé khóc quấy các mẹ có thể nhẹ nhàng ôm trấn an bé để thực hiện với bên còn lại.

+ Tiếp theo, đổi bên, nghiêng đầu bé sang bên còn lại, sau đó thực hiện tương tự các bước trên với bên mũi còn lại.

+ Nếu xuất hiện dịch mũi đặc sệt thì mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé hút sạch chất dịch trong cả hai bên mũi ra, tránh cho tình trạng chất dịch chảy xuống khoang họng gây ra các bệnh lý về hô hấp khác nguy hiểm. Tuy nhiên tránh lạm dụng dụng cụ này vì nó có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhỏ và gây khó chịu cho trẻ.

+ Cuối cùng, kiểm tra xem đã sạch dịch và rỉ bên trong mũi bé hay chưa, nếu chưa có thể thực hiện thêm một lần nữa.

Các mẹ nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ và thường xuyên quan sát biểu hiện của bé. Nếu có biểu hiện bất thường thì phải dừng thao tác ngay và kiểm tra tình trạng của bé.

Có Nên Rửa Và Hút Mũi Thường Xuyên Cho Trẻ Sơ Sinh Không?

* Có thể bạn đang quan tâm: triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh – có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh

Có nên hút mũi thường xuyên cho trẻ sơ sinh?

Khi thấy trẻ có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi hay khò khè do đàm, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé và dùng tay móc đàm để thông thoáng đường thở. Đây là các cách xử lý phản khoa học, cha mẹ bé cần tránh hút mũi bé bằng miệng, vì khi phụ huynh dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Nhiều phụ huynh còn lạm dụng nước rửa mũi thường xuyên cho bé, thậm chí có những bé không có vấn đề về hô hấp. Có thể cha mẹ bé không biết rằng việc lạm dụng nước rửa mũi thường xuyên cho bé có thể làm teo niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu khác. Theo lời khuyên của bác sĩ thì các mẹ chỉ nên rửa mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.

Khi trẻ bị đàm nhiều, cha mẹ bé cũng không được móc đàm vì cách làm này có hại cho trẻ, vì khi móc họng sẽ làm xây xát vùng hầu họng làm bé bị ói, sặc vào đường thở rất nguy hiểm.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Để giải quyết vấn đề ngạt, sổ mũi và nhiều đàm ở trẻ, nếu trường hợp có đàm kèm tắc mũi thì làm vệ sinh mũi và cần cho bé uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ. Việc bạn cung cấp đầy đủ nước cho bé cũng đồng nghĩa với việc bạn thực hiện một biện pháp làm long đàm cho trẻ rất hiệu quả.

Khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, ở trẻ lớn, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Cần đảm bảo nguyên tắc vệ sinh, giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.

Nếu trẻ nghẹt nhiều gây khó thở nên dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Dung dịch này sẽ làm loãng dịch mũi để bạn dễ dàng vệ sinh mũi.

Cha mẹ lưu ý đối với trẻ nhỏ, trong trường hợp mũi nước thì không nên dùng que tăm bông để lấy vì không đủ sức hút nước, đầu bông cứng làm viêm niêm mạc mũi. Cách đơn giản là lấy giấy thấm sạch, mềm, dai xếp lại thành mũi nhọn giống sâu kèn vào mũi em bé, để một bên thấm ướt thì thay bằng cái khác. Đây là cách làm nhẹ nhàng, an toàn nhất.

Cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc cho con khi được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian để làm nặng thêm tình trạng viêm.

Cách sử dụng ống hút mũi cho trẻ sơ sinh

Ống hút mũi là một sản phẩm hữu hiệu giúp các bé hay bị sổ mũi nghẹt mũi được thông mũi và thở thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng ống hút mũi cũng phải đúng cách, sau đây là hướng dẫn các mẹ cách sử dụng ống hút mũi dạng bầu đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ:

– Cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau.

– Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.

– Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Dần dần thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại.

– Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, bạn cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Lưu ý: Ngoài việc dùng ống hút mũi, bạn cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc bạn tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.

Sau khi hút mũi cho bé, bạn phải rửa sạch dụng cụ hút mũi với nước ấm và dung dịch cọ rửa. Xả lại thật nhiều lần với nước ấm sạch. Có thể tháo đầu ống hút để cọ rửa sâu bên trong bầu ống. Cuối cùng, để ống hút ở nơi khô ráo và sạch sẽ. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.

4 Bước Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Muối Sinh Lý

Không biết rửa mũi bằng nước muối sinh lý không đúng cách sẽ dẫn đến hiệu quả rửa mũi không như mong muốn, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé và tạo ra nỗi sợ ám ảnh khi rửa mũi cho các bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu 4 bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý trong bài viết này.

4 bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Gạc

Nước muối sinh lý

Tăm bông

Dụng cụ hút mũi cao su. Với đồ hút mũi cho bé, mẹ nên chọn sản phẩm có chất liệu mềm và an toàn để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của bé.

Bước 2: Làm sạch mũi

Trong trường hợp bé bị viêm mũi, mẹ cần dùng gạc lau sạch phần dịch nhầy chảy ra bên ngoài lỗ mũi của trẻ.

Chú ý: Sau khi vệ sinh một bên mũi, mẹ cần thay gạc sạch để tránh lây chéo vi khuẩn giữa 2 bên mũi.

Bước 3: Vệ sinh mũi

Nhỏ nước muối sinh lý:

Đặt trẻ nằm ngang và giữ đầu bé nghiêng sang một bên.

Đưa ống hoặc lọ nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi, bóp nhẹ thành từng giọt (khoảng 2-3 giọt/ bên).

Kích thích kéo dịch nhầy ra ngoài:

Khi nhỏ nước muối xong, mẹ đặt tay phía gáy của bé để tạo góc nghiêng.

Sau đó, dùng tay bóp nhẹ 5-6 lần ở hai cánh mũi. Thao tác này giúp đẩy sâu nước muối sinh lý vào bên trong hốc mũi, kéo dịch nhầy ra dễ dàng hơn.

Lấy dịch nhầy ra ngoài:

Nhỏ nước muối vào tăm bông

Đưa tăm bông vào lỗ mũi, xoáy nhẹ để gỉ mũi.

Để vệ sinh lỗ mũi còn lại, mẹ cần đảo đầu tăm bông hoặc thay tăm bông khác để đảm bảo vệ sinh. Tại bước này, mẹ có thể thay thế tăm bông bằng dụng cụ hút mũi để hút tối đa dịch nhầy đọng trong mũi, giúp bé dễ thở hơn.

Bước 4: Vệ sinh lần 2

Trong trường hợp bé có dịch mũi đặc quánh, khó vệ sinh hết sau 1 lần, mẹ có thể làm vệ sinh 2 lần. Như vậy sẽ giúp làm sạch triệt để, giúp mũi bé được thông thoáng và bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lưu ý khi rửa mũi cho bé:

Với trường hợp bé bị viêm mũi, dịch nhầy có màu xanh hay vàng, mẹ cần tăng tần suất vệ sinh mũi cho bé từ 6-8 lần/ngày để đảm bảo mũi bé sạch.

Đặc biệt, trong trường hợp bé sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nhỏ thuốc đúng cách, đảm bảo hiệu quả của thuốc và sự an toàn cho bé.

Trong trường hợp bé không bị viêm mũi, mẹ không cần dùng dụng cụ hút mũi để tránh tạo cảm giác khó chịu, giảm tối đa nguy cơ gây xước niêm mạc mũi của bé.

Lựa chọn loại nước muối sinh lý đảm bảo an toàn

Trên thị trường có 2 loại nước muối:

Ưu trương: Hàm lượng muối khoảng 1.8% hoặc 2.7% hoặc 3%

Đẳng trương: Hàm lượng muối Natri Clorua 0.9%

Trong đó, nước muối sinh lý đẳng trương được các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên dùng. Vì sự an toàn với niêm mạc mũi cũng như tính hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi. Nước muối đẳng trương có áp suất thẩm thấu của dung dịch này tương đương với các dịch trong cơ thể (máu, nước mắt…) trong điều kiện bình thường.

Do đó, nước muối đẳng trương hay nước muối sinh lý không làm đảo lộn môi trường cân bằng tự nhiên trong cơ thể, không làm mất đi lợi khuẩn trên bề mặt niêm mạc mũi mà vẫn đảm bảo chức năng làm sạch.

Ngoài ra, bạn có thể mua Fysoline tại trên các sàn TMĐT và của trực tiếp các nhãn hàng tại ShopeeMall, LazadaMall…