Top 9 # Có Nên Về Quê Ăn Tết Trong Mùa Dịch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Về Quê Ăn Tết Mùa Dịch Covid

Cần xác định vùng có dịch

Theo thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong thời gian dịch xảy ra lại là cuối năm nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều thông tin cho rằng các tỉnh cách ly người từ vùng dịch trở về như cách ly tập trung người từ Quảng Ninh hay Hải Dương.

Thứ trưởng Tuyên cho biết có thể một số địa phương chưa hình dung một cách đầy đủ thế nào là ổ dịch, chưa hiểu hết đã là ổ dịch chúng ta phải phong tỏa và khoanh vùng và chưa hiểu được thế nào là địa phương có ổ dịch.

Thứ trưởng Tuyên cho biết, một phường có nhiều đường phố, có đường phố thì có ca bệnh dương tính thì chúng ta gọi đây là ổ dịch, phải khoanh vùng. Còn những phố không có ca bệnh thì coi là không có dịch.

Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế Dự phòng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn để có thể thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như của Bộ Y tế, đối với những khu vực có ổ dịch được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng và phong toả thì phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những đối tượng F1 phải đưa đi cách ly tập trung. Những đối tượng F2 thì phải cách ly theo dõi tại nhà.

Những đối tượng không phải F1, F2 mà được về nơi cư trú thì bắt buộc phải khai báo và tự theo dõi, tự cách ly tại nhà để nếu có vấn đề phát sinh thì phải xử lý ngay.

Theo thông tin này, người dân ở vùng không có dịch vẫn có thể đi lại được. Khu vực cách ly nội bất xuất, ngoại bất nhập đương nhiên không thể ra vào.

Đi lại lưu ý gì?

ThS BS CK2 Nguyễn Trần Nam, trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết đối với dịch ở Hải Dương lần này chúng ta “bắt dịch” trong cộng đồng và là chủng mang đột biến biến thể tại Anh.

Theo báo cáo, chủng này phát hiện ở Anh và lây ra hơn 70 nước trên thế giới với tốc độ lây lan rất nhiều so với chủng trước đó. So với chủng ở Anh tỷ lệ bệnh nặng không nhiều nhưng không chủ quan.

Chủng này có 86 % người không có triệu chứng, chứng tỏ khả năng người mang trùng rất lớn và khả năng này vẫn có thể lây truyền cho người khác. Đến nay, tốc độ lây lan nhanh có những gia đình cả nhà đã dương tính với Covid-19. Thời điểm này thì tự phòng bệnh cho mình và gia đình là quan trọng nhất.

Đến lúc này, cách tốt nhất là đeo khẩu trang bởi vì hiện không ai có thể biết ai mang virus vì vậy đeo khẩu trang sẽ không lây bệnh và cũng không lan bệnh cho người khác. Tay cũng phải rửa thường xuyên vì mình thường xuyên sờ tay lên mặt.

Gần Tết, nhu cầu đi lại hội họp rất lớn, tất niên rồi lễ hội… bác sĩ Nam cho rằng tốt nhất hạn chế tụ tập. Khi tụ tập nên giữ khoảng cách an toàn. Khi Covid-19 chưa từ bỏ thì bất cứ ai cũng không nên chủ quan.

Bác sĩ Nam cho biết mỗi khi nhìn thấy nơi tụ tập đông người ví dụ như trong dịp Tết dương lịch vừa rồi những điểm đón giao thừa rất đông và không ai đeo khẩu trang. Đây thực sự là điều đáng sợ.

Bác sĩ Nam cho rằng nếu về quê ăn tết thì cần lưu ý tới các điểm sau:

Thứ nhất, theo dõi các thông tin về vùng dịch có được về hay không.

Thứ hai, nếu về quê, về nhà sẽ có nhiều người tới hỏi thăm đông người điều này tạo ra một không gian nhiều người. Điều này không nên có thể hạn chế thăm hỏi, tiệc tùng, chè chén.

Thứ ba, đối với trẻ em, các nghiên cứu đều cho thấy trẻ em bị mắc Covid-19 cũng như người lớn nhưng ít bị nặng so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ em có khả năng mang siêu vi nhiều hơn người lớn và dễ lây bệnh cho người khác.

Với trường hợp cho bé đi chơi cần bảo vệ trẻ. Em bé dưới 2 tuổi không đeo được khẩu trang thì hạn chế ra khỏi nhà. Bé lớn hơn đeo được khẩu trang thì nên dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng.

Thứ tư, ngày tết nếu về quê hay đi du lịch tốt nhất nên chọn phương tiện, địa điểm ít người. Xe nên đi xe cá nhân. Bác sĩ Nam cho biết các xe khách công cộng ngày Tết họ thường chở quá số người quy định điều này cũng khiến cho nguy cơ lây dịch rất lớn.

Thứ năm, khi về quê, cần mang theo các thuốc về rối loạn tiêu hoá, thuốc hạ sốt. Các loại thuốc không cần kê đơn nên mang theo nhưng bác sĩ Nam lưu ý cần sử dụng đúng thuốc. Không sử dụng quá hàm lượng.

Thứ sáu, đối với những người đã mua vé máy bay, vé tàu ở vùng vẫn được di chuyển thì có thể đi lại nhưng hành trang mang theo cần thêm lọ nước sát khuẩn tay nhanh và khẩu trang. Bất cứ lúc nào vẫn đeo khẩu trang và phải đeo đúng cách, không đeo dưới mũi.

Vì sao 37 công nhân của Công ty POYUN dương tính khi xét nghiệm lần 2?

chúng tôi

7 Điều Cần Lưu Ý Khi Về Quê Ăn Tết Mùa Dịch

Về quê ăn Tết thường chúng ta sẽ mang khá nhiều đồ đạc, hành lý. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong mùa dịch. Chúng ta cần chú ý hạn chế đồ đạc, hành lý. Điều này sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng, thuận lợi hợp. Đồng thời tránh được việc người khác đụng vào đồ của bạn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

2/ Các món đồ bất ly thân mùa dịch

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng trong mùa dịch, bạn cần trang bị các vật dụng bất ly thân sau, nhất là khi đi xa như: Khẩu trang, găng tay, kính mắt, nước rửa tay khô, xịt sát khuẩn, bình đựng nước cá nhân, kính mắt, khăn giấy khô hay ướt đều được.

Trong trường hợp di chuyển bằng máy bay bạn cần chú ý. Khi đến sân bay cần đứng xa ở nơi đông người, giữ khoảng cách cần thiết với mọi người xung quanh, khử trùng khu vực chỗ ngồi trên máy bay, không sử dụng chăn gối trên máy bay, hạn chế sử dụng các dịch vụ ở sân bay như ăn uống. Tránh tiếp xúc với thành ghế, nhà vệ sinh, tháng máy, tay vịn… trừ trường hợp bắt buộc sử dụng thì sau đó cần diệt khuẩn với xà phòng, sử dụng nước rửa tay. Đồng thời cần ghi nhớ, hạn chế sờ tay lên mặt, mũi, miệng.

Đây là nguyên tắc cần đặc biệt chú ý, bởi chúng ta không thể biết vi khuẩn bám dính trên tay ở bất cứ giai đoạn nào trong hành trình. Do đó bạn cần chuẩn bị nước rửa tay khô ở trong người và sử dụng thường xuyên trong hành trình, nhất là khi tiếp xúc với các vật dụng, người, các đồ vật…

Đeo khẩu trang là cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và an toàn nhất mà ai cũng cần phải làm. Tuy nhiên không phải cứ đeo lên là xong. Bạn cần biết cách đeo. Đầu tiên hãy sử dụng khẩu trang y tế đạt chuẩn, có thể sử dụng 2 cái nếu thấy không an tâm. Sử dụng khẩu trang vừa gương mặt, khi đeo cần bấm gọng phía trên sát mũi để tránh virus tấn công. Khi tháo cần chú ý giữ khẩu trang, tránh tiếp xúc với bề mặt bên ngoài. Cần thay khẩu trang đều đặn, không nên sử dụng 1 cái trong thời gian dài.

6/ Hạn chế tiếp xúc với nhiều người

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người xung quanh, trừ khi cần thiết cần trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay, găng tay… Trong suốt hành trình bạn cần chú ý hạn chế tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt, nên giữ khoảng cách an toàn ít nhất 2m.

Bạn cần khai báo y tế trong 24h trước khi bay. Khi về địa phương cần tiến hành khai báo y tế đầy đủ và trung thực với chính quyền địa phương. Đây là nguyên tắc cơ bản và cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

9/ Hạn chế đi chơi Tết nhiều nơi

Mặc dù trở về ở vùng không phải tâm dịch hoặc về quê ở khu vực chưa có ca bệnh nhưng mọi người vẫn cần ý thức để chủ động phòng ngừa. Theo đó nên hạn chế đến nơi đông người, đi chơi xa, khi đi cần đeo khẩu trang, khử khuẩn tay liên tục.

Năm nay chúng ta phải đón Tết trong tâm lý hoang mang vì dịch bệnh. Ai cũng muốn về quê đón Tết bên gia đình. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả cộng đồng, kiểm soát dịch nhanh chóng, sớm đẩy lùi dịch bệnh thì mỗi người cần có ý thức. Hạn chế di chuyển đến vùng dịch, di chuyển đi xa,tốt nhất ở chỗ nào ngồi yên chỗ đó và cần tuân thủ các biện pháp an toàn khi ra đường.

Hy vọng mỗi người sẽ có ý thức hơn để chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sớm đẩy lùi dịch Covid.

Người Dân Đổ Về Quê Ăn Tết Khi Tình Hình Dịch Covid

Dịch vụ vận tải tại Bến xe trung tâm Lào Cai vẫn hoạt động bình thường.

Bến xe trung tâm những ngày cận tết Nguyên Đán Tân Sửu, hoạt động kinh doanh vận tải ở đây vẫn diễn ra bình thường. Khách có nhu cầu đi xe chủ yếu là về quê ăn Tết. Đặc biệt, càng giáp Tết thì nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Mặc dù có chút tâm lý lo lắng nhưng điều đó không ngăn được bước chân họ về quê đón Tết với gia đình. Anh Ngô Quang Hoàn, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai cho biết: “Cả năm đi làm được ngày nghỉ Tết tôi cũng muốn về gia đình ăn Tết. Tôi không lo lắng hay sợ gì cả, vì tôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh dịch”.

Theo nhà xe Hà Sơn – Hải Vân, từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại ở Hải Dương, Quảng Ninh và một số địa phương khác, lượng khách đi xe đã giảm tới 50%. Tuy nhiên, trong vài ngày trở lại đây nhu cầu đi lại về quê ăn Tết lại tăng nhẹ. Do vậy, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch như đo thân nhiệt kiểm tra sức khỏe, cấp phát khẩu trang miễn phí, phun tiêu độc khử trùng, giám sát chặt chẽ với những khách từ vùng dịch trở về. Anh Vũ Đức Tùng, quản lý nhà xe Hà Sơn – Hải Vân cho biết: “Ở Hà Nội có dịch bệnh nhưng vẫn có người đi về Lào Cai thường xuyên, theo chỉ đạo thì dịch vụ vận tải vẫn phục vụ người dân”.

Các biện pháp phòng dịch được thực hiện nghiêm túc.

Việc về quê ăn Tết sau 1 năm mưu sinh xứ người là nguyện vọng chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, mọi người cũng nên cân nhắc việc đi lại, không di chuyển đến nơi khác nếu thấy không cần thiết, qua đó, đảm bảo sức khoẻ cho mình và cộng đồng.

                                                Trung Kiên – Tuấn Nam

Bạn Có Định Về Quê Ăn Tết Không?

“Vé xe 600.000 đồng, hết giường nằm rồi, ngồi kế ghế cuối, 22h xe chạy, nhưng chị phải qua từ 19h giữ ghế, Tết đông đúc bọn em không hứa trước sẽ chừa chỗ”, Kim Vui (24 tuổi, Cà Mau) nhớ lại câu nói của phục vụ nhà xe khi cô gọi điện đặt xe về quê dịp Tết 2019.

Công ty cô cho phép nhân viên nghỉ Tết từ ngày 28 Âm lịch. Tiền thưởng của Vui năm ấy cũng chỉ đủ mua chút quà. Cô bạn 24 tuổi cũng không đủ thời gian sắm sửa đồ đạc, chỉ biết nhanh chóng đặt lịch về quê.

Hết lần này đến lần khác, các nhà xe đều từ chối yêu cầu đặt xe của Kim Vui, không hết vé cũng “không hứa trước, đến bến xe còn chỗ trống thì đi”.

“Gọi điện hỏi ít nhất 5 nhà xe, rẻ nhất cũng là 450.000 đồng, đắt nhất là 600.000 đồng hoặc hơn. Đã vậy, chưa chắc ra bến xe sẽ có chỗ tốt. Tôi sợ cảnh chen lấn, ngồi chật chội, vi phạm an toàn giao thông”, Kim Vui nói với Zing.vn.

Kim Vui quyết định ở lại Sài Gòn. Cô cũng đón bố mẹ và em trai lên thành phố hưởng cái Tết xa nhà.

Không chỉ Kim Vui, nhiều người cũng quyết định không về quê vì nhiều lý do như vé tàu, máy bay đắt đỏ, không kịp đặt. Ngoài ra, với người được thưởng không nhiều hay tiền kiếm được trong năm không bao nhiêu, họ cũng chọn cách ở lại thành phố ăn Tết.

Chi phí đắt đỏ, xe cộ đông đúc là nguyên nhân khiến nhiều người ở lại thành phố lớn ăn Tết. Ảnh: Ngọc An.

“Quyết định sáng suốt”

Sau một năm từ ngày quyết định ăn Tết Nguyên Đán 2019 tại Sài Gòn, Kim Vui cho rằng đấy là quyết định sáng suốt.

Kẹt xe tại cao tốc Trung Lương, khách ngồi vật vã trên xe cả ngày trời mới về đến nhà, tiền xe đội giá, khách bị móc túi, hành lý thất lạc… Trước những thông tin Kim Vui đọc được trên báo những ngày sau đó, cô chỉ biết thở phào nhẹ nhõm vì không về quê những ngày quá cận Tết.

Cha mẹ và em trai Kim Vui đi xe khách lên Sài Gòn cũng rất thoải mái.

“Dịp Tết, lượng người đi xe khách lên thành phố rất ít. Vé xe cũng không tăng, chi phí của 3 người chỉ bằng vé mình đi về nhưng tâm lý lại thoải mái hơn nhiều”, Vui nói.

Giao thông ùn tắc ngày Tết là điều không tránh khỏi. Ảnh: Việt Linh.

Gia đình 4 thành viên của Kim Vui cũng được dịp tận hưởng không khí yên bình, vắng lặng của của Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên cả nhà Vui ăn Tết ở thành phố, vì vậy cô có cảm giác rất khác.

Đến khi hết Tết, Vui cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần làm việc. Người nhà cô về quê cũng không vướng cảnh kẹt xe.

Tuy nhiên, Kim Vui nhận ra một điều ăn Tết ở Sài Gòn chỉ được cảm giác bình yên chứ không thể hưởng trọn vẹn không khí ngày xuân.

“Ở Sài Gòn, Tết sẽ không có cảnh hàng xóm, người thân đến chúc mừng. Cha mẹ vì thương con cô đơn nên đồng ý lên đây cùng, chứ mình thấy ông bà cũng không mấy vui vẻ khi ăn Tết nơi quê người”, Vui nói.

Nghĩ vậy, năm nay Kim Vui cố gắng hoàn thành công việc trước ngày đưa ông Táo. Những ngày gần đây, cô có dư thời gian sắm sửa đồ đạc, mua quà về cho gia đình. Cô dự định về quê ngày 25 Âm lịch.

“Nếu được, về quê vẫn thích hơn”, Kim Vui kết luận.

“Ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà”

Nói ăn Tết ở thành phố lớn là “giải pháp tối ưu” tránh kẹt xe, không quá mệt mỏi khi trở lại làm việc nhưng với một số người, không phải ai cũng muốn điều đó.

“Năm nay, mình quyết định ở lại Sài Gòn ăn Tết chỉ vì không đủ tiền về quê”, Anh Thi (25 tuổi, Đồng Tháp) nói.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Anh Thi lên Bình Dương làm công nhân.

Lương mỗi tháng 6 triệu, trừ tiền phòng trọ ở ghép là 1,3 triệu đồng, mỗi tháng Thi phải gửi về quê 3 triệu đồng phụ nuôi em trai ăn học. Đến cuối năm, công nhân như anh được thưởng mỗi người 500.000 đồng, tiền tiết kiệm trong năm cũng không được bao nhiêu.

“Tiền để dành không có, về quê không chỉ tốn nhiều mà còn phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ hàng xóm, họ hàng. Người ta luôn nghĩ mình có dư khi lên Bình Dương làm việc, nhưng lương công nhân chỉ đủ nuôi bản thân thôi”, Thi nói.

Quyết định không về quê ăn Tết của Anh Thi cũng bị gia đình phản ứng. Anh liên tục bị mẹ gặng hỏi, bị bố nói “lần sau đừng về nữa”, “con với cái có cái Tết cũng không chịu về”.

Thi cảm thấy khổ tâm vì bố mẹ chưa hiểu cho nỗi khổ của mình. Anh định qua Tết để dành thêm được ít tiền mới xin nghỉ phép về quê cùng gia đình.

“‘Không có tiền, tôi không nghĩ đến việc về quê. Tuy nhiên, với những người con xa quê, ít ai thấy vui vì phải ăn Tết xa nhà”, Thi khẳng định với Zing.vn.

Quây quần bên gia đình quan trọng hơn cả việc bạn mang bao nhiêu tiền về quê ăn Tết. Ảnh: FB.”Đón giao thừa không có gia đình là một mất mát”

“Tôi từng nghĩ đến chuyện không về quê ăn Tết nên bây giờ phải hối hận. Lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kiếm tiền, đến khi cha mẹ già không còn mới nhận ra về nhà với gia đình mới là điều quan trọng nhất”.

Theo nhiều người, ăn Tết ở quê tiền bạc chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng là được đoàn viên cùng gia đình, đón giao thừa bên mâm cỗ, chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm.

“Tôi là người ở Bạc Liêu nhưng chọn Hà Nội là nơi làm việc và sinh sống. Đi làm xa quê, đã nhiều năm không về nhà ăn Tết. Cha mẹ không còn, họ hàng không có, việc về quê với tôi không còn nhiều ý nghĩa nữa”, Hải Linh (31 tuổi, Bạc Liêu) nói với Zing.vn.

Lần cuối cùng Linh cảm nhận không khí Tết đoàn viên là 10 năm trước, khi cha mẹ anh còn đủ đầy. Đến khi cả hai mất đi, ở quê nhà điều kiện kinh tế không thuận lợi nên anh chọn cách làm ăn xa nhà.

Trong 10 năm xa quê, anh Linh cũng từng một lần về quê ăn Tết, nhưng đó chỉ là sự nhạt nhẽo. “Đón giao thừa khi không có gia đình, đó là một mất mát”, Hải Linh nói.

Vì vậy, Linh quyết định bán nhà và dọn hẳn ra Hà Nội sinh sống. Thỉnh thoảng anh có về quê thăm hỏi họ hàng, còn việc ăn Tết anh chọn về quê vợ ở Thái Bình để cảm nhận không khí gia đình.

“Các bạn cứ tranh thủ sắp xếp về quê ăn Tết. Tiền bạc còn kiếm lại được nhưng cha mẹ già không biết ở với chúng ta được bao lâu. Có người thèm về nhà cùng gia đình nhưng không được”, Hải Linh nói.