Top 11 # Có Nên Rửa Mũi Hàng Ngày Cho Trẻ Sơ Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Hướng Dẫn Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Hàng Ngày Khi Sổ Mũi, Ngạt Mũi

Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ( dưới 1 năm tuổi) phức tạp hơn rửa mũi cho trẻ lớn bởi cấu tạo mũi còn rất non nớt, lại có kích thước bé. Nếu sử dụng các dụng cụ rửa mũi không chuyên dụng hoặc sai tư thế sẽ rất nguy hủy, có thể dẫn đến sặc, ngạt và gây ra tử vong.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

Áp dụng các hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày với mục đích phòng bệnh đường hô hấp là việc rất nên làm. Với mục đích này, cha mẹ nên sử dụng các dung dịch dạng nhỏ mũi cho trẻ. Một số dung dịch được khuyến cáo dùng để vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh đó là: các loại nước muối sinh lý, nước muối ưu trương, muối ưu trương kết hợp Natri Hyaluronate.

Bằng những nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia từ Châu Âu khuyên nên sử dụng dung dịch muối ưu trương kế hợp Natri Hyaluronate cho việc vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh bởi dung dịch này có nhiều ưu điểm trong việc làm mềm và loại bỏ dịch nhầy, cặn bẩn ra khỏi mũi trẻ một cách hiệu quả nhưng lại rất nhẹ nhàng.

Muối ưu trương 3% được đánh giá là có ưu điểm vượt trội trong việc hút nước vào dịch mũi, làm mềm dịch mũi để giúp dễ dàng loại bỏ ra khỏi mũi. Dung dịch muối 3% còn có tính kháng khuẩn mạnh, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh tại mũi ( hay được thị trường gọi là nước muối kháng viêm ).

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh trong thời kỳ sổ mũi, ngạt mũi

Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. Các biểu hiện tại mũi thường gặp sẽ là sổ mũi, ngạt mũi, những triệu chứng này khiến trẻ quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không yên vì vậy cần phải giải quyết sớm để tránh tình trạng ổ viêm phát triển rộng và trẻ có nguy cơ bị viêm mũi, viêm phổi, viêm tai giữa.

Lúc này, cha mẹ cần cho con sử dụng các dụng cụ xịt rửa mũi, những thiết bị này có sẵn dung dịch đạt chuẩn đi dùng với một cấu tạo đầu xịt phù hợp giúp kiểm soát áp lực dòng chảy và phân chia dung dịch thành các hạt sương mù ( kích thước Micro mét).

Ưu điểm của các thiết bị này là:

Dung dịch được tạo thành ở dạng phun sương ( hạt rất nhỏ) nên khả năng tiếp cận sâu vào trong mũi, không làm trẻ giật mình hay tổn thương.

Áp lực dòng chảy được kiểm soát phù hợp với trẻ, tránh làm tổn thương niêm mạc trẻ không gặp tình trạng rửa mũi bị nước vài tai gây ù.

Lưu ý lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

Nên lựa chọn các thiết bị chuyên dụng cho trẻ sơ sinh vì sẽ có kích thước phù hợp và áp lực phù hợp.

Nên chọn dung dịch có đầu xịt mềm để tránh cọ xước niêm mạc mũi trẻ.

Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Cách rửa mũi cho trẻ bằng ống bơm

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng: trải tấm vải, khăn lót lên giường sau đó đặt bé nằm nghiêng sang một bên (đầu bé đặt lên tấm vải, khăn). Đặt khăn sữa dưới cổ trẻ.

Bước 2: Đặt một tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc tổn thương trong quá trình rửa mũi.

Bước 3: Nhẹ nhàng đưa nước muối sinh lý 0,9% vào lỗ mũi của trẻ. Lúc này, dịch có thể chảy từ mũi bên này qua mũi bên kia hoặc qua miệng. Lặp lại cho tới khi dịch chảy ra trong và sạch.

Bước 4: Dùng khăn sữa nhẹ nhàng lau sạch dịch mũi, đờm chảy ra.

Bước 5: Lặp lại thao tác tương tự với bên mũi còn lại.

Bước 6: Vệ sinh ống bơm

Bước 1: Để bé ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Đặt khăn sữa dưới cổ trẻ.

Bước 2: Dùng hai tay giữ hai bên đầu trẻ nhẹ để giữ trẻ ngồi yên (với trẻ nhỏ chưa chịu hợp tác cần thêm 1 người nữa để thực hiện bước này. Nếu chỉ có 1 người nên để trẻ nằm nghiêng để dễ thao tác hơn)

Bước 3, 4, 5, 6 tương tự như với bé < 1 tuổi.

Dùng ống bơm có đầu silicon mềm để tránh làm tổn thương mũi bé.

Không ấn đầu bơm quá nhanh và mạnh vì khi áp lực quá lớn, dịch có thể chảy lên tai gây viêm tai giữa, bé bị sặc, đau đầu.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng Nebial KIT

Nebial 3% Kit là bộ dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ. Sản phẩm bao gồm 1 thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol và 1 hộp muối ưu trương Nebial 3%.

Về cơ bản, thiết bị Spray-sol cũng gồm 1 xi lanh để đựng dung dịch muối nhưng có thêm một ống nhỏ khuếch tán tạo hạt cỡ 16 micromet – tương đương máy khí dung. Đây cũng là điểm khác biệt tạo ra ưu thế nổi trội của Nebial 3% Kit so với các loại dụng cụ, bình rửa mũi khác trên thị trường. Bởi không phải dòng chảy càng mạnh thì rửa càng sạch (ngược lại còn rất dễ gây viêm tai giữa), kích thước hạt dung dịch tạo ra mới là yếu tố quyết định. Khi hạt càng nhỏ mới có thể len lỏi vào các ngóc ngách sâu phần trên và sau hốc mũi.

Để rửa mũi cho bé với Nebial 3% Kit, bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Lấy dung dịch rửa vào xi lanh bằng cách vặn nắp, mở ống Nebial 3% đi kèm trong bộ Kit. Cắm đầu xi lanh và hút toàn bộ dung dịch. Sau đó vặn chặt đầu xi lanh với ống khuếch tán màu tím.

Dụng cụ Spray-sol đã có đầu xịt bằng silicon mềm, khít với lỗ mũi bé nên ba mẹ không cần mua thêm đầu silicon ở ngoài.

Áp lực vừa phải và luôn được kiểm soát ổn định nên phù hợp với bé từ ngay 3 tháng tuổi, các mẹ lần đầu dùng dụng cụ rửa mũi cho bé.

Không phải lúc nào dịch nhầy cũng chảy ngay từ mũi bên này sang mũi bên kia. Khác với dùng xi lanh hay bình rửa mũi, dung dịch chỉ tới được vùng mũi trước nên sẽ chảy sang mũi bên kia. Spray-sol đưa dung dịch vào tận các hốc sâu trong khoang mũi để làm loãng dịch nhầy đặc trước. Vì vậy nếu bé có nhiều dịch đặc bạn sẽ không thấy hoặc thấy rất ít dịch nhầy chảy ra. Lúc này bạn hãy đợi khoảng 2-3 phút cho dịch nhầy được làm loãng. Sau đó rửa lại với nước muối ưu trương/ sinh lý để cuốn trôi dịch nhầy.

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ dưới vòi nước chảy.

Cách rửa mũi cho bé bằng máy hút mũi

Ở trẻ nhỏ, niêm mạc mũi rất dễ bị tổn thương. Vì vậy bạn chỉ nên rửa mũi khi bé có nhiều dịch đờm đặc, đờm xanh; trẻ nhỏ chưa thể xì mũi. Và thực hiện khi trẻ thức.

Các thao tác rửa mũi cho trẻ bằng máy hút mũi như sau:

Bước 1: Ngâm đầu hút vài phút trong nước muối loãng để khử trùng

Bước 2: Lắp đặt máy hút mũi theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý/ ưu trương 1-3 giọt mỗi bên mũi bé. Trong trường hợp bé nghẹt nhiều nên dùng nước muối ưu trương để làm loãng dịch nhầy tốt hơn. Nên đợi khoảng 2-3 phút cho dịch nhầy được làm loãng. Có thể day nhẹ hai bên cánh mũi bé

Bước 4: Chọn lực hút phù hợp và tiến hành hút mũi cho bé.

Bước 5: Vệ sinh đầu xịt sạch sẽ.

Bộ sản phẩm Nebial 3% KIT gồm 2 ống dung dịch Nebial 3% ( thành phần muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate) kèm 1 dụng cụ rửa mũi, xịt xông mũi Spray – sol:

Với việc vệ sinh mũi hàng ngày: Nhỏ mỗi bên mũi 1-2 giọt/ lần. Ngày 2 lần

Với việc rửa mũi trong giai đoạn sổ mũi, nghẹt mũi: Rửa mỗi bên mũi 1 ống Nebial ( 5ml) bằng dụng cụ xịt xông mũi Spray-sol đi kèm. ngày 2 lần.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh dùng nước gì?

Nước muối ưu trương không chỉ có tác dụng rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, mà còn giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc dãn phế quản gây ra. Loại dung dịch này có nồng độ muối cao nên trẻ dễ gặp phải tình trạng kích ứng, xót rát khi rửa mũi.

Dung dịch Nebial 3% là một trong những lựa chọn hàng đầu để rửa mũi cho bé với khả năng hạn chế gây kích ứng cho con. Đây là sản phẩm hỗ trợ tốt cho việc điều trị nghẹt mũi, giúp quá trình rửa mũi trở nên nhẹ nhàng và bé dễ dàng hợp tác với mẹ.

Nebial 3% có 3 dạng tiện dụng, tùy theo mục đích sử dụng:

Nebial 3% Flaconcini: dạng tép nhỏ 5ml dùng được cho bé sơ sinh. Có thể dùng để rửa mũi và khí dung cho trẻ.

Nebial 3% Spray: là nước muối ưu trương dạng xịt dễ thao tác, sử dụng được nhiều lần. Dung dịch muối ưu trương được phân tán thành các hạt nhỏ cỡ 45-50 micromet khuếch tán đồng đều bên trong tổ chức mũi, nâng cao hiệu quả với chi phí tiết kiệm.

Nebial 3% Kit (gồm 1 hộp Nebial 3% Flaconcini và 1 thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol): dung dịch muối được phân tán thành các hạt siêu nhỏ cớ 16 micromet tương đương máy khí dung cho khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh chóng và làm sạch sâu, ngay cả những vị trí khó tiếp cận sâu trong hốc mũi.

Nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%

Dung dịch Natriclorid có xuất xứ Việt Nam, có công dụng cung cấp nước như chất điện giải, thường được dùng để rửa mũi/ mắt, súc miệng. Nước muối sinh lý này có thể được dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Liều dùng: Nhỏ mũi 1-3 giọt, ngày 1-3 lần.

Physiodose là nước muối sinh lý từ Pháp, có thành phần 0.9g Sodium Chloride và 100ml nước tinh khiết. Loại dung dịch này có thể dùng vệ sinh mắt mũi hàng ngày cho bé để phòng bệnh về tai mũi họng, giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, mỏi mắt và không cho màng nhầy bị khô lại. Dùng được cho người lớn và cả trẻ sơ sinh.

Liều dùng: Có thể rửa mũi cho trẻ từ 1-6 lần trong ngày

Q-mumasa là dung dịch nước muối 0.9% xuất xứ Việt Nam, có công dụng vệ sinh mũi hàng ngày, làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi hay viêm mũi dị ứng. Dung dịch dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Liều dùng: Nhỏ mũi cho trẻ 1-3 giọt, ngày 1-3 lần.

Có xuất xứ từ Pháp, nước muối Sterimar có thành phần là nước tinh khiết và nước biển tinh khiết, có thể dùng rửa mũi cho trẻ sơ sinh và người lớn. Dung dịch này có một loạt công dụng như: vệ sinh mũi phòng bệnh về tai mũi họng, chống nghẹt mũi/ sung huyết mũi, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do viêm xoang/ tai/ họng, vệ sinh xoang mũi trước và sau phẫu thuật.

Liều dùng: Nhỏ mỗi bên mũi 1-2 giọt, trong 2-6 lần mỗi ngày.

Fysoline là nước muối sinh lý được nhiều người tin tưởng vì chất lượng sản phẩm tốt cùng tính tiện dụng cao. Fysoline được đánh giá nằm trong Top các sản phẩm dành cho mẹ và bé hàng đầu tại nước Pháp. Tại Việt Nam, nước muối sinh lý Fysoline có 4 loại sản phẩm như sau:

Fysoline hồng: Dùng cho mọi lứa tuổi, phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Dung dịch giúp loại bỏ dị vật, bụi bẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên

Fysoline vàng ống: Làm thông thoáng, giảm tắc nghẽn mũi, rửa trôi dịch nhầy, dùng được cho trẻ từ 0 ngày tuổi và không gây ra tác dụng phụ

Fysoline vàng xịt: Giảm tắc nghẽn ở mũi, loãng dịch nhầy, loại bỏ vi khuẩn, dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, phụ nữ có thai và người lớn

Fysoline xanh: Làm ẩm khoang mũi, loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi, phụ nữ có thai và người lớn

Các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng, an toàn

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Các cha mẹ nên chú ý chọn chai nước nhỏ mũi có thành phần muối an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh. Khi rửa mũi cho trẻ, bạn cần đặt con nằm xuống, hơi nghiêng đầu bé và nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên mũi. Biện pháp này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp con thở tốt hơn.

– Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh mũi

Một số sản phẩm như máy hút mũi hay ống cao su xịt mũi cũng là cách rửa mũi an toàn nhờ khả năng loại bỏ chất nhầy khỏi mũi bé hiệu quả.

– Cách rửa mũi bằng ống bơm

Cho bé ngồi thẳng, bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm

Đưa ống bơm đặt trong lỗ mũi (không quá sâu), thả tay cầm để hút chất nhầy ra

Lấy ống tiêm ra khỏi lỗ mũi bé và dùng khăn giấy thấm chất nhầy

Vệ sinh sạch sẽ ống bơm trước khi dùng lại lần sau

Cách rửa mũi bằng máy hút: Sử dụng máy hút để lấy dịch nhầy trong mũi đơn giản hơn so với ống bơm bằng tay. Sản phẩm này được nhiều bố mẹ tin dùng vì ít gây xâm lấn, đặc biệt hiệu quả và dễ dàng thao tác.

– Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm

Chất nhầy không thể lấy ra bằng máy hút hoặc ống bơm

Trẻ cần nhiều khí oxy hơn

Trẻ thở có âm thanh bất thường

Trẻ gặp khó khăn khi vừa thở vừa ăn

– Rửa mũi bằng cách xông hơi

Phương pháp xông hơi có thể giúp trẻ bớt nghẹt mũi và cải thiện tình trạng khó thở ở con yêu. Hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm vài phút, sau đó ngồi cùng con trong phòng một khoảng thời gian. Nhờ cách này, dịch nhầy nhanh loãng và dễ dàng ra khỏi ngoài hơn. Ngoài ra, khi tiếp xúc với hơi nước, trẻ sẽ giảm ho và tức ngực, có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản.

– Kê đầu trẻ cao khi ngủ

Khi con có dấu hiệu khó thở do nghẹt mũi, các mẹ nên kê cao đầu cho con hơn một chút lúc con nằm. Bằng cách này, con sẽ bớt bị ngạt mũi và hít thở dễ dàng hơn. Cha mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho con, đây cũng là cách làm giảm nghẹt mũi và giúp mũi con thở tốt hơn.

– Sử dụng máy phun sương

Máy phun sương là dụng cụ hỗ trợ tốt trong việc giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng và dễ chịu. Phụ huynh nên đặt máy phun sương ở vị trí sao cho sương có thể bay tới chỗ con khi ngủ. Nhờ đó, lỗ mũi bé sẽ thấy thoải mái, và bớt bị đau rát do khô mũi hay nghẹt do dịch nhầy.

About

Dụng cụ rửa mũi trẻ em, xịt xông mũi họng trẻ em Spray-sol là một giải pháp TIÊN TIẾN giúp vệ sinh mũi nhẹ nhàng và sạch sâu. Giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang. Ngăn ngừa các bệnh tiến triển như viêm tai giữa, viêm phế quan, viêm phổi.

Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Thường Xuyên?

Rửa mũi cho trẻ nhằm làm sạch các chất nhầy và giảm nghẹt mũi, giúp loại bỏ các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh, ngăn ngừa các chứng bệnh cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu thông thường, làm khô thoáng mũi, giúp cho sự hô hấp dễ dàng. Vậy thao tác rửa mũi cho trẻ thế nào đúng cách và có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên? Hiểu được điều này sẽ giúp các mẹ biết cách chăm trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên?

Theo Bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay: Thời tiết thay đổi ngột, môi trường ô nhiễm nên rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng. Những lúc này, các mẹ cần vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé để hỗ trợ điều trị các chứng viêm mũi và đồng thời phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi được rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi trẻ mới được loại bỏ, nhờ đó trẻ dễ thở hơn.

Để rửa mũi cho bé, các mẹ thường dùng dung dịch muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển. Tuy nhiên, chỉ nên rửa đúng cách, mỗi tuần rửa 2-3 lần, không nên rửa thường xuyên. Bởi vì, việc lạm dụng nước muối rửa mũi sẽ khiến mũi trẻ mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc mũi, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính rất nguy hiểm.

Các mẹ nên hiểu rằng: Nước biển và nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này, các loại dung dịch được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng, dễ thở cho mũi. Bạn cũng có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý, nước muối biển để vệ sinh mũi sau khi đi ra đường, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Các mẹ cần nhớ là không nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày và thường xuyên cho trẻ, để tránh tình trạng gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Hướng dẫn các rửa mũi đúng cách cho trẻ

Rửa mũi đúng cách cho trẻ không những giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi mà còn phòng ngừa được các chứng bệnh về đường hô hấp khác. Để đạt hiệu quả cao nhất, an toàn nhất khi rửa mũi cho trẻ, các mẹ nên lưu ý và thực hiện theo những bước cơ bản sau:

+ Tiếp theo, kiểm tra lỗ mũi của bé, nếu có gỉ mũi cứng thì nên nhỏ vài giọt nước mũi vào sau đó đợt 2-3 giây để gỉ mũi mềm ra sau đó dùng tay nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra. Các mẹ cũng nên lưu ý, trước khi rửa mũi cho trẻ nên rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

+ Tiến hành rửa mũi, đưa đầu lọ nước rửa mũi vào một bên mũi của bé, nhẹ nhàng bóp 1-2 giây, bóp nhanh nhưng không mạnh. Nước muối sẽ đi từ lỗ mũi bên này và chảy ra cùng với dịch ở lỗ mũi bên kia.

+ Dùng khăn mềm thấm sạch nước và dịch mũi chảy ra ở đầu mũi bên kia. Nếu trường hợp bé khóc quấy các mẹ có thể nhẹ nhàng ôm trấn an bé để thực hiện với bên còn lại.

+ Tiếp theo, đổi bên, nghiêng đầu bé sang bên còn lại, sau đó thực hiện tương tự các bước trên với bên mũi còn lại.

+ Nếu xuất hiện dịch mũi đặc sệt thì mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé hút sạch chất dịch trong cả hai bên mũi ra, tránh cho tình trạng chất dịch chảy xuống khoang họng gây ra các bệnh lý về hô hấp khác nguy hiểm. Tuy nhiên tránh lạm dụng dụng cụ này vì nó có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhỏ và gây khó chịu cho trẻ.

+ Cuối cùng, kiểm tra xem đã sạch dịch và rỉ bên trong mũi bé hay chưa, nếu chưa có thể thực hiện thêm một lần nữa.

Các mẹ nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ và thường xuyên quan sát biểu hiện của bé. Nếu có biểu hiện bất thường thì phải dừng thao tác ngay và kiểm tra tình trạng của bé.

Có Nên Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Hàng Ngày?

Việc vệ sinh tắm cho các bé vô cùng quan trọng giúp bé tránh được vi khuẩn, bụi bẩn, rôm sảy và các bệnh về da đặc biệt đối với mùa hè oi nóng. Bé chia làm 2 giai đoạn: Chưa rụng rốn và giai đoạn phát triển.

Vào giai đoạn đầu của bé cấu tạo của da vẫn còn non chưa ổn định trong đó phần rốn của trẻ chưa rụng rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, các mẹ không nên tắm cho các bé trong khoảng từ 8 -10 ngày vì lúc này rốn của bé chưa rụng cũng có lúc trẻ đến tuần thứ 2 mới rụng.

Tốt nhất trong thời kỳ này thay vì tắm các mẹ chỉ lấy khăn xô được giặt sạch lau từng bộ phận trên cơ thể của trẻ như: mặt, cổ, tay, chân, nách và những vùng bẹn, đùi, bộ phân sinh dục vì rất dễ bị hăm.

Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ sơ sinh nên được vệ sinh hàng ngày có thể cùng lúc thay tã hoặc những lúc bé đi vệ sinh. Các mẹ lưu ý chỉ sử dụng nước ấm để vệ sinh cho trẻ không nê sử dụng xà bông, sữa tắm đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn này vì rất dễ bị viêm da.

Khi vệ sinh xong các mẹ cần dùng bông gòn thấm nước lau sạch rốn tránh rốn bé bị nhiễm khuẩn. Sử dụng cồn 70 độ sát trùng quanh rốn của bé và băng rốn cho bé bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.

Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra việc vệ sinh cho bé bằng nước ấm nên kéo dài trong 4 tuần đầu tiên vì để rốn của trẻ khô hẳn và cấu trúc da hình thành

Giai đoạn trẻ phát triển

Trong giai đoạn tuần 6 các mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày trong chậu cần lưu ý về nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh. Lợi ích của việc tắm cho trẻ sơ sinh giúp trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu tránh được các vi khuẩn, các chất độc hại, thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày trong tuần là rất cần thiết đặc biệt vào những ngày hè nóng nực.

Trong những ngày chuyển mùa hay gió mùa đông bắc các mẹ không nên tắm cho trẻ thời gian tắm khoảng 2 – 3 ngày/ 1 lần. Sau mỗi lần tắm cho trẻ sơ sinh nên lau khô người và vệ sinh kỹ lưỡng cho trẻ.

Một chia sẻ nhỏ cho các mẹ nên tham khảo là thời điểm tắm tốt nhất cho trẻ là vào ban ngày tốt nhất từ 10 giờ sáng trễ nhất là trước 15 giờ chiều vì trong khoảng thời gian trên thời tiết ấm.

Không nên tắm cho trẻ khi đói bụng hoặc vừa ăn xong như vậy sẽ khiến trẻ quấy khóc và việc tắm sẽ trở nên khó khăn, có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần chuẩn bị nước tắm với nhiệt độ phù hợp và các phụ kiện đầy đủ trước khi tắm cho bé. Bắt đầu các mẹ cởi quần áo bé ra ngoại trừ tã lót của trẻ.

Đối với các bé 2 tháng tuổi trở lên các mẹ thoa dầu tắm gội lên những vùng da khô, nhất là cứt trâu trên đầu để làm mềm chúng giúp khi gọi sẽ được sạch sẽ hơn.

Thoa ít dầu massage lên ngực, bụng, lưng giúp cơ thể bé ấm lên trước khi tiếp xúc với nước.

Lấy khăn xô thấm vào nước ấm rồi lau sạch mặt, mắt, phía trước và phía sau tai nên chú ý để bé bị sặc nước khi tắm các mẹ cần tránh để nước phần mắt, mũi của trẻ.

Khi gội đầu cho bé các mẹ lấy nước làm ướt tóc của bé, sử dụng một lượng dầu gội vừa đủ xoa đều lên tóc trẻ rồi gội thật sạch lại bằng nước ấm sau đó lau khô đầu nhanh tránh để bé bị lạnh sau.

Khi tắm cho trẻ các mẹ cởi tã đặt bé vào chậu, nhớ giữ đầu và cổ bé thật vững rồi thoa sữa tắm sử dụng khăn xô lên đều các bộ phận trên người bé rồi tắm sạch bằng nước nên tắm cho bé trong khoảng 5 phút tránh để bé nhiễm lạnh.

Sử dụng khăn mềm lau khô cả người bé. Các mẹ chú ý lâu khô các vùng da gấp như cổ, nách, tay, bẹn, chân của bé vì có thể nước vẫn trong kẽ.

Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh nên trong ngưỡng khoảng 35 – 38 độ C là phù hợp với đủ ấm cho trẻ và rất an toàn cho làn da.

Khi tắm cho trẻ mẹ cần lưu ý tắm trong phòng tắm kín gió tránh nơi có cửa sổ, cửa sổ vì có thể làm bé bị lạnh nên tắm cho bé trong phòng có nhiệt độ 36 – 38 độ tránh bé khi tắm xong bị sốc nhiệt.

Không nên dội nước trực tiếp lên đầu bé nên giúp bé quen dần với nhiệt độ nước bằng cách tắm chậm rãi từ dưới lên.

Ba mẹ trước khi tắm cần chú ý xem phản ứng, tình trạng sức khỏe của trẻ như thế nào. Nếu trẻ có vấn đề như ho, quấy khóc, sổ mũi các mẹ không nên tắm chỉ nên vệ sinh bằng cách lau người.

Lựa chọn những dầu tắm, sữa tắm có thương hiệu xuất xứ rõ ràng, an toàn phù hợp làn da với độ tuổi của bé.

Chú ý, ngoài việc vệ bằng tắm cho bé có mẹ cần lưu ý về tắm nắng cho trẻ sơ sinh đem tới nhiều lợi ích giúp tổng hợp vitamin D rất tốt cho việc cấu tạo xương và chống còi xương.

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp an toàn cho bé

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm tiện lợi, an toàn cho ngày đông

Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Đúng Cách

Không chỉ mùa đông thời tiết khô và lạnh mà ngay cả mùa hè các bé cũng rất hay bị các bệnh về đường hô hấp như chảy mũi, ho..,nhất là bé sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi,… và ngay sau đó có thể dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,… Đó là lý do các mẹ nên học cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của trẻ, khiến bé khó chịu và quấy khóc cả ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc rửa mũi đúng cách sẽ ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho trẻ (thông tin được chia sẻ bới: https://bebubam.com)

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp phòng bệnh hô hấp cực hiệu quả

Bước 1: Trải miếng lót chống thấm lên giường hoặc chỗ bé nằm và đặt bé nằm nghiêng trên đó, giữ 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc bé giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi cho trẻ (nếu bé quen rồi thì bé sẽ chỉ chuyển động ít còn ban đầu bé thường hay giãy giụa).

– Lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu của bé để nước rửa co thể chảy ra thấm vào đó.

Bước 2: Nếu bé mới chỉ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ nên rửa luôn lúc này. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại và có rỉ mũi dính trong lỗ mũi của bé thì mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi và đợi 1 lúc để nước muối có thể ngấm làm mềm rỉ mũi thì các mẹ nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra (việc này cần nhẹ nhàng và từ từ vì nếu làm mạnh có thể làm bé bị đau)

Bước 3: Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của trẻ, bóp nhanh nhưng không được quá mạnh để nước muối đi vào trong khoang mũi và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối và chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé. Việc này rất an toàn đối với bé nên các mẹ không phải lo bé bị đau

Bước 4: Sau khi xịt hết lọ nước muối, các mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong khoang mũi của bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết khỏi khoang mũi của bé

Bước 5: Các mẹ dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, trấn an con vài phút để bé bớt sợ trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia. Cách làm tương tự như trước

– Nếu dịch mũi quá đặc và “không chịu” trôi ra theo dòng nước muối, các mẹ có thể phải sử dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng sản phẩm hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực sẽ không tốt gây tổn thương niêm mạc mũi.Những lưu ý quan trọng khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh: – Cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho con.

– Kiểm tra lại đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo rằng không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi của bé

– Với những lần rửa mũi, bé có thể không hợp tác nên rất hay giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và hãy cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi không tốt cho bé

– Nên rửa mũi cho bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

– Không nên lạm dụng xịt quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 – 5 lần/ngày), nhất là đối với bé có dấu hiệu viêm mũi vì điều này sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi bị tổn thương và mất đi độ ẩm sẽ gây khó chịu cho bé

Với cách rửa mũi như trên thì các mẹ hãy yên tâm rằng bé nhà bạn sẽ luôn được an toàn. Hãy cố gắng giữ vệ sinh khoang mũi cho bé vì chính nó sẽ bảo vé bé khỏi các bệnh về đường hô hấp.