Rất nhiều các bậc phụ huynh sử dụng cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn những lúc mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, điều này có nên hay không? Sử dụng miệng để hút mũi sẽ gây nên những hậu quả gì? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây!
1/ Có nên hút mũi cho bé bằng miệng hay không?
Trong các cách để vệ sinh mũi cho trẻ thì cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh là một trong số những cách gây nên những băn khoăn nhất định trong việc có nên hay không sử dụng cách này.
Và câu trả lời của câu hỏi có nên hút mũi cho bé bằng miệng hay không là KHÔNG. Bởi phương pháp này sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm đối với hệ hô hấp và sức khỏe của bé. Điều này cũng không được khuyến nghị bởi các bác sĩ chuyên môn vì bên cạnh những lợi ích trước mắt của phương pháp này thì những hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng.
2/ Hệ quả khi thực hiện cách hút mũi bằng miệng cho bé
Những hệ quả khi hút mũi cho trẻ nhỏ bằng miệng có thể kể đến như sau:
– Gây ra nhiễm trùng mũi cho trẻ
Khi việc này xảy ra với tần suất lớn, niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn.
– Khả năng lây các bệnh truyền nhiễm cao
Hệ quả nguy hiểm nhất mà cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh có thể xảy ra đó là những bệnh truyền nhiễm từ mẹ sẽ lây sang con. Ví dụ như: cảm lạnh, cảm cúm, sốt vi rút, … và đặc biệt khi các bệnh này xảy ra ở trẻ sơ sinh khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe của trẻ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
– Gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp
Khi hút mũi cho bé bằng miệng, tình trạng chảy nước mũi của bé sẽ không được điều trị dứt điểm mà sẽ nặng hơn hoặc liên tục kéo dài. Khi không được điều trị dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần bé sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ toàn diện của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời.
Nếu bé có nhiều dịch đặc mà nhỏ nước muối sinh lý kém hiệu quả, thì hút mũi hay rửa mũi cho trẻ em hiệu quả hơn? Lúc này, bạn vẫn nên ưu tiên rửa mũi cho bé trước. Nhưng nên thay thế bằng nước muối ưu trương để làm loãng dịch nhầy tốt và nhanh hơn. Đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi tốt hơn muối sinh lý thông thường.
3/ Nên hút mũi cho bé an toàn bằng phương pháp nào?
Vì cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh không được khuyến khích sử dụng nên các bậc phụ huynh có thể tham khảo các cách sau đây:
Hút mũi bằng ống bơm
Đây là dụng cụ phổ biến được sử dụng khi hút mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả. Lực hút của ống bơm tương đối nhẹ nhàng nên không gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ
Cách thực hiện:
Bước 1: Sử dụng 1-2 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ để làm mềm các chất nhầy có trong mũi. Đặt bé nằm nghiêng, giữ nước muối trong khoảng 10 giây trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Bóp ống bơm để không khí thoát hoàn toàn ra ngoài sau đó đưa vào mũi trẻ. Chú ý sao cho lỗ mũi của trẻ được bịt kín.
Bước 3: Thả lỏng để nước mũi, chất nhầy được hút toàn bộ vào trong ống bơm.
Bước 4: Rửa ống bơm mỗi lần thực hiện hút sau đó làm với bên còn lại đến khi dịch nhầy trong mũi bé được lấy ra hoàn toàn.
Chú ý: Không để quá sâu đầu ống bơm vào lỗ mũi của trẻ bởi sẽ gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu, sợ hãi cho bé sau mỗi lần hút mũi.
Dụng cụ hút mũi chữ U có 2 đầu bao gồm: 1 đầu là bình chứa dung dịch nhầy sau khi được hút ra và 1 đầu để hút với lực sử dụng từ miệng của bố mẹ trẻ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sử dụng 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm chất nhầy trong mũi.
Bước 2: Đưa vòi lớn của dụng cụ hút mũi chữ U vào lỗ mũi của trẻ.
Bước 3: Sử dụng đầu còn lại để hút dịch nhầy từ mũi bé đến bình hình trụ của dụng cụ đến khi sạch hoàn toàn mà không cần đi rửa lại
Bước 4: Thực hiện với bên còn lại đến khi hết sạch dịch nhầy trong mũi trẻ.
Bỏ qua cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh, bạn nên sử dụng 2 dụng cụ hút mũi trên với muối sinh lý, ưu trương phù hợp.