Top 8 # Có Nên Uống Trà Sữa Khi Đói Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Có Nên Uống Sữa Khi Đói Không?

2. Nếu trước khi uống sữa bạn có ăn đồ ăn (ví dụ: bánh mỳ, ngũ cốc,…) thì sữa sẽ không bị đi qua dạ dày và ruột non quá nhanh mà sẽ được giữ lại và dần được tiêu hóa, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách từ từ, sau khi hấp thụ hết thì những chất dư thừa mới được tích tụ ở ruột già để bài tiết ra ngoài.

3. Với riêng trường hợp của sữa, trong môi trường acid dạ dày, sữa sẽ vón lại. Ở trong ruột, những thành phần trong sữa (protein, chất béo, đường,…) sẽ được các enzyme phân giải thành những đơn phân mà cơ thể có thể hấp thụ được.

4. Trường hợp uống sữa khi đói, trong khi chưa kịp được tiêu hóa thì sữa đã đi vào ruột già rồi. Ruột già là môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn kỵ khí, những loài phân giải thức ăn từ ruột non mà chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Quá trình phân giải này, nhất là khi phân giải protein, có thể gây ra mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến một số vấn đề về sức khỏe.

5. Với những người bị bất dung nạp lactose, lactose trong sữa có thể bị phân giải bởi vi khuẩn trong ruột già, sinh ra hơi và acid. Để giảm bớt độ acid trong ruột, nước trong cơ thể sẽ được đưa vào ruột già. Người mắc hội chứng này khi uống sữa sẽ bị chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy.

6. Trừ trường hợp của những người bị bất dung nạp lactose nghiêm trọng, lời khuyên được đưa ra là nên ăn các loại thức ăn đặc. Điều này sẽ làm cho sữa không đi qua ống tiêu hóa quá nhanh, giúp enzyme lactase chuyển hóa lactose thành glucose và galactose tốt hơn.

7. Nếu bạn bị bất dung nạp lactose nghiêm trọng, bạn có thể uống sữa không chứa đường lactose cùng thức ăn đặc. Một điều nên nhớ nữa là hãy uống sữa chậm thôi, để sữa có thể đi qua ống tiêu hóa một cách từ từ, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn.

Nguồn: Bibek Ray, Tiến sỹ Khoa học thực phẩm; hiện tại là giáo sư đã về hưu.

Có Nên Uống Sữa Khi Đói

Có nên uống sữa khi đói?

Có nên uống sữa khi đói không khi sữa là thực phẩm giúp bổ sung năng lượng nhanh lại khá tiện lợi là thắc mắc của nhiều người vì từ lâu việc uống sữa khi đói dường như đã hình thành thói quen. Tuy nhiên thực tế nói rằng việc uống sữa khi bụng đói sẽ không tốt cho sức khỏe, vì một số lý do như:

Uống sữa khi đói sẽ dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Vì dịch vị dạ dày tiết ra sẽ làm đào thải nhanh canxi trong sữa xuống ruột rồi bài tiết chúng ra bên ngoài, không thể hấp thu vào cơ thể được. Hơn nữa, khi bụng đói, axit dịch vị trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều gặp casein trong sữa sẽ gây hiện tượng kết tủa gây rối loạn tiêu hóa.

Với những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật ổ bụng xong sẽ có hiện tượng đầy hơi, nếu uống sữa lúc bụng đói sẽ không thể tiêu hóa được, sữa sẽ dễ lên men và sản xuất ra khí dẫn đến tình trạng đầy hơi nặng hơn, không tốt cho đường ruột lúc này vì trong sữa có chứa nhiều chất béo và casein.

Mặt khác, uống sữa trong khi bụng rỗng sẽ tạo cảm giác giả no, khiến người uống sẽ không muốn ăn thêm nữa hoặc ăn không ngon miệng, sẽ làm cho dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ bị đau bụng, cồn cào đường ruột và dễ sinh bệnh.

Chưa ăn sáng có nên uống sữa không ?

Giống như việc không nên uống sữa lúc bụng đói, người uống cũng không nên uống sữa khi chưa ăn gì vào buổi sáng. Vì:

Sau khi uống sữa mà chưa ăn sáng, một số người bệnh sẽ bị chướng bụng, đầy hơi, thậm chí đau bụng, tiêu chảy do thiếu lactose. Tuy nhiên, nếu chúng ta có ăn một số thức ăn trước rồi mới uống sữa thì sẽ không xuất hiện những triệu chứng này.

Protein trong sữa sau khi vào dạ dày sẽ phân giải thành các loại acid amin rồi cơ thể mới có thể hấp thụ được. Nhưng nếu uống sữa mà chưa ăn gì vào buổi sáng thì protein sẽ không được phân giải thành acid amin, nên không được tiểu tràng hấp thụ mà sẽ bị đẩy vào đại tràng tạo thành những hợp chất độc hại.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để uống sữa?

Không nên uống sữa vào buổi sáng khi chưa ăn gì cũng như không nên uống sữa khi đói.

Nếu muốn uống sữa vào buổi sáng thì nên uống sau khi ăn 1-2 tiếng và nên ăn những thực phẩm chứa tinh bột trước khi uống sữa.

Không nên uống sữa quá gần thời điểm trước và sau bữa ăn chính vì trong các bữa ăn sẽ có sắt từ các loại thịt cũng như một số chất khác sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong ruột non vì thế dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Nên uống sữa vào buổi tối vì trong sữa có thành phần tryptophan L và các hợp chất morphine có tác dụng kích thích giấc ngủ, giúp ngủ sâu và say giấc hơn. Buổi tối cũng sẽ dễ hấp thụ sữa vào thành dạ dày hơn và canxi trong sữa có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, dễ ngủ.

Những cách uống sữa sai lầm

Trộn thuốc vào sữa để uống

Không nên trộn thuốc vào sữa và uống chung vì một số loại thuốc sẽ có phản ứng với sữa không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà có khi còn tạo ra các phản ứng hóa học gây ra nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Đun sữa sôi lên để uống

Khi đun sữa sôi rồi uống sẽ rất dễ làm cho thành phần lactose bên trong sữa bị thay đổi thành gây ra ung thư. Ngoài ra, sau khi sữa bị đun sôi, chất canxi trong sữa sẽ xảy ra hiện tượng phosphate lắng sâu gây khó khăn trong việc hấp thụ và tiêu hóa.

Pha sữa với sô cô la

Pha sữa với sô cô la sẽ làm  xảy ra phản ứng hóa học oxalat canxi gây hình thành các chất mới có hại cho sức khỏe.

0/5

(0 Reviews)

About admin

Có Nên Uống Sữa Tươi Khi Đói Không? Sự Thật Cần Biết

Uống sữa tươi thay bữa ăn sáng hay khi đói bụng là thói quen mà 90% mọi gia đình đều áp dụng. Vậy có nên uống sữa tươi khi đói không? Điều này thật sự có hại không?

Sữa tươi là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, tái tạo năng lượng cũng như giúp cơ thể bạn mau có cảm giác no. Do vậy mà sữa là thức uống mà bất kể ai khi đói đều nghĩ đến đầu tiên nhưng liệu có nên uống sữa tươi khi đói không? Điều này có tốt cho sức khỏe của bạn?

Giải đáp: Có nên uống sữa tươi khi đói không?

Nhiều bạn mặc dù chưa biết heo chứng minh của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn tuyệt đối uống sữa thay bữa sáng có tốt không? hay có nên uống sữa tươi khi đói không? nhưng đây vẫn là thói quen mà mọi người thường xuyên áp dụng cho bản thân gia đình ! Nhưng t KHÔNG NÊN uống sữa tươi khi bụng đói. Và chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn sáng nhẹ bánh mì, phở, cháo…

Uống sữa tươi đúng cách giúp bạn ngừa hoàn toàn những triệu chứng trên, đem lại cảm giác ngon miệng hơn, tốt cho hệ tiêu hóa hơn.

Vậy nên uống sữa khi nào là tốt nhất cho sức khỏe?

Cùng tổng hợp lại những khoảng thời gian tốt nhất để uống sữa tươi mà chúng ta cần thực hiện:

Không uống trước hoặc ngay sau khi ăn vì việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong một thời gian ngắn có thế gây ách bụng, nôn mửa. Bên cạnh đó, các loại thức ăn bạn bổ sung có chứa thịt cá tôm, bò gà, … chúng đều mang nguồn dinh dưỡng dồi dào để giúp nuôi dưỡng cơ thể và tái tạo, cân bằng năng lượng. Phần lớn những loại thực phẩm đó có chứa ion sắt, chúng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của canxi trong sữa. Cũng là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe.

Uống sữa vào buổi tối cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi lẽ vi chất tryptophan L giúp ru bạn vào giấc ngủ một cách tốt hơn. Vì chúng mang khả năng kích thích cho bạn ngủ sâu và ngon hơn. Lúc này, sau một khoảng thời gian ăn uống, sữa bò dễ hấp thụ vào thành dạ dày, giúp giảm căng thẳng. Bên cạnh đó sữa tươi không đường không gây tăng cân, điều mà các cô gái lo sợ hàng đầu.

Tìm lời kết cho thắc mắc có nên uống sữa tươi khi đói không?

Nên Uống Thuốc Lúc Đói Hay Sau Khi Ăn No?

Khi mua thuốc về thông thường người bệnh chia liều uống thuốc theo bữa ăn mà không biết rằng có rất nhiều loại thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn này làm cho việc chữa bệnh kém hiệu quả hoặc tăng độc tính của thuốc gây độc cho cơ thể.

​Thời điểm uống thuốc quyết định hiệu quả chữa bệnh

Làm thay đổi thời gian rỗng của dạ dày

Nếu uống thuốc lúc đói (dạ dày rỗng), thuốc chỉ lưu lại ở dạ dày khoảng 10 – 30 phút rồi được tống ngay xuống ruột. Trái lại, nếu uống thuốc sau bữa ăn (dạ dày đã chứa đầy thức ăn), thời gian lưu lại của thuốc ở dạ dày có thể từ 1 – 4 giờ. Điều này ảnh hưởng tới sinh khả dụng của nhiều thuốc.

Các thuốc có độ tan kém như propoxyphene sẽ có lợi khi lưu lại ở dạ dày lâu vì thời gian này sẽ giúp thuốc chuyển thành dạng tan tốt hơn trước khi chuyển xuống ruột để hấp thu. Trái lại, các thuốc kém bền trong môi trường acid như ampicillin, erythromycin… nếu bị lưu lại lâu trong dạ dày sẽ tăng khả năng bị phá hủy và do đó giảm tác dụng. Với các thuốc được bào chế dưới dạng viên nang bao tan trong ruột, viên giải phóng chậm thì việc giữ lại ở dạ dày lâu là hoàn toàn bất lợi vì màng bao viên thuốc có thể bị vỡ, gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Các thuốc loại này nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ hoặc 1 – 2 giờ sau khi ăn.

Nên đọc

Cản trở sự di chuyển của thuốc trong lòng ruột

Nếu uống thuốc sau bữa ăn, thuốc sẽ bị khối thức ăn cản trở và di chuyển chậm trong ống tiêu hóa. Lợi dụng yếu tố này đối với các thuốc giải phóng chậm, thuốc cần tác dụng tại chỗ trong lòng ruột cần uống thuốc vào thời điểm sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ là thích hợp.

Ngoài ra, thức ăn kích thích sự tiết mật, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo (điều này sẽ có lợi cho việc hấp thu các thuốc tan nhiều trong mỡ như thuốc chống nấm griseofulvin, các vitamin A, D, E, K…), hoạt hóa hệ thống men vận chuyển các chất qua thành ruột (nhờ vậy mà sự hấp thu các thuốc có bản chất là các hợp phần dinh dưỡng như các vitamin, glucose, acid amin, các muối khoáng… sẽ dễ dàng hơn).

Ảnh hưởng của các hợp phần thức ăn đến sự hấp thu của thuốc

Bữa ăn giàu chất béo, quá nhiều đường, quá mặn hoặc quá chua đều cản trở sự di chuyển của khối thức ăn từ dạ dày đến ruột. Điều này ảnh hưởng không tốt đến các thuốc kém bền vững trong môi trường acid của dạ dày và làm chậm sự di chuyển của thuốc đến vị trí hấp thu tối ưu là ruột non.

Ảnh hưởng của thức ăn đến sự hấp thu thuốc còn phụ thuộc nhiều vào dạng bào chế của thuốc: Các dạng thuốc rắn, thuốc có độ tan thấp bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhiều hơn các dạng thuốc lỏng, thuốc ở dạng dung dịch, cồn thuốc… Ví dụ: Aspirin dạng viên nén uống sau khi ăn sẽ bị giảm tác dụng tới 50%, trong khi đó aspirin dạng sủi bọt lại không bị thức ăn cản trở hấp thu.

Như vậy, thức ăn làm ảnh hưởng nhiều tới quá trình hấp thu của thuốc, theo đó quyết định hiệu quả chữa bệnh. Vì vậy, khi mua thuốc hoặc được bác sỹ kê đơn, người bệnh nên hỏi rõ dược sỹ hoặc bác sỹ về thời điểm uống thuốc, nên uống trước hay sau ăn. Cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và xem kỹ đó có phải là loại viên nang bao tan trong ruột hay viên giải phóng chậm… hay không để dùng thuốc sao cho có hiệu quả nhất và tránh tai biến do việc sử dụng thuốc không đúng gây ra.

Theo BS. Đinh Ngọc San (SK&ĐS)