Top 9 # Có Nên Học Trường Đại Học Thủ Dầu Một Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Trường Đại Học Thủ Dầu Một

Trường Đại học Thủ Dầu Một là trường công lập, đào tạo đa ngành, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trường Đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO Thế giới (từ năm 2015); là thành viên liên kết của Hiệp hội Các trường Đại học Đông Nam Á – AUN (từ năm 2017); tháng 11/2017, trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia; tháng 3/2020, trường có 4 ngành đạt chuẩn AUN-QA và 4 ngành đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trong năm 2020 và 2021, trường tiến hành kiểm định chất lượng đối với tất cả ngành học theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, trường đã định hình là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực; phát triển theo mô hình đại học tiên tiến. Với triết lý “Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo”, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh tri thức của tỉnh Bình Dương.

Về nhân sự, trường hiện có đội ngũ 732 cán bộ – viên chức, trong đó 3 giáo sư, 17 phó giáo sư, 120 tiến sĩ. Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường được sự cộng tác hỗ trợ của nhiều nhà khoa học trình độ chuyên môn cao thuộc Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó, với tinh thần cầu thị và những nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc, trường đã thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến làm việc và hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH tại trường.

Về đào tạo, Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện triết lý giáo dục hòa hợp tích cực, giảng dạy theo sáng kiến CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA. Hiện nay, quy mô của trường là 16.000 sinh viên chính quy và 1.000 học viên cao học đang học tập và nghiên cứu ở 47 ngành đại học, 10 ngành sau đại học, 1 ngành tiến sĩ, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, thực phẩm, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm, âm nhạc – mỹ thuật. Chương trình đào tạo được trường xây dựng 60% lý thuyết, 40% thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, chú trọng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, Bình Dương là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có hơn 45.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước (Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan,…) hoạt động và sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp với các ngành đào tạo của nhà trường. Trường đã ký kết với các tập đoàn, doanh nghiệp uy tín để hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Hằng năm, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức 02 Ngày hội Việc làm, các buổi giao lưu định hướng nghề nghiệp thu hút trên 1.000 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với hơn 10.000 vị trí việc làm. Bên cạnh đó, trường còn chú trọng xây dựng tinh thần doanh nhân trong sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp. Trường có Không gian Khởi nghiệp với diện tích gần 1.000 m¬2 do chính sinh viên thiết kế ý tưởng và vận hành. Đây là nơi diễn ra các buổi tọa đàm, giao lưu doanh nhân, các khóa đào tạo kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, thực hành viết mô hình kinh doanh cho các dự án khởi nghiệp, tổ chức tham quan doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng hành cùng sinh viên trong các cuộc thi. Năm 2019, sinh viên đạt được nhiều giải thưởng về ý tưởng khởi nghiệp do Bộ GD&ĐT, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, Báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức: giải Ba cuộc thi SV.STARTUP, giải Nhất cuộc thi IoT Startup, giải Ba và giải Khuyến khích giải thưởng Tài năng Lương Văn Can,…

Đại Học Thủ Dầu Một

Mã trường: TDM – Đại học Thủ Dầu Một – TDMU

Tên tiếng Anh: Thu Dau Mot University

Thành lập năm: 2009

Địa chỉ: Số 06, Trần Văn Ơn, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Tỉnh thành: Bình Dương

Website: tdmu.edu.vn

Giới thiệu – Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Trường là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương – một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ trẻ. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.

Qua 8 năm hình thành và phát triển, Trường đã định hình là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực; phát triển theo mô hình đại học tiên tiến. Với triết lý “Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo”, trường Đại học Thủ Dầu Một đang dần khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh tri thức của tỉnh Bình Dương.

Về nhân sự, đến năm 2017, đội ngũ cán bộ khoa học của trường có 01 giáo sư, 15 phó giáo sư, 115 tiến sĩ, 504 thạc sĩ, 97 cán bộ – giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường còn tranh thủ sự hậu thuẫn của cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao ở các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó, với tinh thần cầu thị và những nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc, Trường đã thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến làm việc và hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH tại Trường.

Về đào tạo, trường Đại học Thủ Dầu Một đang tập trung hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo sáng kiến CDIO. Tháng 8/2015, Trường chính thức được Bộ Giáo dục cho phép đào tạo Cao học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của Nhà trường. Hiện nay, quy mô của Trường là 15.000 sinh viên chính quy và 600 học viên cao học đang học tập và nghiên cứu ở 28 ngành đại học, 9 ngành sau đại học, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm. Trường đang xây dựng các ngành đào tạo chất lượng cao (đào tạo 100% chương trình bằng tiếng Anh) đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chuẩn quốc tế, phục vụ nhu cầu hội nhập.

Về nghiên cứu khoa học, với chiến lược xây dựng Trường thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn có uy tín, Đại học Thủ Dầu Một đang đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hiện nay, Trường đang triển khai 03 đề án nghiên cứu trọng điểm là Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, Đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao, Đề án nghiên cứu Thành phố thông mình Bình Dương. Các đề án, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với ứng dụng, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về hợp tác quốc tế, Trường đã thiếp lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với hơn 40 đơn vị giáo dục trên thế giới; đồng thời ký kết hợp tác cung ứng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, từ năm 2010, Trường hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo thỏa thuận hỗ trợ hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực ở hai ngành Kinh tế và Công nghệ thông tin.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Đại học Thủ Dầu Một sẽ hoàn thiện hệ thống đào tạo gồm 36 ngành đại học, 22 ngành cao học, 09 ngành tiến sĩ với quy mô là 15.100 học viên – sinh viên (ĐH: 14.000, Sau ĐH: 1.100), trở thành cơ sở đào tạo ngang tầm với các trường đại học có uy tín trong nước, tiến tới tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới. Đến năm 2025, tỷ lệ ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu là 40% tổng số ngành đào tạo, tiến tới đạt tỷ lệ 60%; ngành đào tạo sau đại học chiếm 60% trên tổng số ngành đại học.

Sứ mệnh: Đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực. Tầm nhìn: Phát triển theo mô hình đại học tiên tiến, xác lập uy tín trong nước và hội nhập. Người học có năng lực làm việc trong nước và nước ngoài.

Mục tiêu

Năm 2017: Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học quốc gia Năm 2018: Là thành viên của tổ chức AUN và một số chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN Năm 2020: Tiến hành đánh giá chất lượng theo chuẩn Quốc tế (QS.STAR) Năm 2021: Chuẩn Quốc gia đại học theo định hướng ứng dụng

Trường Đại học Thủ Dầu Một được tổ chức từ 11 khoa:

– Khoa Kinh tế – Khoa Kiến trúc – Xây dựng – Khoa Kỹ thuật công nghệ – Khoa Khoa học tự nhiên – Khoa Hành chính – luật – Khoa Công tác xã hội – Khoa Ngoại ngữ – Khoa Lịch sử – Khoa Ngữ văn – Khoa Sư phạm – Khoa Khoa học quản lí

Thông tin sẽ được cập nhật thêm

Nguồn https://tdmu.edu.vn/

Có Nên Học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Không?

Tìm hiểu Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM

Đúng như tên gọi của mình, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM là ngôi trường chuyên đào tạo về các ngành công nghệ và chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, trường cũng đào tạo thêm một số ngành như công nghệ máy móc, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng….

Ngoài tên gọi Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM, trường còn được biết tới với cái tên HUFI (viết tắt của Ho Chi Minh University of Food Industry). Còn mã trường để đăng ký dự thi xét tuyển đại học là: DCT.

Tính đến nay, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM đã có 38 năm xây dựng và phát triển với lộ trình như sau:

9/9/1982: Trường chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm với tên gọi Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.

Năm 1986: Trường được nâng cấp thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh theo quyết định số 25/CNTP-TCCB.

Năm 2001: Trường tiếp tục được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh theo quyết định số 18/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

23/2/2010: Trường chính thức được đổi thành Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh theo quyết định Thủ tướng chính phủ và giữ nguyên tên gọi đến hiện nay.

Các cơ sở đào tạo:

Cơ sở đào tạo chính

Địa chỉ: 140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM.

Điện thoại: (028)38161673 – (028)38163319

Website: http://hufi.edu.vn/

Email: info@hufi.edu.vn

Cơ sở thí nghiệm thực hành

Địa chỉ: 93 (Số Cũ 54/12) Đường Tân Kỳ Tân Quý, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đánh giá, nhận xét về Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh

2.1. Về cơ sở vật chất

Trường có hai cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một cơ sở chuyên đào tạo lý thuyết với diện tích 11000 m2 bao gồm gần 200 phòng học lý thuyết và giảng đường được trang bị máy chiếu và tivi màn hình lớn, hệ thống thư viện 3 tầng khang trang, phòng học nhóm, phòng thực hành tin học, phòng Internet. Một cơ sở chuyên phục vụ thí nghiệm thực hành với diện tích 5000 m2 gồm hơn 20 xưởng thực hành và gần 100 phòng thí nghiệm. Tất cả đều được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và ngày càng được hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế.

Khu ký túc xá sạch sẽ, thoáng mát, có sức chứa lớn. Kết nối internet rộng rãi. Ngoài ra, nhà trường cũng trang bị đầy đủ nhà ăn, căng tin, phòng tập thể thao đa năng,… nhằm phục vụ tốt nhất cho sinh viên.

2.2. Về chất lượng đào tạo

Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh đã và đang là đơn vị tiên phong và đi đầu trong công tác đào tạo công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. HUFI luôn cập nhật liên tục và áp dụng chương trình giảng dạy tiên tiến từ nước ngoài cũng như hợp tác quốc tế với các trường hàng đầu Đài Loan về đào tạo công nghệ nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của công nghệ trong tương lai.

Phương châm đào tạo của trường đó chính là lấy người học làm trung tâm, gắn lý thuyết với thực hành, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm khơi dậy tính năng động, sáng tạo, tự tin của học sinh – sinh viên trong học tập. Nhờ vậy, sau khi ra trường trên 90% sinh viên đều có việc làm (theo kết quả khảo sát năm 2010).

Bên cạnh đó, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh cũng đã chính thức được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia TP. HCM công nhận đạt chuẩn chất lượng cùng với giấy chứng nhận vào giữa năm 2017. Đây là dấu mốc rất lớn để khẳng định chất lượng giảng dạy và đào tạo của trường.

2.3. Về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng dạy của trường hiện có khoảng gần 600 người. Trong đó có hơn 80% giảng viên có trình độ sau đại học, có nghiệp vụ vững vàng, giàu kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, trường cũng là nơi quy tụ của rất nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các chuyên gia đầu ngành.

Các thầy cô đều giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết với nghề, gần gũi với sinh viên và đặc biệt là rất tích cực hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học (Theo đánh giá thực tế của sinh viên học tập tại trường).

Năm 2017 – 2018, mức học phí của Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh dao động vào khoảng từ 12 triệu (đối với hệ cao đẳng) đến 16 triệu đồng (đối với hệ đại học). Con số này có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào số tín chỉ đăng ký trong năm học. Cụ thể, mức học phí trên 1 tín chỉ được tính như sau:

Đại học: 490.000 đ/ TC lý thuyết, 634.000 đ/ TC thực hành

Cao đẳng: 355.000 đ/ TC lý thuyết, 460.000 đ/ TC thực hành

Năm 2019 – 2020, mức học phí tăng lên khoảng 18 triệu đến 20 triệu đồng một năm. Cụ thể:

Hệ đại học là 540.000đ/tín chỉ lý thuyết và 700.000/tín chỉ thực hành.

Hệ cao đẳng chính quy là 355.000đ/tín chỉ lý thuyết và 460.000/tín chỉ thực hành.

Tuy nhiên, theo công bố mới nhất của Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM, thời gian đào tạo hệ đại học chính quy rút xuống chỉ còn 3.5 năm tương ứng với 7 học kỳ chính nên mức học phí như trên cũng có thể xem là chấp nhận được.

2.5. Về hoạt động của sinh viên

Bên cạnh công tác giảng dạy và đào tạo kiến thức, tay nghề, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Trường có rất nhiều câu lạc bộ cũng như hội nhóm để sinh viên trải nghiệm và hoạt động tích cực. Một số phong trào sinh viên nổi bật có thể kể đến trong trường như: Khát vọng tuổi trẻ, Hội thao, Sinh viên nghiên cứu khoa học, Xung kích tình nguyện vì cộng đồng…

2.6. Một số điểm hạn chế

Đương nhiên, bất cứ ngôi trường nào dù tốt đến mấy thì cũng vẫn tồn tại một số mặt hạn chế và nhược điểm nhất định. Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM cũng vậy, ngoài chuyện học phí cao khiến nhiều khóa sinh viên phàn nàn, trường cũng tồn tại một số bất cập như:

Mặt bằng chất lượng đào tạo chưa công bằng với mọi khoa,.vẫn có khoa được ưu tiên hơn như khoa công nghiệp chất lượng thực phẩm.

Hệ thống đăng ký học phần tín chỉ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên.

Các hoạt động ngoại khóa vẫn chưa thực sự phổ biến và rộng rãi đến với mọi sinh viên.

Các cơ sở đào tạo hơi xa nhau nên có thể gây khó khăn cho việc di chuyển của sinh viên.

Bộ phận hành chính, văn thư vẫn chưa thực sự nhiệt tình.

Tuy nhiên, những bất cập này cũng đang được trường tiếp thu và cải thiện từng ngày.

Cập nhật điểm chuẩn đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM năm 2020

Mỗi người đều có một mong muốn, kỳ vọng cũng như điều kiện và khả năng riêng. Vì vậy câu hỏi: Có nên học trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm không xin để các bạn tự quyết định. Nhưng hãy nhớ rằng, không có một ngôi trường nào là hoàn hảo cả! Điều quan trọng là bạn cần có đam mê và yêu thích thì mới có động lực để đi tiếp.

Trường Đại Học Và Trường Nghề

Trường đại học hay trường nghề là lựa chọn tốt nhất?

Thế nhưng, tình trạng thất nghiệp của các “cử nhân” hay thậm chí là thạc sĩ vẫn đang diễn ra hằng ngày với tỉ lệ ngày một tăng cao. Thực trạng này đã làm dấy lên nhiều thắc mắc trong cộng đồng. Liệu tấm bằng đại học còn có đủ “uy quyền” và lợi thế cho con người khi xin việc làm nữa hay không? Thế nên một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi hiện nay thay vì tìm trường đại học để tiếp tục con đường học vấn thì họ đã bắt đầu chuyển hướng sang các trường nghề.

Vậy,  chọn trường đại học  hay trường nghề, nên học trường nào mới là quyết định sáng suốt cho bản thân? Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát cho bạn đọc về sự so sánh lợi ích giữa việc học đại học với việc học trường nghề. 

Tuyển sinh các cấp,  đặc biệt là tuyển sinh đại học từ xưa đến nay vẫn luôn nằm ở vị trí cao trong bảng xếp hạng những vấn đề được quan tâm nhất của xã hội. Ngày nay, khi nhu cầu của thị trường lao động đã giảm bớt chú trọng vào bằng cấp và bắt đầu tăng yếu tố kĩ năng chuyên môn thì lợi ích của việc học đại học có còn được như xưa? Bên cạnh đó, trường nghề đang dành được nhiều sự lựa chọn hơn từ các bạn trẻ, vậy lựa chọn học nghề sẽ giúp các bạn trẻ có được những ưu điểm nào hơn?

1. Lợi ích của việc học đại học:

Nền tảng kiến thức ở bậc đại học thường mang hơi hướng lý thuyết nhiều hơn

– Nền tảng kiến thức: thông thường các chương trình học đại học sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 6 năm đối với ngành y và 4 đến 5 năm với các ngành còn lại. Không nhắc đến ngành y, ở những ngành học khác, trong suốt 4 năm này, các bạn sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức từ các môn đại cương đến các môn chuyên ngành. Kiến thức sẽ được cung cấp theo hệ thống kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, từ lý thuyết đến thực tiễn. Nếu các bạn sinh viên  chọn ngành  học phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân thì chắc chắn rằng, sau 4 năm học đại học, các bạn sẽ xây dựng được một nền tảng kiến thức vững chắc cho mình.

Tuy nhiên, những kiến thức ở chương trình đại học đa phần là kiến thức hàn lâm, chính điều này đã làm cho một số bạn sinh viên khó có thể tiếp thu được hết các bài học ở trường. Đây cũng được xem là một trong những trở ngại thực tế hiện nay.

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp đang tăng cao

– Cơ hội việc làm: sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được tấm bằng cử nhân hoặc kỹ sư đại học phụ thuộc vào ngành học. Nhìn chung, yêu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp lớn ở các vị trí ứng tuyển cao đều cần có bằng đại học. Khi  chọn lĩnh vực ngành nghề học,  các bạn sinh viên thường hay quan tâm đến mức độ “hot” của nghề nghiệp mình chọn trên thị trường hiện nay và cả vấn đề học trường đại học nào dễ xin việc. Chính vì thế, đa phần sinh viên và phụ huynh đều tin rằng cơ hội việc làm sau khi nhận được tấm bằng đại học từ các trường thuộc hàng top là khá cao.

Mặt khác, hiện nay yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty đã bắt đầu linh hoạt hơn. Đơn cử ở những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà tuyển dụng thường chú trọng kinh nghiệm, thâm niên làm việc cũng như kỹ năng, tay nghề về mặt chuyên môn có thành thạo hay không để tuyển nhân sự mà không đặt nặng yêu cầu về bằng cấp như lúc trước. Đây cũng là một thách thức lớn với các bạn sinh viên học đại học, bởi nếu không linh động tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành để lấy kinh nghiệm khi còn ngồi trên giảng đường thì sau khi tốt nghiệp, tất cả những gì các bạn có chỉ là tấm bằng đại học và phần lớn kiến thức về mặt lý thuyết mà thôi. 

Mức lương được quyết định bởi năng lực làm việc chứ không phải bằng cấp.

– Mức lương thu nhập: như một điều hiển nhiên trong cuộc sống, mức lương bổng của các bạn có bằng cấp cao luôn nhiều hơn mức lương của các bằng cấp có trình độ thấp hơn. Khi bạn làm việc ở các công ty lớn, với kết quả của tấm bằng tốt nghiệp đại học ấn tượng, các bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương mơ ước và hàng tá các lương thưởng, hoa hồng hay các phúc lợi khác cho nhân viên.

Nhưng, điều này không hẳn là tuyệt đối. Vẫn có nhiều trường hợp, bằng cấp của nhân viên không thuộc hàng top, xuất sắc hay thậm chí không phải bằng đại học nhưng kỹ năng, kiến thức chuyên môn rất vững thì vẫn có thể dễ dàng được trả công xứng đáng cho những cống hiến của bản thân vào công ty nơi họ làm việc.

– Ngoài các lợi ích trên, còn có một số lợi ích khác điển hình là môi trường học năng động làm tăng khả năng phát huy, sáng tạo cho sinh viên. Đặc biệt, giúp các bạn sinh viên rèn luyện kĩ năng tự học – kĩ năng học hỏi kiến thức quan trong cần phải có. Giúp tăng cường, mở rộng các mối quan hệ xung quanh và tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các công tác xã hội giúp ích cho xã hội.

Bên cạnh việc chọn trường đại học, xu hướng của các bạn trẻ đang dần chuyển hướng sang chọn trường nghề. Bởi theo số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã công bố, đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt trên 70%. Nhìn vào tỉ lệ có việc làm cao sau khi tốt nghiệp, các bậc phụ huynh cũng như học sinh đã bắt đầu nhận thức được sự quan trọng của việc chọn trường chọn ngành. Kiến thức thực tiễn cũng như kỹ năng chuyên môn giờ đây đã có vai trò quan trọng hơn, đã trở thành yếu tố góp phần đảm bảo khả năng có việc làm cho sinh viên. Vậy học nghề có được những ưu điểm gì hơn so với học đại học?

2. Những ưu điểm khi học trường nghề:

Có cơ hội trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chuyên môn ứng dụng thực tiễn

– Nền tảng kiến thức: đối với các chương trình học nghề từ bậc trung cấp đến cao đẳng hay các trung tâm đào tạo nghề khác, ưu điểm đầu tiên người học nhận được đó chính là sự thành thạo trong kỹ năng chuyên môn. Với chương trình dạy học trọng tâm nằm ở thực hành, sinh viên được dễ dàng tiếp xúc với các máy móc, thiết bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Trau dồi và nâng cao khả năng thực hành kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề cho người học.

Ưu điểm tiếp theo là thời gian đào tạo ngắn, thường từ 3 tháng đến 3 năm tùy vào trường học và ngành nghề. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường đã có thể xin được việc làm ngay lập tức với những kiến thức thực tiễn được đào tạo từ trường.  

Học nghề giúp người học tiết kiệm thời gian

Như vậy, điểm nổi bật hơn so với chương trình đào tạo đại học là quá trình học được rút ngắn và kinh nghiệm thực tiễn được nâng cao. Kỹ năng và tay nghề được rèn luyện nhiều hơn, kiến thức không còn là kiến thức hàn lâm nữa. Ngoài ra, các trường đào tạo nghề nay cũng đã có những chính sách  kết nối tuyển sinh đào tạo  với các doanh nghiệp, công ty. Điều này góp phần tăng tính thực tiễn, cập nhật nhanh chóng nhu cầu của xã hội, từ đó giúp cho chương trình học tập của sinh viên được sát với thực tế hơn. Đây là lợi ích để dẫn đến ưu điểm tiếp theo là cơ hội việc làm cho sinh viên học trường nghề.

– Cơ hội việc làm: Nhờ có sự kết nối đào tạo với các doanh nghiệp mà kiến thức sinh viên nhận được khi học trường nghề vô cùng thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động ngày nay. Do đó, cơ hội việc làm của các bạn trẻ này rất cao. Vì hiện tại, các công ty, doanh nghiệp hay xí nghiệp đã bắt đầu đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nhiều hơn là bằng cấp. Kinh nghiệm làm việc, tay nghề chuyên môn cao chính là những điểm sáng trong hồ sơ xin việc của người học trường nghề.

Học trường nghề vẫn nhận lương cao

Nhờ vào  cách tư vấn tuyển sinh hiệu quả  nên các trường đào tạo nghề hiện nay đã dần khẳng định được sức hút của họ. Phụ huynh cũng như học sinh đã bắt đầu quan tâm đến chương trình và chất lượng học tập hơn. Bên cạnh đó, yếu tố việc làm sau khi ra trường vẫn luôn được đề cao. Vì thế, các trường đào tạo nghề đã dần nằm trong danh sách lựa chọn ưu tiên của người học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bên cạnh đó, hầu như các trường đào tạo nghề đều có cam kết sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường. Việc làm này của các nhà đào tạo đã ghi điểm cao trong mắt phụ huynh và học sinh.

– Mức lương thu nhập: đây chính là một trong những băn khoăn của phụ huynh và học sinh khi chọn vào trường nghề. Vì những suy nghĩ cố hữu rằng bằng cấp cao tất nhiên sẽ được hưởng lương cao và bằng cấp thấp thì lương ít hơn. Nhưng thực tế ngày nay, các công ty nhìn nhận vào khả năng làm việc, tay nghề chuyên môn của nhân viên để trả lương. Nếu bạn là người có bẳng cấp cao nhưng kỹ năng nghề nghiệp không có, không thể thành thạo trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn thì đương nhiên bạn vẫn phải chấp nhận xếp sau những người có tay nghề, kỹ năng chuyên môn vững chắc mà không có bằng cấp cao.

Vì thế, phụ huynh và học sinh nên yên tâm về vấn đề lương bổng. Nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có thể đi làm được ngay và hưởng mức lương xứng đáng với trình độ của họ. Việc trả lương hay các phúc lợi cho nhân viên đã không còn dựa trên bằng cấp giấy tờ nữa mà dựa trên khả năng, kiến thức thực sự của nhân viên ở mức nào.

– Các ưu điểm khác khi học ở trường nghề vẫn giống như khi học đại học. Sinh viên vẫn có cơ hội được học tập và làm việc trong môi trường năng động. Giao lưu, mở rộng mối quan hệ với bạn bè. Thoải mái tham gia các hoạt thiện nguyện hay công tác xã hội giúp ích cho cộng đồng. Mài giũa khả năng tự học là điều hiển nhiên vì ở bất kì môi trường học nào cũng yêu cầu người học có khả năng tự học. Hơn hết đó chính là thời gian học ngắn hơn chương trình học đại học giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian cho bản thân. Các trường nghề cũng đang tích cực  tìm thí sinh cho khóa học   với nhiều chương trình học hấp dẫn cho sinh viên.

Sinh viên trường nghề có thể dễ dàng học liên thông lên Cao đẳng, Đại học

Một vấn đề cũng được khá nhiều bạn trẻ cũng như phụ huynh học sinh lo lắng khi chọn học trường nghề đó chính là bằng cấp. Nhiều người lo ngại việc bằng cấp ở trình độ thấp thì không được công nhận. Thật ra, việc rèn luyện kĩ năng tay nghề mới thực sự là điều quan trọng nhất trong môi trường việc làm hiện nay, điều này không phụ thuộc bạn học trường nào cả. Tuy nhiên, nếu muốn nâng cao trình độ, sinh viên hoàn toàn có thể dễ dàng đăng kí học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian để đi học liên thông, người học có thể đăng kí chương trình vừa học vừa làm hoặc các lớp học vào các ngày cuối tuần thông qua các thông tin từ  dịch vụ quảng bá đăng tuyển.

Thêm vào đó, việc nâng cao kiến thức lẫn chuyên môn và ngoài chuyên môn luôn là một điều cần thiết đối với sinh viên bất kể sinh viên thuộc trường đại học hay trường nghề. Hiện nay, các trung tâm đào tạo đã mở rất nhiều các khóa học ngắn hạn đáp ứng nhu cầu về thời gian nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng kiến thức cho người học. Người học có cơ hội thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet về các chương trình, khóa học ngắn hạn cũng như  khóa học ưu đãi giảm giá.

Tóm lại, việc chọn trường đại học hay trường đào tạo nghề phải được cân nhắc thật kĩ dựa vào khả năng, sở thích và đam mê của người học. Hãy cân nhắc các gợi ý chọn trường đại học  để chắc chắn rằng các bạn chọn ngành nghề đúng với đam mê và phải tương ứng với khả năng của bản thân. Còn không, đừng ngần ngại, cứ chọn học trường nghề vì những ưu điểm đã nêu như trên. Đừng vì sợ sệt chuyện giá trị bằng cấp mà cố gắng đeo đuổi những gì quá tầm với của bản thân mình. Hi vọng các bạn đọc giả có thể tìm được cho mình sự lựa chọn tốt nhất khi tham khảo bài viết này.