Top 9 # Có Nên Tiêm Hpv Ko Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Nữ Giới Độ Tuổi Nào Nên Tiêm Hpv? Những Lưu Ý Khi Tiêm Hpv

“Bác sĩ ơi, độ tuổi nào nên tiêm HPV vậy ạ! Rất mong nhận được giải đáp từ bác sĩ ạ! Cảm ơn bác sĩ!”.

Nguyễn Kim N (25 tuổi – Hà Nam)

Email: nguyenn***@gmail.com

Những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phụ khoa ở những chị em phụ nữ trẻ tuổi tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Chính vì thế, việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung (tiêm HPV) cho nữ giới là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Nữ giới độ tuổi nào nên tiêm HPV?

Vắc xin HPV hay còn gọi là vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra. Loại vắc xin này đã được sử dụng tại rất nhiều quốc gia có khả năng chống lại ung thư cổ tử cung lên đến 98%.

Hiện nay, có 3 loại vắc xin HPV đó là: Gardasil, Gardasil-9 và Cervarix. Tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin đó là: vắc xin Gardasil và Cervarix. Vậy, nữ giới độ tuổi nào nên tiêm HPV?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi có hệ miễn dịch mạnh nhất thích hợp để tiêm ngừa HPV đó là những bé gái trong độ tuổi 9 – 11 và chưa bị phơi nhiễm với virus HPV. Tại Việt Nam, tiêm HPV được triển khai chủ yếu cho bé gái từ 11 – 13 tuổi

Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 25 chưa kết hôn hoặc chưa quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm ngừa HPV. Tuy nhiên, trường hợp tiêm ngừa này hiệu quả mang lại sẽ không cao (hiệu quả giảm đi khoảng 1/2 lần). Phụ nữ đã qua độ tuổi tiêm phòng ngừa HPV hoặc đã có quan hệ tình dục thì vẫn có thể tiêm ngừa HPV, nhưng hiệu quả mang lại không được xác định rõ.

Thường các loại vắc xin này không mang lại tác dụng phụ nên được sử dụng khá phổ biến ở phụ nữ trong tất cả lứa tuổi. Thậm chí phụ nữ đang mang thai vẫn có thể tiêm loại vắc xin này mà không gây ra ảnh hưởng cho thai nhi.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, sau khi tiêm vắc xin người bệnh sẽ xuất hiện phản ứng tại chỗ tiêm như: sưng, đỏ, nóng, đau thậm chí là nổi mẩn ngứa. Các triệu chứng này sẽ giảm dần và mấy hẳn sau khi tiêm một khoảng thời gian. Vì thế, mọi người không nên quá lo lắng.

Sau khi tiêm HPV hãy ở lại cơ sở tiêm, theo dõi khoảng 30 phút xem có bất kỳ biểu hiện bất thường nào không rồi mới ra về. Đồng thời chị em cũng nên tiếp tục theo dõi cơ thể những ngày sau đó tại nhà, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay.

Trường hợp chống chỉ định tiêm ngừa HPV

Trong một số trường hợp, nữ giới được khuyến cáo không nên tiêm ngừa HPV, đó là:

Đang mắc bệnh cấp tính mức độ nặng.

Đang mang thai hoặc dự tính sẽ có thai trong khoảng 6 tháng sắp tới.

Cơ thể phụ nữ quá nhạy cảm bới nấm men hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc chích ngừa.

Phụ nữ tiêm 1 liều thuốc ngừa HPV nhưng lỡ mang thai trong quá trình tiêm thì không nên tiêm mũi thứ 2. Sau khi sinh, người đó có thể tiếp tục tiêm những mũi ngừa HPV còn lại.

Lưu ý khi tiêm HPV

Khi tiêm HPV chị em cần tuân thủ theo đúng lịch trình tiêm của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, tiêm HPV sẽ gồm 3 mũi, về thời gian tiêm theo đúng lịch trình tiêm thì sau khi tiêm HPV mũi thứ nhất được một tới hai tháng thì chị em tiếp tục tiêm mũi thứ 2. Sau đó tiêm tới mũi thứ 3 nhưng mũi tiêm thứ 3 nên cách mũi tiêm thứ nhất khoảng 6 tháng.

Nếu khoảng cách giữa các mũi tiêm không giống như ở trên thì bạn cũng không nên lo lắng bởi khi đó vắc xin vẫn có thể phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao. Sau khi tiêm, nữ giới cần tránh quan hệ tình dục ít nhất là 3 tháng nhiều việc tiêm phòng ngừa HPV đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, chị em nên tránh việc mang bầu ngay khi vừa tiêm vắc xin, bởi điều này ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng cho thai nhi. Để đảm bảo quá trình tiêm HPV diễn ra an toàn, thuận lợi, chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tay nghề bác sĩ cao.

Mặc dù đã chích ngừa HPV, nhưng chị em cũng nên khám phụ khoa định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư như mọi người bình thường khác. Bởi, trên thực tế vắc xin HPV mà chúng ta tiêm chỉ có thể ngừa một số chủng HPV chứ không thể ngừa tất catr các chúng HPV còn lại khác.

Phụ Nữ Có Nên Tiêm Phòng Hpv Không

Theo số liệu thống kê của Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình phối hợp với Quỹ Ung thư CTC Australia, mỗi ngày Việt Nam có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Ước tính, cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ưng thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Thủ phạm gây bệnh chính là HPV, loại virus có hàng trăm type khác nhau nhưng có 4 type gây nguy hiểm hơn cả: HPV số 6,11,16 và 18. Trong đó, type 16,18 là thủ phạm chính gây ung thư. Vậy, phụ nữ có nên tiêm phòng hpv không?

Phụ nữ đã quan hệ có nên tiêm phòng HPV không?

Bác sĩ Hồng Phong cho biết: “Trên thế giới, có khoảng 55 quốc gia tiêm vaccine HPV cho phụ nữ đến 45 tuổi. Ở Việt Nam, độ tuổi chích ngừa vaccine HPV được chia thành 2 nhóm tuổi, tùy thuộc vào loại vaccine bạn chọn để chích ngừa. Hiện, có 2 loại vaccine: Ceravix và Gardasil.

Vaccine Ceravix khuyến cáo tiêm cho phụ nữ từ 10-25 tuổi ngừa HPV số 16,18.

Gardasil khuyến cáo tiêm cho phụ nữ từ 9-26 tuổi ngừa HPV số 6,11,16,18.”

Đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi tiêm phòng vẫn có thể chích thể chích vaccine ngừa ung thư cổ tử cung nhưng hiệu quả sẽ giảm.

Điều kiện, tác dụng phụ khi chích vaccine HPV Điều kiện:

Theo bác sĩ Hồng Phong, nữ giới muốn chích ngừa HPV hiệu quả cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Là người khỏe mạnh.

– Cơ thể chưa bị phơi nhiễm virus HPV.

– Trước đó không chích vaccine nào trong 4 tuần và không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như như corticoid, thuốc chống thải ghép…

– Không cần làm xét nghiệm Pap trước khi chích.

Tác dụng phụ:

“Vaccine ngừa HPV có tác dụng phụ tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau ở vết chích. Ngoài ra, có trường hợp xuất hiện triệu chứng nổi mẩn hay ngứa, nhưng chúng sẽ giảm dần và mất hẳn. Sau khi chích, chị em cần theo dõi tại địa điểm tiêm trong 30 phút và tiếp tục theo dõi các ngày sau đó tại nhà”, bác sĩ Hồng Phong cho hay.

Trường hợp chống chỉ định tiêm ngừa HPV

– Đang mắc các bệnh cấp tính nặng.

– Đang mang thai hoặc dự tính sẽ có thai trong vòng 6 tháng sắp tới.

– Phụ nữ có tiền căn quá nhạy cảm với nấm men hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc chích ngừa.

– Phụ nữ tiêm 1 liều thuốc ngừa nhưng lỡ mang thai thì không nên chích mũi thứ 2. Sau sinh, người đó có thể tiếp tục chích những mũi còn lại.

Những Ai Nên Và Không Nên Tiêm Ngừa Vacxin Hpv

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến thứ hai trên thế giới (sau ung thư vú) ở phụ nữ. Bên cạnh việc khám và tầm soát định kỳ, tiêm ngừa vắc xin là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Do vậy, việc tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em trong độ tuổi dưới 26.

HPV là gì?

HPV (Human Papilloma Virus) là bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infection – STI) phổ biến nhất. Đây là loại siêu vi khác với HIV và HSV (bệnh mụn rộp). Gần như tất cả người có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một thời điểm nào đó trong đời.

Các chuyên gia cho biết có khoảng hơn 100 loại HPV khác nhau. Có tới hơn 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục của con người. Một số loại có thể gây ra các bệnh như mụn sinh dục và ung thư. Nhưng có những loại vắc-xin có thể ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe này.

Quan điểm virus HPV chỉ gây bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC) ở phụ nữ là hoàn toàn sai. Virus HPV có thể tấn công bất kì ai khi cơ thể không tự chống lại. Chúng có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hậu môn (khoảng 90%), gây ung thư hậu môn cho cả nam và nữ. Ở nhóm nguy cơ cao (khoảng 70%) lại có thể gây UTCTC ở nữ giới.

Những con đường lây nhiễm của Virus HPV bao gồm:

Qua đường tình dục: âm đạo, hậu môn và kể cả quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex).

Qua đường ăn uống, hôn: HPV virus có thể lây lan qua nước bọt từ người nhiễm HPV ở miệng, cổ họng…

Quan hệ tình dục với một người vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh do 1 trong 2 người đã từng bị nhiễm vi khuẩn này trước đây và không hề có dấu hiệu của bệnh.

HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.

Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất các bệnh do vi rút HPV gây ra. Việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn chặn việc các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Đối tượng NÊN và KHÔNG NÊN tiêm ngừa HPV

Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa HPV.

Không nên tiêm vắc xin HPV nếu:

Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin

Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Hãy điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin.

Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

Đang có thai hoặc đang cho con bú.

Đã nhiễm vi khuẩn HPV.

Nếu không tiêm vacxin, khả năng lây nhiễm có cao không?

Nếu chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể bị nhiễm virus HPV nếu gặp phải các yếu tố sau:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ nhiều bạn tình

Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh

Có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, làm suy yếu hệ miễn dịch

Suy giảm hệ thống miễn dịch

Dinh dưỡng kém, ăn uống không lành mạnh.

—————————————————————

🖥 Website: benhvienhanoi.vn

📄 Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHN/

📞 Hotline:024.62.555.333 – 0982 7575 08

📧 Email: cskh@benhvienhanoi.vn

🏬 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên – Phạm Đình Hồ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Hpv Và Tiêm Phòng Hpv

Những câu hỏi thường gặp về HPV và tiêm phòng HPV Về HPV và mối liên hệ với Ung thư cổ tử cung 1. HPV là gì?

HPV là viết tắt của từ virus gây u nhú ở người, một virus có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể.

Có khoảng hơn 100 type của HPV, được nhóm lại thành (i) các type nguy cơ cao (có thể gây ung thư) và (ii) các nhóm nguy cơ thấp (không gây ung thư).

Khoảng 30-40 type của HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục; và có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ít gặp hơn, ung thư hậu môn và dương vật ở nam giới.

Một số type HPV khác có thể gây viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay và mặt.

2. Ai có nguy cơ bị nhiễm HPV?

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm HPV bao gồm

Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình càng lớn, nguy cơ bị nhiễm HPV càng cao. Có hoạt động tình dục với một người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Trong khi việc sử dụng bao cao su có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm HPV, tuy nhiên bao cao su không che phủ hết toàn bộ da vùng sinh dục và không đảm bảo bảo vệ 100%.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu (ví dụ như có thể do Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)/ hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch) đều có nguy cơ bị nhiễm HPV cao hơn.

3. HPV lây truyền như thế nào?

Nhiễm HPV rất phổ biến cả ở nam giới và nữ giới. HPV có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da-da vùng sinh dục trong khi hoạt động tình dục, do dùng chung đồ chơi tình dục bị nhiễm virus và trong khi sinh đẻ từ người mẹ bị lây nhiễm sang con (hiếm gặp),

HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.

4. Các triệu chứng hoặc dấu hiệu của nhiễm HPV là gì?

Hầu hết trường hợp nhiễm HPV không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Đôi khi có thể xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục hoặc ở các vùng khác của cơ thể và đó là một dấu hiệu của nhiễm HPV.

5. HPV có điều trị được không?

Chúng ta không thể điều trị được bản thân virus nhưng hầu hết trường hợp nhiễm HPV (90%) tự hết mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.

Mặc dù không thể điều trị được bản thân virus HPV, việc làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên có thể giúp phát hiện những thay đổi ở cổ tử cung gây ra bởi nhiễm HPV. Với phương pháp điều trị thích hợp, chúng ta có thể ngăn chặn việc các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Trong một vài trường hợp, sự nhiễm HPV có thể kéo dài và làm cho các tế bào phát triển một cách bất thường. Nếu việc này không được phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung ở giai đoạn sớm, một vài tế bào trong số các tế bào bất thường này có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là HPV type 16 và 18 gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, trong khi HPV type 6 và 11 gây ra khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.

7. Làm thế nào để tôi có thể bảo vệ bản thân không bị ung thư cổ tử cung một cách tốt nhất?

Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên vì đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện ung thư cổ tử cung. Tất cả những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên đã từng có quan hệ tình dục nên làm xts nghiệm tế bào cổ tử cung khoảng 3 năm 1 lần.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc tiêm phòng HPV để xác định xem bạn có phù hợp hay không. Phụ nữ nên tiếp tục định kỳ làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho dù đã tiêm phòng.

8. Tôi có thể làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung ở đâu?

Tại phòng khám sản phụ khoa hoặc bất cứ phòng khám đa khoa nào. Bạn cũng có thể gọi vào các đường dây tư vấn sức khỏe để biết thêm thông tin về xét nghiệm tế bào cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.

Về việc tiêm phòng HPV 9. Tiêm phòng HPV là gì?

Tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng HPV đạt được lợi ích tối đa khi vắc-xin được tiêm trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục, tức là trước khi xảy ra sự phơi nhiễm với HPV.

Phác đồ tiêm vắc-xin

Phác đồ 3 liều : 0, 2 và 6 tháng (ở những người 9 – 26 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

Hoặc

Phác đồ 2 liều : 0 và 6 tháng (ở những người 9 – 13 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

Phác đồ 3 liều : 0, 1 và 6 tháng (ở nữ giới 9 – 25 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

Hoặc

Phác đồ 2 liều : 0 và 6 tháng (ở trẻ gái 9 – 14 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

Các chỉ định được chấp thuận

Phòng tránh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn

Phòng chống ung thư cổ tử cung

Tuổi được chấp thuận cho việc sử dụng thuốc

Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

Nữ giới từ 9 đến 25 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

11. Vắc xin này dành cho ai?

Vắc-xin được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi (phụ thuộc vào loại vắc-xin cụ thể được sử dụng). Các vắc-xin hiệu quả nhất khi được tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên, ở những phụ nữ chưa bị phơi nhiễm với các type HPV được bao phủ bởi vắc-xin (HPV type 6, 11, 16, 18).

Nữ giới đang hoạt động tình dục có thể vẫn có lợi ích từ việc tiêm vắc-xin nếu họ chưa bị nhiễm các type HPV được bao phủ trong vắc-xin. Hãy hỏi bác sĩ để xác định xem có phù hợp với việc tiêm vắc-xin hay không.

12. Ai KHÔNG nên tiêm vắc-xin?

Bạn không nên tiêm vắc-xin nếu :

Bạn nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc-xin.

Bạn đang bị nhiễm trùng cấp mức độ vừa hoặc nặng. Hãy chờ cho đến khi bạn phục hồi lại sau khi bị bệnh.

Bạn bị rối loạn đông máu, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu hoặc nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu (liệu pháp chống đông), trừ khi bác sĩ của bạn đưa ra lời khuyên khác.

Bạn nên hỏi bác sĩ để xem vắc-xin đó có thích hợp với bạn hay không.

13. Tại sao các vắc-xin HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi?

Đây là khoảng tuổi được các nhà sản xuất khuyến cáo, đối với các vắc-xin đã được chấp thuận cho việc sử dụng ở nhiều quốc gia.

Nếu bạn ngoài 26 tuổi và mong muốn tiêm vắc-xin phòng HPV, tốt nhất là bạn hỏi bác sĩ để xem mình có thích hợp với việc tiêm vắc-xin không.

14. Tôi có một đứa con gái còn nhỏ tuổi. Nó có nên tiêm phòng không?

Vắc-xin được chấp thuận cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi (tùy thuộc vào loại vắc-xin cụ thể được sử dụng). Vắc-xin hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại một vài type HPV chọn lọc nếu được tiêm trước khi con gái của bạn bị phơi nhiễm với virus (thường là thông qua hoạt động tình dục).

Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng cho con gái của bạn.

15. Việc tiêm phòng HPV có bắt buộc không ?

Không, các vắc-xin HPV là không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới để phòng chống ung thư cổ tử cung.

16. Sự bảo vệ kéo dài bao nhiêu lâu?

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng thời gian bảo vệ phụ thuộc vào vắc-xin. Hiện vẫn chưa rõ liệu các mũi bổ sung hoặc nhắc lại sau đó có cần thiết hay không.

17. Các vắc-xin có an toàn và hiệu quả không?

Cả hai vắc-xin đã được chấp thuận là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, độ an toàn và tính hiệu quả dài hạn vẫn đang được đánh giá thêm.

18. Những tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc- xin HPV là gì?

Đau, sưng, ngứa và đỏ tại vị trí tiêm và các phản ứng chung bao gồm sốt là các tác dụng phụ thường gặp. Các báo cáo đơn độc về việc ngất xỉu ngay lập tức sau khi tiêm vắc-xin HPV cũng đã được ghi nhận ở một vài quốc gia.

19. Các vắc-xin HPV có hiệu quả 100% trong việc phòng ung thư cổ tử cung không?

Không. Cũng giống như bất cứ sự tiêm chủng nào, tiêm phòng HPV không thể phòng bệnh 100%.

Tiêm phòng HPV không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy, và những người phụ nữ đã tiêm phòng được khuyến khích tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần.

20. Tôi đã tiêm phòng. Tôi có nên tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung không?

Có ! Tất cả những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần kể cả khi bạn đã tiêm phòng.

Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung là do type HPV mà vắc-xin không phòng chống được. Nói cách khác, các vắc-xin không phòng chống lại được TẤT CẢ các type HPV gây ung thư.

Làm xét nghiêm tế bào cổ tử cung thường xuyên vẫn là phương pháp dự phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tốt nhất.

21. Tôi đang có thai/đang cho con bú. Tôi có nên đi tiêm phòng không?

Các vắc-xin HPV không được khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ có thai. Thêm nữa, nếu bạn phát hiện ra mình mang thai sau khi tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin, chúng tôi khuyến cáo bạn nên bỏ các liều còn lại cho đến khi sinh. Nhưng nếu bạn phát hiện ra mình mang thai sau khi hoàn thành 3 liều vắc-xin, việc bỏ thai là không cần thiết.

Nếu bạn đang cho con bú, bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình trước khi tiến hành tiêm phòng HPV.

22. Tôi có thể tiêm phòng HPV ở đâu?

Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng HPV trước khi quyết định tiêm.

23. Tôi được chẩn đoán bị bất thường cổ tử cung mà bác sĩ của tôi nói rằng nó có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung (có nghĩa là sự loạn sản trong thượng bì cổ tử cung hoặc viết tắt là CIN). Tôi có nên tiêm phòng HPV không?

Tốt nhất là bạn nên hỏi lại bác sĩ của mình, người sẽ khuyên bạn liệu vắc-xin có thích hợp cho bạn hay không cũng như mức độ thường xuyên bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

24. Tiêm chủng HPV dành cho trẻ nam có được khuyến cáo không?

Tiêm phòng HPV cho trẻ nam hiện chưa được khuyến cáo , tiêm phòng HPV chỉ được khuyến cáo cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi theo chương trình NCIS.

Tuy nhiên, Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình để tìm hiểu thêm về những lợi ích và hạn chế của việc tiêm phòng HPV cho con trai của mình.